Thỏ là loài động vật gặm nhắm, có ưu điểm dễ nuôi, sinh sản nhanh, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá tự nhiên, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn quay vòng nhanh, chuồng trại có thể tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có rẻ tiền của địa phương. Tầm quan trọng của thỏ đối với con người: Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng Châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm và cũng là nguyên liệu để sản xuất vacxin, thuốc cho người. Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi để lấy thịt. Da thỏ được dùng làm áo hoặc phụ kiện, như mũ hoặc khăn choàng. Ngoài ra, phân thỏ là 1 loại phân bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein. Huyết thanh của thỏ được sản phẩm thành Vacxin. Ngoài ra thịt thỏ còn có tác dụng chữa các bệnh như: Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gày yếu, chữa đái tháo đường, chữa can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu…. Tuổi thọ: Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc hơn nữa. Chúng thích đùa nghịch và gặm nhắm những vật cứng như gỗ. Trong một số gia đình, thỏ có thể nảy sinh sự đồng cảm với mèo và chó. Dù bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp nhưng thỏ cũng được huấn luyện để trở thành vật nuôi tự do như chó và mèo. Nếu được nuôi trong môi trường thích hợp và ăn kiêng đúng mức, thỏ sẽ sống lâu hơn. Thỏ công nghiệp có tuổi thọ thấp hơn do bị khai thác tối đa trong quá trình nuôi. Chuồng trại: Việc chọn chuồng cho thỏ cũng rất quan trọng. Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Chuồng lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng. Tuy nhiên chuồng sắt cũng dễ làm tổn thương đến thỏ nếu chân của chúng bị lưới sắt cắt hoặc đạp vào đinh ở các mắt lưới. Do đó, sàn chuồng nên có 1 phần được làm bằng gỗ hoặc lưới chì không rỉ để chân thỏ có thể nghỉ ngơi. Chuồng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ. Tuy nhiên, cũng nên đặt giấy hoặc khăn lau trên nền chuồng để tránh việc chân thỏ bị tổn thương bởi dây sắt. Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Thỏ khá hiếu chiến trừ khi chúng bị nhốt lại. Việc cắt bỏ buồng trứng hoặc hoạn có thể giảm bớt tính hiếu chiến của chúng. Không nên nhốt 2 con thỏ ở chung chuồng với nhau trừ khi có ý định phối giống. Một con thỏ bình thường cũng có thể trở nên hung dữ nếu nhốt nó chung chuồng với một con thỏ khác. Điều này là bình thường nhưng cũng không xảy ra phổ biến lắm. Nhiều con thỏ không quan tâm hay chú ý đến việc có một con thỏ khác sống chung. Giống như mèo, thỏ không thể thiếu móng. Thiếu lớp đệm ở lòng bàn chân nên thỏ cần có móng để giữ thăng bằng; tháo bỏ móng của thỏ sẽ làm cho chúng không thể đứng, bị khuyết tật vĩnh viễn. Nếu được chăm sóc tốt, thỏ sẽ trở nên thân thiện và vui vẻ. Thỏ được nuôi làm thú cưng trong nhà lẫn ngoài vườn trên toàn thế giới. Sống trong nhà thỏ sẽ được an toàn hơn (nếu không kể đến những dây cáp và dây điện), tránh khỏi những con thú ăn thịt, ký sinh gây bệnh và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thỏ nuôi ở ngoài phải có hang được trang bị và sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè. Những con thỏ nhà thì thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10-21 độ C (50-70 độ F) và không thể chịu đựng lâu được ở 32 độ C (khoảng 90 độ F) nếu không có bóng râm, quạt hay nước lạnh. Những loài thỏ được nuôi tại Việt Nam: 1. Thỏ đen Việt Nam: Thỏ này có màu lông và mắt đen tuyền, đầu và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ, mỗi năm đẻ lứa, mỗi lứa 6 – 7 con. 2. Thỏ Việt Nam xám: Thỏ có màu long xám tro hoặc xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành nặng 3,5 – 3,8 kg. Thỏ đẻ khỏe, mỗi năm 6 – 7 lứa và mỗi lứa 6 – 7 con. Cũng như thỏ đen giống thỏ xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở nước ta và cũng là giống sử dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da. 3. Thỏ cỏ: Có nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như: trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xám loang trắng…. hầu hết mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm. 4. Thỏ Newzealand White: Thỏ có đặc điểm ngoại hình lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 – 5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4 – 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 – 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt khoảng 3 – 3,2 kg. Mỗi năm đẻ từ 5 – 6 lứa, mỗi lứa 5 -6 con. Khối lượng con sơ sinh từ 50 – 60 g/con. Khối lượng cai sữa 650 – 700 g/con. Giống thỏ này đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở trong nước. Hiện tại Miền Trung và Tây Nguyên chỉ có Trại Thỏ CHIẾN HUY cung cấp giống thỏ này. 5. Giống thỏ California: Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga và thỏ Newzealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là giống thỏ cho khối lượng thịt trung bình là 4,5 – 5 kg, tỷ lệ xẻ thịt 55 – 60 %, thân ngắn hơn thỏ Newzealand, lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông đen, vào mùa đông lớp lông màu đên này đậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ Newzealand. Giống thỏ này cũng được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước. Theo:thienduongcacanh