danchoihathanh
Thành Viên
- Tham gia
- 24 Tháng mười 2012
- Bài viết
- 54
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 18
Cuộc thi sẽ diễn ra trong ba tuần hương, chia làm ba vòng, mỗi vòng thi là một tuần hương: Vòng 1: Chọn ra các chú chim líu trên năm lần vào tiếp vòng sau.
“Chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để luyện trí” - câu nói của cổ nhân được truyền tụng trên đất Thăng Long văn vật cả nghìn năm nay. Phần 1 của loạt bài viết về những thú chơi của người Hà Nội, xin được nhắc tới thú chơi chim vành khuyên, một thú chơi thật lắm công phu.
Người chơi chim khuyên kì công ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, dù mất công và tốn thời gian nhưng để tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện vẫn là thú của người chơi. Điều ấy cũng giống như là mình sẽ tự tay tìm và luyện được hàng “độc”, tự tay viết bản lý lịch cho nó vậy. Nhiều cao thủ nuôi chim khuyên đã đúc kết lại rằng: Trong hàng vạn chú chim bị nhốt trong lồng phải “tinh” để nhận ra được những đặc điểm của một chú khuyên “vô địch” trong tương lai. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng “chiến binh”: Âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng.
Chim Vành Khuyên
Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Rồi phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó.
Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày. Theo các cao thủ làng chơi chim, họ đang âm thầm tập hợp đúng 1.000 chú chim khuyên hay nhất để mở cuộc thi “tiếng hót vành khuyên” lớn nhất từ trước đến nay cũng vì sự kiện Hà Nội đang hân hoan chào mừng tuổi 1.000.
Trong 365 ngày chỉ luyện theo đúng một quy trình và nếu lơi một ngày thôi thì coi như con số ngày luyện tập lại trở về 0. Thức ăn “tươi” chính của chim khuyên là sâu bọ, hoa quả và phấn hoa. Trong điều kiện nuôi nhốt, cám là thức ăn chính để nuôi khuyên với thành phần chủ yếu là đậu xanh, trứng gà và một số các chất bổ tổng hợp khác. Ngoài ra, người chơi cũng phải bổ sung thêm sâu tươi để chim có sức. Trong nhà phải có nơi đặt lồng yên tĩnh, tránh nơi quá nắng, nhiều gió. Phải chăm chim đều tay, điều độ về thức ăn, nước uống, giờ tắm, giờ ngủ.
Khi ra đường và khi chim ngủ phải khoác áo lồng để tránh gió và tránh chim khỏi giật mình... Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: Một tuần cho ăn một lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè. Chế độ tắm của chim khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm một lần và mùa đông thì pha nước ấm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.
Muốn chim trở thành chiến binh thực thụ, người chơi phải thường xuyên cho chim đi dãi. Dãi chim tức là nhiều người chơi cùng mang đến những lồng chim, để cạnh nhau, để chúng thật đông vui, nhìn nhau mà hót, mà múa. Con nọ kích thích con kia, con này mừng con khác, sau đó người ta mới ấn định ngày thi cho chúng. Nơi dãi chim là nơi yên tĩnh, để có thể phân biệt được giọng hót của nhau. Anh Nguyễn Tuấn Ngọc, thư ký Hội vành khuyên Thăng Long cho biết, cách thi chim vành khuyên của các cụ xưa cũng cầu kỳ chặt chẽ lắm: Tất cả các lồng thi đều là lồng cao không bịt nóc, che đĩa và căng dây.
Vòng 2: Chọn ra tám chú chim líu nhiều nhất vào thẳng và 10 chú chim đấu loại để chọn thêm hai, thời gian đấu loại là 10 phút. Vòng 3: 10 chú chim sẽ chọn ra các giải nhất, nhì, ba và hai khuyến khích. Những chú chim nào chênh nhau ba lần líu (hót) sẽ đấu trực tiếp với nhau để chọn ra con thắng cuộc. Đến tận bây giờ các hội khuyên của Hà Nội và tỉnh bạn đều lấy đó làm tiêu chí khi tổ chức một cuộc thi chim vành khuyên.
Chơi vành khuyên, không chỉ công phu với chính loài chim mà đẳng cấp còn thể hiện ở những chiếc lồng và cóng (đựng thức ăn) của chim. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt. Tên lồng được đặt theo tích từng hoạ tiết được nghệ nhân khắc chạm trên đế. Tích phổ biến của các loại lồng nhập khẩu từ Trung Quốc được người dùng ưa thích như tích Tam Quốc, tích Bát tiên: Tích 12 con giáp: Các bức chạm trên chất liệu tre trúc giống như những bức tranh trang trí tăng thêm phần trang trọng của từng chiếc lồng.
Bức chạm càng tinh xảo, giá tiền chiếc lồng càng cao. Theo anh Hoàng Minh Tuấn, một chủ cửa hàng chuyên cung cấp các loại lồng độc cho các đại gia chơi khuyên thì lồng khuyên được chia làm nhiều loại và hai chiếc lồng sử sụng chất liệu truyền thống là gỗ và trúc là lồng hổ và lồng chim hoa được nhập về từ Trung Quốc có giá không dưới 70 triệu đồng. Hàng cao cấp làm theo các hình ảnh, các tích truyện cổ còn phải nhắc đến lồng khung tre, trúc có khảm, chạm ngà voi, đồi mồi. Hoặc loại lồng chất liệu 100% bằng ngà voi, đồi mồi, sừng có giá từ vài chục, vài trăm đến cả tỉ đồng mỗi chiếc.
“Chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để luyện trí” - câu nói của cổ nhân được truyền tụng trên đất Thăng Long văn vật cả nghìn năm nay. Phần 1 của loạt bài viết về những thú chơi của người Hà Nội, xin được nhắc tới thú chơi chim vành khuyên, một thú chơi thật lắm công phu.
Người chơi chim khuyên kì công ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, dù mất công và tốn thời gian nhưng để tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện vẫn là thú của người chơi. Điều ấy cũng giống như là mình sẽ tự tay tìm và luyện được hàng “độc”, tự tay viết bản lý lịch cho nó vậy. Nhiều cao thủ nuôi chim khuyên đã đúc kết lại rằng: Trong hàng vạn chú chim bị nhốt trong lồng phải “tinh” để nhận ra được những đặc điểm của một chú khuyên “vô địch” trong tương lai. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng “chiến binh”: Âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng.
Chim Vành Khuyên
Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Rồi phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó.
Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày. Theo các cao thủ làng chơi chim, họ đang âm thầm tập hợp đúng 1.000 chú chim khuyên hay nhất để mở cuộc thi “tiếng hót vành khuyên” lớn nhất từ trước đến nay cũng vì sự kiện Hà Nội đang hân hoan chào mừng tuổi 1.000.
Trong 365 ngày chỉ luyện theo đúng một quy trình và nếu lơi một ngày thôi thì coi như con số ngày luyện tập lại trở về 0. Thức ăn “tươi” chính của chim khuyên là sâu bọ, hoa quả và phấn hoa. Trong điều kiện nuôi nhốt, cám là thức ăn chính để nuôi khuyên với thành phần chủ yếu là đậu xanh, trứng gà và một số các chất bổ tổng hợp khác. Ngoài ra, người chơi cũng phải bổ sung thêm sâu tươi để chim có sức. Trong nhà phải có nơi đặt lồng yên tĩnh, tránh nơi quá nắng, nhiều gió. Phải chăm chim đều tay, điều độ về thức ăn, nước uống, giờ tắm, giờ ngủ.
Khi ra đường và khi chim ngủ phải khoác áo lồng để tránh gió và tránh chim khỏi giật mình... Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: Một tuần cho ăn một lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè. Chế độ tắm của chim khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm một lần và mùa đông thì pha nước ấm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.
Muốn chim trở thành chiến binh thực thụ, người chơi phải thường xuyên cho chim đi dãi. Dãi chim tức là nhiều người chơi cùng mang đến những lồng chim, để cạnh nhau, để chúng thật đông vui, nhìn nhau mà hót, mà múa. Con nọ kích thích con kia, con này mừng con khác, sau đó người ta mới ấn định ngày thi cho chúng. Nơi dãi chim là nơi yên tĩnh, để có thể phân biệt được giọng hót của nhau. Anh Nguyễn Tuấn Ngọc, thư ký Hội vành khuyên Thăng Long cho biết, cách thi chim vành khuyên của các cụ xưa cũng cầu kỳ chặt chẽ lắm: Tất cả các lồng thi đều là lồng cao không bịt nóc, che đĩa và căng dây.
Vòng 2: Chọn ra tám chú chim líu nhiều nhất vào thẳng và 10 chú chim đấu loại để chọn thêm hai, thời gian đấu loại là 10 phút. Vòng 3: 10 chú chim sẽ chọn ra các giải nhất, nhì, ba và hai khuyến khích. Những chú chim nào chênh nhau ba lần líu (hót) sẽ đấu trực tiếp với nhau để chọn ra con thắng cuộc. Đến tận bây giờ các hội khuyên của Hà Nội và tỉnh bạn đều lấy đó làm tiêu chí khi tổ chức một cuộc thi chim vành khuyên.
Chơi vành khuyên, không chỉ công phu với chính loài chim mà đẳng cấp còn thể hiện ở những chiếc lồng và cóng (đựng thức ăn) của chim. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng, xương để thay một số hay toàn bộ tre trúc thì giá càng đắt. Tên lồng được đặt theo tích từng hoạ tiết được nghệ nhân khắc chạm trên đế. Tích phổ biến của các loại lồng nhập khẩu từ Trung Quốc được người dùng ưa thích như tích Tam Quốc, tích Bát tiên: Tích 12 con giáp: Các bức chạm trên chất liệu tre trúc giống như những bức tranh trang trí tăng thêm phần trang trọng của từng chiếc lồng.
Bức chạm càng tinh xảo, giá tiền chiếc lồng càng cao. Theo anh Hoàng Minh Tuấn, một chủ cửa hàng chuyên cung cấp các loại lồng độc cho các đại gia chơi khuyên thì lồng khuyên được chia làm nhiều loại và hai chiếc lồng sử sụng chất liệu truyền thống là gỗ và trúc là lồng hổ và lồng chim hoa được nhập về từ Trung Quốc có giá không dưới 70 triệu đồng. Hàng cao cấp làm theo các hình ảnh, các tích truyện cổ còn phải nhắc đến lồng khung tre, trúc có khảm, chạm ngà voi, đồi mồi. Hoặc loại lồng chất liệu 100% bằng ngà voi, đồi mồi, sừng có giá từ vài chục, vài trăm đến cả tỉ đồng mỗi chiếc.