Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Cháu rất vui lại được đọc những bài viết hay của bác Lâm Kiệt.
Cháu hy vọng toppic này sẽ được chia sẻ cùng bác cũng như tất cả anh chị em trong diễn đàn. Nhân đây cháu muốn hỏi bác một câu ạ.
Em cháu có một e mi già rừng,đã đứng lồng 3 năm. Nhưng ko hiểu sao 2 tháng nay một bên mắt ngả mầu trắng đục giữa đồng tử. Khi nhìn cháu thấy nó có vẻ ko nhìn thấy gì. Hix
cháu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Rất mong bác giúp đỡ cháu.?
Em xin chia sẽ. Lúc trước em có em mi đột nhiên bị mắt trắng đục ( có lẽ bị mù ). Nguyên nhân: do em hay treo gần thùng inox chứa nước. Ánh mặt trời phản xạ làm mù mắt em Mi. Bác mrtiennacosa2 xem phải nguyên nhân tương tự không ạ. Nếu bị mù em nghỉ cách chữa bó tay.hixhix.
Con xin hỏi bác Lâm Kiệt & các ace:
- con mới lấy một em Mi 3 năm lồng của một người quen. Cũng biết em nó bị rớt lồng do Gãy sào. Tình trạng khi nhận e nó, e nó hoảng loạn, người gầy, không đi gió, hót sổng. Với tình trạng như vậy, khả năng phục hồi 100% như trước có không ạ?.
Chân thành cảm ơn Bác và ace tư vấn. Chúc sức khỏe Bác Lâm Kiệt.
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Được chứ sao ko bác.chủ yêu chê đo cham soc e n0.the nao thoj.t0t nhat tr0ng th0j gjan này la can phaj yen tjnh.trah sờ mó lam cho e n0 hoảng l0an.mất 1 thơj gjan.vỗ lạj cho căng .thj laj đjếc taj

Bạn đừng viết kiểu này, đọc mệt lắm!
---------------LK
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Vui với họa mi

bác lâm kiệt cho cháu hỏi 1 chút họa mi móng bẹt như móng gà thì gọi thế nào vậy bác , loại móng này trong từ điển cháu tìm mãi mà không thấy đề cập . mong bac giải đáp giúp cháu

Gọi là móng bẹt cho nó Việt Nam thôi! Ko thích thế thì gọi là kê vuốt, phiến vuốt cho nó võ lâm tầu tầu tí càng oách :))

<------ Bổ sung bài viết ------->
Bác Lâm Kiệt cho cháu hỏi 1 vấn đề này ạ: nuôi 1 đực chiến với 2 mái 1 nhà có đc k ạ?! Cháu mới chơi mi nhưng lại thích mi chiến cơ ^^, nhưng khổ nỗi là mọi thứ còn bỡ ngỡ quá, cháu theo dõi topic của bác nhưng vấn đề của cháu hình như chưa đc đề cập. Chả là cháu có 1 đực và 2 con mái, con 1 thì nhìn to con, xuỳ lí nhí trong họng, xuỳ to thì đc vài 3 tiếng, máu đánh nhau, gặp đực nào k ưa là xuống cửa đòi đánh; con thứ 2 thì nhỏ nhắn xinh xắn, người thon gọn, đuôi thắt ở phao câu xoè ra ở cuối, búng cánh nhìn rất đẹp, xuỳ đanh, hơi nào dài thì khoảng 10 tiếng, nhưng là chim non, chưa đc 1 tuổi đời. Nuôi 2 con mái có sao k bác?!

Nuôi nhiều mái làm gì? kể cả 4 hoặc 5 trống cũng chỉ cần một mái tốt là được. Hãy chon lấy con nào cháu thích mà chơi. Mãi tốt là mái ít toe nhiều ti, gặp trông rê chân lui lùi trên cầu, cánh máy đều, miệng phát ra tiếng ti ti tích tích.
Chúc vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Bác Lâm Kiệt cho cháu hỏi tiếp với ạ. Cháu nghe người ta nói về việc ủ chim trước khi đi chọi, mong bác giải thích cho ae chúng cháu hiểu kỹ về việc này với ạ. VD ủ chim thì ủ như thế nào, có người nói trước khi chọi khoảng 1 tuần thì không cho chim tắm, không vệ sinh lồng như vậy có đúng không, trong thời gian này thì ta phủ áo lồng hay mở áo lồng... ốp mái thì có cho nhìn mặt không hay chỉ cho nghe tiếng nhau. Cháu cảm ơn bác!

Không cần ủ, chỉ cần ghép ăn mái, ko để lồng bẩn, tắm rửa đàng hoàng ra chiến trường có chết cũng oanh liệt sạch sẽ. Để bẩn chưa chắc đã thắng nhưng mang bệnh cho cả chim và người là rất có thể.
Chúc may mắn!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Đọc mà té cười. Bác viết đung với tuổi teeen. Chúc chú mạnh khoẻ. Luôn tươi trẻ.

Lên mạng nhiều quán nên ông già nhiễm ngôn ngữ mạng mà :))

<------ Bổ sung bài viết ------->
Cháu rất vui lại được đọc những bài viết hay của bác Lâm Kiệt.
Cháu hy vọng toppic này sẽ được chia sẻ cùng bác cũng như tất cả anh chị em trong diễn đàn. Nhân đây cháu muốn hỏi bác một câu ạ.
Em cháu có một e mi già rừng,đã đứng lồng 3 năm. Nhưng ko hiểu sao 2 tháng nay một bên mắt ngả mầu trắng đục giữa đồng tử. Khi nhìn cháu thấy nó có vẻ ko nhìn thấy gì. Hix
cháu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Rất mong bác giúp đỡ cháu.?

Bệnh này có nhiều nguyên nhân, giá có một chuyên gia về nhãn khoa phát biểu thì hay quá nhỉ. Không biết traitimgiabang dạo này đi đâu ko thấy nhỉ? Sơ sơ mình biết thế này nhé: Chim nuôi lâu trong nhà do thức ăn ko đủ chất dẫn đến thiếu nhiêu thứ lắm trong đó thiếu Vitamin A là chất tạo thành phần Rodopxin trong mắt, do vậy sinh ra bệnh đục nhãn cầu hoặc đục thủy tinh thể rất khó chữa. Mình biết vậy thôi chứ bản thân chưa bị lần nào như vậy nên cũng ko có kinh nghiệm gì về chữa trị. Bạn nào biết cứ phát biểu nhé.
Chúc may mắn và vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Chú Lâm Kiệt cho cháu hỏi- tình hình là cháu mới được 1 chủ tiệm bán chim người quen cho 1 con HM. con này trông ghê lắm nhưng vì cháu vôn thích HM nên cứ lấy nuôi thư. Con chim Hm này đầu trọc lóc ko có tí lông chỉ có da đầu trắng bệch như sư cọ ý.(Chim thuần rồi đấy ạ ) Lông thân thì xoăn tít nhủ bị sâu lông. Cho cháu hỏi có cách nào làm cho lông đầu nó mọc ra ko hay là đến mùa thay lông nó sẽ mọc và cách chữa bệnh sâu lông của chim ak. Cảm ơn Bác

Cháu tắm nước lá mần tưới cho nó nhé! Sau đó cứ nuôi bình thường, cám khoáng, mồi tươi đều đặn vài tháng tình hình sẽ thay đổi thôi.
Chúc may mắn!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Hết các vấn đề chưa nhỉ?tạm nghỉ nhé!
bi bi
G9
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Nhà em có 5 con mi trống và 2 mi mái (chỉ chơi hót). Mấy con trống ăn uống như nhau, cám ngon có khóang đầy đủ (theo công thức bác LK chỉ) và chất hơn cám của mái, mồi tươi tắm nắng, tắm nước, chạy lồng cát mài móng, vẫn hót hét nhiều giọng bình thường (em cũng chả muốn chúng hót cùng lúc và nhiều hơn). 2 con mái chỉ ăn cám Ba vì (có hình ông Khánh HD cầm cờ và Giấy Phép KD trên bao bì), tắm nắng, nước, mồi tươi thỉnh thỏang mới ăn...Sau hơn 6 tháng (có con gần 1 năm), Kết quả như sau:

- Hai em mái đi phân tốt, xùy tích te tốt, móng mỏ chẳng thấy dài bao giờ. Nhưng chưa thay lông.


- 4 em trống bị mỏ dài (đã áp dụng cóng xi măng chữ U, có cả cắt luôn nhưng vẫn ko bị thần kinh).


- 1 em trống bị móng dài (cho chạy lồng cát móng đã đẹp lại) nhưng mỏ ko bị dài, đặc biệt uống rất ít nước, 2 ngày mà hết có nửa cóng nước, trong khi có 1 con uống hết 2 cóng 2 ngày (vì vậy phân con này hơi nhão).


- Tất cả đều chưa thay lông (mặc dù em rất muốn chúng nó thay), hiện nay có 2 con thấy rớt 1 tí lông trong lồng.


Bác Lâm Kiệt tư vấn cho em như thế là chưa ổn ở khâu nào nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

hay lắm bác . .
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

họa mi hót hay nhất .......
không nên nói như vậy bác à. Nói như vậy có người sẽ cho là mình bảo thủ. Em chuyên chơi mi hót. Nhơng mỗi người một sở thích riêng. Như em nè chỉ thích ngồi nghe nhạc vành vào buổi tối nghe chim hót vào buổi sáng còn có nhữnh người thì ngược lại. Giả sử như em vs bác chỉ thích chơi chim hót chăm cho em chim cưng của mình lông mượt không tì vết nghe hót hay dáng điệu đep. Thì có những người lại thích em chim của mìny sônh pha chiến trường đánh bại các đối thủ khác không phụ lòng chủ. Kết luận đó là tuỳ sở thích bác ạ ! Thân chào!
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

không nên nói như vậy bác à. Nói như vậy có người sẽ cho là mình bảo thủ. Em chuyên chơi mi hót. Nhơng mỗi người một sở thích riêng. Như em nè chỉ thích ngồi nghe nhạc vành vào buổi tối nghe chim hót vào buổi sáng còn có nhữnh người thì ngược lại. Giả sử như em vs bác chỉ thích chơi chim hót chăm cho em chim cưng của mình lông mượt không tì vết nghe hót hay dáng điệu đep. Thì có những người lại thích em chim của mìny sônh pha chiến trường đánh bại các đối thủ khác không phụ lòng chủ. Kết luận đó là tuỳ sở thích bác ạ ! Thân chào!
Cái này đáng nhận 1 like này, mặc dù em cũng thích HM hót nhất :d
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Nhà em có 5 con mi trống và 2 mi mái (chỉ chơi hót). Mấy con trống ăn uống như nhau, cám ngon có khóang đầy đủ (theo công thức bác LK chỉ) và chất hơn cám của mái, mồi tươi tắm nắng, tắm nước, chạy lồng cát mài móng, vẫn hót hét nhiều giọng bình thường (em cũng chả muốn chúng hót cùng lúc và nhiều hơn). 2 con mái chỉ ăn cám Ba vì (có hình ông Khánh HD cầm cờ và Giấy Phép KD trên bao bì), tắm nắng, nước, mồi tươi thỉnh thỏang mới ăn...Sau hơn 6 tháng (có con gần 1 năm), Kết quả như sau:

- Hai em mái đi phân tốt, xùy tích te tốt, móng mỏ chẳng thấy dài bao giờ. Nhưng chưa thay lông.


- 4 em trống bị mỏ dài (đã áp dụng cóng xi măng chữ U, có cả cắt luôn nhưng vẫn ko bị thần kinh).


- 1 em trống bị móng dài (cho chạy lồng cát móng đã đẹp lại) nhưng mỏ ko bị dài, đặc biệt uống rất ít nước, 2 ngày mà hết có nửa cóng nước, trong khi có 1 con uống hết 2 cóng 2 ngày (vì vậy phân con này hơi nhão).


- Tất cả đều chưa thay lông (mặc dù em rất muốn chúng nó thay), hiện nay có 2 con thấy rớt 1 tí lông trong lồng.


Bác Lâm Kiệt tư vấn cho em như thế là chưa ổn ở khâu nào nhé.

Như vậy là dàn chim của bạn đang ổn định, đừng ép thay lông nhé. Cứ để cuối thu nó tự thay lông tốt hơn. Nếu thấy vài cái lông tơ rung trong lồng vào mùa này là chuyện bình thường, ko phải thay lông đâu mà là nó trút lông tơ cho đỡ nóng thôi, giống như hết rét người ta bỏ áo len ý mà.
Không nên phân biệt nam nữ, hãy nuôi trống như thế nào thì mái cũng được hưởng chế độ như thế. Có những em mái tốt và xinh đẹp cần có chế độ chăm sóc riêng nữa ấy chứ. :D
Chúc vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
họa mi hót hay nhất :-q.......

Cái này đúng là phải tùy vào sự cảm thụ âm thanh của mỗi người. Họa mi có tiếng hót vang trong ko ai bằng. Nó nổi tiếng cũng vì cái giai điệu oai hùng ấy nhưng khi chấm điểm thì họa mi chỉ đứng thứ 7 về mặt nghệ thuật trong cuộc thi tiếng hót các loài chim tại Mechico đầu thế kỷ trước.
Ai đạt giải nhất nhỉ?
Yến Kanari đúng ko? Cũng không phải đâu. Yến kanari nguyên bản hoang dã chỉ được đứng thứ 2.
Vậy ai là ca sĩ bậc nhất hoàn cầu của loài chim?
Đó là chim sẻ Amazon. Một loài chim rất nhỏ họ sẻ sống ở Nam Mỹ trong lưu vực sông Amazon. Tiếng hót của nó dài, ngân vang, trong vắt, láy lượn làm mê hồn cử tọa. Người ta đo được tần số âm thanh cao nhất nó phát ra là 948 Hz. Đó là kỷ lục ko một loài chim nào đạt được. VN ta có nhiều loài chim hót rất hay như Sơn Ca, Chích chòe, tiểu mi, chòe đất...nhưng tiếc rằng ko có loài sẻ Amazon!!! Nên mình cho rằng Yến Kanari là con chim được cả thanh lẫn sắc.
Tuy nhiên mình vẫn yêu quí chim họa mi vì phong thái kiêu hùng hoang sơ của nó!
Tiếng hót họa mi giầu chất anh hùng ca mà ko một loài chim nào có được.
Nhàn đàm vui vẻ tí!
Chúc cả nhà cùng vui! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Bác LK ơi ! cháu mới bắt một con mi mộc dở, con này bị đè giọng, bây giờ cháu muốn vực nó lên, bác chỉ cho cháu với. Nhà cháu còn một con mi mua lần trước nữa ( con này sáng treo ra thi thoảng cũng hót rồi ạ ).
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Bác LK ơi ! cháu mới bắt một con mi mộc dở, con này bị đè giọng, bây giờ cháu muốn vực nó lên, bác chỉ cho cháu với. Nhà cháu còn một con mi mua lần trước nữa ( con này sáng treo ra thi thoảng cũng hót rồi ạ ).
Câu hỏi này đã dc trả lời nhiều lần rồi, bạn ko chịu khó đọc những bài trước. Rất đơn giản, bạn treo con mộc xa con mi nhà, càng xa càng tốt, chăm nó cho quen chủ quen nhà từ từ sẽ hót thôi, đừng vội...
 
Ðề: Vui với họa mi

Gọi là móng bẹt cho nó Việt Nam thôi! Ko thích thế thì gọi là kê vuốt, phiến vuốt cho nó võ lâm tầu tầu tí càng oách :))

<------ Bổ sung bài viết ------->

loại này nếu chọi khóa chắc lợi hại lắm bác nhỉ . bác cho cháu ít thông tin về loại móng này với được không ạ cháu đang quan tâm . cháu cảm ơn bác nhiều
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

bác Lâm Kiệt ơi cho cháu hỏi chim bị đánh thua,bù đầu thì phải làm thế nào hả bác :(
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Như vậy là dàn chim của bạn đang ổn định, đừng ép thay lông nhé. Cứ để cuối thu nó tự thay lông tốt hơn. Nếu thấy vài cái lông tơ rung trong lồng vào mùa này là chuyện bình thường, ko phải thay lông đâu mà là nó trút lông tơ cho đỡ nóng thôi, giống như hết rét người ta bỏ áo len ý mà.Không nên phân biệt nam nữ, hãy nuôi trống như thế nào thì mái cũng được hưởng chế độ như thế. Có những em mái tốt và xinh đẹp cần có chế độ chăm sóc riêng nữa ấy chứ. Chúc vui vẻ!<------ Bổ sung bài viết ------->Cái này đúng là phải tùy vào sự cảm thụ âm thanh của mỗi người. Họa mi có tiếng hót vang trong ko ai bằng. Nó nổi tiếng cũng vì cái giai điệu oai hùng ấy nhưng khi chấm điểm thì họa mi chỉ đứng thứ 7 về mặt nghệ thuật trong cuộc thi tiếng hót các loài chim tại Mechico đầu thế kỷ trước.Ai đạt giải nhất nhỉ?Yến Kanari đúng ko? Cũng không phải đâu. Yến kanari nguyên bản hoang dã chỉ được đứng thứ 2.Vậy ai là ca sĩ bậc nhất hoàn cầu của loài chim?Đó là chim sẻ Amazon. Một loài chim rất nhỏ họ sẻ sống ở Nam Mỹ trong lưu vực sông Amazon. Tiếng hót của nó dài, ngân vang, trong vắt, láy lượn làm mê hồn cử tọa. Người ta đo được tần số âm thanh cao nhất nó phát ra là 948 Hz. Đó là kỷ lục ko một loài chim nào đạt được. VN ta có nhiều loài chim hót rất hay như Sơn Ca, Chích chòe, tiểu mi, chòe đất...nhưng tiếc rằng ko có loài sẻ Amazon!!! Nên mình cho rằng Yến Kanari là con chim được cả thanh lẫn sắc.Tuy nhiên mình vẫn yêu quí chim họa mi vì phong thái kiêu hùng hoang sơ của nó!Tiếng hót họa mi giầu chất anh hùng ca mà ko một loài chim nào có được.Nhàn đàm vui vẻ tí!Chúc cả nhà cùng vui!
chú Kiệt am hiểu về chim quá. Cháu hỏi một câu lạc chủ đề một chút nhá chú. Chú biết cách nuôi non loài hắc vũ bạch mi ( sẻ quạt) không vậy. Cháu cứ nuôi đến lúc bay chuyền là em nó ra đi. Loài này hót không nhiều dọng cho lắm nhưnh đuợc cái hót rất trong và lúc nào cái đuôi xòe múa nhìn rất đẹp. Chú chỉ cháu cách chế thức ăn cho chim này được không chú!
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Bác lk cho cháu hỏj e mj máj nhà cháu.hjện gjờ ăn uống bt.vẫn xùy khj trống hót.nhưng nhìn thì 2cánh hơj xệ.đầu rụt.phân thì bt. Có khả năng bi đường ruột.mong bác chỉ bảo
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

ban treo con bị đè ở 1 nơi nào đó yên tĩnh 1 thời gian cho e nó tĩnh tâm lại, ( quân tử trả thù 10 năm chưa muôn,hj)là nó hết ak, cách tắm táp ốp mái, phù hợp là khoảng vài tháng là e nó lên thôi, chúc bác có 2 con mi tốt
 
Ðề: Vui với họa mi

Gọi là móng bẹt cho nó Việt Nam thôi! Ko thích thế thì gọi là kê vuốt, phiến vuốt cho nó võ lâm tầu tầu tí càng oách :))

<------ Bổ sung bài viết ------->


Nuôi nhiều mái làm gì? kể cả 4 hoặc 5 trống cũng chỉ cần một mái tốt là được. Hãy chon lấy con nào cháu thích mà chơi. Mãi tốt là mái ít toe nhiều ti, gặp trông rê chân lui lùi trên cầu, cánh máy đều, miệng phát ra tiếng ti ti tích tích.
Chúc vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Không cần ủ, chỉ cần ghép ăn mái, ko để lồng bẩn, tắm rửa đàng hoàng ra chiến trường có chết cũng oanh liệt sạch sẽ. Để bẩn chưa chắc đã thắng nhưng mang bệnh cho cả chim và người là rất có thể.
Chúc may mắn!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Lên mạng nhiều quán nên ông già nhiễm ngôn ngữ mạng mà :))

<------ Bổ sung bài viết ------->


Bệnh này có nhiều nguyên nhân, giá có một chuyên gia về nhãn khoa phát biểu thì hay quá nhỉ. Không biết traitimgiabang dạo này đi đâu ko thấy nhỉ? Sơ sơ mình biết thế này nhé: Chim nuôi lâu trong nhà do thức ăn ko đủ chất dẫn đến thiếu nhiêu thứ lắm trong đó thiếu Vitamin A là chất tạo thành phần Rodopxin trong mắt, do vậy sinh ra bệnh đục nhãn cầu hoặc đục thủy tinh thể rất khó chữa. Mình biết vậy thôi chứ bản thân chưa bị lần nào như vậy nên cũng ko có kinh nghiệm gì về chữa trị. Bạn nào biết cứ phát biểu nhé.
Chúc may mắn và vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Cháu tắm nước lá mần tưới cho nó nhé! Sau đó cứ nuôi bình thường, cám khoáng, mồi tươi đều đặn vài tháng tình hình sẽ thay đổi thôi.
Chúc may mắn!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Hết các vấn đề chưa nhỉ?tạm nghỉ nhé!
bi bi
G9

Cháu cảm ơn bác Lâm Kiệt và tất cả ace.
Cháu xin hỏi bác câu nữa ạ.
Tác dụng của củ sâm đất đối với chim hoạ mi như thế nào ạ?
Cháu thấy một số ng cũng hay dùng củ này bào chế để cho chim ăn.
 
Ðề: Vui với họa mi

Gọi là móng bẹt cho nó Việt Nam thôi! Ko thích thế thì gọi là kê vuốt, phiến vuốt cho nó võ lâm tầu tầu tí càng oách :))

<------ Bổ sung bài viết ------->

loại này nếu chọi khóa chắc lợi hại lắm bác nhỉ . bác cho cháu ít thông tin về loại móng này với được không ạ cháu đang quan tâm . cháu cảm ơn bác nhiều

Loại móng dưới phẳng, trên gồ sống trâu, ngắn và cong như móng mèo mới thật kinh :D
<------ Bổ sung bài viết ------->
bác Lâm Kiệt ơi cho cháu hỏi chim bị đánh thua,bù đầu thì phải làm thế nào hả bác :(

Nuôi lại bình thường, vài tháng căng lửa lại đánh.
Chúc thành công!

<------ Bổ sung bài viết ------->
chú Kiệt am hiểu về chim quá. Cháu hỏi một câu lạc chủ đề một chút nhá chú. Chú biết cách nuôi non loài hắc vũ bạch mi ( sẻ quạt) không vậy. Cháu cứ nuôi đến lúc bay chuyền là em nó ra đi. Loài này hót không nhiều dọng cho lắm nhưnh đuợc cái hót rất trong và lúc nào cái đuôi xòe múa nhìn rất đẹp. Chú chỉ cháu cách chế thức ăn cho chim này được không chú!

Có mấy loài chim bác ko thích là: Vẹt, khướu, chào mào, rẻ quạt (bẩn), bạch đầu...Bọn này hầu hết tiếng hót thô, gắt, ko có giai điệu du dương...Vì thế nên bác ko nuôi chúng, cũng ko có kiến thức ji về chúng nên ko thể trả lời cháu được.
Thông cảm nhé!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Bác lk cho cháu hỏj e mj máj nhà cháu.hjện gjờ ăn uống bt.vẫn xùy khj trống hót.nhưng nhìn thì 2cánh hơj xệ.đầu rụt.phân thì bt. Có khả năng bi đường ruột.mong bác chỉ bảo

Nếu bị đường ruột thì uống thuốc như đã chỉ dẫn rồi nuôi bình thường cho nó căng lên là lại đẹp thôi.

<------ Bổ sung bài viết ------->
Cháu cảm ơn bác Lâm Kiệt và tất cả ace.
Cháu xin hỏi bác câu nữa ạ.
Tác dụng của củ sâm đất đối với chim hoạ mi như thế nào ạ?
Cháu thấy một số ng cũng hay dùng củ này bào chế để cho chim ăn.

Quan điểm của bác là ko dùng thức ăn đặc biệt cho chim, mà đưa nó về gần với đời sống hoang dã ba nhiêu tốt bấy nhiêu. Vì thế bác ko biết củ sâm đất là củ ji.
Chúc vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->


Tham khảo thêm bài báo này nhé:

Sâm đất

Củ nhỏ xíu, xấu xí, mọc hoang nhiều trên các đồi núi ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

Theo lương y Như Tá, sâm đất còn gọi cây quả nổ, sâm tanh tách, tử lỵ hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Sâm đất có củ tròn dài 3 cm, thân cao 50 cm, có lông, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng, hoa to, đẹp, lam tím. Nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1909, sau đó mọc hoang khắp nơi, ra hoa quanh năm.
sam-dat-nd.jpg;pvedf76f091f9ec4ec

Củ sâm đất ở Côn Đảo - Ảnh: K.Vy
Còn theo lương y Vũ Quốc Trung, sâm đất mọc hoang nhiều ở một số nơi như Ninh Bình, Bình Thuận và các đảo. Sâm đất còn gọi là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu. Nó là loài cỏ thân thảo sống dai, thân mọc tỏa ra sát đất, màu đỏ nhạt; rễ mập, hình thoi. Lá đơn mọc đối (2 lá mọc đối có kích thước khác nhau), có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Rễ xoắn và phình to thành củ. Người ta thường dùng rễ (củ) và lá sâm đất làm thuốc chữa bệnh hoặc nấu ăn. Thường thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng
Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm..., nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt. Sâm đất có các tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp nó giúp giảm viêm sưng và giảm đau.
Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm táo bón. Dùng sâm đất giúp giảm cơn ho và suyễn; dùng cho một số trường hợp nam giới bất lực. Sâm đất được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ; dùng làm bài thuốc trị giun sán; dùng trong bệnh sỏi thận, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-15 gr, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.
Còn theo lương y Như Tá, bộ phận dùng toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ. Lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường dạng 2. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ. Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng sâm đất chữa sỏi thận và sỏi bàng quang. Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Bác kiệt và các ace cho cháu hỏi chút ạ.cháu có 2 con mi 1là mộc dở mua lại được hơn tháng chim đã đứng lồng nhưng chưa căng , 2 là chimsổng mới bẫy được nửa tháng vẫn hơi nhảy thôi. Cháu có lấy chút khoáng của bácvà làm theo ct 4 của bác. Điều cháu băn khoăn là nhìn phân nó chưa được khô. Mồitươi thì ngày 6 con dế. tắm táp đấy đủ. Mong bác và các ace chỉ giúp cháu làchưa ổn ở điểm nào để cháu điều chỉnh tiếp. cháu nuôi mi hót thôi ạ đây là ảnhphân của 2 em đó bác ạ. Cháu cảm ơn bác và các ace.
.http://s1338.photobucket.com/user/vanloi86/media/Higravenh0395_zpse0483b7d.jpg.html
 
Ðề: Vui với họa mi - Chia sẻ của chú Lâm Kiệt

Bác kiệt và các ace cho cháu hỏi chút ạ.cháu có 2 con mi 1là mộc dở mua lại được hơn tháng chim đã đứng lồng nhưng chưa căng , 2 là chimsổng mới bẫy được nửa tháng vẫn hơi nhảy thôi. Cháu có lấy chút khoáng của bácvà làm theo ct 4 của bác. Điều cháu băn khoăn là nhìn phân nó chưa được khô. Mồitươi thì ngày 6 con dế. tắm táp đấy đủ. Mong bác và các ace chỉ giúp cháu làchưa ổn ở điểm nào để cháu điều chỉnh tiếp. cháu nuôi mi hót thôi ạ đây là ảnhphân của 2 em đó bác ạ. Cháu cảm ơn bác và các ace.
.http://s1338.photobucket.com/user/vanloi86/media/Higravenh0395_zpse0483b7d.jpg.html

Sao lại pos ảnh con chào mào lên đây cụ ơi? Nếu thấy nó ỉa phân nát quá thì giảm mồi tươi đi là xong có gì đâu hả cụ hoặc cụ bớt chất đạm trong cám đi chút là được có gì mà phải lăn tăn?
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên