Tại sao chim trống phong độ và hót hay

Eupatrie

Thành Viên
Tham gia
29 Tháng ba 2011
Bài viết
677
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Ngày xưa loài chim và loài người rất thân thiện với nhau như anh em một nhà. Vui buồn đều chia sẻ với nhau. Con người hiểu đươc tiếng chim và ngược lại.
Các nàng con vua, cháu chúa đều phải cấm cung, chỉ quanh quẩn trong cung cấm, không tiếp xúc với bất cứ ai ngoại trừ hoàng hậu, tỳ nữ và những đồ chơi.
Có một nàng công chúa cũng ở đời vua thứ 100, cũng vẫn phải sống trong cung cấm. Bỗng một ngày, nàng nghe tiết huýt sao văng vẳng ngân vang quanh lâu đài. Như có sức chảy của dòng máu nóng tràn quanh người, Nàng bật dậy và mở toang cửa sổ nhìn xuống đường. Một chàng trai với vóc dáng hùng mạnh vừa đi vừa huýt sáo vang có vẻ yêu đời lắm. Nhưng Công chúa hoàn hoàn không biết đó là một chàng trai, vì chưa bao giờ nhìn thấy con trai cũng như đàn ông. Mặc dù vậy, Nàng càng cảm thấy rạo rực trong lòng, như có một chất men gì kỳ lạ mà nàng chưa từng cảm nhận. Vì sự tò mò, nàng chạy đi tìm mẹ và kéo mẹ ra cửa sổ vừa chỉ tay vừa nói:
- Cái gì kia hả mẹ.
Bà mẹ sững sờ trước vóc dáng phong độ và tiếng huýt sáo sao lòng của chàng trai, nhưng cũng kịp tĩnh tâm và chấn tĩnh trước con gái, trả lời:
- Con chim đực đấy con à. Nó hung dữ lắm, có thể ăn thịt con bất cứ lúc nào.
Vốn dĩ là một công chúa được chiều chuộng, đòi gì được đấy, Công chúa nũng nịu và nằng nặc đòi mẹ:
- Thế thì mẹ bắt con chim đực cho con chơi, con thích con chim đực lắm lắm, con chẳng sợ nó ăn thịt con đâu.
- Và Nàng cũng đã được thỏa mãn. Và rất mãn nguyện là đằng khác.

Thế rồi từ đó về sau này chẳng biết sao, giữa chim và con người không nói chuyện được với nhau, nhưng những con chim đực lại có diện mạo đẹp hơn những con mái và tiếng hót cũng hay hơn những con mái, oánh nhau cũng giỏi hơn những con chim mái. Những sự khác biệt này cũng chỉ xuất hiện khi loài chim đã trưởng thành mới phân định được rõ rệt bởi diện mạo cũng như tiếng hót và khả năng chinh chiến của nó.

Để nhớ lại những tình cảm giữa chim và người, thú chơi chim cũng xuất hiện. Đến nay loài người đã coi nuôi chim là một thú chơi tao nhã và rèn luyện nhân cách. Tao nhã vì người nuôi chim trân trọng, chăm chút từ kiểu diáng lồng chim, các nan của lồng các thiết bị trong lồng trang trí sao cho đẹp đẽ và thể hiện cá tính của chủ nuôi...Rèn luyện nhân cách thể hiện ở những cử chỉ cư sử với chim sao cho thân thiện và chia sẻ. Thân thiện là để cho chim thể hiện hết những tài năng của nó cho chủ biết. Chia sẻ những gì chim có, về khả năng hót, khả năng trọi... Mọi chiến thắng của chim là chiến thắng của chủ nuôi. Niềm tự hào của chim là tự hào của chủ nuôi. Tiếng hót chiến thắng cũng như trận chiến oai hùng thể hiện khí phách của chim cũng là đem lại niềm hứng khởi, vinh danh của chủ nuôi với những mề đay ở các cấp độ khác nhau, dù là rất nhỏ...


Thực ra, tiếng hót của chim là bản năng tự nhiên của nó. Khi lớn lên, chim tự nhiên phát xuất ra những đặc tính sinh học để duy trì nòi giống, bằng dấu hiệu thay đổi sắc diện, hình thể, ngoại hình, xuất hiện tiếng hót, khả năng chinh chiến để chiến thắng kẻ thù nhằm khẳng định mình và chinh phục con mái, giành giật con mái mà thôi. Ngược lại, ở con mái cũng vậy. Khi đến tuổi dậy thì, con mái đã phát tiết ra những sinh hóa để dẫn dụ con trống. Những chất sinh hóa này mà các nhà sinh vật học gọi là feromol sinh học. Nó có những hương vị đặc biệt, đặc trưng cho từng loại mà chỉ những con đực cùng loại mới dễ nhận biết được. Ở thời kỳ sinh sản thì những feromol này sẽ có hàm lượng cao nhất và có những đặc trưng rõ nét nhất. Và thế là chúng (trồng và mái) tự nhiên gặp nhau mà không gì kìm hãm nổi, kể cả những cường quyền hay bất cứ một thể chế nghiêm ngặt nào cũng không ngăn được bản năng sinh tồn của nó.


Cho đến nay, hình như những người phụ nữ chỉ yêu chim, thich nghe chim hót, thích nhìn chim chiến mà chẳng thích gì nuôi chim. Còn đàn ông thì rất thích nuôi chim, chăm chút con chim của mình. Nếu nó thắng thì hỉ hả sung sướng. Nếu nó bại thì ray rứt, buồn phiền, thậm chí cay cú nữa. Điều này chẳng biết có đúng hay không. Nhưng có nhiều người khổ sở vì cái thú nuôi chim của mình mình mà bị các bà xã khi thì bài xich, khi thì đay nghiến vì phải mất thời gian chăm chút chim, mất thời gian để đi rượt chim ở mỗi cội chim và mất thời gian để thi thố chim.

Câu chuyện kể ra để góp vui với những ai thích nuôi chim và đã từng cũng như đang nuôi chim để góp vui mà thôi, chẳng có dụng ý gì cả, chỉ cười haa haa haa hay cười hii hii; hix hix mà thôi. Đồng thời cũng chia sẻ nhau với những người đàn ông say cái thú nuôi chim; với những người đàn bà để chia sẻ với những người đàn ông, với chồng, với con về cái thú nuôi chim của họ. Âu cũng là bản tính trời cho mà thôi, chẳng giải thích gì có căn cứ khoa học lắm đâu!!!
 
Bên trên