Thuần dưỡng Khướu bổi

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Khướu' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/8/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Thẩm Định Giá
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Khướu vốn là giống chim sống trong rừng già, cách xa làng mạc thôn xóm hàng thục cây số, nên nó rất nhát người. Từ trước đến nay, ít người được may mắn nuôi Khướu con. Chỉ có đồng bào thiểu số họ sống với rừng với núi, thường lặn lội vào sâu nên thỉnh thoảng mới gặp được một ổ Khướu rồi bắt về nuôi, còn dân ở miền xuôi, nhất là dân thành phố chỉ có nuôi loại Khướu bổi. Ngay Khướu chuyền cũng ít khi thấy bán trên thị trường.
    [​IMG]
    Trong đời sống hoang dã, Khướu cũng tự tìm cho mình một lãnh địa riêng, mỗi con có một vùng đất đế tìm mồi mà sống. Chúng sống đơn độc chứ không sống bầy, chỉ vào mùa sinh sản mới sống đôi với nhau mà thôi.

    Khướu là giống chim rất hăng đấu đá, kể cả chim mái. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên tự hỏi tại sao chim mái lại có mặt khá nhiều trong các chợ chim. Nhiều khi chim Khướu mồi trong lục vừa hót lên là Khướu trống bên ngoài sà lại gần, nhưng thường bị chim mái mổ lia lịa vào chim trống, ngụ ý cản con trống lại, nhưng rồi chính nó lại sa vào bẫy trước!

    Nhiều người đi bẵy Khướu gặp hiện tượng đó chì cho rằng con mái khôn, nên cản con trống không cho vào lục đá. Nhưng, có người lại lý luận rằng, do Khướu mái quá hung dữ, nó cản con Khướu trống lại là để tự mình đánh con chim mồi trước. Kể ra, lập luận sau có lý hơn.

    Khướu ở từng thung, con nào có lãnh thổ riêng của con ấy, mặc dầu lãnh thổ này cách lãnh thổ kia chỉ là một con đường mòn trong rừng! Chúng tôi đã từng chứng kiến trường hợp con Khướu ở bên này đường mòn đã vào lục, còn con Khướu bên kia đường mòn nghe chim mồi hót nó cũng hót căng nhưng không chịu qua đá. Chỉ khi mang lục qua gác bốn vùng đất của nó, nó mới chui vào đá chim mồi mà thôi! Chúng ta ngẫm nghĩ kỹ mà xcm: đúng là rừng nào cọp nấy thật! Không ai dám xâm phạm cương giới của ai!

    Chính vì vậy, đánh bẫy một con Khướu cũng rất vất vả, từ thung này qua thung khác là cả một quãng đường rừng khá dài…

    Khướu sống ngoài trời vào giai đoạn càng lửa, nhiều con hót rất căng, đến nỗi chim mồi đứng trong lục còn phải sợ, không dám hót lại. Do đó Khướu mồi đem vào rừng phải là những chim sát thủ giỏi, nếu không người đi bẫy phải mang thco nhiều chim mồi để… chim này mệt thì có chim khác mà thay thế…

    Con Khướu bổi khi sống ở ngoài rừng thì dữ (có hung dữ nó mới chịu đấu đá với chim mồi), nhưng khi bắt về nuôi chim lại quá nhát. Do Khướu rừng vốn nhát người, khi sập bẫy lại thêm một phen hoảng hồn hại vía nên nhát nhúa là phải. Cầm chim bổi trên tay, chân nó đá, mỏ nó mổ liên hồi kỳ trận, cố tìm đủ mọi cách để thoát thân. Vì vậy, khi nuôi chim bổi, việc cố tránh là không nên vì một lẽ gì đụng chạm vào thân thể của nó, vì như vậy chỉ làm cho chim hoảng sợ thêm mà thôi.

    Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng Khướu bổi rất khó nuôi, mức hao hụt khá nhiều. Nuôi mười cũng khá lắm cũng còn sáu bảy! có nhiều con Khướu bổi sống được cả tuần rồi, đã chịu ăn tắm thế nhưng vẫn có cớ để lăn quay ra chết. Phần nhiều Khướu bổi chết là do suy, con nào cũng ốm tong teo, lòi xương lưỡi hái ra. Như vậy là tuy chim đã chịu ăn, nhưng do bản năng sống còn nên chỉ ăn cầm chừng… Mà Khướu là giống chim lớn, ăn ít lừ ngày này sang ngày khác thì xuống sức cũng phải!
    Có biết như vậy, nuôi Khướu bổi ta càng phải chăm nom kỹ hơn.
    Nuôi Khướu bổi, tốt hơn là đóng lồng rộng mà nuôi, để khi mình đặt thức ăn nước uống đằng này, Khướu còn có chỗ rộng ở góc lồng đằng kia mà tránh né. Nếu nuôi trong lồng chật chội, Khướu bổi do quá sợ hãi nhẩy tứ tung trong lồng khiến bể đầu rụng lông, đó là điền nên tránh. Con chim mà cứ thưòng xuyên gặp người là sợ hãi như vậy, chỉ nuôi sống được cũng lâu lắm mới thuần thuộc được.

    Loại lồng rộng có thể đóng bằng 1 lưới kẽm, hề cạnh chừng sáu bẩy tấc, cao khoảng hơn năm tất, nuôi chung ba bốn con Khướu bổi cũng được. Thường thì nuôi bổi tập thể như vậy lại dễ có kết quả tốt hơn. Vì trong sổ những Khướu bổi đó chỉ cần một con đạn dĩ chịu lân la đến cóng ăn, cóng uống là những Khướu nhát khác sẽ hắt chước tiếp bước đến ăn theo… Khi con Khướu bổi đã chịu ăn tấm rang trộn trứng, có nghĩa là con chim đó nuôi sống được, và chỉ nuôi trong một thời gian ngắn nó sẽ thuần thuộc.

    Dù thuần dưỡng chim bổi trong lồng lớn, ta cũng nên để chim sống nơi yên tĩnh, vắng người qua lại, ít ra cũng trong một vài tuần đầu.

    Còn nuôi trong lồng nhỏ thì nên trùm kín áo lồng trong tuần lễ đầu. Sau đó, hé áo lồng ra từ từ, mỗi ngày một ít, để chim tập làm quen dần với cảnh trí chung quanh, vốn rất mới mẻ xa lạ đối với nó. Phải cố tìm mọi cách để giữ cho con chim bổi bớt sợ, như vậy chúng mới mau dạn.


    Nuôi Khướu bổi phải chú trọng đến khâu thức ăn. Chim sống ngoài rừng chỉ ăn lạp, gần như gặp gì ăn nấy. Nay nuôi nhốt trong lồng, chủ ý của người nuôi là co ép chim ăn loại thức ăn do mình pha chế. Tất nhiên, thức ăn mỏi này không hợp khẩu vị với chim, và không dễ gì ép buộc được nó!

    Nếu nuôi theo cách bỏ liều, “mày không chịu ăn thì chết”, thì có thể chim chết thật! Nó một phần do quá sợ hãi, một phần gặp thức ăn lạ, nên thà nhịn đói nhịn khát mà chết, ehứ không chịu ăn uống một chút gì.

    Đó là thất bại đáng tiếc mà nhiều người nuôi Khướu bổi thiếu kinh nghiệm đã thường gặp.

    Trong những ngày đầu, ta nên cho Khướu bổi ăn trứng kiến. Đó là loại thức ăn ưng ý nhất đối với chúng. Nếu không có trứng kiến thì cho ăn sâu tươi, và ăn dặm thêm cào cào. Bước đầu ta chỉ cần con chim ăn để sống mà quen dần với môi trưòng sống mới. Nếu kết quả được như vậy là coi như bước đầu nuôi chim bổi được thành công.

    Giai đoạn thứ hai sau đó, ta trộn khoảng mười phần trăm tấm rang trộn trứng vào trứng kiến (chỉ liệu cho ăn vừa đủ trong ngày) để cho chim tập ăn dần thức ăn mới. Có thể con chim đủ khôn ngoan không chịu ăn tấm trong những ngày đầu của giai đoạn này, nhưng, dù nó có né tránh cách nào thì cũng có một phần tấm lẫn trong trứng kiến chui vào bao tử!

    Những ngày kế tiếp, ta trộn tỷ lệ trứng kiến (hay sâu tươi) lại, và tăng lượng tấm rang trộn trứng cao dần lên… để cho Khướu bổi thích ứng dần với thức ăn mới.

    Chỉ đến khi Khướu bổi chịu đến cóng ăn tấm rang trộn trứng một cách ngon lành thì mối lo của chủ nuôi coi như không còn nữa!

    Từ đó, thức ăn chính trong ngày của chim là tấm trộn trứng, có thường xuyên trong cóng thức ăn, còn thức ăn đạm động vật như trứng kiến, cào cào, sâu… chỉ ăn có bữa, coi như thức ăn “tráng miệng”, ăn chút ít chứ không phải ăn lấy no, đủ giúp cho chim có nguồn thực phấm bổ dưỡng để sung sức mà hót.

    Ai nuôi chim cũng biết, những thứ đạm ăn phụ này khá đắt tiền, khỏng ai lại “điên tiền” mà phí phạm quá sức. Nhất là gặp lúc “trái mùa” giá hán từ một có thể tăng lên gấp ba bốn lần…

    Chẳng hạn vào mùa mưa, khi cây lúa no nước mà tươi tốt, thì một ngàn đồng có thể được vài trăm con cào cào. Nhưng qua mùa nắng, cào cào ít có nên một ngàn đồng chỉ có thể mua được vài ba chục con. Sâu tươi cũng vậy, lúc cào cào rỏ thì một lon (lon sữa bò) sâu tươi chỉ khoảng bốn ngàn, nhưng trong những tháng hút cào cào thì sâu tươi lên giá gấp ha, gấp bốn lần! Chẳng lẽ nuôi một con Khướu mà một tháng phải tốn đến năm hay chục ngàn bạc!

    Thật ra, do chim Khướu dễ ăn, nên nuôi không phải là tốn kém đến như vậy. Trong mùa cào cào và sâu lên giá, vài ngày có thể cung cấp cho Khướu một con thằn lằn, hay vài miếng thịt bò vụn cũng được. Nếu không có thằn lằn, thịt bò thì thay vào đó vài ba con gián, hay ít con dế cũng đủ chất bổ dưỡng rồi!

    Con Khướu sung hay không, ngoài thức ăn ra còn do ở sự chăm sóc của chủ nuôi. Thức ăn tối mà chăm sóc tồi thì con chim vẫn có cơ hội xấu để suy. Nhưng, về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập ở bài sau…

    Khướu bổi lúc mới nuôi thì quá nhát, nhưng khi đã thuần rồi thì rất dạn người. Có những con Khướu nuôi năm bảy mùa chủ nuôi có thể cho tay vào lồng để vuốt ve, và nó cứ đứng nguyên trên cầu mà đón nhận sự nựng nịu có vẻ thích thú nữa.

    Khướu bổi nuôi độ vài mùa có thể thả được, nhưng để “chắc ăn”, trong nhà nên nuôi một con Khướu mái đẻ “giữ chân” chim trống. Mỗi sáng có thể mỏ cửa lồng cho Khướu muốn bay ra vườn lúc nào tùy ý. Cả ngày nó cứ tha thẩn ở ngoài vườn, tắm táp ở bờ ao, vũng nước. Lúc đói thì nó trở lại lồng (nên mở sẵn cửa) để kiếm ăn. Chỉ tối lại, chờ Khướu vào ngủ ta sập cửa lồng xuống… Tuy Khướu đã dạn, nhưng không nên ngày nào cũng thả, vì nếu thả mãi nó sẽ trở nên nhát, sẽ trở lại lối sống tự do trước đây. Một tuần nên thả Khướu ra một làn, và tốt nhất cũng nên để ý theo dõi…
     

    Bài viết mới
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/18

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé