danghoaison9
Thành Viên
- Tham gia
- 18 Tháng ba 2012
- Bài viết
- 47
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 8
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)
Thuần dưỡng chim hoạ mi bổi theo cách của Toilavu
Chim bổi (từ dùng trong miền Nam) hay chịm mộc (từ dùng ngoài miền Bắc) không phải chim mới bẫy được phải vào cám (tập cho chim ăn cám), chim họa mi bổi khi vào đến các tiệm bán chim ở Hà Nội, Sài Gòn hầu như đã nhiều tháng lồng, thậm chí trên 1 tuổi lồng (bổi lỡ, mộc lỡ). Vì nhốt lồng hộp lâu nên bản năng ra lồng tròn kém lại phải thuần lại mà thôi.
Những điều cần chú ý:
- Chim không ăn uống hoặc ăn uống ít sẽ chết sớm hoặc rất lâu chơi được & dể hỏng chim: Đa số chim bổi bán ngoài tiệm đã biết ăn cám, chỉ khi chim bị quá hoảng loạn mới không ăn uống dẫn đến chết vì vậy phải chùm kín áo lồng, để vào nơi yên tĩnh
- Chim ăn vào bị đi ngoài lâu ngày sẽ hỏng chim, cần chữa trị ngay khi bị đi ngoài bằng thuốc tây hoặc thuốc thú y. Nguyên nhân chủ yếu của việc chim đi ngoài là do quá trình vận chuyển & thay đổi môi trường sống. Ngoài ra còn có nguyên nhân là lây bệnh từ các con chim khác khi ở tiệm chim. Nhân tố gây bệnh đi ỉa thường là do cơ thể chim suy yếu, hệ miễn dịch giảm, khiến vi trùng Coli có cơ hội phát triển, các loại thuốc trị Coli đều có thể trị được bệnh trong khoảng 3 ngày
- Chim bị hoảng loạn sẽ hỏng chim không thể chơi được: Chim khi vận chuyển về đến cửa hàng bán chim bị thay đổi môi trường sống, bị các loài chim khác làm hoảng sợ, bị người nuôi chim khi lựa chim tiếp cận.
- Nơi treo hoặc để lồng: Phải là nơi yên tĩnh nhất trong nhà, không gần bóng đèn dưới 2 met, không ở trong nhà bếp, không có gió lùa, không có mùi hoặc hơi xăng, dầu, khói, hương, nhang, hoá chất…. Cần chú ý đến: kiến, chuột, mèo, chó & con người tiếp cận lồng chim, tránh xa các tiếng ồn như loa nhạc, tiếng nổ máy xe, máy giặt, máy lạnh, mô tơ nước,…
- Vì lý do bắt buộc phải chuyển chỗ treo chim: Ví dụ: Người nhà phản đối nơi treo chim, tiếng động mới xuất hiện gần lồng chim như máy giặt mới mua chỉ có thể kê ở góc chỗ lồng đang treo, thì phải chuyển lồng qua nơi yên tĩnh khác ngay lập tức và lập lại như tuần thứ nhất bên dưới.
- Tắm chim: Lồng tắm phải để vào chỗ yên tĩnh nhất có thể như góc sân, góc nhà, nhà tắm, toilet. Đổ nước vào khay từ 1,5cm đến không quá 2cm. Lồng tắm phải trùm kín 4 mặt (,mặt sau, hai bên hông & nóc lồng), chỉ chừa phía cửa cho chim sang lồng, phía cửa lồng tắm phải hướng về nơi không có màu sắc sáng bóng như tôn, nhựa, kiếng & vật lay động như bóng người xe qua lại, cây cối hay quần áo lay động. Khi sang lồng phải cẩn thận, vì chim bổi còn hoảng nên rất dễ chui ra qua khe hở giữa 2 lồng. Thao tác sang lồng phải làm thật nhẹ nhàng. Trước hết mở sẵn cửa lồng tắm, sau đó cho chim sang lồng tắm bằng cách nhẹ nhàng áp 2 cửa lồng, rồi nhẹ nhàng & từ từ hé áo lồng nuôi phía cửa, tiếp tục từ từ kéo cửa lồng nuôi. Nếu chim nhảy loạn không qua lồng tắm thì phải chờ chim bớt hoảng mới tìm cách cho qua lồng tắm, toilavu thường dùng tay vỗ nhẹ vào lồng phía đối diện với cửa lồng (vỗ vào lưng lồng), chim nghe động sẽ tìm cách tránh và sẽ tìm được đường qua lồng tắm, đừng vỗ quá mạnh sẽ làm chim nhảy loạn xạ sẽ khó sang lồng. Khi chim đã sang lồng tắm, ngay lập tức đóng cửa lồng nuôi, rồi đóng cửa lồng tắm cận thận rồi mới nhất lồng nuôi ra chỗ khác để vệ sinh lồng. Phải làm vệ sinh lồng ở xa khu vực lồng tắm, tốt nhất là không để chim nhìn thấy thấp thoáng bóng người & tiếng động. Khi vệ sinh lồng xong, chờ khoảng 15 phút nếu chim không tắm thì cho chim sang lồng nuôi trở lại. Không ép chim tắm vì bất kỳ lý do gì.
Bước chuẩn bị: Trước khi mua hoặc chuyển chim bổi về:
- Cám cò 28A: Nửa ký
- Cám gạo trứng: 2 lạng gạo tấm rang + 1 lòng đỏ trứng gà hoặc vịt
- Trộn gạo tấm đã vào trứng chung với cám cò theo tỷ lệ 1:1. Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê xay vỡ nhỏ nhưng không quá nhiễm để chim ăn dễ tiêu hoá và ít vãi ra ngoài cóng
- 4 cóng: 2 cóng nước, 1 cóng cám, 1 cóng dự phòng để bỏ sâu tươi.
- Lồng nuôi chim phải có áo lồng chùm kín, đặc biệt không được lọt ánh sáng trên phía trên nóc lồng, cầu cho hoạ mi đứng nên có đường kính cỡ 1,5cm. Cho vào lồng 2 cóng nước. Một cóng cám, đổ cám đã làm ở bước trên vào khoảng 2/3 cóng.
- Lồng tắm + vải che lồng tắm.
- Mồi tươi: Dế hoặc cào cào hoặc sâu tươi
- Nơi treo lồng: Xem cách chọn nơi treo lồng ở phần trên
Tuần thứ nhất: Tiêu chí của thời gian này là chim phải sống khoẻ
- Ngay khi đem chim về nhà, chùm kín áo lồng treo vào nơi đã chuẩn bị sẵn ở bước trên
- Mồi tươi: Cho ăn dế hoặc cào cào vào buổi sáng, buổi trưa & buổi chiều. Quan sát nếu không ăn cào cào, dế và cũng không ăn cám thì khả năng chim sống rất thấp, ngay lập tức phải tìm mua cho được sâu tươi, rồi bỏ sâu cóng đã chuẩn bị sẵn lồng. Mục đích lúc này là chim phải ăn để sống nên loại thức ăn nào chim chịu ăn là được. Mồi tươi cho ăn mỗi lần khoảng 5 con, cào cào hay dế nên lựa con non chưa có cánh, khi cắt chân dế & cào cào, phải để lại 2 chân trước để cào cào và dế còn ngọ ngoạy sẽ dễ dàng kích thích chim ăn. Nếu dư mồi tươi thì giảm bớt sao cho không để dư mồi trong lồng, quan sát xem chim có ăn cám không, nếu không ăn cám thì tăng lượng mồi tươi sao cho chim ăn không dư là được.
- Thay nước mỗi ngày bằng cách mở áo lồng phía cóng nước sao cho vừa đủ để thay nước, thay nước bằng cách dùng bình hút hết nước bẩn ra, sau đó bơm nước sạch vào và hút ra lại một lần nữa rồi mới bơm nước sạch vào
- Nếu muốn vệ sinh lồng & cho chim tắm: Xem phần tắm chim ở phần trên.
Tuần thứ hai: Tiêu chí của thời gian này là chim phải dần thích ứng với môi trường sống mới
- Vẫn thay nước mỗi ngày theo cách trên
- Mỗi buổi sáng mở hé áo lồng ra ở chỗ ngay cóng cám, khoảng rộng ngang chỉ 4 hoặc 5 khe nan, khoảng rộng cao là giữa 2 vanh lồng có cóng cám. Hướng phần hé mở ra phía có người qua lại hoặc có ánh sáng và phải là hướng khi bạn tiếp cận lồng chim, bạn sẽ tiến đến lồng chim chính diện từ hướng đó.
- Cho cám khoảng ¼ cóng (cho lượng cám sao cho chim ăn tối đa 2 ngày là hết sạch cám), lương cào cào hoặc dế lúc này sẽ cho ăn mỗi lần tối đa 5 con & tối đa 3 lần, khi cho ăn bỏ vào cóng, do đã biết lượng mồi tươi chim ăn vừa đủ ở tuần đầu, nên tuần 2 sẽ không thể dư mồi tươi trong cóng cám và lượng cám cũng không quá nhiều & chỉ 2 ngày là hết cám nên sẽ không bị hỏng cám gây bệnh cho chim.
- Khoảng 5g chiều phải phủ kín áo lồng lại.
- Vệ sinh lồng & cho chim tắm như bước trên & đừng bao giờ ép chim tắm.
- Phải dời lồng đến chỗ khác: Làm lại từ bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất.
Tuần thứ ba trở đi: Tiêu chí của thời gian này là chim phải thích ứng tốt với môi trường sống hiện tại
Chăm sóc như tuần thứ hai, chỉ mở lớn hơn áo lồng “khi và chỉ khi” chim không quá hoảng loạn khi thấy bóng người từ xa và phải đứng im khi không có bóng người. Khi mở dần áo lồng, bạn nên mở theo 2 bên của cầu đậu, không mở theo hướng 2 bên cửa như thường thấy ở những lồng chim đã thuần, việc tránh được bệnh ngoái ngửa & lộn mèo. Không có con chim nào không tắm, cũng như không có con chim nào không hót, vì vậy toilavu khuyên bạn không nên ép chim tắm, sẽ là lợi bất cập hại, một khi chim đã sợ tắm thì còn tệ hại hơi nhiều. Bạn cứ kiên nhẫn, một ngày nào đó nó sẽ tắm & sẽ hót nếu bạn có đủ kiên nhẫn. Quá trình mở thêm áo lồng phải kiên nhẫn, tránh tuyệt đối việc làm chim hoảng sợ. Khi mở thêm áo lồng chim, nên mở khi người nuôi chim có ở nhà, để quan sát thái độ của chim & phòng tránh các tác nhân như người tiếp cận gần, chó mèo, hay các hoạt động của người như đùa giỡn, nhảy múa, quét dọn,… gần lồng chim, khi gặp trường hợp này, ngay lập tức chùm kín áo lồng lại. Nếu phải di dời lồng chim đến nơi khác, toilavu khuyên bạn nên làm lại bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất. Thông thường sau một thời gian nuôi, chim hoạ mi bổi sẽ hồi phục sức khoẻ & quen dần với môi trường sống mới, biểu hiện đầu tiên đó là sẽ tắm, sau đó sẽ hót nhỏ trong lồng, rồi dần dần hót lớn theo thời gian & sức khoẻ cũng như sự thích ứng môi trường sống của nó.
Một này nào đó chú chim hoạ mi của bạn bắt đầu hót gió, rồi hót một vài tiếng lớn (hót sổng) nhưng không buông hết giọng mà thường hét lên rồi tắt ngang, lúc này bạn nên tìm mượn một con mái thuộc từ người chơi trong vùng, hoặc ra tiệm đặt tiền thuê 1 con mái thuộc về khoảng 3 ngày, nơi bán chim cho bạn thường sẽ chiều lòng khách cho bạn thuê hoặc mượn chim mái.
Cách dụng mái: Khi đã mượn được hoạ mi mái, bạn phải tuyệt đối không cho trống thấy mặt quá 2 phút mỗi lần & không quá 3 lần mỗi ngày. Ngày đầu đem mái về, bạn để con mái ở xa khoảng 5m, lâu lâu con mái sẽ xuỳ & con trống của bạn sẽ bị tiếng gọi tình thôi thúc, nó sẽ hót đáp trả lời con mái, và một khi say mê, nó sẽ quên sợ và hót lớn, sổ giọng, thái độ sẽ hưng phấn và giảm mọi nỗi sợ hãi đi nhiều, ngày thứ hai, bạn cho mái đến gần hơn chút, khoảng 2 đến 3 mét, lúc đó con trống sẽ hưng phần hơn, sẽ bị con mái kích thích hơn, sẽ hót nhiều hơn. Ngày thứ ba, bạn để con mái thật gần lồng mỗi lần khoảng 15 phút, sau đó lại đem ra xa khoản 3 hay 5 mét, sự kích thích sẽ lên đến đỉnh điểm, con trống của bạn sẽ hung hăn & sẽ hót để thể hiện bản lĩnh của nó. Sau đó bạn trả con mái cho người ta, con trống sẽ hót tìm mái và sẽ quen với việc hót mà không sợ nữa.
Khi bạn muốn chuyển ra treo trước nhà để thưởng thức giọng hót mỗi sáng, bạn nên lập lại như tuần thứ 2, nghĩa là phải từng bước để con chim làm quen với chỗ mới, để chim không bị hoảng, và tốt nhất nên kèm theo con mái. Thời gian treo ra bên ngoài không quá 2 tiếng mỗi ngày & bạn nên chuyển chim vào trong nhà để phòng trộm & các tác nhân làm chết chim như mèo, chuột,… hoặc các tác nhân làm chim bị hoảng sợ.
Nếu bạn chơi hoạ mi chọi, khi chim đã bung được nửa áo lồng, bạn nên thay đổi một chút là không mở áo lồng dọc từ trên xuống, mà mở theo hình V ngược, mở hướng ra hai bên cửa, khi cho ăn mồi tươi thì cho ăn tại cửa lồng, việc này tập cho con chim không ngại khi xuống cửa & tập cho nó bản năng giữ lãnh thổ là nguồn thực phẩm của nó, khi có chim lạ đến gần cửa, nó sẽ ra oai để giữ lãnh địa là vùng cửa lồng & thái độ hiếu chiến sẽ rất cao. Việc bắt đầu cho hoạ mi chiến làm quen với bàn chiến & cửa công, toilavu sẽ viết vào phần sau. Toilavu mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để tài liệu được chỉnh sửa lại tốt hơn cho các bạn mới chơi hoạ mi tham khảo.
Thuần dưỡng chim hoạ mi bổi theo cách của Toilavu
Chim bổi (từ dùng trong miền Nam) hay chịm mộc (từ dùng ngoài miền Bắc) không phải chim mới bẫy được phải vào cám (tập cho chim ăn cám), chim họa mi bổi khi vào đến các tiệm bán chim ở Hà Nội, Sài Gòn hầu như đã nhiều tháng lồng, thậm chí trên 1 tuổi lồng (bổi lỡ, mộc lỡ). Vì nhốt lồng hộp lâu nên bản năng ra lồng tròn kém lại phải thuần lại mà thôi.
Những điều cần chú ý:
- Chim không ăn uống hoặc ăn uống ít sẽ chết sớm hoặc rất lâu chơi được & dể hỏng chim: Đa số chim bổi bán ngoài tiệm đã biết ăn cám, chỉ khi chim bị quá hoảng loạn mới không ăn uống dẫn đến chết vì vậy phải chùm kín áo lồng, để vào nơi yên tĩnh
- Chim ăn vào bị đi ngoài lâu ngày sẽ hỏng chim, cần chữa trị ngay khi bị đi ngoài bằng thuốc tây hoặc thuốc thú y. Nguyên nhân chủ yếu của việc chim đi ngoài là do quá trình vận chuyển & thay đổi môi trường sống. Ngoài ra còn có nguyên nhân là lây bệnh từ các con chim khác khi ở tiệm chim. Nhân tố gây bệnh đi ỉa thường là do cơ thể chim suy yếu, hệ miễn dịch giảm, khiến vi trùng Coli có cơ hội phát triển, các loại thuốc trị Coli đều có thể trị được bệnh trong khoảng 3 ngày
- Chim bị hoảng loạn sẽ hỏng chim không thể chơi được: Chim khi vận chuyển về đến cửa hàng bán chim bị thay đổi môi trường sống, bị các loài chim khác làm hoảng sợ, bị người nuôi chim khi lựa chim tiếp cận.
- Nơi treo hoặc để lồng: Phải là nơi yên tĩnh nhất trong nhà, không gần bóng đèn dưới 2 met, không ở trong nhà bếp, không có gió lùa, không có mùi hoặc hơi xăng, dầu, khói, hương, nhang, hoá chất…. Cần chú ý đến: kiến, chuột, mèo, chó & con người tiếp cận lồng chim, tránh xa các tiếng ồn như loa nhạc, tiếng nổ máy xe, máy giặt, máy lạnh, mô tơ nước,…
- Vì lý do bắt buộc phải chuyển chỗ treo chim: Ví dụ: Người nhà phản đối nơi treo chim, tiếng động mới xuất hiện gần lồng chim như máy giặt mới mua chỉ có thể kê ở góc chỗ lồng đang treo, thì phải chuyển lồng qua nơi yên tĩnh khác ngay lập tức và lập lại như tuần thứ nhất bên dưới.
- Tắm chim: Lồng tắm phải để vào chỗ yên tĩnh nhất có thể như góc sân, góc nhà, nhà tắm, toilet. Đổ nước vào khay từ 1,5cm đến không quá 2cm. Lồng tắm phải trùm kín 4 mặt (,mặt sau, hai bên hông & nóc lồng), chỉ chừa phía cửa cho chim sang lồng, phía cửa lồng tắm phải hướng về nơi không có màu sắc sáng bóng như tôn, nhựa, kiếng & vật lay động như bóng người xe qua lại, cây cối hay quần áo lay động. Khi sang lồng phải cẩn thận, vì chim bổi còn hoảng nên rất dễ chui ra qua khe hở giữa 2 lồng. Thao tác sang lồng phải làm thật nhẹ nhàng. Trước hết mở sẵn cửa lồng tắm, sau đó cho chim sang lồng tắm bằng cách nhẹ nhàng áp 2 cửa lồng, rồi nhẹ nhàng & từ từ hé áo lồng nuôi phía cửa, tiếp tục từ từ kéo cửa lồng nuôi. Nếu chim nhảy loạn không qua lồng tắm thì phải chờ chim bớt hoảng mới tìm cách cho qua lồng tắm, toilavu thường dùng tay vỗ nhẹ vào lồng phía đối diện với cửa lồng (vỗ vào lưng lồng), chim nghe động sẽ tìm cách tránh và sẽ tìm được đường qua lồng tắm, đừng vỗ quá mạnh sẽ làm chim nhảy loạn xạ sẽ khó sang lồng. Khi chim đã sang lồng tắm, ngay lập tức đóng cửa lồng nuôi, rồi đóng cửa lồng tắm cận thận rồi mới nhất lồng nuôi ra chỗ khác để vệ sinh lồng. Phải làm vệ sinh lồng ở xa khu vực lồng tắm, tốt nhất là không để chim nhìn thấy thấp thoáng bóng người & tiếng động. Khi vệ sinh lồng xong, chờ khoảng 15 phút nếu chim không tắm thì cho chim sang lồng nuôi trở lại. Không ép chim tắm vì bất kỳ lý do gì.
Bước chuẩn bị: Trước khi mua hoặc chuyển chim bổi về:
- Cám cò 28A: Nửa ký
- Cám gạo trứng: 2 lạng gạo tấm rang + 1 lòng đỏ trứng gà hoặc vịt
- Trộn gạo tấm đã vào trứng chung với cám cò theo tỷ lệ 1:1. Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê xay vỡ nhỏ nhưng không quá nhiễm để chim ăn dễ tiêu hoá và ít vãi ra ngoài cóng
- 4 cóng: 2 cóng nước, 1 cóng cám, 1 cóng dự phòng để bỏ sâu tươi.
- Lồng nuôi chim phải có áo lồng chùm kín, đặc biệt không được lọt ánh sáng trên phía trên nóc lồng, cầu cho hoạ mi đứng nên có đường kính cỡ 1,5cm. Cho vào lồng 2 cóng nước. Một cóng cám, đổ cám đã làm ở bước trên vào khoảng 2/3 cóng.
- Lồng tắm + vải che lồng tắm.
- Mồi tươi: Dế hoặc cào cào hoặc sâu tươi
- Nơi treo lồng: Xem cách chọn nơi treo lồng ở phần trên
Tuần thứ nhất: Tiêu chí của thời gian này là chim phải sống khoẻ
- Ngay khi đem chim về nhà, chùm kín áo lồng treo vào nơi đã chuẩn bị sẵn ở bước trên
- Mồi tươi: Cho ăn dế hoặc cào cào vào buổi sáng, buổi trưa & buổi chiều. Quan sát nếu không ăn cào cào, dế và cũng không ăn cám thì khả năng chim sống rất thấp, ngay lập tức phải tìm mua cho được sâu tươi, rồi bỏ sâu cóng đã chuẩn bị sẵn lồng. Mục đích lúc này là chim phải ăn để sống nên loại thức ăn nào chim chịu ăn là được. Mồi tươi cho ăn mỗi lần khoảng 5 con, cào cào hay dế nên lựa con non chưa có cánh, khi cắt chân dế & cào cào, phải để lại 2 chân trước để cào cào và dế còn ngọ ngoạy sẽ dễ dàng kích thích chim ăn. Nếu dư mồi tươi thì giảm bớt sao cho không để dư mồi trong lồng, quan sát xem chim có ăn cám không, nếu không ăn cám thì tăng lượng mồi tươi sao cho chim ăn không dư là được.
- Thay nước mỗi ngày bằng cách mở áo lồng phía cóng nước sao cho vừa đủ để thay nước, thay nước bằng cách dùng bình hút hết nước bẩn ra, sau đó bơm nước sạch vào và hút ra lại một lần nữa rồi mới bơm nước sạch vào
- Nếu muốn vệ sinh lồng & cho chim tắm: Xem phần tắm chim ở phần trên.
Tuần thứ hai: Tiêu chí của thời gian này là chim phải dần thích ứng với môi trường sống mới
- Vẫn thay nước mỗi ngày theo cách trên
- Mỗi buổi sáng mở hé áo lồng ra ở chỗ ngay cóng cám, khoảng rộng ngang chỉ 4 hoặc 5 khe nan, khoảng rộng cao là giữa 2 vanh lồng có cóng cám. Hướng phần hé mở ra phía có người qua lại hoặc có ánh sáng và phải là hướng khi bạn tiếp cận lồng chim, bạn sẽ tiến đến lồng chim chính diện từ hướng đó.
- Cho cám khoảng ¼ cóng (cho lượng cám sao cho chim ăn tối đa 2 ngày là hết sạch cám), lương cào cào hoặc dế lúc này sẽ cho ăn mỗi lần tối đa 5 con & tối đa 3 lần, khi cho ăn bỏ vào cóng, do đã biết lượng mồi tươi chim ăn vừa đủ ở tuần đầu, nên tuần 2 sẽ không thể dư mồi tươi trong cóng cám và lượng cám cũng không quá nhiều & chỉ 2 ngày là hết cám nên sẽ không bị hỏng cám gây bệnh cho chim.
- Khoảng 5g chiều phải phủ kín áo lồng lại.
- Vệ sinh lồng & cho chim tắm như bước trên & đừng bao giờ ép chim tắm.
- Phải dời lồng đến chỗ khác: Làm lại từ bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất.
Tuần thứ ba trở đi: Tiêu chí của thời gian này là chim phải thích ứng tốt với môi trường sống hiện tại
Chăm sóc như tuần thứ hai, chỉ mở lớn hơn áo lồng “khi và chỉ khi” chim không quá hoảng loạn khi thấy bóng người từ xa và phải đứng im khi không có bóng người. Khi mở dần áo lồng, bạn nên mở theo 2 bên của cầu đậu, không mở theo hướng 2 bên cửa như thường thấy ở những lồng chim đã thuần, việc tránh được bệnh ngoái ngửa & lộn mèo. Không có con chim nào không tắm, cũng như không có con chim nào không hót, vì vậy toilavu khuyên bạn không nên ép chim tắm, sẽ là lợi bất cập hại, một khi chim đã sợ tắm thì còn tệ hại hơi nhiều. Bạn cứ kiên nhẫn, một ngày nào đó nó sẽ tắm & sẽ hót nếu bạn có đủ kiên nhẫn. Quá trình mở thêm áo lồng phải kiên nhẫn, tránh tuyệt đối việc làm chim hoảng sợ. Khi mở thêm áo lồng chim, nên mở khi người nuôi chim có ở nhà, để quan sát thái độ của chim & phòng tránh các tác nhân như người tiếp cận gần, chó mèo, hay các hoạt động của người như đùa giỡn, nhảy múa, quét dọn,… gần lồng chim, khi gặp trường hợp này, ngay lập tức chùm kín áo lồng lại. Nếu phải di dời lồng chim đến nơi khác, toilavu khuyên bạn nên làm lại bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất. Thông thường sau một thời gian nuôi, chim hoạ mi bổi sẽ hồi phục sức khoẻ & quen dần với môi trường sống mới, biểu hiện đầu tiên đó là sẽ tắm, sau đó sẽ hót nhỏ trong lồng, rồi dần dần hót lớn theo thời gian & sức khoẻ cũng như sự thích ứng môi trường sống của nó.
Một này nào đó chú chim hoạ mi của bạn bắt đầu hót gió, rồi hót một vài tiếng lớn (hót sổng) nhưng không buông hết giọng mà thường hét lên rồi tắt ngang, lúc này bạn nên tìm mượn một con mái thuộc từ người chơi trong vùng, hoặc ra tiệm đặt tiền thuê 1 con mái thuộc về khoảng 3 ngày, nơi bán chim cho bạn thường sẽ chiều lòng khách cho bạn thuê hoặc mượn chim mái.
Cách dụng mái: Khi đã mượn được hoạ mi mái, bạn phải tuyệt đối không cho trống thấy mặt quá 2 phút mỗi lần & không quá 3 lần mỗi ngày. Ngày đầu đem mái về, bạn để con mái ở xa khoảng 5m, lâu lâu con mái sẽ xuỳ & con trống của bạn sẽ bị tiếng gọi tình thôi thúc, nó sẽ hót đáp trả lời con mái, và một khi say mê, nó sẽ quên sợ và hót lớn, sổ giọng, thái độ sẽ hưng phấn và giảm mọi nỗi sợ hãi đi nhiều, ngày thứ hai, bạn cho mái đến gần hơn chút, khoảng 2 đến 3 mét, lúc đó con trống sẽ hưng phần hơn, sẽ bị con mái kích thích hơn, sẽ hót nhiều hơn. Ngày thứ ba, bạn để con mái thật gần lồng mỗi lần khoảng 15 phút, sau đó lại đem ra xa khoản 3 hay 5 mét, sự kích thích sẽ lên đến đỉnh điểm, con trống của bạn sẽ hung hăn & sẽ hót để thể hiện bản lĩnh của nó. Sau đó bạn trả con mái cho người ta, con trống sẽ hót tìm mái và sẽ quen với việc hót mà không sợ nữa.
Khi bạn muốn chuyển ra treo trước nhà để thưởng thức giọng hót mỗi sáng, bạn nên lập lại như tuần thứ 2, nghĩa là phải từng bước để con chim làm quen với chỗ mới, để chim không bị hoảng, và tốt nhất nên kèm theo con mái. Thời gian treo ra bên ngoài không quá 2 tiếng mỗi ngày & bạn nên chuyển chim vào trong nhà để phòng trộm & các tác nhân làm chết chim như mèo, chuột,… hoặc các tác nhân làm chim bị hoảng sợ.
Nếu bạn chơi hoạ mi chọi, khi chim đã bung được nửa áo lồng, bạn nên thay đổi một chút là không mở áo lồng dọc từ trên xuống, mà mở theo hình V ngược, mở hướng ra hai bên cửa, khi cho ăn mồi tươi thì cho ăn tại cửa lồng, việc này tập cho con chim không ngại khi xuống cửa & tập cho nó bản năng giữ lãnh thổ là nguồn thực phẩm của nó, khi có chim lạ đến gần cửa, nó sẽ ra oai để giữ lãnh địa là vùng cửa lồng & thái độ hiếu chiến sẽ rất cao. Việc bắt đầu cho hoạ mi chiến làm quen với bàn chiến & cửa công, toilavu sẽ viết vào phần sau. Toilavu mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để tài liệu được chỉnh sửa lại tốt hơn cho các bạn mới chơi hoạ mi tham khảo.