Nuôi chim yến phụng

B

butchi

Guest
Yến Phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng....trong đó có 2 loại mang màu sắc hoang dã trong tự nhiên là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ<thể bạch tạng>, nếu nuôi chơi thì không bàn, vì càng nhiều màu càng đẹp, còn nuôi đẻ, SB xin các bạn hãy tránh 2 loài trắng mắt đỏ và vàng mắt đỏ ra.lý do là hai loại này đẻ ít lứa hơn các loại khác khi già đi! vậy thôi!

Nuôi Yến Phụng, ta phải nuôi ít nhất là 2 con, vì loại này có tập tính sống theo đàn, mặc dù có người bảo nuôi 1 con thì để thêm tấm gương vào lồng cho nó, nhưng nên mua thêm một con.

Yến phụng thể tạng không lớn lắm, nhưng nó cần lồng rộng rãi để bay phạch phạch từ góc này sang góc khác..thế nên, bạn chọn mua lồng càng to càng tốt, có thể ghép từ 2 lồng đơn lại (80x40x40), để nuôi 1 cặp thôi, như thế chim sẽ khỏe mạnh hơn!

Sau khi có lồng, ta mới đi mua chim...vấn đề là khi ta tung tăng ra tiệm bán chim với hơn 50k trong tay, và đang băn khoăn trước một lồng Yến Phụng quá trời nhiều, con nào cũng hét toáng cả lên..thì phải lựa sao đây??

Lựa chim:

- Nên lựa bắt những con "tơ", tức là chim lứa mới ra...đặc điểm nhận biết của chim tơ là mắt tròn, to, đen láy, linh hoạt, chân hồng hào, thân hình gọn gàng, chắc gọn, khi bắt trên tay thấy ít giãy giụa, ít cắn<nhớ đừng bóp nó>.

-Trong lồng bán thường có cả chim già, hoặc chim đã lớn, hoặc chim bệnh..nói chung là vì một lí do chẳng hay ho nào đó mà người ta mới bán nó đi, đặc điểm của những con chim này là mắt có nhiều tròng trắng, chân màu xám, sù sì, vùng da quanh mũi cũng sù sì, thần hình mập, hay đứng xù lông, hoặc cứ bám vào vách lồng, lông đuôi không còn đủ..những con này chắc chắn 100% là đang bị shock hoặc bệnh, mua về thì.....

- Nếu muốn mua một đôi chim đẻ, tốt nhất là đến các trại chim, hỏi mua cả cặp<chứ đừng thấy con này con kia đẹp mà đòi tách nó ra>, và nhớ là chỉ mua cặp nào đang nuôi con, Yến Phụng vốn khó tính, nếu mua cặp đang ấp, mình đem về nhà mà nó lên cơn, nó bỏ ấp, và..bỏ nhau luôn.

- Xác định trống mái: nếu bạn mua chim lớn thì trống mái phân biệt rất rõ, con chim mái, dù là màu gì, thì vùng da quanh mũi nó đều có màu cam vàng vàng, tất cả các màu khác(hồng, xanh) đều là chim trống...tuy nhiên, nếu mua chim tơ dưới 2 tháng tuổi thì ..chịu..mũi con nào cũng như nhau!

- Sau khi mua về, ta thả chúng vào lồng, phải nhẹ nhàng..không làm chúng hoảng sợ..Yến Phụng mà sợ quá, tự nhiên lăn quay ra..chết!<khi thấy mèo vờn, khi bị shock, khi mất ổ con..v.v>, nhưng thường khi mới mua về thì không sao đâu!

- Có lồng, có chim, giờ mình tính tới chuyện chăm sóc cho nó!

- Trong lồng: phải treo nhiều đồ chơi cho nó chơi như vòng để nó đánh đu..nhánh cây nhỏ nhỏ vươn ra để nó leo trèo.Lồng chim phải đặt nơi yên tĩnh, ít chó mèo qua lại..ít nắng chiếu trực tiếp, và không bị gió lùa, mưa hắt..


- Cho ăn: Yến Phụng rất dễ nuôi, cho ăn lúa không nó cũng sống! Bình thường cho ăn với tỉ lệ 5 lúa 5 kê, nhưng khi nó đẻ thì tắng kê lên 7 phần, và thỉnh thoảng phải cho thêm bắp non để chim nuôi con. Ngoài ra, phải cho chim ăn thêm rau xanh, như xà lách, rau muống.Yến phụng rất thích rau mà! nhưng rau cho chim ăn phải lựa và ngâm rửa kĩ hơn..cho người ăn nữa..nếu không, chim sẽ bị bệnh tiêu chảy! Ngoài rau, còn phải bổ sung khoáng cho chim ăn nữa...công thức khoáng trong sách nuôi Yến Phụng của tác giả việt Chương là được! nếu không có thời gian làm, bạn có thể cho chim ăn mai mực, cũng khá ổn!

- Tắm: Yến phụng rất thích tắm, bạn cho ăn rau mà còn nước, sẽ thấy nó lao vô "tắm khô" trong lá xà lách..khoảng 3 ngày một lần, bạn để một dĩa nước nhỏ, có pha thêm chút muối vào lồng,, để chim tắm mát, và ngừa rận mạt.

- Vệ sinh: phân Yến Phụng không hôi như phân gà vịt hay cà cưỡng, nhưng cứ 2 ngày một bạn nhớ thay vĩ phân bên dưới đi, không thì đó là nguồn gốc bệnh tật sau này!

- Bệnh: nuôi Yến Phụng trước giờ, thứ bệnh duy nhất là bệnh tiêu chảy, chim bị bệnh này phân nó hôi lắm..cái này là do rau xanh rửa không sạch sẽ, chú ý đến vấn đề thức ăn, cho ăn thức ăn sạch sẽ kĩ lưỡng một thời gian, bệnh sẽ tự hết! còn một bệnh nữa là bệnh "bong vảy", đó là hiện tượng lớp vảy chân chim bong lên, sù sì, xấu....bệnh này nếu chớm thì mình bắt chim ra, lau chỗ bị bệnh bằng thuốc tím mỗi ngày, nhưng nếu nặng thì..bó tay! bệnh này cũng do chuồng dơ bẩn nhiều đó thôi.

Gọi là có vài lời , hi vọng giúp được gì đó cho các bạn mới chơi!

Nguồn Sưu tầm trên Internet
 
Bên trên