Tổng hợp kiến thức về nuôi chim vành khuyên

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
choichim.jpg

Chim vành khuyên, chim khuyến cảnh
Để có được chú khuyên hội tụ nhiều điểm quý, đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Sau đó đến bước chọn hình dáng: gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Để chọn được chim vành khuyên hót, dân chơi chim thường chọn chim theo bộ (gồm bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp). Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường dễ thuần dưỡng, trong khi chim già thường rất lâu công và khó. Nhưng ngược lại, chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài, khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều thì đó là chim già.

Nghề nuôi chim đòi hỏi sự công phu chính từ yếu tố này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơ là một ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về. Muốn chim trở thành chiến binh thực thụ, người chơi phải thường xuyên cho chim đi dãi. Dãi chim tức là nhiều người chơi cùng mang đến những lồng chim, để cạnh nhau, để chúng thật đông vui, nhìn nhau mà hót, mà múa. Tức là con nọ kích thích con kia, con này mừng con khác sau đó người ta mới ấn định ngày thi cho chúng. Nơi dãi chim là nơi yên tĩnh, để có thể phân biệt được giọng hót của nhau. Chịu khó mang chim đi dãi cũng là tăng thêm yếu tố cộng đồng trong hội. Còn gì thú bằng khi các chú chim đang dãi, các ông chủ lồng chim kê ghế, ngồi nhâm nhi ly trà, tách café ngắm nghía bình luận. Một địa chỉ đem chim đi dãi được ưa thích hiện nay là góc quán hồ Hale giáp với đường Nguyễn Du, Trần Bình Trọng của anh Hùng "Hale". Còn những người chơi lâu năm vẫn thích tạt ngang phố cổ ngồi quán anh Hùng "Nguyễn Siêu", chủ nhật thích tạt qua phố Hàng Giấy với danh thủ Tuấn "Hàng Giấy" là người có chú chim hót líu đấu xòe đuôi và là người tạo ra phong trào ưa chuộng khuyên hót xòe đuôi, hoặc lên sân thượng nhà các tay chơi trên phố Hàng Đồng (nhà Cường "Hàng Đồng"), Hàng Dầu bắc lồng lên để dõi mắt như dán vào từng cử động của chú chim "bảo bối".

Những cuộc chơi trứ danh
Hiện tại Hà Nội có 5 CLB chim khuyên mang tên Thăng Long, Bách Thảo, Hale, Gia Lâm, Hà Đông, thường xuyên tổ chức những cuộc thi tiếng hót vành khuyên vào mỗi ban mai cuối tuần. Cuộc thi không phân biệt đẳng cấp, hội tụ tất cả những chú chim khuyên đã được tôi luyện, miễn là người chơi tự tin đem chim quý của mình ra phô diễn. Theo anh Hùng "Hale", thủ lĩnh CLB chim vành khuyên cùng tên Hale, để tìm ra được chú chim hay nhất trong vô vàn những thanh âm, người chơi có một quy ước tính theo tiếng hót. Cứ một hót bằng 5 tiếng líu lo, trong cuộc thi con nào có nhiều hót nhất sẽ dành chiến thắng và cũng là để loại những chú chim chưa được luyện bài bản.

Dân chơi còn lưu truyền câu chuyện về những chú khuyên líu xòe của hai "nghệ nhân" Tuấn "Hàng Giấy", Huy "Liên Xô", khuyên "Công nông giật cánh" của anh Hùng "Nguyễn Siêu". Chỉ trong vòng hai năm 2007-2008, chú khuyên này đã "rinh" về không dưới 3 giải nhất, 6 giải nhì, chục giải hàng "top". Nguồn gốc của chú chim này càng độc đáo hơn khi được nhặt từ chợ chim Tăng Bạt Hổ. Ban đầu con "Công nông giật cánh" chỉ là chú khuyên khá xấu... không ai thèm mua. Nó chỉ lọt vào "mắt xanh" của "nghệ nhân" Hoàng Minh Quang, hay còn gọi là Quang "phố Huế". Sau một năm, qua bàn tay vàng của chủ nhân, chú khuyên đã lên ngôi đệ nhất. Điểm dị biệt của chú khuyên này chính là khả năng líu không biết mệt, lúc líu cả thân mình rung lên bần bật thành biệt danh "Công nông giật cánh".

Lại nói về công việc của người trọng tài. Trong cuộc thi chim đây là khâu khó nhất và đòi hỏi trách nhiệm cao vì người "cầm cân nẩy mực" phải có uy tín trong hội. Chí ít ra họ cũng sở hữu một chú chim hay và có danh tiếng. Nguyễn Tuấn Anh (người trong hội vẫn gọi là Tuấn "Thuế", vì anh công tác ở Tổng cục Thuế) là một người như vậy. Vành khuyên của Tuấn Anh dù chưa được xếp hàng đệ nhất nhưng cũng một thời vang bóng. Con khuyên này có giọng hót lanh lảnh, theo các cao thủ là mang chất giọng Opera. Ngày trước khi dân chơi Hà thành chưa mạnh và quy mô như bây giờ, chú chim này đã từng làm xôn xao giới chơi chim. Nó chỉ chịu lép vế vài ba năm trước khi mắc bệnh. Hầu hết cao thủ trong làng đều bó tay. Đến khi Tuấn "Thuế" biết chuyện đến xin rước chim về chữa bằng một cái giá nhượng "cắt cổ" mà ai cũng cho là điên rồ. Nhưng bằng tình yêu thực sự, chú vành khuyên có chất giọng opera danh tiếng đã hồi sinh nhờ chế độ chăm sóc đặc biệt như điều trị cho VIP.

Danh tiếng của Tuấn "Thuế" nổi lên từ đó và khi được ngồi vào bàn trọng tài trong nhiều cuộc thi "Tiếng hót vành khuyên" thì không có hào thủ nào phàn nàn.

Đẳng cấp được định hình
Chơi chim, luyện chim và thi chim đã từng bước khẳng định một thú chơi. Nhưng những người chơi lâu năm trên đất Hà thành vẫn âm thầm khẳng định một cách chơi mới. Chơi lồng chim. Những chiếc lồng khuyên bình thường vốn đã được trau chuốt tỉ mẩn bằng thứ tre già ngâm nước ao hàng tháng giờ còn có thêm cách chơi mới, trang trí cho lồng thêm tinh xảo, thêm bắt mắt thành những chiếc lồng son đích thực.

Cách đây khoảng 20 năm, trên phố Hàng Dầu, Hàng Đồng từng có 2 cao thủ mở đầu chơi loại lồng này. Vào thời điểm đó, giá vàng cũng chỉ dao động vào độ 400 nghìn đồng/chỉ mà dãy lồng của các cao thủ này theo thời giá đó ước chừng đã vài chục triệu đồng. Có chiếc độc nhất vô nhị của ông Phúc "Hàng Dầu" làm theo tích Quan Công và thày trò Tôn Ngộ Không lên đến gần chục triệu đồng. Ngày nay, có dân chơi Hà thành sở hữu những chiếc "lồng khủng" vô giá, được trau chuốt từ ngà voi, đồi mồi nhưng những chiếc lồng gần như đầu tiên, khai sáng cho một cách chơi tài tử đó vẫn là câu chuyện đáng nể phục.

Vẫn theo lối hoài cổ, dựa theo các tích trong Tam Quốc, các hình bát tiên, bát mã, phong cảnh, chim hoa, chiếc lồng vẫn chưa đi hết tận cùng cuộc chơi khi ngày càng được sáng tạo, đưa thêm vào những tiện ích xa hoa cho chú chim. Kéo theo đó là đẳng cấp chim cũng tăng lên. Đựng trong một chiếc lồng son có giá từ vài chục triệu đồng trở lên đương nhiên không phải là chú chim khuyên có giá vài nghìn đồng mới mua ngoài chợ phiên Hoàng Hoa Thám. Theo Tuấn "Thuế", chiếc lồng đơn sơ bằng tre mà anh đang sở hữu có giá hơn chục triệu đồng bởi không đơn giản khi nó được chọn lựa ra từ những đốt tre đực có kích thước bằng nhau, chiếc lồng này lại được người nghệ nhân ngâm tẩm, trau đi chuốt lại cho thật vững chãi, bền bỉ với thời gian. Lồng "phù dung công trĩ" do nghệ nhân Trung Quốc làm đang được ưa thích hiện nay.

Những cao thủ vành khuyên thực sự của Hà thành như Sơn "Gia Lâm", Linh "Kim Liên"... từng khuynh đảo sàn đấu một thời giờ đã lui về "ẩn dật". Họ ít xuất hiện tại các sàn đấu, nhường đất cho một lớp trẻ, chọn cho mình nhiều thú chơi mới như nuôi gà, làm giống cá chọi... Niềm đam mê như dòng chảy bất tận, góp một tiếng hót, một thú vui cho đời vẫn như ngọn lửa đam mê cháy mãi trong họ khi truyền cho các thế hệ đàn em 8X, 9X hôm nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Chim vành khuyên-thú chơi mê đắm lòng người
Chẳng biết người Hà Nội chơi chim vành khuyên tự bao giờ, nhưng theo các cụ già làng Lệ Mật, thú chơi chim và tổ chức thi chim vành khuyên ở Lệ Mật đã có từ thuở đức thánh họ Hoàng, người có công khai khẩn, mở mang đất đai sang phía Tây kinh thành Thăng Long, lập nên khu Thập tam trại.

Thú chơi tao nhã vang bóng một thời
Anh Nguyễn Tuấn Ngọc-Thư ký Hội vành khuyên Thăng Long thường được bạn chơi chim khuyên gọi là Ngọc“Hàng Trống” bảo: Cách thi chim vành khuyên của các cụ xưa cũng cầu kỳ chặt chẽ lắm: Tất cả các lồng thi đều là lồng cao không bịt nóc, che đĩa và căng dây. Cuộc thi sẽ diễn ra trong 3 tuần hương, chia làm 3 vòng, mỗi vòng thi là một tuần hương: Vòng 1: chọn ra các chú chim líu trên 5 lần vào tiếp vòng sau. Vòng 2: chọn ra 8 chú chim líu nhiều nhất vào thẳng và 10 chú chim đấu loại để chọn thêm 2, thời gian đấu loại là 10 phút. Vòng 3: 10 chú chim sẽ chọn ra các giải nhất, nhì ba và 2 khuyến khích. Những chú chim nào chênh nhau 3 lần líu sẽ đấu trực tiếp với nhau để chọn ra con thắng cuộc. Đến tận bây giờ các hội khuyên của Hà Nội và tỉnh bạn đều lấy đó làm tiêu chí khi tổ chức một cuộc thi chim vành khuyên. Dân chơi vành khuyên bảo: thú chơi khuyên hồi sinh khắp trong Nam ngoài Bắc như hiện nay là nhờ anh Trịnh Viết Tuấn, hay còn gọi là Tuấn “ hói” ở phố Thụy Khuê vàNSƯT Hồng Kỳ (Nhà hát Tuổi trẻ) đã thành lập Hội chim vành khuyên Hà Nội vào năm 2004.
Phân định đẳng cấp trên... sới chim cảnh

Để có được một chú khuyên thành danh trong làng chim, nghe chừng cũng lắm gian nan. Bởi trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim mộc bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con. Anh Ngọc “Hàng Trống” chia sẻ: Muốn nuôi vành khuyên hót bắt buộc phải chọn chim đực - điều tưởng đơn giản lại không mấy dễ dàng bởi chim đực chim mái nhìn qua giống hệt nhau. Muốn phân biệt chỉ có cách thông qua giọng hót, dáng vóc, sắc lông… Chim đực, giọng hót có âm cao, trong, đanh tiếng, như có “lửa”. Điều này khác hẳn với giọng có âm thấp, rè, vỡ tiếng của các nàng chim mái. Lông của cac “hoàng tử” phải tươi màu, đặc biệt là lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng. Khuôn mặt của Khuyên đực nhìn có góc cạnh, dữ dằn, không lành như chim cái. Dáng vóc phải dài, thon, nhỏ. Phải có con mắt “nhà nghề” mới nhận ra những điểm khác biệt đó.

Khi đã phân biệt được khuyên đực - cái, người chơi phải tiếp tục “lựa đá tìm châu” để có được chú khuyên hội tụ nhiều điểm quý. Đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Sau đó đến bước chon hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng; Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng; Cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khỏe.
Tìm được con chim đẹp rồi thì nuôi cho chim khỏe, có “ lửa” lại hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn và cách chăm sóc của người chơi. Thức ăn “tươi” chính của chim khuyên là sâu bọ, hoa quả và phấn hoa. Trong điều kiện nuôi nhốt, cám là thức ăn chính để nuôi khuyên với thành phần chủ yếu là đậu xanh, trứng gà và một số các chất bổ tổng hợp khác. Ngoài ra, người chơi cũng phải bổ sung thêm sâu tươi để chim có sức. Trong nhà phải có nơi đặt lồng yên tĩnh, tránh nơi quá nắng, nhiều gió. Phải chăm chim đều tay, điều độ về thức ăn, nước uống, giờ tắm, giờ ngủ. Khi ra đường và khi chim ngủ phải khoác áo lồng để tránh gió và tránh chim khỏi giật mình...
Con chim quý phải ở lồng son
Chơi vành khuyên, không chỉ công phu với chính loài chim mà đẳng cấp còn thể hiện ở những chiếc lồng và cóng (đựng thức ăn) của chim. Lồng và cóng có nhiều loại. Bình dân có lồng tre, trúc đơn giản, cóng bằng nhựa, giá vài trăm nghìn đồng. Cao hơn một chút có lồng cầu dừa, lồng triện thường, giá trên dưới 1 triệu đồng mỗi chiếc. Cao cấp hơn có lồng triện hai mặt kĩ, lồng đục chạm. Loại đặc biệt có lồng khung tre, trúc có khảm, chạm ngà voi, đồi mồi, thậm chí có loại lồng được lằm bằng 100% ngà voi, đồi mồi, sừng có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/chiếc.

Anh Vũ Phạm Minh-Chủ cửa hàng chim cảnh Minh-Mai chợ Hàng Da bảo: Xếp hạng trong những chiếc lồng hàng khủng này phải kể đến chiếc lồng của một “đại gia” ở phố Hàng Đồng. Ngoài việc vị chủ nhân này sở hữu những chú khuyên hay nhất, đẹp nhất, đắt nhất còn có những chiếc lồng “khủng” nhất về độ tinh xảo cũng như về giá cả. Trong bộ sưu tập này có đủ các loại lồng chạm trổ theo các tích trong Tam Quốc, Bát Tiên, Bát Mã, Côn Trùng cho đến Chim Hoa... Trong đo, chiếc rẻ nhất cũng ngót 1.000 USD; còn chiếc đẹp nhất, đắt nhất là chiếc lồng Tam Quốc khảm ngà voi, đồi mồi, trị giá không dưới 6.000 USD.

Nhắc đến trường phái chơi vành khuyên thi đấu, là nói tới những chú chim thể hiện được đẳng cấp về tiếng hót của mình trước các hội thi. Nếu họa mi, gà chọi... cuốn hút người chơi bởi những đòn đánh hiểm độc, mang phong thái của “kẻ võ biền” thì vành khuyên đấu thể hiện đẳng cấp bằng giọng hót để khuất phục đồng loại và làm đắm say tâm hồn người chơi. “Sự nghiệp” của mỗi chú khuyên đấu cũng lắm bậc thăng trầm như đời ca sĩ từ chỗ tiền trăm lên tiền triệu, vài chục triệu đồng là chuyện thường.

Nổi danh trong “làng” chim đấu đất Bắc phải kể đến chú khuyên Líu xòe của Tuấn “Hàng Giấy”, ngang ngửa không kém đó chính là chú “Giật cánh” của anh Hùng “Nguyễn Siêu”. Chỉ trong vòng 2 năm 2007- 2008, chú khuyên này đã “rinh” về không dưới 3 giải nhất, 6 giải nhì. Cũng vì thành tích bất khả chiến bại đó mà chú chim có giá cả ngàn USD.
 
Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

a1.jpg

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng. Chỉ có người hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.
Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nõi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, 2 loài ở miền Nam và 2 loài ở miền Bắc.

Ở miền Nam có hai loài:
1) KHOEN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:
1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...
Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.
- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.
Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
Ðiều đó có đúng không?
5036243012_4f76df8b98_z.jpg

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:
- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.
- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có người lại căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:
- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
Thế nhưng đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:
Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào (để chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ãn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ãn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi đến nãm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

- Cào cào non.

- Bột đậu xanh trộn trứng.

- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ nàyđược gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cát trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chãm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
Ðiều chắc các bạn cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng
Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
 
Bên trên