Ðề: Tại sao các cụ chơi chim không thích chim bị tật ngoái?
Tại sao các cụ chơi chim không thích chim bị tật ngoái?Tật ngoái ảnh hưởng gì đến chim,như giọng hót hay chọi? và tiện đây e xin hỏi luôn cách chữa tật ngoái?
Xin cho bề tui góp tí ý kiến với các anh em về ngoái- lộn- santo.
- Ngoái là đầu chim gần như dính liền vào thân chim. Đây là do cái tật của chú chim khi vào lồng bị ép dzữ quá. Thay đổi lồng nuôi không phù hợp, chim sợ 1 điều gì đó vượt giới hạn, chim đang căng lữa và ức chim quá ( đối với chim thuần rồi ). Ở nhà nuôi nhiều chim mà ở độ cao khác nhau và chênh lệch nhau nhiều khiến chim khi đấu sẽ ngước lên nhìn ( đối với chim thuần). Nếu để cho chim bị hoảng loạn sẽ rất dể dẫn đến tình trạng lộn. Cái này nếu ở mức độ nặng ( lên cầu là ngoái gần như muốn quay ngược lại sau thì gọi đó là tật. Còn ở mức độ chim thuần thì vẫn bình thường chơi tốt, đấu tốt và không ảnh hưởng đến phong cách chim khi chúng đấu với nhau.
- Lộn cũng chia làm hai mức độ khác nhau như chim hị ngoái. Nhưng lộn rồi thì hơi mệt hơn 1 tí. Chim đấu rồi mà lộn thì coi như bỏ đi nếu được thì chỉ làm chim mồi chứ ra đấu mà nhào đầu lộn hoài thì chán lắm ( cái này các bác hay gọi là san tô). Còn ngoài ra chim lộn do chim quá thuần thay lồng, thay cầu không phù hợp. Buồn buồn đứng lộn cao 1 vòng thì cúng chả ăn thua. Miễn sao khi đấu lồng chim bung cánh chơi bình thường không lộn thì cũng không xem là tật lỗi. và cũng không ảnh hưởng đến phong độ chú chim. Nhưng cũng phải có cách đề phòng để tránh chuyển sang chim bị santo.
* cách đề phòng và trị tật:
- Chim bị ngoái bẩm sinh do vào lồng là bị thì xem ra không cách chữa. Chim này khó chịu cho các bác nào chơi chim. Chỉ có nước là bỏ lồng bầy nuôi kiển cho vui. Cổ như cổ rắn, gáy chim dính vào lưng.
- Chim thuần rồi mới bị ngoái hoặc bổi ép quá bị ngoái thì các bác lưu ý. Không bỏ lồng không phù hợp, không chơi cầu không phù hợp. Tránh chim gặp những điều kiện không bình thường làm chim hoảng loạn. Trách để chim ức quá ( lâu ngày ra trường đụng chim thả hoặc tháy chim sảy). Hạn chế chim vào lồng bẩy nhiều ( su khi đi bẩy về nên sang chim qua lồng rộng rãi thoải mái. Chim bổi mới về nên để 1 tờ báo hay tấm card tông trên đầu lồng. Chim thuần bị ngoái thì để vật gì đó lạ trên đầu lồng chim, khi mang chim đi đấu thì mở ra bình thường. Còn để chim hết ngoái rất khó vì nó đã là tật. Dù có bỏ lồng lớn nhưng sang lại lồng củ là bị lại ngay.
- Chim bị lộn ( búng xa ) hoặc chim bám đầu lồng thả xuống thì cũng giống như chim ngoái thôi.
- Chim santo ( đứng búng lộn tại chổ luôn ) thì cái này bề tui xin thua chỉ có nước bỏ lồng đi đánh chim.
* Anh em chơi chim không nên câu nệ vấn đề đó, miễn sao chim hót hay đứng đấu bình thường là ok. Vì các bác yêu cầu quá thì không có còn mấy con đề chơi. Chơi chim là đam mê là sở thích. Thích gì chơi nấy, không thích không chơi. Thân chào