Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Bác Ếch Còm cứ úp mở cái gì thế...E theo dõi 2pic này mấy ngày nay rồi...Nghe bác nói chưa đủ mà tò mò
A Cóc chấm điểm câu trả lời nữa à
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Mình đi thẳng vào vấn đề luôn. Họa mi theo mình đặc biệt hơn các loại chim khác đó là nó có khả năng hót chuyện to(hót sổng). Chính vì là hót chuyện nên rất nhiều giọng. Chứ bt nếu hót đấu thì họa mi cũng chỉ có vài giọng thôi. Các chim khác như vành khuyên, chích chòe hót chuyện cũng rất nhiều giọng nhưng giọng nó bé.
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

8-> Ai cũng biết họa mi hót rất hay vì nó luyến láy trầm bổng lúc thì róc rách thầm thì bí hiểm như dòng suối chảy trong rừng sâu vắng vẻ, lúc lại ngân nga thánh thót réo rắt vút cao vời vợi như tới tận chín tầng mây xanh, lúc thì gầm gào như thác đại ngàn đổ, lúc lại mênh mang rào rạt như biển gọi lúc bình yên...
Tuy vậy rất nhiều các cụ các bác các bạn mới chơi HM đã lúc nào thảnh thơi trà thuốc mà đặt câu hỏi tại sao: Chim HM lại hót được nhiều giọng hơn hẳn những loài chim cảnh đang nuôi thế không nhỉ???
Như chim Yến bắn thì cả ngày nhưng giọng chỉ quanh quẩn mỗi cung bậc ở quãng cao (khuyên thì khá hơn nhưng giọng hơi nhỏ), đến như thành ngữ "hót như khướu" cũng ám chỉ những anh chàng hay nói chứ chưa chắc nói hay.
Cu gáy thì đc đánh giá rất hợp với các cụ có tuổi bởi âm thanh trầm buồn và thanh bình giúp các cụ ngon giấc hơn...
Còn các a chim chòe, oanh, thanh tước, chào mào....vv thì các cụ có tí chơi qua đều biết chất giọng bình dân của nó rồi.
Cao thủ nhất để cạnh tranh và so sánh thì nhiều người nhắc đến sơn ca, tuy vậy so sánh với những nhạc cụ của âm nhạc thì nó cũng đc xếp vào hàng cây violon, viola trứ danh với những cung thanh bậc cao vút đôi khi hơi chói tai mà màng nhĩ ngta k cảm nhận đc thôi chứ cũng k xuống thấp đc âm vực ạ.
Thế nên câu hỏi e muốn đặt ra cho cả nhà ta là: Tại sao chim HM lại hót đc nhiều giọng hay đến vậy ???(nếu nói k ngoa thì ngoài chất giọng vốn sẵn của nó thì HM còn bắt chước đc cực nhiều giọng của các loài đvật mà nó nghe thấy và muốn thể hiện)
Vậy mong rằng các bác có cao kiến xin kiến giải giúp CT và ae chưa biết sáng mắt sáng tai...hì hì...
Xin đa tạ các bác đã đọc và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho dđ HM nó đỡ nhạt mà "đóng băng" mất!!!.....
ngày trước bác cóc tía học tổng hợp văn phải không bác ?
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

ngày trước bác cóc tía học tổng hợp văn phải không bác ?

=)) Thi đỗ thủ khoa nhưng không thèm đi học....vì.... hì hì
Vẫn quyết định cho comment của trantien 0 điểm vì vưỡn lạc đề 1cách trầm trọng....
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

bác lại hỏi khó ae rồi...nhưng cũng cảm ơn bác vì câu hỏi này chứ dạo này e thấy mục Họa mi loãng loãng sao ấy

chăm con mi ở nhà cho tốt!đừng để màu mắt thay đổi như đèn thế nghen cu!!!ihihihi:bz
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Cụ này chỉ cái nói nhảm nhí là không ai bằng, thế em bảo là do lưỡi thì lại cắt lưỡi :)).

Cái mà các bác bảo do dây thanh quản với phổi cũng đúng, nhưng theo em vẫn chưa đủ....Em thấy còn thiếu thiếu 1 vài thứ ( biết rồi đấy, nhưng mọi người thử đoán xem thiếu gì nữa nhỉ??? :) )

Band nick Mod Ech Com 2tháng vì lý do : Spam ....haha
Và trả lời câu hỏi bằng 1câu hỏi: 0 điểm ...hehehe....:))
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Mình đi thẳng vào vấn đề luôn. Họa mi theo mình đặc biệt hơn các loại chim khác đó là nó có khả năng hót chuyện to(hót sổng). Chính vì là hót chuyện nên rất nhiều giọng. Chứ bt nếu hót đấu thì họa mi cũng chỉ có vài giọng thôi. Các chim khác như vành khuyên, chích chòe hót chuyện cũng rất nhiều giọng nhưng giọng nó bé.

Cái này sai, vành khuyên và chích chòe thì khi hót sổng làm sao nhiều giọng bằng họa mi được. Còn hót chuyện là hót chuyện, chứ hót chuyện to cũng chẳng ai gọi là hót sổng cả :), mà ngay cả khi hót chuyện chích chòe với vành khuyên cũng ít giọng hơn.

Vấn đề ở đây là làm sao nó lại nhiều giọng thế? bình thường thì làm sao chích chòe và vành khuyên hay những loài chim khác có thể bắt trước được giọng khướu, chim gọi vịt, gà gáy, mèo kêu, chó sủa được...??? Còn khi hót đấu thì hoa mi nó túc tắc luyến láy thôi rồi bác ợ........có khi em mi nhà bác nó ít tuổi rừng nên nó ít giọng, chứ nhiều con hót có khi lên tới 100 giọng các loại hoặc hơn ý chứ :).

Có 1 câu chuyện cổ tích nào đó nói về tiếng vượn hót đã là hay, được Ngọc Hoàng ban cho cái chức danh gì gì đó, nhưng chắc thời đó Ngọc Hoàng chưa nghe thấy họa mi hót nên phán bừa chứ con vượn nó hót ( hú ) cũng chỉ đc vài âm sắc mà thôi :)).
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Dù hoạ Mi có hót nhiều giọng đến mấy thì giọng của nó vẫn là đơn âm... Hiện tại chỉ duy nhất của loài chim CẦM ĐIỂU này là hót được đa âm
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=IntRMVukrX0&feature=player_embedded[/YOUTB]
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

bài viết rất hay ... nhưng riêng em không dám nhận xét gì ..
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Đúng là mỗi loài có 1 giọng đặc trưng riêng.. Tuy nhiên nếu so về âm lượng, Cung bậc, chất giọng thì cấm có loài chim nào qua mặt được hoạ mi.
Còn anh Cóc hỏi tại sao HM hót hay thì em xin trả lời như sau : Hoạ mi hót hay là do nó có cái mỏ, ai không tin chặt mỏ nó đi xem nó còn hót hay nữa không ? ha ha ha ha ha :)):)):))

Dù hoạ Mi có hót nhiều giọng đến mấy thì giọng của nó vẫn là đơn âm... Hiện tại chỉ duy nhất của loài chim CẦM ĐIỂU này là hót được đa âm

1. Band nick mavanz 1năm vì là fan của HM mà quan điểm k rõ ràng đứng núi này nhòm núi nọ, lại còn lọ mọ muốn chặt cả mỏ mi... rõ ràng spam

2.Đời sau có thơ tặng cụ mavanz rằng:

Chim nào mà chẳng có lông
Nhưng loài Cầm Điều thì không ở lồng
Hót khủng thì cũng như không
Thua xa mi hót trền tầng nhà ma (Mavanz)
Họa mi thì ở quê nhà
Muốn nghe Cầm Điểu phải là Phi Châu...
he he he =))
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

chả bao giờ đi tìm hiểu vấn đề này nữa :)
cũng chỉ thấy rằng có mỗi họa mi là hót hay hơn cả :)
dù biết mỗi loại có thế mạnh riêng :)
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Cám ơn bạn CocTia đã có câu hỏi rất hay cho ace. Mình cũng rất thích HM và cũng đang sở hữu 1 chú cũng tạm được. HM hót rất hay và có nhiều giọng nên người ta mới ví HM là nghệ sĩ của rừng xanh mà. Câu trả lời ngắn gọn và dễ hiểu xúc tích nhất là như bạn jaydinh trả lời đó. Chứ kinh nghiệm về HM mình cũng ko có nhiều nên chỉ biết trả lời thế thôi. Mong ace diễn đàn giúp đỡ mình nha.
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

ngày trước bác cóc tía học tổng hợp văn phải không bác ?

Cụ Cóc học Viết Văn Nguyễn Du:
"Ba năm học Nguyễn Văn Du
Ra trường không phải vào tù là may"
=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Cái này sai, vành khuyên và chích chòe thì khi hót sổng làm sao nhiều giọng bằng họa mi được. Còn hót chuyện là hót chuyện, chứ hót chuyện to cũng chẳng ai gọi là hót sổng cả :), mà ngay cả khi hót chuyện chích chòe với vành khuyên cũng ít giọng hơn.

Vấn đề ở đây là làm sao nó lại nhiều giọng thế? bình thường thì làm sao chích chòe và vành khuyên hay những loài chim khác có thể bắt trước được giọng khướu, chim gọi vịt, gà gáy, mèo kêu, chó sủa được...??? Còn khi hót đấu thì hoa mi nó túc tắc luyến láy thôi rồi bác ợ........có khi em mi nhà bác nó ít tuổi rừng nên nó ít giọng, chứ nhiều con hót có khi lên tới 100 giọng các loại hoặc hơn ý chứ :).

Có 1 câu chuyện cổ tích nào đó nói về tiếng vượn hót đã là hay, được Ngọc Hoàng ban cho cái chức danh gì gì đó, nhưng chắc thời đó Ngọc Hoàng chưa nghe thấy họa mi hót nên phán bừa chứ con vượn nó hót ( hú ) cũng chỉ đc vài âm sắc mà thôi :)).

Cái mà ông đang khen là nhiều giọng của họa mi chính là hót chuyện to đấy. họa mi có 3 kiểu hót. Chuyện nhỏ, chuyện to hót khi con chim căng, và cảm thấy thoải mái(thuần) và 1 loại nữa là hót đè(khi nghe tiếng HM lạ nó hót, thường hót 5-15 âm 1 hồi, và chỉ có vài hồi như vậy)
Các loại khác thường chỉ có 2 loại hót truyện và hót đấu.
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

chả bao giờ đi tìm hiểu vấn đề này nữa :)
cũng chỉ thấy rằng có mỗi họa mi là hót hay hơn cả :)
dù biết mỗi loại có thế mạnh riêng :)

To: backdeptrai

Hót hay thì không đẹp
Đã đẹp thì không hót hay
Chỉ có cụ Bách đẹp trai
Là vừa h hay vừa đẹp... hì


Mau nản thế sao tìm ra đc chân lý cụ nhỉ??????????
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

To: backdeptrai

Hót hay thì không đẹp
Đã đẹp thì không hót hay
Chỉ có cụ Bách đẹp trai
Là vừa h hay vừa đẹp... hì


Mau nản thế sao tìm ra đc chân lý cụ nhỉ??????????

bó tay với anh coc tia =))
................
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

con nhà em lúc xem nó hót to ầm ầm mua về thì nó hót liu riu cả ngày không nghỉ nhất quyết không hót to thì là thế nào ạ :">
 
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Phần I: Những vấn đề mang tính KHÁCH QUAN để chim HM hót hay hơn rất nhiều loài chim khác.




"....Từ lâu, những người yêu thích và am hiểu giọng hót của loài chim đều công nhận một điều rằng Họa Mi là một loài chim có giọng hót hay nhất, là "kẻ" đeo "vòng nguyệt quế quán quân" trong tất cả những "ca sĩ chim". Trong cuốn "cẩm nang về nuôi và dạy các loài chim hót ở trong nhà", H.L.Brem đã ghi lại cảm nhận: "đối với người tôn sùng và am hiểu thực sự thì giọng hót tuyệt diệu của chim Họa mi gây nên ấn tượng sâu sắc và khiến họ chảy nước mắt vì xúc động".

Giọng hót tuyệt diệu của chim họa mi là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Nhưng để có được giọng hót ấy họa mi phải trải qua một quá trình học tập và khổ luyện chứ không phải là "trời sinh ra đã thế". Như chúng ta đã trình bày ở phần trước, quá trình học tập chỉ là quá trình chịu ảnh hưởng của môi trường âm thanh diễn ra xung quanh con chim họa mi non. Con chim họa mi non sống trong môi trường tràn ngập những tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim và dần dần được giáo dục theo một tiếng hót đặc trưng riêng của loài. Mặc dù về cơ bản chúng có khả năng học tập được kỹ xảo tiếng hót nhưng không phải lúc nào các kĩ xảo đó cũng phát triển được đến mức hoàn thiện thực sự.

Cũng như con người, yếu tố "người thầy có vai trò quan trọng trong việc hình thành tài năng của học trò". Thì ở trong thế giới loài chim, " người thầy họa mi" cũng có vai trò quan trọng. Trong "nhạc viện họa mi" một thầy giáo giỏi sẽ đào tạo ra một con họa mi có giọng hót tuyệt vời và cũng sẽ có những người thầy bình thường dạy dỗ nên những con chim có giọng hót bình thường. H.L.Brem đã viết trong cuốn sách "Cẩm nan về nuôi và dạy chim hót trong nhà" một đoạn như sau: "khả năng bắt chước những giọng hót lạ ở một số chim họa mi là hoàn toàn không có, ở một loài khác thì chỉ phát triển lúc về già...

Những con chim họa mi tồi thường phá hỏng giọng hót của những con chim họa mi giỏi nếu chúng được nuôi cạnh nhau; con họa mi giỏi sẽ lười nhác dần và chỉ tập những giai điệu dễ dàng mà không tập luyện những giai điệu khó hơn, hay hơn. Vì vậy tốt nhât là cần nuôi riêng những con họa mi giỏi khỏi những con chim họa mi thường, Và những con chim họa mi non sẽ trở thành họa mi tồi mãi mãi nếu chúng ta không nuôi chúng cạnh những con họa mi già hót hay...."


Trong cuốn "Về những chim họa mi", I.X. Tuốcghênhép đã viết: " cần thiết phải nuôi những con họa mi non cạnh những con họa mi già để chúng học tập. Và nên chú ý rằng: khi con chim họa mi già hót mà con chim họa mi non vẫn yên lặng lắng nghe thì điều đó sẽ rất có lợi, qua khoảng 2 tuần thì mọi sự chuẩn bị đã xong xuôi. Còn con họa mi non nào không chịu yên lặng để nghe thì sau này nó chưa chắc đã hót hay được... Chim họa mi hót hay thì mỗi khúc nhạc phát ra dài hơn, tinh tế và mạnh mẽ, còn họa mi tồi thì hót rộn ràng, ngắt quãng và lộn xộn. Con chim họa mi giỏi thì hót có suy đoán và chính xác, mỗi giai điệu được láy đi láy lại không hề nhàm chán..."


Ở môi trường âm thanh khác nhau thì giọng hót của họa mi cũng khác nhau. Vì vậy ở mỗi vùng địa lý nhất định thì tiếng hót họa mi lại có đặc điểm riêng. Nếu nghe tiếng họa mi ở Việt Nam sẽ thấy khác với tiêng họa mi ở Liên Xô, châu Âu... Người ta cũng đã từng lưu truyền câu truyện về đàn chim họa mi đã học được những giai điệu của dàn nhạc thường chơi nơi công viên mà chim sinh sống và thể hiện đồng tấu cực kỳ hay...



(Trích đoạn trong sách "Những Bí Ẩn Trong Thế Giới Động Vật" - Ngô Thị Kim Doan)

Còn tiếp Phần II: Những vấn đề mang tính CHỦ QUAN để chim HM hót hay hơn rất nhiều loài chim khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Tại sao Họ@ Mi lại hót được nhiều giọng

Có mấy cụ đt và nt cho e hỏi là Cóc ơi sao tui tìm và k thấy trong Google tiêu đề I vậy? Xin thưa các cụ: Tiêu đề I cũng như tiêu đề II đều do cháu đặt ra đấy ạ và nội dung bài viết cháu cũng chỉnh sửa tí ti cho nó hợp hơn với dđ, tuy nhiên cơ bản ndung k hề thay đổi.
Cháu hầu các cụ tiếp phần II đây ạ!!!_Chẳng thấy thankiu mà cứ....đòi hỏi...hì


Phần II: Những vấn đề mang tính CHỦ QUAN để chim HM hót hay hơn rất nhiều loài chim khác.

Tiếng hót, đâu chỉ đơn giản làm say lòng người... Nói chung, loài chim hay hót vào mùa Xuân để khẳng định lãnh thổ và ngừng hót chỉ vào mùa thay lông. Tuy vậy, loài bồ câu rừng xám + xanh lá mạ sống thành bầy lại gáy quanh năm.

Còn chim hót của nghệ nhân... tùy vào tiếng chim (giả) mái, vào mùa cặp đôi, vào "tâm trạng" nghĩa là tùy hứng, chế độ chăm sóc thì nó vẫn hót gáy như thời điểm xung mãn ở ngoài tự nhiên.

Khác với con người, tiếng nói phát sinh bởi sự rung các sợi dây âm thanh trong thanh quản, tiếng hót của chim là kết quả của một cấu trúc giải phẫu học đặc thù: lồng ngực - nơi cộng hưởng âm thanh - là sự mở rộng của khí quản, nơi hợp nhất của khí quản và phế quản mà từ đó, hơi thở chim đi vào hai phế quản. Bộ phận đó gọi là minh quản, bộ phận duy nhất chỉ có ở loài chim. Tùy theo số cơ sở minh quản mà chất lượng tiếng hót có khác nhau.

Chim bồ câu chỉ có 2 cơ minh quản (nên chỉ biết gù... gù) trong khi đa số những con chim biết hót có từ 5 tới 9 cơ. Một ngoại lệ, bậc thầy của loài chim bắt chước là sáo đá (Stumus vulgaris) có thể có tới 18 cơ! Không hiểu con chim sáo huyền thoại của Mozart biết nhại lại nhiều phần của bản concerto số 17, cung sol trưởng của ông chủ nó có bao nhiêu cơ!!!

Mỗi loài chim có một tiếng hót đặc thù, mặc dù chúng có thể biến tấu từ một giai điệu thành nhiều giai điệu. Loài sẻ ở đất Pháp có từ 8-10 giai điệu, đôi khi có 20 giai điệu, ấy vậy mà người ta đã nghe được 200 biến tấu khác nhau từ chính một điệu hót!

Thế mới biết "tài năng" của chim hót thật đa dạng và quả là tài năng, đầy tính sáng tạo. Tất nhiên, số các biến tấu ở loài chim cổ đỏ (Erythacus rulecula) phải khác số biến tấu ở loài sẻ ngô. Loài thì có biến tấu dài, loài lại biến tấu ngắn. Những con chim di trú - như gánh hát rong - thuộc loại có tiếng hót rất giàu nhạc điệu khi di chuyển chỗ ở.

Điều kỳ diệu nữa là chim được thừa hưởng giai điệu đặc thù là do di truyền chứ không phải do môi trường.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên giống sẻ đất ở Bắc Mỹ (loài Melospiza melodia) cho biết: Nếu phân sẻ non 3-5 ngày tuổi vào hai môi trường, một nửa là được nuôi trong tiếng hót của chim sẻ đất trưởng thành, một nửa còn lại được nghe tiếng hót được cộng hưởng và làm "méo" đi thì nhóm thứ nhất sẽ nhắc lại được hầu hết các giai điệu đã nghe từ chim bố mẹ, nhóm kia cũng có thể hót lại các giai điệu đã nghe nhưng hiệu chỉnh gần 85% các nốt nhạc sai.
Kết quả thật gây ấn tượng!

Bạn đã nghe cặp chim song ca chưa? Đó thực sự phải là các ca sĩ "nặng ký" thực sự đấy. Chúng phải được sống thành cặp và phải nghe nhau hót.

Đôi khi con mái cũng hót song thường tạo thành bè phụ làm điệu hót thêm du dương mà thôi. Có khoảng 200 loài trên thế giới hót được bè đôi. Một cặp chim Gonolok (có nguồn gốc châu Phi), cặp chim trống và mái có khả năng hót rì rầm luân phiên các phần khác nhau của cả một điệu hót dài. Chúng phối hợp ăn ý đến nỗi người ta ngỡ rằng bản diễn tấu đó là giọng của duy nhất một chim.


Còn tiếp............................................P.II
 
Bên trên