Đất Việt Chim Cảnh
Kinh nghiệm nuôi chim : http://camchimdatviet.com/
Nói về " Tứ Điểu Thiên Vương " - 4 loài chim tôi yêu thích " Họa Mi - Chích Chòe - Chào Mào - Cu Gáy "
1. Với Họa Mi loài chim mệnh danh " Vương Điểu Rừng Xanh " bởi chúng vừa có giọng ca vang vọng, trong trẻo, lên bổng xuống trầm nhiều cung bậc say mê lòng người và lại là loại chim có bản lĩnh dũng mãnh , kiên cường khi xung trận. Đúng thật là " Văn hay Võ Tốt ". NHỮNG NGƯỜI CHƠI HỌA MI THƯỜNG THẲNG THẮN, CƯƠNG TRỰC, THÍCH THỂ HIỆN, THÍCH KHẲNG ĐỊNH BẢN LĨNH.
Thực tế nuôi thì AE cần nắm được đặc điểm cá biệt có thể xảy ra :
+ Mi hót đấu giàn đông thì đấu tốt nhưng cá biệt có những con khi đấu solo 1-1 có thể sẽ ko được như ý
+ Mi hót đấu bệt lâu thường là con chim có thân hình vừa phải, nhỏ con, đuôi cụp cầu, đuôi thẻ 1 cọng, có vẻ hiền lành, ít hung hãn.
+ Những chú mi to con, hung hãn, già rừng, mỏ dầy, mắt mặt dữ , sục sạo tìm đối thủ mổ đánh thì khó để đào tạo chim hót đấu giàn , mà đích thực là võ sĩ thì hơn.
+ Mi có thể sẽ sợ chủ nuôi nếu bạn vô tình làm chúng hoảng loạn hoặc chúng bị mất lửa vì lý do nào đó dẫn tới bù đầu, dựng lông đầu,kêu dóc, kêu quéc quéc…
Xin trích dẫn thơ về Họa Mi :
“ Chim Họa Mi
Khi giông bão gió mưa đầy
Họa mi lành lót trên cây một mình
Bão táp vật lộn mưu sinh
Tiếng chim nồng ấm ân tình gửi ta”
2. Với loài chim chích chòe ( Chìa vôi – Chòe than ) :
Người ta thường nói : “ Cu cu ăn đậu, ăn mè
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai. “
Chim chích chòe than ( chìa vôi ) biểu trưng của làng quê – của mùa xuân, Với đôi chân nhỏ thanh mảnh nơi sinh sống của chúng gắn liền với người nông dân trên các ruộng cày ải để tìm ăn những con giun , dế … và chúng thường cất tiếng hót véo von vào sáng sớm trên ngọn tre cao hoặc chiều tối khi hoàng hôn buông xuống, nếu tuổi thơ gắn bó quê hương ắt hẳn các bạn sẽ không quên được cảm giác thật bình yên nơi thanh vắng cùng tiếng chìa vôi văng vẳng hót khi xuân về !
Thực tế nuôi dưỡng cần lưu ý :
+ Chòe than bổi mộc già bẫy về cần sự kiên trì vì chúng lâu thuần, lâu hót trong lồng ( có khi cả nửa năm mới bắt đầu lên hình dáng bộ chim …)
+ Chòe cần vệ sinh sạch sẽ vì dễ có giận mạt trắng bạu trên đầu chim.
+ Bản tính hiếu chiến nên khi xung trận nhiều con dễ xù lông như cá ngựa để chiến đấu, nên chọn được những con chuyên hót ít xù là khó .
+ Loài chim dễ sinh lỗi ngoái lộn đặc biệt xảy ra nhiều khi nuôi từ non lên.
Người chơi chim chòe than thường thích sự tự nhiên, năng động, thích sự thanh thoát, yểu điệu vũ điệu múa lượn của chòe, không kém phần tinh tế.
3. Với loài chim chào mào : Loài chim bản địa phổ biến rộng khắp miền đất nước, mang nét đẹp quân vương bởi chiếc mũ đội trên đầu cùng sắc màu bình dị mà nổi bật đó là nâu và đỏ. Cũng là loài chim gắn với tuổi thơ của chúng ta, loài chim yêu thích các quả chín, tiếng hót nó bình dị mà sang trọng.
Xin trích dẫn bài thơ tôi sưu tầm về Chim Chào Mào :
“ Chào mào hót múa cả ngày nay
Thánh thót âm rền sổ bọng hay
Dáng bộ xòe đuôi nhìn đẫy mắt
Sàng cầu thè lưỡi thấy mê say
Cườm đen bụng trắng mào cao nhọn
Má bạc viền hồng núm đỏ gay
Mải miết nhìn chim tâm tĩnh lại
Trong lòng nhẹ nhõm hết sầu cay”
- Thực tế khi nuôi chào mào thường gặp phải :
+ Chim dễ mất màu sắc tự nhiên ( nhạt màu ) nếu không ăn uống đủ chất ( nên ăn đa dạng hoa quả chín ).
+ Chào mào lên dáng đẹp khi ở lồng vuông vì nết chơi thích chạy cầu bung múa cánh sổ giọng.
Người chơi chào mào thường thích sự trẻ trung, năng động, nghệ thuật, vui vẻ , hòa đồng.
4. Với Loài chim cu gáy : Loài chim gắn với quê hương, với đồng lúa chín, gắn với tuổi thơ bao đời nay, với thân hình đầy đặn với sắc lông nâu đất hiền lành phong thái đi lại điềm tĩnh trên cánh đồng làm con người ta thấy cảnh yên bình nơi thôn vắng, người xưa thường nói nếu tiếng cu gáy căng đủ đầy báo hiệu một mùa màng bội thu. Nghe tiếng cu gáy tưởng như đơn giản bình dị mà thực sự lại rất tinh tế với âm trầm bổng âm vang mà có khi lại trong vắt nhọn kim sắc bén… Đi sâu vào đam mê tiếng cu mới thấy sự thâm thúy sâu sắc lắng đọng từng tiếng gáy tiếng gù.
Xin trích dẫn bài thơ cu gáy :
“ Cục cúc cu cu thúc giục lòng
Gù quay lồng tía chạy lông rông
Chân hồng mắt đỏ say người ngắm
Mã ngỗng đầu to đắm kẻ trông
Tiếng gáy chuông đồng nay có một
Giọng gù thổ sấm hẳn vô song
Gục đầu máy cánh rền vang gọi
Vui rộn mái lầu vọng khoảng không “.
- Thực tế nuôi chim cu gáy :
+ Nuôi lồng thấp tránh chim bay thốc lên cao vì còn mệnh danh là loài chim “Quân tử “ chúng ít khi chui rúc xuống đáy lồng
+ Nuôi lồng cần co ăn thêm cát sỏi để chim nghiền thóc tốt hơn tránh hại diều chim
+ Bổ sung thêm dưỡng chất khi nuôi lồng : Các loại hạt hoặc cám cu gáy Đất Việt , hạ thổ…
Người chơi cu gáy thường thích sự yên tĩnh, lắng đọng, sâu sắc.
P/s : Bài viết là lời tâm sự đam mê của “ Cám Chim Đất Việt “
1. Với Họa Mi loài chim mệnh danh " Vương Điểu Rừng Xanh " bởi chúng vừa có giọng ca vang vọng, trong trẻo, lên bổng xuống trầm nhiều cung bậc say mê lòng người và lại là loại chim có bản lĩnh dũng mãnh , kiên cường khi xung trận. Đúng thật là " Văn hay Võ Tốt ". NHỮNG NGƯỜI CHƠI HỌA MI THƯỜNG THẲNG THẮN, CƯƠNG TRỰC, THÍCH THỂ HIỆN, THÍCH KHẲNG ĐỊNH BẢN LĨNH.
Thực tế nuôi thì AE cần nắm được đặc điểm cá biệt có thể xảy ra :
+ Mi hót đấu giàn đông thì đấu tốt nhưng cá biệt có những con khi đấu solo 1-1 có thể sẽ ko được như ý
+ Mi hót đấu bệt lâu thường là con chim có thân hình vừa phải, nhỏ con, đuôi cụp cầu, đuôi thẻ 1 cọng, có vẻ hiền lành, ít hung hãn.
+ Những chú mi to con, hung hãn, già rừng, mỏ dầy, mắt mặt dữ , sục sạo tìm đối thủ mổ đánh thì khó để đào tạo chim hót đấu giàn , mà đích thực là võ sĩ thì hơn.
+ Mi có thể sẽ sợ chủ nuôi nếu bạn vô tình làm chúng hoảng loạn hoặc chúng bị mất lửa vì lý do nào đó dẫn tới bù đầu, dựng lông đầu,kêu dóc, kêu quéc quéc…
Xin trích dẫn thơ về Họa Mi :
“ Chim Họa Mi
Khi giông bão gió mưa đầy
Họa mi lành lót trên cây một mình
Bão táp vật lộn mưu sinh
Tiếng chim nồng ấm ân tình gửi ta”
2. Với loài chim chích chòe ( Chìa vôi – Chòe than ) :
Người ta thường nói : “ Cu cu ăn đậu, ăn mè
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai. “
Chim chích chòe than ( chìa vôi ) biểu trưng của làng quê – của mùa xuân, Với đôi chân nhỏ thanh mảnh nơi sinh sống của chúng gắn liền với người nông dân trên các ruộng cày ải để tìm ăn những con giun , dế … và chúng thường cất tiếng hót véo von vào sáng sớm trên ngọn tre cao hoặc chiều tối khi hoàng hôn buông xuống, nếu tuổi thơ gắn bó quê hương ắt hẳn các bạn sẽ không quên được cảm giác thật bình yên nơi thanh vắng cùng tiếng chìa vôi văng vẳng hót khi xuân về !
Thực tế nuôi dưỡng cần lưu ý :
+ Chòe than bổi mộc già bẫy về cần sự kiên trì vì chúng lâu thuần, lâu hót trong lồng ( có khi cả nửa năm mới bắt đầu lên hình dáng bộ chim …)
+ Chòe cần vệ sinh sạch sẽ vì dễ có giận mạt trắng bạu trên đầu chim.
+ Bản tính hiếu chiến nên khi xung trận nhiều con dễ xù lông như cá ngựa để chiến đấu, nên chọn được những con chuyên hót ít xù là khó .
+ Loài chim dễ sinh lỗi ngoái lộn đặc biệt xảy ra nhiều khi nuôi từ non lên.
Người chơi chim chòe than thường thích sự tự nhiên, năng động, thích sự thanh thoát, yểu điệu vũ điệu múa lượn của chòe, không kém phần tinh tế.
3. Với loài chim chào mào : Loài chim bản địa phổ biến rộng khắp miền đất nước, mang nét đẹp quân vương bởi chiếc mũ đội trên đầu cùng sắc màu bình dị mà nổi bật đó là nâu và đỏ. Cũng là loài chim gắn với tuổi thơ của chúng ta, loài chim yêu thích các quả chín, tiếng hót nó bình dị mà sang trọng.
Xin trích dẫn bài thơ tôi sưu tầm về Chim Chào Mào :
“ Chào mào hót múa cả ngày nay
Thánh thót âm rền sổ bọng hay
Dáng bộ xòe đuôi nhìn đẫy mắt
Sàng cầu thè lưỡi thấy mê say
Cườm đen bụng trắng mào cao nhọn
Má bạc viền hồng núm đỏ gay
Mải miết nhìn chim tâm tĩnh lại
Trong lòng nhẹ nhõm hết sầu cay”
- Thực tế khi nuôi chào mào thường gặp phải :
+ Chim dễ mất màu sắc tự nhiên ( nhạt màu ) nếu không ăn uống đủ chất ( nên ăn đa dạng hoa quả chín ).
+ Chào mào lên dáng đẹp khi ở lồng vuông vì nết chơi thích chạy cầu bung múa cánh sổ giọng.
Người chơi chào mào thường thích sự trẻ trung, năng động, nghệ thuật, vui vẻ , hòa đồng.
4. Với Loài chim cu gáy : Loài chim gắn với quê hương, với đồng lúa chín, gắn với tuổi thơ bao đời nay, với thân hình đầy đặn với sắc lông nâu đất hiền lành phong thái đi lại điềm tĩnh trên cánh đồng làm con người ta thấy cảnh yên bình nơi thôn vắng, người xưa thường nói nếu tiếng cu gáy căng đủ đầy báo hiệu một mùa màng bội thu. Nghe tiếng cu gáy tưởng như đơn giản bình dị mà thực sự lại rất tinh tế với âm trầm bổng âm vang mà có khi lại trong vắt nhọn kim sắc bén… Đi sâu vào đam mê tiếng cu mới thấy sự thâm thúy sâu sắc lắng đọng từng tiếng gáy tiếng gù.
Xin trích dẫn bài thơ cu gáy :
“ Cục cúc cu cu thúc giục lòng
Gù quay lồng tía chạy lông rông
Chân hồng mắt đỏ say người ngắm
Mã ngỗng đầu to đắm kẻ trông
Tiếng gáy chuông đồng nay có một
Giọng gù thổ sấm hẳn vô song
Gục đầu máy cánh rền vang gọi
Vui rộn mái lầu vọng khoảng không “.
- Thực tế nuôi chim cu gáy :
+ Nuôi lồng thấp tránh chim bay thốc lên cao vì còn mệnh danh là loài chim “Quân tử “ chúng ít khi chui rúc xuống đáy lồng
+ Nuôi lồng cần co ăn thêm cát sỏi để chim nghiền thóc tốt hơn tránh hại diều chim
+ Bổ sung thêm dưỡng chất khi nuôi lồng : Các loại hạt hoặc cám cu gáy Đất Việt , hạ thổ…
Người chơi cu gáy thường thích sự yên tĩnh, lắng đọng, sâu sắc.
P/s : Bài viết là lời tâm sự đam mê của “ Cám Chim Đất Việt “
Đính kèm
-
camchimdatviettop1..png574.7 KB · Xem: 6,948
-
2021_01_14_15_44_IMG_8148.JPG285 KB · Xem: 234
-
2021_01_14_15_44_IMG_8149.JPG279 KB · Xem: 250
-
2021_01_14_15_44_IMG_8150.JPG293.3 KB · Xem: 233
-
logo camchimdatviet.JPG55.6 KB · Xem: 247
-
camdatviettop1.JPG2.5 MB · Xem: 257
-
camhoamiloaitotnhat - Copy.jpg1.3 MB · Xem: 247
-
camhoamiloaitotnhat.jpg1.3 MB · Xem: 241
-
camhoamitop1 - Copy.JPG1.4 MB · Xem: 318
-
cammidatvietgianhi.jpg410.5 KB · Xem: 238
-
cammidatviettop1.JPG1.6 MB · Xem: 241
-
cammigiainhat.jpg325.4 KB · Xem: 266
-
cammingonnhat.JPG1.9 MB · Xem: 242
-
cammitop1topten.jpg342 KB · Xem: 250
-
2020_12_15_10_31_IMG_6834.JPG1.3 MB · Xem: 255
-
2021_01_30_17_47_IMG_8760.JPG1.5 MB · Xem: 235
-
2021_01_31_10_46_IMG_8801.JPG1.4 MB · Xem: 239
-
2021_01_31_12_00_IMG_8820.JPG1.7 MB · Xem: 249
-
2021_02_23_10_18_IMG_9514.JPG1.4 MB · Xem: 233
Relate Threads
Interested Threads
Latest Threads