Khi chim đang khỏe mạnh bỗng co giật, không bám nổi trên cầu, mất khả năng thăng bằng và rơi xuống bố. Đó là chim đã bị trúng gió. Cách trị: Nếu vừa phát hiện tình trạng này thì lấy ngay dầu gió xanh Con Ó hoặc khuynh diệp (ưu tiên dầu xanh) thoa đều hai lòng bàn tay, bắt chim ra giữ giữa hai tay không nắm quá chặt đến khi thấy chim không còn co giật thì cho chim vào lồng. Tiếp tục dùng dầu xanh đổ đều dưới bố xung quanh chỗ chim nằm, xung quanh áo lồng và trùm kín lồng lại ngay. Sau đó dùng 1 viên vitamin C hoặc B-Complex C cắt 1 phần nhỏ bằng hạt đậu (đỗ) xanh, nghiền nhuyễn pha vào 1 nắp chai nước khoáng, bắt chim ra chấm vào ngón tay cho dính nước thuốc rồi chấm vào mỏ cho chim uống, làm vậy 3 đến 5 lần rồi cho chim vào lại lồng. Tiếp tục cho chim uống như thế mỗi giờ. Cầm sâu hoặc cào cào non đưa trước mặt cho chim thấy mà ăn, nếu không ăn thì bắt chim ra banh mỏ nhét mỗi lần vài con, không cho ăn quá nhiều. Ngày hôm sau mở áo lồng ra, nếu chim vẫn còn sống thì chim đã qua khỏi thời gian nguy kịch, tiếp tục cho chim ăn - uống thuốc như hôm trước đến khi chim có thể tự mổ ăn và uống được. Lưu ý: Nếu chim chưa thể nhảy lên cầu đứng thì thức ăn và nước uống phải đặt dưới bố lồng ngay chỗ chim nằm để khi nào chim khoẻ hơn sẽ tự ăn. Thức ăn lúc này là cào cào non, dế trắng, sâu vừa lột cho dễ tiêu hóa. Đổ dầu vào lồng mỗi buổi chiều trước khi cho chim đi ngủ, giúp chim mau bình phục và giảm tình trạng bị niểng, run đầu sau này do ảnh hưởng đến thần kinh và khả năng giữ thăng bằng. Cách phòng: Trùm kín lồng, nhỏ vài giọt dầu xanh xuống bố lồng vào những ngày gió, lạnh. Bổ sung vitamin C vào cám để tăng đề kháng cho chim. Chúc chim của cả nhà luôn to khỏe.
em cũng có 1 con họa my, tự nhiên sáng ra nằm đơ người. e mang ra bác sĩ thú y thì bảo là bị cảm từ tối qa mà mình ko để ý (