Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

kon chim của em đã khá thuần rồi, sách không nhảy đâu, đi đấu giàn ầm ầm rồi các pác àh. mỗi tội nó chưa được căng đét thôi. em cũng nghĩ nó sinh ra bạ như thế rồi, nhưng thử hỏi bác LK và anh em cùng chơi xem có cáh nào để chú chim đó trở lên tuyệt vời hơn thôi. xin chân thành cảm ơn tất cả ae đã quan tâm.

Đã tuyệt vời rồi thì cứ phát huy, cầu toàn quá làm chi. Trò đời đã tốt rồi vẫn muốn tốt nữa là gẫy đấy ợ! Theo em bác cứ nuôi cẩn thận, chế dộ cám, khoáng nước nôi vệ sinh đầy đủ nhất định có lúc nó đạt đỉnh thôi mờ :))
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Các bác có kinh nghiệm về hoa mi cho mình hỏi với. Họa mi Mắt đỏ (Lòng mắt mầu đỏ) đuôi xòe, mỏ ngắn, mỏ trên dày mỏ dưới mỏng liệu có chơi hót được không?
mình ko phải là người có Kn nhưng cũng mạn phép trả lời bạn là chim nào cũng chơi hót được hết :D theo mình biết thì hm mắt màu đỏ là chim hiếm và hay là chim chọi. bạn tả chim của bạn là hình dáng còn phải xem thái độ nữa nhưng chơi chim hót thì ko cần cầu kỳ về hình dáng miễn sao nó mau mỏ và hót hay là được :D
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

mình ko phải là người có Kn nhưng cũng mạn phép trả lời bạn là chim nào cũng chơi hót được hết :D theo mình biết thì hm mắt màu đỏ là chim hiếm và hay là chim chọi. bạn tả chim của bạn là hình dáng còn phải xem thái độ nữa nhưng chơi chim hót thì ko cần cầu kỳ về hình dáng miễn sao nó mau mỏ và hót hay là được :D

Cám ơn ban. Mình đã đưa em nó về rồi, mình mới tập nuôi chim hoa mi, nên cũng không biết nên chọn làm sao để chọn được một em có tương lai làm ca sĩ, mua chim thuộc thì mình không thích chỉ thích nuôi mi mộc thôi ;)). E này hôm xuống người ta mới bãy được ở rừng về mắt nó đỏ lắm, nhưng hôm nay bắt về nó lại nhạt đi nhiều roài, to chim đuôi xòe ( thích cái đuôi của nó lúc nào cũng xòe) mau mỏ hay không thì mình không biết nhưng chim mới về nghe tiếng mái đã hót sổng rồi.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Đã tuyệt vời rồi thì cứ phát huy, cầu toàn quá làm chi. Trò đời đã tốt rồi vẫn muốn tốt nữa là gẫy đấy ợ! Theo em bác cứ nuôi cẩn thận, chế dộ cám, khoáng nước nôi vệ sinh đầy đủ nhất định có lúc nó đạt đỉnh thôi mờ :))
cảm ơn pác, không phỉ em cầu toàn gì đâu, nó như vậy là em ưng lắm rồi. Tuy nhiên muốn tham khảo thêm Bác LK cũng như ae có ai đã gặp chú chim như thế và có cách khắc phục chưa. nếu cái gì mà có thể làm được thì ta cần học hỏi và thử làm bác àh.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

bác LK ơi cho cháu hỏi con mi nhà cháu tự nhiên đợt này nó cư hót nhỏ như kiểu nói thầm ý phủ áo lồng nghe sát mới nghe thấy bác dúp cháu với
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Cảm ơn chú Lâm Kiệt và bạn truonggiang_bmt. Chú cho cháu hỏi câu nữa gỗ đốt cháy lên lấy than hay than cháy tàn lấy tro để làm khoáng. Chú thông cảm cháu chưa hiểu chỗ này. Cảm ơn chú nhiều

Về câu hỏi này của bạn quangvinh đã có câu trả lời đúng của bạn truonggiang nhưng thực ra để hiểu hết được vấn đề này ko đơn giản tí nào. Nói cho thật chính xác thì khoáng chất là phần tàn tro còn lại khi ta đốt triệt để các chất hữu cơ. Đó là phần vô cơ ko thể cháy được còn gọi là khoáng chất. Trong cơ thể sống gồm 2 phần:
- Phần nguyên tố đa lượng như C-cac bon, H-Hydro, O-Oxy, Ca-Calxy...những nguyên tố này chiếm 96% khối lượng cơ thể sống để cấu tạo nên nước, chất đạm, chất béo, xương và nói chung là lục phủ ngũ tạng đó là phần hữu cơ.
- Phần nguyên tố vi lượng như Fe-sắt, Cu-đồng, B-Bori...rất nhiều nguyên tố khác nữa chỉ chiếm có 4% nhưng hết sức quan trọng, thiếu chúng cơ thể sống không thể tồn tại. Đây là phần vô cơ của cơ thể sống và cái này mới thực sự là khoáng chất.
Loại bột chúng ta làm cho chim ăn thực ra cung cấp cả nguyên tố đa lượng lần nguyên tố vi lượng nên gọi là khoang chất thực sự chưa được chính xac nhưng vì trong nghề chơi chim chúng ta quen gọi từ lâu rồi nên có thể chấp nhận vậy.
Than mà chúng ta làm bột khoáng này là loại than đốt đỏ lên rồi nhúng nước nên nó đen kít ấy quangvinh ạ.
Chúc cháu thành công.


Mình sẽ cố gắng viết thêm một Bài 3 bis nói về tác dụng của nguyên tố vi lượng để ace nào muốn nghiên cứu sâu thêm đọc chơi cho biết.


<------ Bổ sung bài viết ------->
Các bác có kinh nghiệm về hoa mi cho mình hỏi với. Họa mi Mắt đỏ (Lòng mắt mầu đỏ) đuôi xòe, mỏ ngắn, mỏ trên dày mỏ dưới mỏng liệu có chơi hót được không?

Nếu hai mắt nó đỏ giống nhau là chim rất quý hiếm nên nuôi. Nếu một mắt đỏ một mắt ko phải theo dõi vài ngày thấy mắt đỏ bớt đỏ là nó bị xuất huyết dưới giác mạc, cần chữa trị ngay.
<------ Bổ sung bài viết ------->
bác LK ơi cho cháu hỏi con mi nhà cháu tự nhiên đợt này nó cư hót nhỏ như kiểu nói thầm ý phủ áo lồng nghe sát mới nghe thấy bác dúp cháu với

Thế là nó hót chuyện, tốt quá rồi còn gì nữa?
Cháu cứ nuôi cho nó thuần và căng lên là hót sổng ầm ầm :))
Chúc mừng cháu!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chào bác Lâm Kiệt và ace !
Cháu là người mới nuôi chim ( cháu mới nuôi chào mào + chòe lửa được 6 tháng ), cháu đang có ý định nuôi một con mi nghe hót nhưng cháu đọc các bài viết của bác cũng như của ace khác. Có lẽ cháu không dám nuôi nữa( mặc dù cháu rất thích). Cháu thấy những ai chưa nuôi mi bao giờ mà đọc bài này chắc chắn sẽ đắn đo cân nhắc.
Qua đây cháu xin hỏi bác cũng như ace về kinh nghiêm chọn một con mi hót ạ ? ( cháu cũng đọc nhiều, xem nhiều clip nhưng phải nuôi qua có kinh nghiệm mới biết được ạ ). Cháu đã copy những ý kiến cần thiết cho quá trình nuôi mi sắp tới nhưng vấn đề là cháu chưa có mi, bác và ace chỉ giúp cháu cách chọn mi ạ !
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chào bác Lâm Kiệt và ace !
Cháu là người mới nuôi chim ( cháu mới nuôi chào mào + chòe lửa được 6 tháng ), cháu đang có ý định nuôi một con mi nghe hót nhưng cháu đọc các bài viết của bác cũng như của ace khác. Có lẽ cháu không dám nuôi nữa( mặc dù cháu rất thích). Cháu thấy những ai chưa nuôi mi bao giờ mà đọc bài này chắc chắn sẽ đắn đo cân nhắc.
Qua đây cháu xin hỏi bác cũng như ace về kinh nghiêm chọn một con mi hót ạ ? ( cháu cũng đọc nhiều, xem nhiều clip nhưng phải nuôi qua có kinh nghiệm mới biết được ạ ). Cháu đã copy những ý kiến cần thiết cho quá trình nuôi mi sắp tới nhưng vấn đề là cháu chưa có mi, bác và ace chỉ giúp cháu cách chọn mi ạ !

Cụ LÀY nực cười thật! Đã k dám nuôi nữa thì hỏi cách chọn mi làm giề???

Tại sao người ta chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho, đọc xong lại k dám nuôi nữa?

Quá vớ vẩn!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

các sếp cho mình hỏi là mi nhà mình nó không chịu ăn lạc sống thì có cách nào không nhỉ??????????
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Cụ LÀY nực cười thật! Đã k dám nuôi nữa thì hỏi cách chọn mi làm giề???

Tại sao người ta chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho, đọc xong lại k dám nuôi nữa?

Quá vớ vẩn!
Cảm ơn cụ. Cụ biết câu hỏi tu từ không ạ.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Cảm ơn cụ. Cụ biết câu hỏi tu từ không ạ.
theo mình thì nuôi chim không khó như bạn nghĩ đâu... nhưng người nuôi chim phải yêu nó và cẩn thận tỉ mỉ 1 chút là được thôi
lỹ thuyết có lẽ bạn đã nghiên cứu nhiều rồi nên không bàn nữa
còn vấn đề chọn chim thì bạn mới chơi kiến thức về chọn là lý thuyết mơ hồ thôi
bạn cứ ra cửa hàng mang file mái đi sùy con nào mau mỏ nhất... mỏ mỏng nhất lông lá nguyên vẹn được to con nữa là bạn bắt về mà chăm nó như cách ae dạy thôi
nếu chăm tốt và có mái thuần thì chỉ tháng sau là bạn đã được nghe chim hót rồi đấy !

đừng quá khắt khe với các tiêu chuẩn ... khi nào mình biết cách chăm chim ... làm cám rồi thì hãng quan tâm đến những vấn đề nâng cao sau cũng chưa muộn... lúc đó đầu tư hẳn 1 em 2 3 củ về là ok !
có tí ngu kiến có gì không đúng mọi ng bỏ qua!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Bài 3 bis
(Bài để tham khảo, đọc chơi thôi nhé )

SỰ CẦN THIẾT CỦA KHOÁNG CHẤT VỚI CƠ THỂ ĐỘNG VẬT

I- Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng
Trong cơ mọi đông vật đều chứa hai phần là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nguyên tố đa lượng: Cacbon, Oxy, Hydro, Nitơ, chúng là thành phần cơ bản tạo nên nước, protein, xương, cơ (hay còn ở dạng chất đạm, chất đường và chất béo -chúng có thể coi là các hợp chất hóa học hữu cơ) trong cơ thể động vật, các nguyên tố đa lượng này chiếm 96% trọng lượng cơ thể.
- Nguyên tố vi lượng: Có khoảng 4%trọng lượng cơ thể động vật là các chất hóa học vô cơ (khi cơ thể động vật bị đốt cháy hoàn toàn chỉ còn lại các chất này, sẽ đọng lại thành tro). Hay còn được gọi là các khoáng chất. Trong số đó có một số nguyên tố là thiết yếu và cần thiết cho cơ thể sống nhưng chúng lại chỉ chiếm lượng nhỏ, chúng thường hay được gọi là các nguyên tố vi lượng (hay còn gọi là vi khoáng).

Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ,cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho sự sống. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn. Lượng cần dùng hằng ngày của một cơ thể sống khỏe mạnh ở vào khoảng từ một vài trăm micrôgam (cho selen và asen - thạch tín) cho đến một vài miligam (sắt và iốt).
Nhữngnguyên tố: canxi, magiê, natri, clo, lưu huỳnhphốt pho.Chúng phải được đưa vào cơ thể với số lượng lớn hơn (cho đến vài trăm miligam hằng ngày).
Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt, côbal,đồng,mangan, molypđen, selen, vanađi, kẽmthiếc. Các nguyên tố sau đây nói chung không được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu hoặc là chức năng của chúng chỉ mới được phỏng đoán: bari, bismut, bo, liti, kền (niken), thủy ngân, rubiđi, silic (silicon),stronti, telua, titanvonfram (tungsten).
Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh: thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu trong máu), thiếu kẽm ảnh hưỡng đến các hoóc môn tăng trưởng, thiếu iốt gây ra bệnh bướu cổ, thiếu kẽm có thể gây ra vô sinh…

II- Tác dụng cụ thể của 16 nguyên tố hóa học quan trọng nhất trong cơ thể sống
1. Sắt: rất cần thiết để hình thành hemoglobin trong hồng cầu. Nó là thành phần của nhiều enzyme. Thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, mệt mỏi,khó thở, giảm sức đề kháng. Sắt là yếu tố vi lượng cổ xưa nhất được nghiên cứu. Mặc dù hiện diện trong cơ thể sống với một lượng rất nhỏ nhưng nó rất cần thiết cho sự sống:
- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi về tất cả các cơ quan.
- Nó tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin,sắc tố hô hấp của cơ cũng như tạo thành đặc tính dự trữ oxy của cơ.
- Sắt bị oxy hóa và khử dễ dàng, nó tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
Ba chức năng này sẽ tham gia vào kênh năng lượng của hiện tượng oxy hóa. Do đó, thiếu sắt sẽ đưa đến giảm năng lượng.

- Hậu quả của thiếu Sắt là thiếu máu, nhưng triệu chứng thiếu Sắt thường xuất hiện trước vì thiếu máu đôi khi được chịu đựng tốt nên nó diễn ra từ từ.
- Suy nhược, mệt mỏi.

- Khó thở khi gắng sức, hồi hộp.
- Chậm phát triển thể chất.
- Sức đề kháng với nhiễm trùng rất kém.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của da, lông và móng như: da sần sùi, lông và móng dễ gãy rụng, móng mất độ bóng.
Trong các điều tra về nhu cầu dinh dưỡng của các tổ chức thế giới, người ta xác định rằng: thiếu Sắt là trường hợp thường hay xảy ra. Có 4 trường hợp thiếu máu hay gặp:
+ Thiếu từ nguồn đưa vào

+ Thiếu do mất sau khi bị chảy máu. Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp chảy máu cấp, chảy máu ít nhưng âm ỉ kéo dài hoặc bệnh ký sinh trùng cũng làm mất một lượng Sắt trong cơ thể.Tất cả các trường hợp đó đều phải tăng nhu cầu cho phù hợp.
+ Thiếu do kém hấp thu: Nếu thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều chất ngăn cản sự hấp thu Sắt như: sữa, phomat, lòng đỏ trứng…

+ Thiếu sử dụng: xảy ra do rối loạn tổng hợp hemoglobin, do thiếu pholat.

2. Zn (Kẽm): Có khoảng 100 loại enzyme cần có Kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Tỷ lệ kẽm trong cơ thể sống chiếm khoảng 4 đến 5/100 000, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, tinh hoàn, da,lông và móng.
Mất đi 1 lượng nhỏ Kẽm có thể đực sút cân,giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Cơ thể cái thiếu kẽm sẽ dẫn đến úng trứng, lưu thai… Cơ thể non thiếu Kẽm đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng, …
Kẽm còn cần thiết cho thị lực (chim có thị lực phát triển cao nên rất cần có kẽm). Kẽm còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế báo mới,tăng liền sẹo.
Bạch cầu cần có Kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư.

3. Magne
+ Duy trì Canxi, giúp cơ thể sử dụng tốt Canxi.

+ Góp phần chống bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim, do nó có vai trò như một chất mang chủ động các ion điện tích qua màng tế bào một cách dễ dàng.
+ Tham gia khoảng 300 phản ứng enzyme trong cơ thể sống.
+ Cùng Phốt pho và Canxi tham gia quá trình tạo xương, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương.
+ Tham gia vào các thành phần của cơ bắp, dịch cơ thể và các mô mềm như tim, thận.
+ Giúp chuyển hóa hydrat car bon, protein vàchất béo thành năng lượng
+ Tham gia vào các hoạt động giãn và co cơ cũng như sự dẫn truyền thần kinh
+ Tham gia điều hòa thân nhiệt, quá trình thông khí ở phổi (rất quan trọng đối với chim)
Thức ăn tự nhiên chứa nhiều Magné (các loại quả hạch như: lạc, điều, đậu nành…; rau, hạt nguyên cám, hải sản, rau xanh sẫm…).Thiếu hụt Magné sẽ ảnh hưởng tới tất cả các mô trong cơ thể, đặc biệt là tim,thần kinh và thận ( Chim thiếu Magne rất dễ bị ngoái cổ).
Tuy nhiên ko thể sử dụng nhiều nguyên tố này vì dễ gây ngộ độc.


4. Mangan: góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Mangan còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, nếu khi mang thai mà thiếu Mangan thì đẻ con ra sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển không đều của bộ xương , thần kinh bị mắc chứng bệnh không phối hợp cử động điều hòa được,một bên màng nhĩ trong tai bị hóa xương, biến đổi di truyền màu, da lợt màu, lá lách teo nhỏ.

5. Đồng: là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động thực vật bậc cao, nó được tìm thấy trong 1 số loại enzyme. Khoảng 90% Đồng trong máu kết hợp với chất đạm Ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm. Phần lớn Đồng được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng Đồng không thẩm thấu được vào máu.

Đồng cần thiết cho chuyển hóa Sắt và Lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu,góp phần tạo xương và biến năng Cholesterol thành vô hại.Các nhà khoa học cho rằng Kẽm cùng với Molypden là cạnh tranh về phương diện hấp thu với Đồng trong bộ máy tiêu hóa, vì thế việc ăn uống dư thừa 1 chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia. Từ đó chúng ta thấy rằng việc chế biến thức ăn cho người, gia súc, gia cầm cần phải cân nhặc tính toán một cách rất khoa học, ko thể tùy thích theo cảm tính được.

6. Coban: Cơ thể thiếu Coban có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thần kinh làm việc thiếu tập trung và thiếu máu. Coban kết hợp với Mangan có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng đau nửa đầu ở người.
Cho vào trong đất một lượng nhỏ từ 0.13mg –0.30mg Coban trên 1kg đất sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ ở vùng đất đó.
Coban là một thành phần trung tâm của vitamincobalamin hoặc vitamin B12, có trong sôcôla, tôm, cua, 1 số quả khô, hạt códầu. Trong trái cây và rau đậu không có Coban, những người ăn chay trường sẽ bị thiếu Coban, sau 3-6 năm sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh.


7. Molypden: Có vai trò cần thiết trong quá trình cố định đạm của cơ thể sống.


8. Vanadium:được phân bố nhiều hơn ở thận và xương, cần thiết cho 1 số enzyme. Có vai trò trong việc tạo sắc tố của máu cùng với sắt. Điều hòa việc bơm Na+ và K+ trong tế bào, giúp cân bằng điện giải trong và ngoài tế bào . Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện khả năng kiểm soát Glucose, chất có vai trò quan trọng trong việc khử các gốc tự do thừa, đồng thời Vanadium cũng đóng vai trò thiết yếu trong cơ chế khử độc bằng cation.
Vanadium ngăn không cho sản xuất quá nhiều Cholesterol, giảm sự lắng đọng Cholesterol trong động mạch.


9. Niken: Có tác dụng kích thích hệ gan-tụy. Giúp làm tăng hấp thu Sắt. Nikencó thể thay thế cho các yếu tố vi lượng trong việc đảm bảo hoạt tính của nhiều enzyme.


10. Bo: Tồn tại trong nước, phần nhiều ở dạng axit boric. Nguyên tố này giúp điều hòa các kích thích tố gây nên bệnh loãng xương, giúp làm giảm loãng xương và phòng ngừa loãng xương.


11. Asen:Đây là một độc tố rất mạnh (thạch tín) nhưng cơ thể ko thể ko có nó vì nó có vai trò diệt khuẩn và lưu thông máu. Thiếu Asen cơ thể sống sẽ ko thể chống lại những bệnh do nhiễm trùng và dễ bị tắc nghẽ huyết quản. Tuy nhiên nếu quá liều lượng sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

12. Brom: Làm trấn tĩnh hệ thần kinh, điều tiết tác dụng và hoạt động của thần kinh trung ương.


13. Selen: Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tim. Trong võng mạc mắt,người ta nghiên cứu và thấy rằng chim ưng tinh mắt nhờ nồng độ Selen trong võng mạc cao gấp hàng trăm lần người. Selen cũng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc với vai trò như một chất chống oxy hóa cùng với vài loại vitamin, ngoài ra nó được sử dụng trong một số thuốc bổ mắt, giảm sự thoái hóa của hoàng điểm. Selen kết hợp với Asen là một loại thuốc độc cổ truyền của phương đông,đó là thạch tín.

14. Flour (F): Rất cần thiết cho xương của động vật đã già, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa thiếu máu.


15. Crom:Thiếu Crom sẽ liên quan đến sự hạ đường huyết, làm chóng mặt, cồn cào, loạn nhịp tim . Lúa, thịt, men bia, phomat có nhiều Crom.

16. Bạc (Ag): Nguyên tố bạc có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

theo mình thì nuôi chim không khó như bạn nghĩ đâu... nhưng người nuôi chim phải yêu nó và cẩn thận tỉ mỉ 1 chút là được thôi
lỹ thuyết có lẽ bạn đã nghiên cứu nhiều rồi nên không bàn nữa
còn vấn đề chọn chim thì bạn mới chơi kiến thức về chọn là lý thuyết mơ hồ thôi
bạn cứ ra cửa hàng mang file mái đi sùy con nào mau mỏ nhất... mỏ mỏng nhất lông lá nguyên vẹn được to con nữa là bạn bắt về mà chăm nó như cách ae dạy thôi
nếu chăm tốt và có mái thuần thì chỉ tháng sau là bạn đã được nghe chim hót rồi đấy !

đừng quá khắt khe với các tiêu chuẩn ... khi nào mình biết cách chăm chim ... làm cám rồi thì hãng quan tâm đến những vấn đề nâng cao sau cũng chưa muộn... lúc đó đầu tư hẳn 1 em 2 3 củ về là ok !
có tí ngu kiến có gì không đúng mọi ng bỏ qua!
Cảm ơn ý kiến của bác, e cũng đang nghĩ như bác. Mới tập nuôi chim mà nuôi mi thì đúng là quá khó trong cái kho google.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

chào chú Lâm Kiệt cùng toàn thể ACEcháu có câu hỏi này nhờ chú và ACE giúp đỡ.
chẳng là hôm nay cháu liều đóng kín của phòng rồi thả em nó ra.cu cậu bay cứ đâm đầu vào tường nhìn đến khổ,vậy cháu có nên tiếp tục thuần chim theo kiểu này nữa không ạ
à con trường hợp này nữa.con mi này khi chạy dưới nền nhà, cháu thấy nó chạy kiểu hai chân nhảy như con canguru ấy,ko phải chạy theo kiểu con gà là chân trc chan sau.
vậy là thế nào ạ.hay do con chim này bị tật ở chânchim la chim mộc dở,cháu nuôi đc 3 tháng
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chú Lâm Kiệt ơi cho cháu hỏi với cháu mới bắt một em mi mộc được 1 tháng nhưng em nó chỉ kêu keckeckec ( giống như giọng chim lợn đi ăn đêm) chim mộc đực chú à. chú cho cháu hỏi em nó kêu thế là bị thế nào và cách làm cho em ra giọng được như những chú mi bình thường khác.cháu cảm ơn chú và mọi người trên diễn đàn đã chỉ bảo cho cháu những điều về họa mi.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Cảm ơn ý kiến của bác, e cũng đang nghĩ như bác. Mới tập nuôi chim mà nuôi mi thì đúng là quá khó trong cái kho google.
theo mình bạn cứ ra cửa hàng chim, xuy mái thấy con nào mau mỏ hót luôn là bắt. về chăm sóc và giành tình yêu cho nó thì nó sẽ không phụ công pác đâu. kòn nuôi con gì cũng có cái khó, cái phúc tạp cơ bản là ta yêu nó và tích lũy kn dần bác ah. chúc pác thành công
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chú Lâm kiệt cho cháu hỏi chút. Các nguyên liệu để làm khoáng cho chim cháu đã tìm gần đủ duy chỉ có đất đỏ baza là chỗ cháu không kiếm ra được. Chú cho cháu hỏi đất đỏ đó chỉ bổ sung oxit sắt hay có bổ sung thêm gì cho chim nữa không. Nếu chỉ là oxit sắt cháu có thể thay thế bằng viên sắt mà phụ nữ mang bầu hay uống để bổ sung sắt tăng lượng hông cầu có được không hay nhất thiết phải là đất bazzan ạ.Cháu cám ơn chú!!!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chú Lâm kiệt cho cháu hỏi chút. Các nguyên liệu để làm khoáng cho chim cháu đã tìm gần đủ duy chỉ có đất đỏ baza là chỗ cháu không kiếm ra được. Chú cho cháu hỏi đất đỏ đó chỉ bổ sung oxit sắt hay có bổ sung thêm gì cho chim nữa không. Nếu chỉ là oxit sắt cháu có thể thay thế bằng viên sắt mà phụ nữ mang bầu hay uống để bổ sung sắt tăng lượng hông cầu có được không hay nhất thiết phải là đất bazzan ạ.Cháu cám ơn chú!!!
Tôi ở Đắk Lak, nếu bạn có thể nhờ được xe khách từ Đăk Lak về chỗ bạn tôi sẽ gửi giúp đất đỏ Bazan cho bạn. SĐT của tôi: 0988433804. Bạn nào có nhu cầu, xin cứ gọi! Chỉ cần có xe tới chỗ bạn, tôi sẽ chuyển giúp.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Tôi ở Đắk Lak, nếu bạn có thể nhờ được xe khách từ Đăk Lak về chỗ bạn tôi sẽ gửi giúp đất đỏ cho bạn. SĐT của tôi: 0988433804
Hix bác rất nhiệt tình em rất cám ơn bác. Em ở TP Vinh, T.Nghệ An. Em cũng chưa khi nào đi nên cũng không biết rõ nữa. Em chỉ biết có xe Hoàng Long hay chay tuyến Vinh - Daklak bác à.
Nếu bác thương em thì bác thử ra bến xe hỏi xem có xe nào đi TP Vinh không hoặc bác hỏi xe đi Hà Nội cũng được (mà xe chạy đường 1A ý chứ không phải xe chạy đường tránh đâu) rồi bác bọc cục đất vào cái hộp gửi họ bảo ra người nhận trả tiền phí vận chuyển và cho họ số ĐT của em. Đến lúc xe ra đến Vinh là họ gọi em ra em lấy à.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Bác Lâm Kiệt ơi cháu vừa làm mẻ khoáng chất đầu tiên theo công thức của bác cháu có 1 số hình ảnh bác và anh em diễn đàn xem giúp cháu làm có ổn không ạ

http://imageshack.us/photo/my-images/441/img0024ex.jpg/


img0025g.jpg



Các thành phần được cân theo tỉ lệ



img0024ex.jpg


trộn đều với nhau

img0032bz.jpg


thành quả là 200g khoáng chất
 
Bên trên