Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

tansuphi

Thành Viên
Tham gia
18 Tháng mười 2010
Bài viết
431
Điểm tương tác
1
Điểm
18
Dưới đây là những kinh nghiệm rất quý về Họa my do tác bác kubi86 đã sưu tầm của nhiều tác giả và tổng hợp lại. Tôi đã vô tình tìm được trên mạng xin pots lại để anh em cùng tham khảo nhé.

- Kinh nghiệm của bác bình lạng sơn.
Cách Chọn Họa My -Phân biệt đưc cai:
Đây là việc rất khó,người TQ có câu " Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo" tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu(không biết đâu là đực cái)Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất (Ngươi đi bẫy,người chuyên thu gom để giao buôn ,ngươi chuyên bán lẻ họa my...)cũng chỉ chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)
Họa my cái có những đặc điểm sau:về hình thể thì nhỏ ,thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn(được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực),mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt (do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn),đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.
Họa my đực có hình thể to hơn ,nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái ,sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái.Những vệt đen toàn thân thẫm hơncon cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau(con cái thì không chạm) đuôi con đực dài ,nặng,chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn.đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái,
Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó,bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái luc đó để mà so sánh,cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều ,so sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này,thế nhé.
. Mõi ngày tôi chi viết được một tý thế này thôi mong các bạn đừng sốt ruột ,già rôi cái gì cũng như rua là vậy.

ọa my mộc là chim mới bẫy về ,đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng,phần lớn đã hót nhưng còn rất dát,người đến gần nhảy loạn xạ,thúc vỡ cả trán,máu mê toe toét,vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.
Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu xem có cửa hàng chuyên bán họa my nào không.Một cửa hàng được gọi là " Chuyên My " thì ít nhất số lương my cũng phải chiếm 60-70% số chim trong cửa hàng(Chi ít cũng phải có khoảng 20-30 my mộc).Cửa hàng phải có những hộc chuyên dùng để nhốt chim mộc,có thể nhấc rời từng hộc thì bạn mới có điều kiện quan sát được kỹ càng mà không sợ chim vỡ đầu.Rất tiếc là gần như rất ít cửa hàng chim chú ý chuyện này
Đầu tiên bạn cần phải nghe được tiếng hót đã,người bán thường có còi chùy mái,nếu chim siêng hót thì nhát định sau vài lần còi chùy mái nó phải hót ,mặc dù hót rất ngắn,bạn phải tập trung nghe và quan sát xem con nào hót,nên ngồi im để xác định 2-3 con hót rồi bạn hãy đến gần để chọn hình dạng của nó(Bạn nhớ rằng nghe được tiếng hót rồi là có 60-70% cơ sở để mua rồi)bạn nhìn kỹ móng xem có đủ không(,nếu bị gãy thì thôi) tiếp đến xem trán nếu sứt to,đóng vảy hoạc rớm máu,thì cũng thôi,(vì loại này rất dát khó thuần)Tiếp đến bạn nhìn kỹ đầu chim,đầu nhỏ thuôn đều về phía mỏ,gốc mỏ dưới mỏng(so sánh ngay với con bên cạnh) râu to vừa phải trông như râu chim mái,thân dài ,đuôi dài,nặng hơi cụp xuống ,chân cao,lông đùi che phủ kín khuỷu chân,mắt tốt nhất là có màu đỗ xanh ,lông my có màu hơi xám và nhỏ.Nếu bạn chọn được con chim có những tiêu chuẩn trên bạn sẽ thấy nó rất mau thuần,hót nhiếu,có điệu nhảy rất khoan thai nhẹ nhàng. trông rất đẹp mắt .Khi thay lông xong vẻ đẹp của nó càng tăng lên bội phần,nhưng nó không bao giờ chọi đâu vì những tiêu chuẩn trên là của chim hót đấy.
Bài sau tôi sẽ chia sẻ cách chọn my mộc chọi.

Trước khi vào phần tiếp theo tôi lại xin được bộc bạch đôi lời.Tôi không phải là nhà điểu học như bác GS VÕ Quý,cũng không phải là nhà nghiên cứu nghiêm túc như Bác Việt Chương .v.v,với những pho sách được nghiên cứu soạn thảo công phu,khiến cho rất nhiều người chơi chim(Trong đó có cả tôi)coi nó như kim chỉ nam của mình.Tôi chỉ là người thích chim đơn thuần vì vậy tôi không đi vào kiến thức tổng hợp (như phân bố,giải phẫu học,chủng loại v.v)mà chỉ để ý xem nó có đẹp không ,có hót không ,có chọi không,đực cái thế nào, nuôi thế nào cho tốt(vừa mất ít công,ít tiền mà chim vẫn khỏe...)và tôi muốn chia sẻ những cái đó,tất cả những bài(nếu có thể gọi là bài)tôi viêt đều có sẵn trong đầu,không được soạn thảo trước ,cứ khi nào hứng và có thời gian là gõ bừa,cộng với trình độ vi tính còn hết sức i tờ vì vậy ý tứ ,văn phạm lủng củng mâu thuãn mong các bạn hết sức thông cảm.
Tìm mua được và nuôi được một con HM môc trở thành chim chọi là ước mơ của rất nhiều người,nhất là các bạn trẻ.Nhưng tôi xin khuyến cáo là việc này rất gần với công việc của dã tràng đấy.Hầu hết các cao thủ đang sở hữu những chim HM ""Cái bang" đều không nuôi từ mộc đâu.
Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.
-Mắt:Mắt chim HM không giống mắt người,không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc,võng mạc,kết mạcv.v mà sẽ dùng những từ "nông dân" dễ hiểu thôi)mà chỉ có lòng "đen"(thực ra nó có nhiều màu).ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử,bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn.vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại,bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là"TẢY",có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh,màu nâu đen,màu cùi nhãn,các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT,vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi,sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông,TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ),chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi...)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng ,còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát.Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT,từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt,bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt.Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều),mắt "đầy"(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.
-ĐẦU:Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu,phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu,nga đầu...) .Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao,tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu,loại này thường có cái đầu to,nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.
-MAO(lông):Chọn lông tơi ,sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì)lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc) Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu,lông cánh dài,lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy,to,lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu"Xà đầu,Qui bối,dả tử bất thối"(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)
-CƯỚC(chân) bạn chọn cẳng chân to,các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu."đấm" to(chỗ phân ngón),ngón chân dài,móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.
Tôi lại xin phép dừng tạm đã....

Đang có hứng,tôi lại xin viết tiếp(à hôm kia tôi có viết 1 bài nội dung tương tự(ở mục chủ đề mới) nhưng mãi không thấy đăng tải,hôm nay viết xong bài này thì lại thấy bài kia cũng được đăng thế mới chết chứ)
Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con(công phu phạ đại lực=võ giỏi vẫn sợ to khỏe) .Các bộ phận phải cân đối hài hòa,dài thì cùng dài(ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản)."Ngũ" gồm:mỏ,cổ,thân,đuôi,chân.Mỏ thẳng ,cong ,,ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao ,nét,không bị lép vẹo,gốc mỏ to,dầy,đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt(vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe,trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy ,khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh).Thân nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng"(ống trúc)nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn.Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ,dài,thẳng) "côn giác my" (dài,cong dấu ngã).Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my...đều bỏ.Lông my nên chọn màu hơi xám,mịn.Chú ý:lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1,2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ")là không tốt.Loại này lúc choị lúc không,sáng hăng chiều sỉu,mất tiền như chơi.Phần sau tôi sẽ mách nước các bạn cách mua chim chọi thuộc.

Đính chính:vì sơ xuất tôi phiên âm sai từ"côn giác my" nay xin sửa là"câu loan my"(dài,cong,dấu ngã)...
Phần đầu tôi có nói các cao thủ không chịu nuôi chim mộc vì mặc dù có chọn được chim mộc hay thì cũng phải thuần dưỡng rất lâu chim mới quen hơn nữa trong quá trình thuần dưỡng, chim thường có những thay đổi (biến tướng)khiến cho chim xấu đi(không chọi,ít hót..mắt loãng dần..) do đó họ thường mua chim chọi thuộc.Thường có hai cách mua:
Một là mua chim sau khi xem chọi chim trong các kỳ chọi HỘI,chọi TAY ĐÔI,đây là cách mua hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất.Hiệu quả vì ta trực tiếp nhìn thấy các miếng đánhvà thể lực của chim,thời gian chim chịu đòn v.v. chim đã chọi thắng,hòa hay thua v.v.để có thể đưa ra giá mua chính xác,nhưng thường phải đấu giá với các cao thủ khác nên giá thường ngất ngưởng(dăm ba triệu tới chục triệu là thường)và bạn phải nắm được thông tin chọi ở đâu?bao giờ chọi?với những người mới chơi chuyện này cũng không dễ dàng gì.Mua chim kiểu này thì việc nhìn mắt và tướng mạo chim đươc đơn giản hóa đi rất nhiều.Chẳng có tiêu chuẩn gì bằng "tiêu chuẩn thực tế"cả.
Hai là phải bỏ công sức đi thăm hỏi,tìm kiếm chim ở những vùng nông thôn xa,hoặc ở ngay những người nuôi chim hót thông thường,thỉnh thoảng cũng có con rất sung mà người nuôi không biết.Mua chim trong các trường hợp này bạn cần lưu ý:Chim thường có biểu hiên khác thường như nhảy lên nhảy xuống,bám vào nan ***g ngó qua ngó lại vừa hót rất gắt,đanh,hễ nghe tiếng mái hay tiếng đực hót xa xa là các biểu hiện trên lại tái diễn.Mắt chim lúc này có cảm giác như bị mờ đi,đồng tử rất nhỏ,mắt chim dài và hơi lồi ra trông có cảm giác rất lỳ lợm.Nếu người nuôi có ý bán thì tốt nhất bạn nên đề nghị người bán cho "dí" thử,tức là cần có một con đực khác đặt cạnh sát ***g con này để xem biểu hiện của nó,nếu nó nhảy ngay xuống sàn hoặc nhảy bám vào nan ***g vừa búng cánh vừa hót réo rắt như muốn phá ***g lao sang đối phương thì bạn hay tiếp tục quan sát các tiêu chuẩn khác(lông,chân ,móng...)nếu đạt yêu cầu thì bạn chỉ còn việc ngã giá mà mua thôi
Mua kiểu này thì rất tốn công tốn sức và cả thời gian nữa nhưng giá cả dễ chịu hơn và cũng ăn chắc tới 90%.nhưng có cái khó là không sẵn có để mà mua,nhưng nếu bạn đam mê thì nhất định sẽ mua được.Đặc biệt lưu ý:chim con nuôi lên cũng hay có những biểu hiện và đặc điểm về mắt như vậy (già *** non hột)bạn cần có thời gian quan sát kỹ nếu thấy chim thỉnh thoảng nhảy xuống sàn nhặt phân hoặc thấy phân có dấu vết bị bới thì bỏ ngay ý định mua vì đó là dấu hiệu của chim con nuôi từ ổ lên đấy.

Sau khi đã chọn và mua đươc chim,người chơi chim sẽ trải qua một giai đoạn vừa vất vả vừa hồi hộp lại vừa sót ruột khi thấy chim cứ nhảy loạn cả lên,thỉnh thoảng mới nghe nó hót trộm ,muốn đến gần để ngắm nhưng lại lo nó sợ húc vỡ đầu vỡ trán v.v.vừa bực vừa thương mà chỉ biết thở dài chẳng biết đén bao giờ nó mới quen.Trước đây tôi cũng có cảm giác như vậy,bây giờ thì cảm giác này không còn nữa thay vào đó là sự tự tin,thoải mái.
Để thuàn phục một con vật(chim,chó,mèo vv)ta phải hiểu rằng con vật không có ý thức(không biết suy nghĩ,phân tích,so sánh..)tất cả hành động của nó đều hình thành do bản năng(phản xạ không điều kiện)và do bị ức chế lặp đi lặp lại nhiều lần(phản xạ có điều kiện)mà thành.Ví dụ dạy con chó làm toán người ta dạy nó sủa bằng cách cầm viên thức ăn giơ lên nhiều lần trước mõm nó,mãi không được ăn nó sẽ sủa,cứ mổi lần nó sủa vài tiếng người ta lại đút tay cầm thức ăn vào túi quần rồi lại rút ra tay vẫn cầm vien thức ăn đưa cho nó ăn(lúc này nó không sủa nữa)đọng tác này cứ lặp lại nhiều lần,con chó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và người dạy chỉ việc đếm số tiếng sủa khớp với phép tính để ra hiệu cho nó dừng sủa,người xem cứ tưởng chó biết tính thật.Lan man mãi đã 11h đêm rồi, xin khất mai nhé

Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi.
Trước tiên bạn nên có 2 cái ***g:1 ***g chiến(56 nan) 1 ***g "lưu điểu"(48 nan)còn gọi là ***g mái,cả hai đều có áo ***g.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt)
THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố...còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái...).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi "lùn"mà ) .
Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào ***g chiến bạn kéo kín áo ***g,***g chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần ***g quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu thang.sau khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa ***g ra ngoài,từ từ kéo áo ***g hở vừa hết cửa ***g là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa ***g để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo ***g rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc ***g ra ngoài ,kéo kín áo ***g lphía trước rồi kéo áo ***g phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui ...)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn ,thôi xin tạm dừng đã

Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo ***g,không nên vạch áo ***g dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ.
Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta" rút viên thức ăn trong túi ra ",có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu qui.Thay vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây.
Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào ***g mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con (nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2m, ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa.Chú ý:CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA,chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ.Thôi lại xin phép đây

Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt ***g ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo ***gche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cửa lồng(vì chổ này hở) nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến (vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên) nênchim ít lao hơn (dại gì lao vè phía người) Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa (người Tàu nói HM là "Độc cứ tranh hùng điểu" ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn, 3 là bảo vệ mái. Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình, ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng "chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó" (phản xạ có điều kiện) vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ thức ăn của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang 40-50 ngày) Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đầu chuyển sang bước 3 (lưu điểu) tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng mái lên, mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra, sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi với môi trường thành phố dần dần (Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc (khoảng 1 tiếng ) rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,.....

Với cách nuôi dạy như trên chỉ sau 80-90 ngày bạn đã có thể có trong tay một chú chim tuy chưa gọi là thuộc nhưng chắc chắn là không sợ người,hót chuyện nhiều, hễ nghe tiếng mái hoặc tiếng hót của my đực xa xa là hót sổng ngay,khi cần thưởng thức tiếng hót của nó (ban ngày) vào bất kỳ lúc nào bạn chỉ việc đem lồng ra ngoài chỗ thoáng đãng,vạch áo lồng ra chắc chắn chỉ sau ít phút nó sẽ tặng bạn một ca khúc mà chỉ có HM mới phô diễn được.Nhưng chỉ nên cho hót khoảng 20-30 phút thôi,bạn kéo áo lồng che bớt để chim ngừng hót,có thể để chim ở ngoài trời 1-2 tiếng rồi lại đem vào để trong nhà (có thể để ở góc nhà hoặc treo trên tường, luôn quây áo lồng kín 3/4 lồng.)Tuyệt đối không được treo chim ở ngoài hiên,ngoài vườn suốt cả ngày,không được cho chim ăn quá nhiều mồi, không được áp mái liên tục cả ngày. Nếu bạn không làm tốt những việc này chim hót sẽ hót ít dần ,chim chọi sẽ giảm hẳn tính háu chiến đấy.Lúc này nếu thấy chim có lửa bạn có thể chọi thử 1-2 phút (nếu nó dám chọi) rồi tách ra,không nên vội vàng chọi thật dễ làm hỏng chim,uổng công chăm sóc bấy lâu. Chim chọi tốt nhất là phải trải qua ít nhất 1 mùa thay lông trong lồng (khoảng 12 tháng) Thời gian đỉnh nhất đối với chim chọi là 2 năm (từ năm thứ 2 đến năm 4 lồng).
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi về nuôi dạy chim mộc mà tôi có được nhờ học hỏi của các anh em, xin được cùng chia sẻ cùng các bạn mới chơi hoặc sắp chơi (không dám qua mặt các đại ca đâu).Có gì còn thiếu xin các bạn bổ xung,cái gì sai xin sửa hộ nhé.


THUẬT NGỮ NGHỀ CHƠI HỌA MI
Lịch sử chơi chim đã có từ rất lâu, đặc biệt là Hoạ Mi. Trong quá trình chơi, dân chơi HM đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ, tiếng lóng để chỉ vật dụng nuôi, để nhận định đánh giá trạng thái, chất lượng, khả năng,hình thái... Từng chi tiết từng bộ phận của con HM ,v.v và v.v.

Nhiều người có tuổi nghề kha khá rồi nhưng cũng không thể biết và hiểu được hết huống hồ anh em mới chơi thì cứ như vịt nghe sấm là cái chắc. Vì vậy tôi mở chủ đề này mong anh em có tay nghề xúm vào cùng chia sẻ vừa để giúp AE mới chơi vừa để thống nhất cách nhìn nhận với nhau. Gọi là từ điển nhưng chỉ nhằm giải thích ý nghĩa là chủ yếu, còn việc sắp xếp theo vần A,B,C thì không cần thiết, tôi xin mở màn đây.(xin nói về lồng trước).

- lồng phóng:
Dùng để tập thể lực cho HM chọi nên có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đén60cm cao từ 1,2m đến 1,5 m.

- Lồng chiến:
Đây là lồng nuôi HM đực để chọi nhau (đá nhau) được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 40cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm (chân thường cao 15-16cm). Lồng chiến là lồng được chú trọng nhất, được thửa rất công phu, đặc biệt là sàn lồng và cửa lồng. Trên sàn có bàn chiến.

- Bàn chiến:
Là một bộ phận cùa sàn lồng, tiếp giáp với cửa lồng, có hình bán nguyệt, chỗ rộng nhất khoảng 10-11cm, trên mặt bàn chiến người ta đóng những thanh tre song song để tạo chỗ cho chim tì chân, đuôi để lấy thế chọi nhau, cũng có loại bàn chiến rời, khi chọi mới lắp vào, thường được làm bằng gỗ thông trắng (cùa TQ), khi lắp vào loại bàn chiến này thường có độ dốc khoảng 5 độ, sau cao trước thấp, thay cho những thanh đóng người ta khoét thủng thành những rãnh.

- Cửa chiến: Đây là loại cửa lồng trước đây chỉ dành riêng cho lồng My chiến, nhưng sau này người ta lắp cả vào lồng phóng và lồng mái nữa (vì trông đẹp hơn và đỡ sổng chim khi sang lồng), Cửa lồng chiến thường rộng bằng chiều rộng của 6 nan lồng (khoảng 12-13cm) có chiều cao bằng 4 vanh lồng (khoảng 25cm) kích thước này tuy chưa được tiêu chuẩn hoá nhưng nói chung khi làm ***g chiến không ai làm quá khổ cả vì nó liên quan đến kích thước Trung sa (khung chọi). Vì là cửa để chim chọi nhau nên "cánh cửa" phải tháo bỏ ra được (chỉ còn lại khung cửa) để chim không bị vướng khi chọi. Khung cửa ngang trên và dưới được làm thò hẳn ra ngoài chu vi ***g, Toàn bộ "cánh cửa"được giữ chặt bởi hai then cài xuyên qua khung ngang trên dưới và một khung rời có khoá cài. (phần này chắc phài có ảnh mới hiểu được)

- Cầu đậu:
Tôi chỉ nói qua về cầu gạo thôi, Thực ra nó không phải là cành gạo như ta tưởng, tiếng Tày Nùng gọi cây này là: Kiều nộc có nghỉa là cầu chim. thuộc họ thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m, thường thấy mọc tại các khu vực đất cằn ven đồi (đất càng cằn cỗi càng có hy vọng tìm được cầu đẹp) có tán lá rất giống cây Hoa hoè, rất dễ nhận từ xa. Các cụ cho rằng chim đậu cầu này có tác dụng luyện da chân chim dày dạn, ít bệnh tật....
...

Ngoài hai loại lồng trên cón có lồng mái, lồng mồi.

- Lồng mái: thường có đường kính đáy khoảng 35cm,cao khoảng 40cm,dùng để nhốt mái HM nhằm thúc my đực chọi.

- Lồng mồi: có kích thước nhỏ nhất nhưng được làm chắc chắn, nan, vanh đều to, trước khi dùng thường đươc hun khói và bôi nhựa lá cây (sát lá rừng vào nan lồng nhiều lần) làm cho lồng có mùi và màu giống tự nhiên. Đây là lồng đựng chim mồi để bẫy chim rừng, có đường kính đáy khoảng 25cm, cao khoảng 30cm.

Trước đây các Cụ còn có lồng LƯU ĐIỂU to hơn lồng mái một chút (lồng mái có 48 nan, lồng lưu điểu 52 nan, lồng chiến 56 nan, lồng phóng từ 64 nan trở lên) đường kính đáy lồng khoàng 37cm cao 40cm, dùng để xách chim đi chơi (đi dượt) bây giờ thấy ít người dùng.

Lại tiếp tục tự biên tự diễn đây.

- lồng Vác: Đây là từ chỉ các loại lồng do những người ở làng Vác, xã Nhân hoà, huyện Thanh oai, Hà tây (nay là HN) sản xuất, mới đầu nó chỉ mang tính chất nông phẩm phụ, khi xong việc đồng áng, nhưng hiện nay nhiều nhà ở đây đã bán hoặc cho thuê ruộng, bỏ hẳn việc làm ruộng để chuyên tâm làm lồng. lồng Vác đã có mặt hầu khắp các tỉnh Bắc bộ và đã có chỗ đứng trong giới chơi chim, do giá cả hợp lý và hình thức ngày một mỹ thuật, thiếu sót của lồng Vác là những người làm lồng đều không chơi chim nên lồng thiếu tính thực dụng, không sáng tạo và nghiêm trọng nhất là tính giả dối về chất lượng còn khá phổ biến.

- Lồng Thổ:
Đây là từ chỉ những chiếc lồng do những người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía bắc chế tác,chủ yếu là lồng MY, ngoài ra cũng có một số ít lồng gáy và đa đa. Do chỉ được làm khi có nhu cầu sử dụng của bản thân, nên số lượng rất ít. Quy trình chế tác, vật liệu, kích cỡ, hình dáng...rất đa dạng. Đồ nghề nhiều khi rất đơn giản, chỉ có con dao và cái dùi sắt nung lửa để dùi lỗ vanh, vì vậy phần lớn trông cục mịch, thô , nhưng rất thật, rất hữu dụng và đầy ắp tính văn hoá bán địa. Hiện nay cũng đã xuất hiện một vài nơi (Vân an, Chiến thắng...ở LS) bà con dân tộc ít người cũng đã bắt đầu sản xuất lồng trong thời gian nông nhàn, đem ra chợ phiên tại TP LS để bán, những chiếc lồng này đã bị thương phẩm hoá nên tính văn hoá và chất lượng đã giảm nhiều.
- Cóng (coóng):
Là vật dụng dùng để dựng thức ăn và nước cho chim, trước đây thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng (hiện nay cũng có 1-2 cửa hàng ở HN bán bán loại này). Bây giờ người ta "cải lùi" làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ.

- Trung sa (khung chọi):
Khi chọi chim người ta áp hai cửa lồng vào nhau, để chim chọi nhau qua những song cửa , nhưng vì cửa lồng của mỗi người khác nhau, song cửa cũng to nhỏ không đều nên thường gây ra những vấn đề không thống nhất vì vậy người ta nghĩ ra cái TRUNG SA. (TRUNG=ở giữa, SA=là cái mành hay cái chấn song cửa sổ). Trung sa thường được làm bằng gỗ, có chiều rộng mép trong khoảng 8,5cm, chiều cao khoảng 40cm, có hai thanh chấn song tre (có đk khoảng 0,5cm) ngăn trung sa ra làm 3 khoảng cách bằng nhau (khoảng 2,6cm) chim có thể thò đầu sang để chọi nhau, nhưng không thể chui hẳn sang (thông ***g), chọi qua trung sa xem hơi tức mắt (vì vướng nhiều thứ) nhưng giữ được chim chơi lâu dài.

- CHỌI HỘI: Trước đây nhân các ngày hội dân gian ở miền núi như Hội ***g tồng, Hội đầu pháo... và các Tiết âm lịch, các Cụ thường tụ tập dăm mười người đem chim ra chọi chơi rồi cùng nhau ăn uống, khen chê v.v chủ yếu để vui và tập dượt nên mới gọi là chọi hội. Còn bây giờ do nhu cầu của người chơi và do thông tin đã phát triển nên người ta có thể tổ chức chọi hội bất cứ ngày nào nếu thấy cần thiết.

Chọi hội thường được một Tổ chức nào đó đứng ra bao thầu (thường là Hội SVC của nơi sở tại diễn ra chọi hội). Quy mô cũng rất đa dạng, có thể chỉ diễn ra trong 1 xã, 1 huyện, nhưng cũng có thể cả tỉnh và liên tỉnh, số lượng có thể lên đến 70-80 đôi chim. Người tham gia chỉ việc mang chim đến địa điểm quy định, đăng ký và nộp Tiền đầu ***g (khoảng 50nghìn/con). Quy tắc chọi hội là CHỌI VÒNG TRÒN, LOẠI TRỰC TIẾP, con chọi thắng cứ tiếp tục chọi cho tới lúc thua hoặc chủ chim cảm thấy chim của mình đã đủ điểm nhận giải hoặc đơn thuần là để giữ chim thì có thể xin thôi chọi.

Cách tính điểm là bằng phút, mỗi phút người ta quy định là 100 điểm để tiện cho việc cộng dồn vì nhiều con chọi chưa đến 1 phút đã thua, con thắng sẽ được cộng dồn số lẻ này. Cơ cấu giải gồm :1,2,3 và Điện quân, kèm theo cờ và chút tiền thưởng gọi là có (thường chỉ là vài trăm nghìn).

Ý nghĩa của chọi hội vẫn như xưa (để vui, để đánh giá chất lượng thực tế chim). Nhưng bên trong còn có những giao kèo CHỌI TAY ĐÔI của những cao thủ ***g ghép vào, nên không khí chọi hội bây giờ cũng căng không kém gì, và sau khi mãn cuộc thường là những cuộc ngã giá - một cơ hội tốt cho những người chuyên gột chim chọi.
- CHỌI TAY ĐÔI: Đây là hình thức chọi giữa 2 con chim của hai chủ chim với nhau (không phụ thuộc Ban bệ nào cả) nó được hình thành trên cơ sở lời mời đầy tính thách thức. Có thể nói CHỌI TAY ĐÔI là SỨC SỐNG TINH THẦN, là ĐỘNG CƠ CHÍNH để nghề chơi chim HM liên tục phát triển rộng rãi và sâu. Thiếu những Cao thủ chơi chim HM chọi và thiếu Chọi tay đôi thì con HM cũng chỉ được "quý" như con ... Yến phụng là cùng (mà chưa chắc vì HM màu sắc kém lắm).

Mỗi một cuộc chọi tay đôi diễn ra là một cuộc đấu trí, một cuộc trảỉ nghiệm tay nghề và danh dự không những của một con người mà còn là cả một môn phái, một địa danh nào đó nên thường được cân nhắc tính toán rất kĩ, chim phải bảo đảm ở giai đoạn căng lửa nhất vì vậy các trận tay đôi thường rất ác chiến, xem rất đã mắt. Không khí trận mạc lại được hâm nóng thêm bởi những khoản cá cược đi kèm, có trận lên đến vài chục tr...bởi thế nên đã dính vào nghề này rồi là khó cai lắm.

Để đảm bảo công bằng địa điểm chọi thường được chọn ở nơi trung gian cho cả hai phía để không ai lợi sân nhà cả, nên thường phải mang chim đi xa có khi hàng 100km, vất vả khó khăn là thế nhưng nó luôn là ước mơ của bất cứ ai "không may" nghiện nó.
Cũng có những cuộc chọi tay đôi "ăn liền", như gặp nhau tại chọi hội, gặp nhau khi đi dợt.. nhưng thường chóng vánh và thiệt hại chiến tranh không đáng kể.

- BÁM LỒNG: Khi con HM đã đủ lửa, chỉ cần nghe thoáng xa có tiếng con khác, nó lập tức nhảy lên bám vào nan và vanh ***g, thò cả mỏ ra ngoài, ngó nghiêng cảnh giác và không ngừng hót sổng rất đanh, có con còn mổ sàn, mổ cửa ***g trông rất hung dữ.

- BÁM CỬA: Khi chọi nhau hai con thường nhảy sát về phía cửa ***g để tiếp cận đối phương, có con bám sát trung sa chọi tới lúc phân chia thắng bại gọi là đánh bám cửa, có con đứng xa cửa ***g chọn thời cơ mà đánh thì gọi là đánh khôn hoặc đánh xa.

- BẬT BÔNG: chim chưa đủ lửa mà đã đem đánh, không dám xuống cầu, cứ đậu trên cầu đuôi hất lên hất xuống liên tục gọi là Bật bông.

- XUỐNG CẦU: khi chọi nhau hai con chim đang đậu trên cầu ***g mình, vừa nhìn thấy chim đối phương là nhảy ngay xuống cửa ***g nghênh chiến động tác này gọi là xuống cầu.

- THÔNG LỒNG: Khi chọi chim HM nhiều trường hợp phân định thắng thua không rõ ràng vì người ta quy định nếu con A xuống cầu 3 lần (xuống cầu đợi đánh không tháy đối phương tiếp cận lại nhảy lên, rồi lại nhảy xuống đợi 3 lần mà con kia vẫn không xuống) thì con A sẽ được xử thắng. Nhưng có trường hợp con A xuống càu 2 lần vừa nhảy lên cầu thì con B lại xuống cầu, khi con A nhảy xuống thì con B lại nhảy lên cầu như vạy là phải đếm lại từ đầu, nếu không chịu xử hoà thì người ta bắt buộc phải bỏ trung sa cho đánh thông ***g hai con lao vao ***g của nhau đánh cho tới lúc một con thua hẳn. Cũng có trường hợp chim nhỏ nhưng căng nên khi chọi, lách luôn qua trung sa đánh đối phương ở sân đối phương luôn và thường thắng. Còn ở bên Tàu thì chỉ chọi thông ***g chứ không có kiều chọi qua trung sa như ta.
- KHÓA: Khi chọi nhau HM dùng chân túm chặt lấy đối phương, đè lên hoặc kéo đối phương về vể phía mình vừa gây thương tích cho đối phương lại vừa hạn chế những cú đánh của đối phương đồng thời tạo ra thời cơ tốt nhất để đánh trả đối hương một cách chính xác - động tác này gọi là Khóa. Miếng khóa càng trở nên nguy hiểm khi chọi qua trung sa vì hai chấn song trung sa sẽ tạo ra điểm tỳ khiến cho con bị khóa rất khó thoát ra được,chỉ còn cách giơ đầu mà chịu đòn, nhiều con HM rất hay nhưng lại thua chỉ vì miếng khóa.

- ĐÒN LAO: Đây là miếng đánh thường thấy ở những con HM có tướng "Ngũ đoản", đang đậu trên cầu, trọng tài chỉ vừa mở trung sa, thoáng thấy đối phương là lao vút như mũi tên thẳng vào cửa chiến nghe phập một cái, đòn này nguy hiểm cho cả hai vì nếu đánh trúng đối phương thì sẽ bị cú phủ đầu rất mạnh, dễ giật mình mà choáng còn nếu đối phương tránh được thì con lao sẽ đập hai bên mặt rất mạnh vào chấn song trung sa, rất dễ toét mặt (Vì vậy nếu bạn có con ngũ đoản thì mỗi lần áp thử bạn nhớ phải cho chúng thấy nhau từ xa).
- CHÓOC: Đây là tiếng kêu đặc trưng của HM (cả đực và cái) ở thời kỳ thiếu lửa, nếu để gần những con căng lửa thì tiếng kêu này càng nhiều và liên tục hơn (tiếng kêu tựa như: chóc chóc,chóc chóc ). HM đá mà có tiếng kêu này thì rất ít khi chịu đá (cũng có trường hợp ngoại lệ).

- XÙ ĐẦU: HM đá cũng có hiện tượng kỵ dơ/rơ nhau, có con đánh thắng nhiều con khác nhưng lại không dám đánh một con nào đấy, hễ cứ nhìn thấy là lông đầu dựng lên, cổ rụt lại, kêu chóc chóc liên tục, hiện tượng này gọi là xù đầu, hiện tượng xù đầu còn thường thấy ở chim mộc, chim non khi áp gần ***g chim thuộc, hoặc chim con nuôi lên khi chủ nhân đến gần chúng cũng dựng lông đàu lên chờ chù vuốt ve.
- GỌI LÊN: Khi chim đã bắt đầu có lửa hoặc chim căng lửa, chủ chim bặm môi rồi bật ra những âm thanh tựa như gà mẹ gọi gà con vậy, lập tức chim HM sẽ nhún lên nhún xuống miệng chim cũng phát ra những âm thanh tương tự sau đó là kềm theo vài tiếng hót nghe rất thách thức, hiện tượng này được gọi là GỌI LÊN.

- BÚNG CÁNH: HM thuộc hoặc dở khi áp ***g con đực vào sát con mái, cả hai con sẽ dương cánh lên, hai cánh rung, vẫy liên tục, nhanh, miệng đồng thời phát ra âm chéc, chéc. Quan sát chim lúc này thấy thần thái khác hẳn, phần lớn trông chim đẹp hẳn lên. HM đực trước khi lao vào nhau đấu đá cũng có động tác búng cánh nhưng chỉ thoáng qua. My bổi già rừng đang có lửa cũng có con búng cánh khi thấy mái.

- CHÙY, TE: Đây là từ để chỉ tiếng kêu của chim HM mái, người ta làm ra một loại còi để thổi bắt chước tiêng mái kêu, chiếc còi này cũng được gọi là cỏi chùy.

- HỘ ĐỰC: Khi chọi chim, người ta thường để hai con mái cạnh hai con đực, trong lúc con đực đánh nhau thì con mái cũng nhảy lên nhảy xuống miệng không ngừng phát ra những âm thúc giục, có con mái hăng còn chùy liên tục khiến con đực đá quên chết, động thái trên gọi là hộ đực.

- MY THUỘC: đây là chim HM đã đuợc nuôi trong ***g ít nhất 12 tháng, đã 2 lần thay lông trong ***g, tính cách, hình thể đã hoàn toàn ổn định (to, nhỏ, ngắn dài, chọi,hót, hoạt, định, đã rõ ràng) đã quen người,hoàn cảnh nuôi dốt, môi trường thành thị và có thể điều khiển cho hót theo ý chủ. (tất nhiên là chủ nuôi phải đúng phương pháp).

- MY CON NUÔI LÊN: đây là loại chim HM được bắt từ trong ổ, người nuôi phải đút mớm cho chim ăn hàng ngày như một một bà mẹ chim (có lẽ chim hm con cũng nghĩ như vậy). Cho tới lúc chúng tự biết ăn (khoảng 20 ngày) chúng cũng có những đặc tính như my thuộc, nhưng vì do người nuôi trong môi trường khác hẳn tự nhiên nên giọng hót có nhiều âm tạp và đặc biệt là tỷ lệ chùy mái khá cao (chim đực nhưng trước khi hót lại chùy vài tiếng rồi mới hót giọng đực). Ở ngoài bắc ít người nuôi nhưng trong nam thì nhiều người thích nuôi đặc biệt là các bác người Hoa và nuôi cực giỏi luôn.

- CHIM MỘC DỞ: đây là loại chim đã được nuôi trong ***g từ 3 tháng đến dưới 1 năm (đã một lần thay lông trong ***g hoặc chưa lần nào) đã tương đối quen người nhưng tính cách hình thái chư ổn định.

-CHIM MỘC(BỖI): Đây là chim mới bẫy được, còn dốt trong hộc nhỏ, đã biết ăn cám, gạo, nhưng còn rất nhát, khi mua về thả ra ***g to nếu không có phương pháp chúng sẽ sợ nhảy thúc vỡ cả mặt mũi và không giám hót. (chim rất hay mất móng trong thời kỳ này) tuy vậy nó vẫn được người chơi mua nhiều nhất vì một phần do giá rẻ một phần người nuôi cũng muốn thông qua việc nuôi dạy mà thu được kinh nghiêm, giết được thời gian nhàn rỗi, con chim sẽ có những phản xạ do mình áp đặt và cái cảm giác "CON CHIM CỦA TÔI" mới rõ ràng,tạo cho người chơi hưng phấn..
- CHIM GIÀ RỪNG(TQ gọi là LÃO MAO ĐIỂU hoặc QUÁ CHI TỬ): Đây là chim HM đã sống ít nhất 1,5 năm trong tự nhiên, đã 2 lần thay lông trở lên, bản năng hoang dã đã rõ ràng, đã có cứ địa, đã sinh con đẻ cái. Nhát người khó thuần nhưng ít bệnh tật, hót hay và hay chọi, những người chơi chim có kinh nghiệm luôn săn tìm mua loại này.

- CHIM NON (TỀ MAO ĐIỂU): Đây là chim đã sống trong tự nhiên từ 7 tháng tới 1 năm tuổi, đã thay lông 1 lần, tính hoang dã đã hình thành khá rõ, đã có cứ địa, nhưng chưa sinh đẻ lần nào, mẫu mã rất bắt mắt, chậm hót, nhưng tương đối dẽ thuần, ít khi thành chim chọi.

- CHIM TƠ (NGUYÊN MAO ĐIỂU): đây là chim mới có tuổi đởi tự nhiên từ 1 đến 5 tháng tuổi,mới rời tổ, vẫn sống theo đàn, đã tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ cho ăn và bảo vệ, chưa có lãnh địa, chưa thay lông. Dễ thuần, mau hót và cũng siêng hót,nhiều con dám đấu hót với cả chim thuộc. Rất khó trở thành chim chọi.

- CHIM CON(OA SỒ ĐIỂU): Đây là chim mới nở còn nằm trong tổ, chưa biết tự ăn, người nuôi phải đút cho ăn (thường là dưới 10 ngày tuổi) hay mắc bệnh (quăn lông, vẹo chân, lệch mỏ...) cần chăm sóc chu đáo, nhưng rất bạo, thuần và nếu biết cách có thể dạy được nhiều trò,hay hót .

- ỐP MÁI: Khi nuôi chim chọi người ta thường nuôi kèm 1 chim mái để kích thích chim đực nhằm duy trì bản năng bảo vệ mái (một trong những động cơ chính khiến HM chọi nhau). Bình thường người ta cách ly đực và cái chỉ có thể nghe tiếng mà không nhìn thấy nhau, cứ vài hôm mới cho chim cái và đực nhìn thấy nhau bằng cách để hai ***g sát nhau, vạch rộng áo ***g khoảng 1-2 tiếng cho chúng quấn quýt nhau cho tới khi càm thấy chúng đã trở lại bình thường người ta lại tách chúng ra,như thế gọi là ốp mái.

- CÔNG,Ủ: Khi nuôi chim chọi, mỗi người có một nghệ thuật riêng,có người cứ nuôi với một loại thức ăn đều đều khi cần là cứ thế chọi ngay (thực tế cũng nhiều người đánh giải theo kiểu này) nhưng phần lớn là khi sắp chọi một thời gian (khoảng 7-10 ngày) người ta cho ăn một loại thức ăn khác ngày thường với những công thức rất ít khi được tiết lộ làm cho chim hăng hẳn lên, kết hợp với việc phủ áo lồng,ốp mái đúng cách nhàm làm cho chim đạt điểm rơi tối đa, như vậy ta gọi là công chim.

- HÃM: Những người chơi theo lối công thì sau khi chọi xong, người ta lại chuyển chim sang chế độ ăn bình thường nhằm làm cho chim bớt sung dể giữ chim chơi dài dài, lúc này thường người ta cho ốp mái liên tục và thường xuyên mở rộng áo ***g,tắm nhiều...


- LÒI CẢO (hở gối): Phần đông lông đùi HM phủ kín đầu gối, nhưng có một số ít (khoảng 2-3%) đầu gối bị hở, không có lông che phủ, người ta gọi loại HM này là Lòi cảo. Phần lớn thuộc cỡ trung bình hoặc nhỏ, không trường không đoản, cẳng chân cao, móng dài. Loại này không dát bằng loại phương đầu nhưng có cái tật là nhảy nhiều nhưng biết tránh nên không vỡ đầu, gãy đuôi, nuôi 2 năm ***g nhưng hễ thấy gì khác biệt là cứ nhảy xoành xoạch trông rối cả mắt, nhưng được cái hay là hót nhiều và rất đanh. Không chọi nhưng cũng không xù đầu bao giờ.

- PHÁ VỸ (Sát mỷ): Ai mua phải con này thì thật là đen đủi vì thường giống này hót rất nhiều,cũng có con chọi nhưng không thể giữ nổi cái đuôi kể cả thay lông tự nhiên hoặc bạn nhổ lông gãy thúc mọc lông mới thì chỉ vừa nhú ra được một phần là lập tức lại bị gãy cụt, nguyên nhân là do nó không biết cách nhảy nên cứ mỗi lần nhảy lên bám vào nan ***g đuôi của nó cứ thò ra ngoài cọ vào nan làm đuôi cong như dấu hỏi ,được vài bữa là gãy sạch.

- HOA ĐẦU: Phía trên đỉnh đầu kéo dài hết gáy có những vân đen chạy dọc một cách rõ nét, to,lông đầu sáng trông loang lổ nổi bật giữ những vân đen thì gọi là Hoa đầu, thường to con, đẹp mã, hót nhiều, khi thuộc rồi thấy ngưòi hay búng cánh,chọi phập phù.

- VẢNG TÍNH (lộn cổ): lúc đậu trên cầu hoặc bám tren nan ***g thỉnh thoảng cứ ngửa cổ ra dằng sau thì gọi là vảng tính.

- CHỈ MỲ: Giữa phần lông my trắng bao quanh mắt (thường là my trên) có một đốm lông đen nhỏ như hạt vừng thì gọi là chỉ mỳ, có con bị một bên có con bị cả hai bên, theo kinh nghiệm thì giống này có lúc chọi rất hăng nhưng lại có khi không xuống cầu. Hót nhiều,thường rơi vào chim ngũ trường.
-HÓT SỢ (Khiếp khẩu):
Có thể nhiều người chưa nghe thấy và chưa biết Hót sợ là gì,trước khi vào giải nghĩa tôi xin nói rộng ra một chút-Người TQ phân tiếng hót HM ra làm 4 loại,đó là:


Khiếp khẩu (hót sợ)
Tiều bàn (hót Chuyện nhỏ )
Trung bàn (hót chuyện to ).
Đại khiếu (hót sổng)

Mấy thứ Hót chuyện và hót sổng mọi người biết cả rồi,bây giờ tôi xin giải nghỉa hót sợ.Có 2 kiểu hót sợ:


Khi mới bẫy được,bị bắt,bị nhốt trong hộp nhỏ, bị các âm thanh và hình ảnh của con người đe dọa liên tục, hoặc bị những con HM thuộc lấn át ,nhiều con họa my mộc không dám hót hoặc chỉ hót rất nhỏ, ngắn, nghe yếu ớt, vụng trộm kiểu hót này gọi là hót sợ.
Khi bị hết nước, hết thức ăn trong tình trạng nguy kịch (hết nước khoảng 6 giờ,hết thức ăn khoảng 10 giờ) Chim sẽ hót cách quãng liên tục,5-10 phút lại hót lặp lại 1 giai điệu trước, tiếng hót yếu, chậm, nghe ai oán, buồn, cũng được gọi là hót sợ (trong trường hợp hết thức ăn bạn chỉ việc cho thức ăn vào là xong,nhưng nếu là hết nước thì bạn phải hết sức cẩn trọng - nếu chim vẫn khỏe vẫn nhẩy nhót bình thường thì củng chỉ đổ nước vào là được ,nhưng nếu chim đã suy kiệt, không nhẩy lên bám cầu được,hoặc vẫn bám trên cầu nhưng không còn phản xạ nhanh nhạy thì bạn chỉ được phếp đổ vài giọt nước vào cóng,đợi chim uống hết mấy giọt này đợi 10 phút sau lại đổ vào vài giọt,sau 3 lần cho uống như vậy bạn dừng lại không đổ tiếp nữa,trong thời gian này bạn phải để chim ở cạnh bếp lửa hoặc dùng sì đầu sì chung quanh để giữ ấm cho chim ,nhớ không sì trực tiếp vào thân chim.Sau 30 phút nếu thấy chim tươi tỉnh lúc này bạn lại cho uống một chút nước,nhưng vẫn hạn chế không cho uống no,khi nào thấy chim nhảy nhót bình thường lúc đó mới đổ đầy nước vào cóng) nếu trong trường hợp chim yếu quá không tự uống được thì bạn lấy thìa mà bón từng giọt nhưng không được cầm chim trong tay chim sẽ đạp giãy và chết ngay và nhớ cũng phải bón cách quãng và sưởi ấm như trên.


-NGŨ TRƯỜNG, NGŨ ĐOẢN (5 dài,5 ngắn): Đây là cụm từ người TQ dùng để phân biệt giữa 2 loại thể hình của chin HM,người TQ căn cứ vào các bộ phận sâu để phân loại:


CHỦY(Mỏ)
MY (Lông my)
BỘT TỬ(Cổ)
THÂN ĐIỀU(Thân)
THOÁI(Đùi và cẳng).

Nếu 5 thứ trên mà đều dài thì gọi là Ngũ trường,nếu tất cả ngắn thì gọi là Ngũ đoản.(Thực ra trong thục tế còn một loai không dài cũng chẳng ngắn thì chẳng thấy sách nào gọi nó là gì cả ?).

Nói thêm một chút về Ngũ đoản ngũ trường-thường thì căn cứ như trên ,nhưng cũng có người thay tiêu chuẩn"my" bằng"vỹ",(có nghĩa là mỏ,cổ,thân,chân,đuôi).

-NHẤT NHÃN ,NHỊ MAO,TAM ĐẦU ,TỨ CƯỚC(cũng có người xếp NHẤT NHÃN,NHỊ ĐẦU ,TAM MAO ,TỨ CƯỚC). Đây là bốn tiêu chuẩn cơ bản để người ta chọn HM hay, nó xuất phát từ từ kinh nghiệm chọn chim của người TQ, khi sang VN nó cũng đôi phần được giản lược,nhưng cũng có nhiều cái vẫn giữ nguyên.

1,NHẤT NHÃN (Mắt là số một): Tại sao mắt lại được đặt lên hàng đầu? theo như các bậc tiền bối trong nghề thì chim cũng như người, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào mắt người ta có thể đánh giá được người đó (hoặc con chim đó) hiền hay ác, can đảm hay hèn nhát, tự tin hay nhu nhược, già hay trẻ,v.v.. vì vậy khi chọn chim đầu tiên người ta phải chọn mắt trước tiên (tất nhiên là đối với người có kinh nghiệm thôi, còn với ai mới vào nghề tôi sẽ mách nước sau). Khi đã ưng ý chất lượng của đôi mắt rồi thì có nghĩa là con HM đó đã được chấp nhận 70-80% rồi, các tiêu chuẩn còn lại chỉ còn là chuyện nhỏ.

Trước khi đi vào chi tiết tiêu chuẩn của mắt,tôi xin nói một chút về cấu tạo bên ngoài của mắt HM, Mắt HM không giống mắt người, bình thường mắt tương đối tròn, không có lòng trắng mà thay vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau như xanh lục (lục đậu), vàng thau (hoàng sa) v,v,. Ở giữa nền mắt là Đồng tử màu đen.
...Ngoài ra vể hình thái còn có: mắt lồi, mắt lép, mắt loãng, mắt chặt, mắt to, mắt méo, mắt chuột , mắt hở v.v...cứ rối cả lên. Vậy ta bắt đàu từ đâu?

Như trên tôi nói đến nhãn tảy(nền mắt) những người có thâm niên gột chim chọi bao giờ cũng bắt đầu bằng việc chọn nhãn tảy, trong nhãn tảy có một yếu tố đặc biệt quan trọng là SA TẢY, nhiều người đã hiểu nhầm chữ SA là CÁT nên dịch sa tảy là cát mắt, thực ra chữ SA này dịch đúng nghĩa phải là SỢI hoặc TIA, như vậy SA TẢY có nghĩa là TIA NỀN MẮT.

Bạn để chim ở chỗ có ánh sáng đầy đủ (không nên để dưới nắng) nhìn thẳng vào nền mắt của chim, bạn sẽ thấy những tia lốm đốm (không phải ánh sáng mà là những hạt vật chất dày đặc) từ xung quanh đồng tử tỏa ra bốn phía trên nền mắt, những tia này càng rõ càng to, càng dày thì càng tốt, nó chứng tỏ chim già rừng và đang có lửa.

Ngược lai nếu nền mắt trong veo một màu, không có tia hoặc tia nhỏ, mờ thì là chim non, hoặc chim hèn, không có lửa. Cũng có trường hợp những tia này mịn, nhưng dày đặc tạo thành một quầng bao quanh đồng tử một cách rõ ràng thì chim này cũng được, loại này thường sau khi nuôi một thời gian tia mắt sẽ rõ dần.Nếu bạn mới chơi thì nên tập nhìn tia mắt chim thuộc trước,hiểu rồi sẽ dễ dàng hơn khi chọn mắt chim mọc vì chúng nhảy loạn lên khó nhìn lắm.

Sau khi đã chọn được sa tảy (tia mắt hay vẫn được gọi là cát). Bạn chọn đến Đồng tử, chim thuộc có tuổi ***g từ 2-3 năm ***g thì thường đồng tử rất nhỏ chỉ to bằng hạt tấm. Chim mộc già rừng (2-3 năm rừng) đồng tử cũng nhỏ chỉ bằng hạt đỗ xanh, chim mộc non hoặc chim hèn thì đồng tử rất to, to tương đương hạt đậu tương, choán gần kín nền mắt. Như vậy chỉ nhìn vào đồng tử bạn cũng có thể có cơ sở đẻ nhận biết chim thuộc, chim mộc già và chim mộc non đấy(tất nhiên đó chỉ là một căn cứ thôi muốn chính xác thì cần phải có thêm nhiều căn cứ khác nữa).

Tiếp đến bạn bạn chọn hình thái của mắt,như trên tôi đã nói mắt chim bình thường có hình gần tròn (70% chim có dạng này) đó là những con chim non không đến 2 năm rừng, chim mộc già rừng thì mắt sẽ méo dần (mý trên cong ít , mý dưới cong nhiều) và dài, My thuộc 3-4 năm ***g thì hiện tượng méo mắt càng rõ, mý mắt trên như xụp xuống trông rất lỳ.
(bạn đừng nhầm lẫn mý mắt và lông my nhé). Nhìn từ phía trước lại bạn sẽ thấy có con hai mắt lép, hóp vào, nhưng có con mắt lồi ra-con mắt lép là non, kém; con mắt lồi là già ,tốt.

Về màu mắt thì trong d đ có ảnh minh họa của mười mấy loại mắt của TQ, nhìn vào cứ loạn cả lên, bạn nên chọn mắt màu lục đậu (vỏ đỗ xanh) màu nâu đen (có người gọi là màu nâu đỏ) màu vàng đất. Còn các màu vàng tươi, màu cùi nhãn.. cũng có con tốt nhưng ít được ngưòi sành chim chọn lựa. Lông my thường mọc kín sát đến mý mắt nhưng có con giữa mý mắt và lông my có một khoảng da không có lông my che phủ thì gọi là Mắt hở tức là không tốt.

Một con chim có đôi mắt méo, dài, tia mắt rõ, đồng tử nhỏ, mắt lồi ra và không hở thì được gọi là Mắt chặt hoặc Mắt đóng chặt là vậy,và nếu bạn chọn được một con chim có đặc điểm mắt như vậy thì tuyệt cú mèo đấy-80 đến 90% là chim chọi còn hót thì miễn bàn rồi.

2,NHỊ MAO: ( thứ hai là lông): Người ta cho rằng lông chim Họa my cần phải tơi,mỏng,mềm,mượt thì mới tốt.Chim có lông loại này sau khi nuôi được 2-3 năm ***g thì phần lông cổ,yếm và bụng thường hơi xoắn ,trông như từng rãnh từng hàng vậy,nhưng vẫn mượt.Lông đỉnh đầu phải mỏng,mịn,nằm sát da đầu,các vân màu đen phải rõ nhưng nhỏ chứ không to.Lông mỏ(râu)phải to,dài,ôm sát mỏ,chủ yếu những lông to phải hướng ra đằng trước và hơi chúc xuống.những con có râu mỏ ngắn,bé,hoặc mọc chĩa ra tứ phía thì không tốt.Chỗ mép mỏ có một nhúm lông thẫm màu(hai mép đều có) nhúm lông này càng thẫm,càng đen thì càng tốt -gọi là chim "mặt đen(con nào nhạt màu thì gọi là "mặt trắng"-không tốt).Lông đuôi không nhất thiết dài hay ngắn(vì còn tùy thuộc chim trường hay đoản)mà chủ yếu lông đuôi phải đều,dầy,khít,phần chót đuôi hơi vuông thì tốt hơn loại lượn tròn.Lông my có nhiều hình thái:

-Loan câu my(cong lên như dấu ngã)
-Tuyến my(thẳng,nhỏ như đừơng kẻ)
-Qua tử my(lông my chỉ viền xung quanh mắt,không có đoạn kéo dài ra phía sau,trông như hạt bí).
-Liên châu my(phần đuôi rời từng đoạn trông hư chuỗi ngọc).
-Lộc giác my(phần đuôi chia làm nhiều nhánh trông như sừng hươu)......

Trên thực tế về hình thái lông my thì không được thông nhất cho lắm vì vậy chỉ cần chọn lông my có màu hơi xám,mịn,cân đối là được.
3,TAM ĐẦU(thứ ba là đầu):

Đầu họa my có khá nhiều biến thái,người ta căn cứ vào những nét riêng mà chủ yếu là đường nét bên ngoài tương đương hoặc giống cái gì,con gì để đặt tên cho từng loại,thông thường có mấy loại như sau:

-Sà đầu (đầu rắn): Đầu chim tương đối to nhưng mỏng khi nhìn ngang,mắt đóng cao đường sống mỏ trên +trán+đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng.Nhìn đằng trước lại thì phần trán giữa hai mắt hơi lõm hoặc phẳng,hai mắt hơi lồi ra,đỉnh đầu nhỏ hơn nên trong cằm như bạnh ra(trông như hình thang cân).Nhìn từ tren xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ gần song song.

-Cáp giới đầu (đầu cắc kè): Đây là loại đầu rất hay lẫn với đầu rắn,chỉ khác biệt là khi nhìn từ trên xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ là hai đường chéo(như hai cạnh tam giác).Nhìn từ trước lại mắt không lồi.

-Phương đầu (Đầu vuông): Đầu thường to hơn những con bình thường,mỏ to.Nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang thì từ hai bên cổ đến sát đầu đến mỏ là hai đường song song.Mắt cũng không lồi ra rõ ràng,không đóng cao như đầu sà,nhưng thường cát to,rõ(chim già).nhiều người cứ thấy chim húc vỡ đầu cũng gọi là phương đầu(trông cũng vuông thật).

-Tiêm đầu (Đầu nhọn): Đầu này thường thấy ở chim ngũ trường,nhìn tổng thể chim rất đẹp,cân đối,nuôi hót thì miễn chê,dáng nhảy khoan thai,nhẹ nhàng,dễ quen người.nhìn ngang hoặc nhìn từ trên xuống thì từ cổ...đến sát mỏ là hai đường chéo kết hợp với mỏ thành một tam giác hẹp.

-Nga đầu (Đầu ngỗng): Cũng có người gọi là Đầu quả táo.có những nét gần giống Đầu vuông nhưng nhỏ hơn,nhìn ngang thì phần trán và đỉnh đầu vòng lên tròn như đầu ngỗng.

Cũng còn vài hình thái đầu nữa nhưng không thông dụng và thực tế việc phân biệt cũng không rõ ràng tôi cung xin không nêu nữa.

Ở Việt nam những người chơi chim HM sành điệu chỉ thích chọn chim đầu rắn và đầu vuông, tuy hơi khó thuần hóa nhưng trông tướng dữ dằn và thực tế thường hiếu chiến, còn ở TQ thì có sự phân phân biệt một chút, tuy cũng tập trung chơi hai loại đầu này nhưng người phương bắc(Thượng hải, Phúc kiến, Hồ nam, Hồ bắc, Sơn đông...hắt lên phía bắc ) chủ yếu chơi đầu vuông, (Quảng đông ,Quảng tây,Vân nam,Quý châu...trở xuống) thì tập trung chơi đầu rắn.
4,TỨ CƯỚC: (Thứ tư là chân-bao gồm Đùi,cẳng,ngón và móng).
Chân HM tuy được xếp vào tiêu chuẩn cuối nhưng thực tế khi chọi chim HM, chân chim lại đóng một vai trò rất quan trọng, có thể quyết định cả cục diện thắng thua, đó chính là đòn khóa và miếng khóa. Một con HM có đòn mỏ hay nhưng kém đòn chân (khóa) thì khó lòng dành phần thắng.

Các đặc điểm về chân chim Hoạ Mi:

- Đùi chim: Khi chọn chân chim rất ít người để ý đến đùi chim (vì bị lông che phủ, muốn xem đùi bắt buộc phải bắt chim cầm trên tay, vì vậy bạn nhớ khi mua chim mộc nên chú ý xem đùi). Đùi chim phải to và dài (to bằng ngón út đàn ông, dài bằng hoặc hơn cẳng chân chim) thì mới đạt yêu cầu (nếu ai chơi gà chọi thì chác biết câu "Mình công mỏ cốc, cánh vỏ trai. Đùi dài, cẳng ngắn, chẳng sợ ai" - con chim My cũng vậy) Cẳng chân phải to, dù là màu gì thì các vảy chân cũng phải có ngấn thật rõ, chỗ vẩy trên xếp lên vảy duới phải gồ lên như ngói nóc nhà và phải khô (chim già rừng mới như vậy).

- Đấm to (chỗ chia ngón):, các ngón ngắn dài đều được nhưng phải to và mở rộng (ngón chụm thì ít khóa), Móng chân phải sắc, cong đều, không nên chọn móng dài quá (không kể chim thuộc). Nhưng con có cẳng chân màu đen (mặc cước) hoặc màu xám (khôi cước) vảy chân không có ánh phản quang thì thường có móng dài và hay bị nấm mốc khi có tuổi ***g chừng 1-2 năm (ta vẫn hay gọi là chân đi ủng). Khi đậu trên cầu cẳng chim hơi rạng ra nhưng phải có góc trên 60 độ.(làm cho thế chim cao ráo ngang tàng).
-"Sà đầu quy bối ,đả tử bất thôi",có nghĩa là "đầu rắn ,lưng rùa đánh nhau đến chết cũng không chịu lùi".Câu thành ngữ này của người TQ dùng để nhận xét hình dáng bên ngoài của con HM có liên quan khá mật thiết tới tính cách của nó.Đầu rắn thì tôi đẫ đề cập rồi còn lưng rùa thì ta phải nhìn từ 2 phía mới dánh giá chính xác,khi nhìn ngang, lưng phải gồ lên,lượn tròn như lưng rùa,khi nhìn thẳng từ trước lại thì phần ngực kéo xuống sát đùi phải tương đối phẳng,trông ngực rất nở.
-"Công phu phạ đại lực" có nghĩa là "Võ giỏi vẫn sợ to khỏe" .Câu này khuyên người chơi HM rằng con chim dù có miếng đánh hay nhưng nhỏ con thì vẫn bất lợi,vì vậy khi chọn chim thì nên chọn chim to,khỏe.

Trước khi chấm dứt chủ đề này ,tôi xin bộc bạch chút tâm tư-Khi bắt tay vào viết những dòng đàu tiên,tôi cũng đã hy vọng sễ được các bậc cao thủ hưởng ứng và cùng tham gia để ít nhiều cũng học hỏi được lẫn nhau và qua đó giúp cho mọi người cùng hiểu,nhưng dần dần tôi mới vỡ lẽ rằng ý tưởng này khó khả thi bởi một lẽ rất đơn giản:
-Phần lớn những vị cao niên có nhiều kinh nghiệm thì rất ...ít chữ,không thể viết được,ngay cả khi nói cũng không có khả năng sắp xếp cho lô gich.
-Có tới 99% không có vi tính và nếu con cái có VT thì cũng mù tịt không biết dùng.
-Phần lớn những người có khả năng truy cập diễn đàn thì thì kinh nghiệm chơi chim lại còn sơ sài,thiếu tự tin đâm ra cũng ngại tham gia.Cũng không ngoại trừ một số ít chỉ muốn giữ riêng cho mình,không muốn phổ biến.
Thành thử đã chót viết rồi thì cứ cái đà hứng mà viết ,nhiều khi viết xong rồi cũng chẳng đọc lại ,chẳng lưu mà cứ thế gõ"gửi trả lời" luôn,vì vậy sai sót chắc không ít.
Tất cả những giải thích của tôi trong loạt bài này một phần dựa trên kinh nghiệm bản thân,phần lớn là học hỏi và sưu tầm từ các bạn chơi,một phần nữa là từ các sách của TQ (tôi cũng võ vẽ tiếng TQ thôi),những giải thích này chỉ mang tính KINH NGHIỆM chứ tuyệt nhiên không phải là ĐỊNH NGHĨA hay CƠ SỞ KHOA HỌC vì thế nó có thể đúng nhưng cũng có thể sai,các bạn chỉ nên tham khảo để có hướng thôi chứ đừng dập khuôn máy móc nhé,một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi những nhận xét ưu ái,tôi cũng sẽ tiếp tục xin gặp lại mọi người ở các bài khác,thân.
- Thứ hạng trong hội chọi.

Trong chọi hội người ta quy định có 4 giải(1,2,3 và điện quân) như tôi đã trình bầy một con chim khi chọi hội có thể lần lượt chọi với nhiều con chim khác miễn là nó thắng,thời gian đánh với từng con sẽ được cộng dồn lại,có con chọi thắng 6-7 con liền nhưng mỗi con chỉ chọi 1-2 phút là thắng nên tổng thời gian chọi chỉ là 14-15 phút,nhưng có con chỉ chọi với 2-3 con mà lại gặp đúng kì phùng địch thủ thì thời gian chọi lại kéo dài tới 20-25 phút ,chính vì vậy khi hết các cặp chọi nhau người ta mới xem con nào có thời gian chọi cộng dồn nhiều nhất thì con đó đoạt giải nhất và lần lượt là các giải 2,3.Con chim nào chọi thắng cuối cùng (không kể thời gian chọi ngắn hay dài) thì được giải điện quân,vì vậy có rất nhiều trường hợp các con đoạt giải nhất,nhì,ba lại đoạt luôn giải điện quân và như vậy không nhất thiết là các con đoạt giải phải đấu với nhau.


Ai chơi Mi mới biết, các Tiền Bối có thâm niên hay các Cao thủ lão làng thường giấu các thủ thuật hay kinh nghiệm cho riêng mình, sống dùng, chết mang theo ko 1 ai muốn chia sẻ với người khác, vậy mà ở đây, bài trên đây là Tâm Sự, Tâm Huyết của 1 người Tiền Bối có lối suy nghĩ hết sức thấu đáo thông thoáng, giúp cho lớp Hậu Sinh chúng ta có những bài học! Nếu ai đó đã và đang đam mê Họa Mi sẽ rất hiểu vấn đề này! Bài trên là của Bác Binhls , rất rất cảm ơn Bác !
kubi86
18-04-2010, 04:02 PM
Xin được bổ sung một số thuật ngữ về Họa My:
Chim Lạng sơn: mỏ vàng, chân vàng và sắc lông vàng.
Chim Quảng ninh: mỏ , chân và lông hơi xám đen.
Thung chim: nơi ở của chim ( thung chim không dùng để miêu tả ***g chim )
Độc thung: ở một mình một nơi, đánh đuổi tất cả con đực nào bén bảng đến.
Chim mộc: chim mới bị bẫy chưa được thuần hóa.
Mộc dở: Chim bẫy về được nuôi khoảng hơn 1 năm trở lại.
Chim thuộc: được nuôi cỡ gần 2 năm trở lên, khi gần người chim ít sợ và không bị hoảng.
Chim non: hay gọi là chim đút , bắt chim non từ trong ổ và đút cho ăn rồi lớn.
Chim bánh tẻ: hay gọi là chim tơ, bị bắt lúc đang bay chuyền hoặc chưa cặp đôi.
Chim già: đã đẻ con ở ngoài thiên nhiên ít nhất 1 lần.
Trấu mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn mỏ dưới một ít.
Vời mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn nhiều so với mỏ dưới.
Chim bị đè: đấu hót bị thua không dám hót nữa.
Hoa đầu ( miến đầu ): các vệt đen trên đàu.
Đầu xà: đầu bằng và nhỏ.
Phương đầu: đầu to và vuông.
Gáy lợn: gáy dài gãy so với đầu ( không liền với đầu ).
Mắt treo: mắt sát đỉnh đầu.
mày ngài: viền trắng ở mắt có đuôi vểnh lên.
mày phản chủ: viền trắng ở mắt có đuôi quặp xuống. ( chọi hay chạy ngang ).
Bạch tu: râu trắng.
Hàm én: chiều ngang gốc mỏ rộng.
Mỏ tam sơn: phần sống trên của mỏ đầy (cao ) lên tạo thành mỏ tam giác ( khi chim căng ).
Cánh trai: cánh ốp sát người treo cao , 2 đuôi cánh gần chạm nhau ( giống vỏ con trai ).
Đuôi lá vả: đuôi hơi xòe hiình quạt.
Đuôi thẻ ( quân bài ): đuôi thẳng, đầu và gốc bằng nhau.
Bốt: chân có lớp vỏ ( vẩy ) bao quanh.
Chân bàn khóa: không có củ bàn chân.
Cẳng ngựa: đoạn ống chân dài và đứng thẳng gần tạo góc vuông với cầu.
Cao cầu: khi chim khỏe thì phần thân không sát cầu ( khác với cẳng ngựa ).
Lộ khuỷu: lông ở khớp gối không che được hết gối.
Móng mèo: móng ngắn và cong xuống.
Móng nứa: móng dài và thẳng.
Dày cùi: độ dày tính từ bụng đến lưng. ( chim có tố chất về sức khỏe ).
Ngũ trường: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
Ngũ đoản: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
Tam thiết: mỏ, mắt , chân có màu đen.
Quần trùng: đám lông dưới bụng thừa ra không bó sát người ( khi chim gày yếu ).
Thiên: chim dựng thẳng chân, mỏ hướng thẳng lên trời và "khịt khịt ".
Sàng cầu: chim lân từ đầu cầu bên này sang bên kia và ngược lại.
Nuôi sổi: cho chim ăn ngon để chơi gấp.
Công chim: cho chim ăn chất kích thích ( tắc kè, cá ngựa, *** gà.............).
Căng sổi: chọi rất hăng nhưng không được lâu.
Căng chim: đạt đến đỉnh cao về sức khỏe.
Căng sâu: đạt đến đỉnh cao sức lực và trí lực ( trí lực: tinh thần ổn định, máu chiến ).
chim chọn cửa: thường không dám chọi với chim già rùng có bản lĩnh.
Đòn lối: chỉ các thế võ của chim chiến ( chim chọi hay rất biết lừa miếng, tấn công vào điểm yếu của đối phương ).
Đòn cái: chỉ đòn độc.
Đảo lối: thay đổi thế võ tấn công đối phương.
Đá biên: lúc chọi chim hay mổ vào cạnh cửa ( hay là: chim giẻ rách ).
Đè cửa: chim ốp sát liên tục vào cửa công để lấn át đối phương.
Đòn sáp hồng: hai con chim ***g mỏ vào nhau lúc chọi.
Đòn mỏ: mổ.
Đòn bố dạy: khóa chim đối phương và mổ vào gáy.
Đòn khóa: dùng chân giữ chặt đối phương.
Hổ lao: phi từ trên cầu lao thẳng vào đối phương.
Bù đầu: chim sợ đối phương quá, lông ở trên đỉnh đầu dựng ngược lên.
Cửa công: ngăn không cho hai con chim chọi sang ***g nhau nhưng vẫn đánh nhau được.
Hóc lông: không thay được lông.
Sâu lông: ra lông bị quăn hoặc bị gãy.
Lũa chim: chim thích gần người .
Lũa chọi: để xa chim khác thì gào thét ***g lộn, mở cửa Công thì không dám đánh.
***g chiến: chiều cao của chân từ đất đến sàn ***g là 16 cm và sàn có gờ để chim bám lúc chọi ( cỡ ***g 36 hoặc 38 cm đường kính)
***g nuôi: cỡ bằng ***g khiếu.
***g phóng: bé nhất có chiều ngang 50 cm và cao 75 cm.
Móng thái: móng phía sau bàn chân ( móng hậu ).
móng biên: móng phía trước bên ngoài.
Chim rạc: chim bị ốm lâu ngày.
Bã chim: mất quá nhiều sức lực để dọa dẫm nên khả năng chọi bị giảm sút nhiều.
Chim chiến: chuyên chơi chọi.
Chim hót: chỉ chơi hót, thường là không chọi được.
Mái chiến: mái hay chuyên giục chim đực đánh nhau.
ghen mái: hai chim đực đánh nhau vì một con chim mái.
ghép mái: ( hay gọi là ốp mái ) chọn con mái phù hợp để đực mái " yêu nhau ".
Căng mái: chim không đủ khỏe nhưng gặp chim mái trở nên hung tợn.
Mái " Cave ": hợp với rất nhiều chim đực.
Mái chung thủy: rất khó ghép đôi với đưc, khi đã ăn đực này rồi thì hết lòng phò tá và không cặp với đực khác. Nếu muốn ăn với đực khác phải mất rất nhiều công.
Xùy mặt: mái xùy " kêu " khi đang nhìn thấy mặt chim đực.
Ti: mái phát ra tiếng "ti.ti..." và đuôi " đập ruồi " là tiếng mời gọi giao phối.
Phá vĩ: chim tự làm xơ và cụt đuôi.
Đấu hót: cùng hót với chim khác.
Lông dầu: bề mặt lông bóng như có lớp dầu.
Khô lông: mới xong lông.
Xác lông: lông chim không có tuyết.
Chất lông dày: sợi lông dày, cứng và to.
Chất lông thưa ( lông mềm ): Sợi lông mỏng, mềm và nhỏ.
Ăn mái: chim trống đã hợp với mái ghép
Ăn sam: để chỉ mái có thể ghép và hớp với mọi loaị chim trống và đều có tác động tích cực
Bạch cước: chân mầu trắng như cước, thường là chim già rừng, chim hay.
Bung: đang đánh, đột ngột bật vung lên vanh, tìm đường chạy
Ca sỹ: chim chọi nhưng không xuống sàn đánh chỉ đứng trên cầu hót.
Cửa công: cửa để ghép cửa 2 ***g chiến, khe cửa rộng đúng bằng chiều dày bao thuốc lá vinataba
Chỉ mì: chim có nốt ruồi đen ở mí mắt
Chim mồi: chim làm mồi để bẫy chim khác
Điểm (mỏ): thời gian chim dính vào nhau ( mổ hoặc khóa nhau ), 1 phút = 100điểm.
Điện Quân: con chim cuối cùng không còn chim đánh nữa thì được giải điện quân.
Đòn quyết: đòn hiểm làm cho chim đối phương bỏ chạy.
Đồng hồ: dùng để tính điểm
Ngoái ngửa: hay quay và ngửa đầu ra sau.
***g mái: nuôi chim mái
***g tắm: ***g cho chim vào tắm.
***g bẫy: dùng để bẫy chim
Cốp ( nà ):***g vận chuyển.
***g đất: loại ***g cho chim tiếp đất để âm dương điều hòa.
Hám mái: mê chim mái
Sàng cầu: lân từ đầu cầu này sang đầu cầu kia
Thẻ: tấm chắn cửa công ( cửa chọi )
Tam nguyên: 3 lần nhất trong 1 năm
Giải Tam khôi: 3 năm liền đoạt giải Tam nguyên.
Trung cách: giải sau giải 3.
Giải siêu mỏ: con chim có số điểm cao nhất trong tất cả các lần chọi trong 1 năm.
Giải Nhất Điện quân: con chim thắng tất cả các chim khác từ đầu đến cuối trận ( Ngày trước thỉnh thoảng có, nhưng bây giờ nhiều chim tốt nên rất khó đạt được ).


Đây là bài viết về cách chọn Họa Mi :1. Chọn chim Hoạ Mi:

- Về tổng thể: Chọn chim già rừng, hình thức phải thuộc một bộ nào đó ( ngũ trường hoặc ngũ đoản ) tác phong chững chạc, nhảy lên xuống theo quy luật, dù nó là chim mộc. khi nhảy phải phát ra âm nặng ( nghe Phịch phịch chứ không phải xoạch xoạch )

- Bộ lông Hoạ Mi: chọn chim có bộ lông khô, tơi, mỏng, ngắn, ít hoa, sáng màu, vùng lông trắng dưới bụng càng rộng càng tốt ( chú ý tránh lông dầu, loại chất lông có màu xẫm và bết dính, k tơi. vì loại chim này khó thuần dưỡng và khi đã mất lửa thì rất khó hồi phục, )

- Đầu Hoạ Mi: chọn chim có tảng đầu to, phẳng, gáy dài, lông đầu thưa và ngắn, càng ít hoa càng tốt. hai bên thái dương càng vuông càng tốt.

- Mắt Hoạ Mi: chọn loại mắt nhỏ, méo, mí dày, nhăn nheo, tối màu, con ngươi nhỏ và **c nhìn có vẩn như phù sa, hoạ đóng cao, lam mắt rộng và càng ít lông mi càng tốt

- Mỏ: chọn mỏ xẻ hoặc mỏ đúp đa là tốt nhất, nếu mỏ kênh, lỗ mũi to thì hay hót, chim chiến thì cần có hàm sâu và mỏ dưới dày, cạnh mỏ sắc, sống mỏ cao

- Chân: chọn chân khô, giống như cái chân gà phơi nắng, màu trắng vàng là tốt. Móng ngắn, cong, sắc nhọn, nhìn rõ tia máu trong lõi móng.
- Đuôi Hoạ mi: chọn đuôi dài cho bộ ngũ trường và đuôi dẻ quạt cho bộ ngũ đoản, đuôi dẻo, đệm đuôi dày.
- Cánh Hoạ Mi: chọn cánh buồm, hơi xệ, nhưng không phải xệ vì bị suy.
Về cơ bản là vậy, nhưng trên thực tế thì phải tuỳ cơ ứng biến cho phù hợp với điều kiện của mình, vì trên thực tế rất khó chọn được 1 chú chim hoàn hảo như lý thuyết.
và đây là những tiêu chuẩn Họa Mi ko nên chọn :

Một số điểm cần tránh khi chọn chim Họa Mi:

Theo kinh nghiệm của tôi thì khi chọn Họa Mi cần tránh một số điểm sau đây:

- Một là, Họa Mi non rừng: Nhỏ con, mép vàng, lông mịn, chân tròn và ướt ( ví như da em bé )
Nếu còn mộc thì khi ta động vào ***g nó nhảy và húc đầu lung tung kho có 1 quy luật nào cả.
Nếu đã thuộc thì có các biểu hiện sau: ở trong ***g thì ỉa bậy và hay bới phân; treo trên cây thì hay vặt lá, bẻ cành nhìn cứ ngồ ngộ như đữa trẻ con vậy; Khi đặt dưới đất thì bới đất nhặt cát và tha các thứ linh tinh vào ***g; khi hót thì tắc cú không thành bài vì chưa tốt nghiệp trường nghệ thuật tại rừng ( chim chưa trưởng thành )

- Hai là, Họa mi lông dầu: tôi đã nói ở trên, loại này có bộ lông tối màu và bết dính, mặt lông bóng như dầu nhớt. loại này rất khó thuần và khi đã mất lửa thì hầu như không vực lại được

- Ba là, Họa mi gáy lợn: gáy của nó không phẳng xuống lưng, mà có chỗ gợn lên như gáy con lợn. Loại này nếu chơi hót thì còn tạm chứ nếu chơi chiến thì dứt khoát không mua. Vì loại này dù có căng đến mấy thì khi đánh cũng nhát đòn và chạy sớm, thệm chí chỉ nghe đối phương hót cũng tự bù đầu,...

- Bốn là, Họa mi rậm đầu: k nên chọn những con chim có bộ tóc dày, rậm và nhiều hoa. vì loại này là chim nhát, kém cả hót lẫn đánh.


- Năm là, Mắt loãng và sáng màu: Mắt là thứ quan trọng nhất, khi chọn k nên chọn con có chất mắt loãng, sáng long lanh như giọt sương.

- Sáu là, mắt lộ khóe: k nên chọn chim có mắt lộ khóe. cái da mắt k che hết con ngươi mà đề lộ ra cái khóe mắt ( chính là chỗ hay đùn gỉ ở mắt người )


Trên đây là kinh nghiệm của bác tansuphi trên diễn đàn SVCVN , cũng có thể có những điểm chưa thực tế hoặc đúng nhưng anh em mình cũng nên tham khảo !
kubi86
18-04-2010, 07:19 PM
Công thức làm cám Họa mi


1. Thành phần:
- 1 kg cám gà con loại 28A ( của hãng con cò, loại này chim dễ tiêu hoá và chất lượng tốt )
- 10 lòng đỏ trứng gà ta (đáp ứng hàm lượng đạm cho chim )
- 10 đôi cà gà< mình chưa hiểu, có phải là trứng gà trống ko??> loại to, nếu nhỏ thì tăng thêm vài đôi ( bổ sung đạm và kích thích sinh dục, làm chim hăng hơn )

2.Cách làm:
- đổ cám ra chảo
- Nhúng cà gà vào nước sôi khoảng 3-5 phút cho nó se vỏ lại rồi vớt ra bóc lớp màng của nó bỏ đi, lấy phần lõi bóp nát vò tan vào cám
- Đập trứng ra gạn lấy nguyên lòng đỏ dồn vào 1 cái bát
- Đổ đều lòng đỏ trứng vào cám đã có cà gà và trộn đều lên
- Bắc chảo lên bếp rang nhỏ lửa khoảng 15 phút, lúc đó cám bốc hơi nghi ngút và cám đã hơi se lại
- Đổ ra cái rổ để sàng cho hạt nhỏ rơi xuống một cái chậu nhôm
- Dùng bàn tay trà lên những hạt to trên rổ cho nó tan ra và lọt xuống hết
- cho lên bếp vặn lửa nhỏ rang cho thật khô rồi bắc ra để nguội cho vào lọ nhựa nắp kín cho ăn dần ( nhớ rang thật khô nhưng không được cháy, rang đến khi nào ta bốc lên tay thả xuống chảo nghe tiếng roong roong thì mới được )
Lưu ý:
Làm kiểu này hạt cám rất nhỏ, rất dễ cháy, nên ta k rang bằng đũa mà dùng cái bàn sản ( đồ nấu ăn giống cái xẻng con ) đảo lộn lên liên tục. nếu mỏi tay thì có thể bắc chảo ra nghỉ rồi rang tiếp.
Đây là chế độ vip, hàm lượng đạm khá cao, nên trộn dần cám này với cám cũ cho ăn trước khi dùng hoàn toàn.
Khi ăn cám này chim ỉa phân như phân chim rừng. bãi nhỏ, có màu trắng, hơi nhão và có lõi đen nhỏ tý ở bên trong. Chăn cám này chim ăn rất ít, nhưng vẫn béo và căng, hót và chiến tốt. Khi cho cám này chim ăn rất ít mồi tươi. Vì nó khá đủ chất
Trong quá trình cho ăn cần theo dõi phân xem có hợp không, có 1 số ít con bị đi ngoài thì ngừng lại giảm bớt chất đạm rồi tăng dần lên bằng cách trộn tỷ lệ tăng dần

.1kinh nghiệm trị rận mạt cho hoạ mi

Những người nuôi mi rất hay gặp trường hợp rận mạt xuất hiện trong ***g và trên cơ thể con chim chim
- Cách phát hiện:
Vào buổi tối khi chim đã ngủ ta lấy đèn pin soi sẽ thấy chúng bò ra ngoài lớp lông của chim. Nếu bị nhiễm nặng thì chúng còn bò cả lên tay ta khi ta xách ***g chim.


- Về nguyên nhân:
Rận mạt được sinh ra do quá trình ta nhốt chim lâu ngày mà thiếu vệ sinh ***g trại, nó tự sinh ra từ phân chim và các chất thải trong ***g


- Về cách khắc phục:
+ chọn ngày trời nắng
+ chuẩn bị 1 cái ***g khác để nhốt tạm từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau
+Hòa khoảng 2 nắp chai lavie thuốc povidone vào khay nước tắm. ( thuốc này có màu như cocacola, mua tại hiệu thuốc bất kỳ, giá rẻ, khoảng 5000 đồng/lọ
+ Đuổi chim vào tắm bằng nước đó ( tôi đã làm nhiều và rất an toàn, hiệu quả ).Tắm xong cho ra chiếc ***g mới.
+ cọ rửa ***g cũ thật sạch, giặt sạch áo ***g, phơi khô.
+ Dùng thuốc xịt muỗi phun thât kỹ vào ***g, nhất là các khe ***g nơi bẩn nhất.
+ Trùm trùm áo ***g thật kín để đến tối mở ra hong cho hết mùi, để sáng hôm sau cho chim vào.
Tôi thường chỉ làm vậy 1 đến 2 lần là hết ngay, chúc các bạn thành công.



Giờ cứ đi học mót ở đâu đc công thức cám thấy hợp lý, trong khả năng và hay hay mình post lên anh em xem và góp ý nhé, với lại lần nào muốn làm thì vào đây tìm cho tiện chứ lên tìm lại trong diễn dàn khác mệt lắm ! Hi
vanhien911
19-04-2010, 08:40 AM
Cà gà là trứng *** gà trống đó ^^ còn gọi là ngọc kê. Công thức cám Mi chọi dân Hà Giang với Cao Bằng lúc nào cũng có cà gà, nhưng để ý chim nếu xung quá khi kè mái để xa 1 tí không lúc chưa ra trận trong lúc kè mái mi đã xuất tinh ra l.ồng rồi, lúc đó nó sẽ không muốn đá nữa đâu.
kubi86
19-04-2010, 09:23 AM
Năm 1996 tớ đã nuôi được 1 cặp Họa mi đẻ, nở được 3 con nhưng mi mẹ là mi Mái non, nhà có chuột nhắt hay phá phách nên khi nở ra Mi mái tưởng mi non là chuột bèn tha vứt cả 3 con ra ngoài. Buồn quá từ đấy tớ không ghép đẻ nữa. Năm nay, vì Họa Mi hiếm tớ có 1 cặp đang ghép đôi, trống mái đã chịu nhau, đã cắp rác và đã thấy mái chịu trống.Bạn nào cùng ý tưởng nuôi ghép Mi đẻ cùng trao đổi nhé. Sau đây là phần đầu cách ghép Mi đẻ đã thành công của tớ: 1. Chọn Mi mái, qua kinh nghiệm mình thấy Mi mái nên chọn Mi rừng đã 2-3 tuổi, Như vậy là nó đã qua 1-2 lần sinh sản và có kinh nghiệm ấp trứng và nuôi con. Mi mái nên chọn con nhỏ con, lông nhỏ, mịn, chân thấp và nhất là phải chọn con Mi dữ, tức là ghép trống khi trống đánh nhau nóphải vừa xùy vừa lăn xả vào mổ Mi đối phương ấy. Đó là con Mi hay. Chó giống cha, Gà giống mẹ mà. Chọn được con mái như thế nó sẽ cho ra đời những con chim chiến hay.Thức ăn của chim mái là 1/4 cám gà đẻ, 2/4 là cám Ba Vì. Còn lại là lòng đỏ trứng,9 Vi tamin,Men tiêu hóa Biô Acimin.Bạn có thể dùng 1-2 con tắc kè xay bột hoặc 1 con chuột to hấp chín ( tất nhiên phải bỏ lông và ruột gan ) xay nhuyễn, đánh với lòng đỏ trứng, trộn vào hồn hợp trên, phơi thật khô.( Miền núi ngày xưa chúng tớ chỉ cho Mi ăn mèn mén trộn lòng đỏ trứng và thịt chuột+ Vitamin B1 chứ làm gì có thức ăn cao cấp như bây giờ). Nhớ cho thêm bột vỏ trứng trộn bột vữa tường hả + đất đỏ tổ mối, 1 ít muối, 1 ít đường để làm khoáng. Cho ăn thêm lạc hạt sống để nó mài mỏ tránh mọc ngọn mỏ sau này khó bón cho Mi non ăn. Còn Mi trống thì chọn con to cọ, chân ngắn, to..theo tiêu chuẩn Mi chiến. Không cần con phải thật dữ vì Mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ là nhiều, còn vóc dáng sẽ giống bố.Mi đực cho ăn theo chế độ Mi chiến thêm Vitamin E. Nhớ là cả đôi thức ăn tươi là cào cào và dế không thể thiếu.Tuyệt đối không cho ăn sâu tươi và khô.Cho ăn thêm thịt nạc trần tái nữa. Chọn xong cặp bố mẹ ta tiến hành ghép. Đầu tiên để 2 ***g sát nhau khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa ***g cong đuôi, ngóc cổ lên, miệng kêu ki..ki..ki..ki là ghép được. Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 ***g nhưng không có nan cửa để 2 ***g thông nhau.Lúc đầu có thể Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há miệng nhìn theo mái thì yên tâm, Hãy chớ để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5-10phút sau trống sẽ đánh chết mái ngay. Ghép tăng dần thời gian. Lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Và dần dần mới ghép vào sáng sớm. Lần ghép đầu mà bạn ghép vào sáng sớm thì Mi trống sẽ đánh chết mái ngay...

Vào một buổi sáng nào đó sau khi áp ***g và rút cửa bạn sẽ thấy chàng Mi trống nhảy ngay lên lưng mái làm nhiệm vụ cao cả của một chành trai chân chính. Thế là ăn tiền. Bạn có thể chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Nhưng từ từ nhé, chuyển ngay cả đôi sang là hỏng đấy. Bạn phải tiếp tục ghép ***g cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa. Vì từ khi Mi cái chịu trống cho đến khi chúng nhảy ổ phải chùng 15 ngày. Thời gian này Mi mái ăn ít lắm vì nó nghén trứng. Thức ăn chính của nó giai đoạn này là cào cào, thịt nạc trần,( nhiều khi nó cũng ngủng ngoẳng chả chịu ăn cho- xót ruột). Nước uống là nước khoáng thì tốt nhất không thì cho uống nước trần giá đậu xanh ( 1 nắm giá đậu xanh rửa sạch, vò hơi dập, cho vào 1 bát nước,đun sôi kỹ lấy ra,để nguội) cho uống.
Về chuồng: Đây là 1 yếu tố quan trọng. Chuồng có thể đặt trên tầng thượng, nơi thoáng, mát, có gió.Nếu nóng quá phải có lưới đen che cống nắng nóng cả khoảng sân. Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt 6 hàn.Xung quanh chăng lưới sắt, loại mạ kẽm .Sàn chuồng cách mặt đất 0,2mét.Lát bằng gỗ tạp. Trong đặt 1 chậu TRÚC MÂY loại cây cảnh hay bán ở các cửa hàng cây cảnh ấy. Chậu trúc phải có khoảng 10-12 cây và cao khoảng 1.5mét.Nhớ đặt sát vào cành chuồng. Nền sàn còn lại để 1 máng đất trộn cát. Cho cóng ăn, cóng nước và cóng khoáng vào. Nhớ là phải vệ sinh thường xuyên để tránh lông và phân chim làm bần nền. Chậu tắm cho tắm xong phải lấy ra ngay.Nóc chuồng nhớ lót bìa các tông, trên chèn vỏ hộp xốp đựng hoa quả trên cùng chèn vật nặng để tránh bập bùng làm chim sợ. Mặt sau cuồng để sát tường nhà, nếu không phải che kín. Xung quanh chuồng nếu có chuột phải rải các tấm keo dính chuột để tránh bọn chuột tặc quấy phá. Xung quanh chuồng nếu có vài dò phong lan, vài chậu phát lộc, xi, xanh...Bể non bộ thì càng tuyệt vời, làm sao cho khung cảnh khá giống 1 khu đồi có cây dại lúp xúp, mát mẻ và có gió lùa. Thế là xong phần chuồng

Tiếp tục viết nhé: Để cho Mi mái cắp rác làm tổ thì không đời nào nó làm đâu. Cách làm tổ như sau ( quan trọng đây): Lấy 1 tổ chim chào mào vừa làm xong ( Mới đẻ 1 -2 trứng) đừng lấy tổ mà chim con đã nở và bay mất, tổ bẩn và có mùi lạ là Mi mái nó chê ngay (Họa Mi khó tính thế đấy). Mùa này dễ kiếm tổ chào mào lắm. Ra các cây nhãn hay cây vải là kiếm được ngay. Nhẹ nhàng gỡ lấy tổ, đành bỏ quả trứng chào mào và xin lỗi vợ chồng chào mào vậy! Đem tổ về phơi nắng 1 -2 buổi và bắt đầu ghép tổ vào bụi trúc mây hoặc Trúc nhật đã cho vào chuồng như phần trước đã trình bày. Dùng dây êmay ( Loại dây cuốn quạt điện ấy) khéo léo buộc tổ vào 2-4 cây trúc.Bên dưới tổ nhớ để ít cây để tránh bục đít tổ (vì Họa mi nặng hơn chào mào). Ngoài cửa tổ có cầu đậu cách khoảng 10 Centimet để chim mẹ đứng, đề phòng nó phải nhảy bạt mạng khi vào tổ.Xong phần tổ chim. Bây giờ đến rác để chim mẹ lót thêm: Ra vườn rau hoặc tốt nhất ra công viên có bụi tre nào đó, lấy cái bẹ mo khô của cây măng đã thành tre, đập dập, lấy các sợi tơ nhỏ đó rải 1 ít vào chỗ khô ráo trong chuồng để Mi cái nhặt. Xong nhớ treo ***g Mi đực ở ngoài sát với cái tổ, và không quên cho vào ***g mi đực 1 ít rác , thả Mi cái vào chuồng. Nhớ cho 1 ít con dế đã cắt càng chit để chân vào chậu đất, 1 ít con cào cào vào ***g cào cào cho Mi mẹ ăn. Không quên cho thức ăn và khoáng. hàng ngày nhớ cho khay nước tắm vào, cho vào ngay từ sáng nhé. Mi mẹ bức trứng hay tắm lắm. Thả Mi mẹ ( từ nay con Mi cái của bạn có thể gọi là Mi mẹ được rồi) Bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì là con Mi trống cắp rác, cuống cuồng rung cánh, miệng rít liên hồi tuồn rác vào cạnh cái tổ mà bạn đã chuẩn bị. Nhưng rác sẽ rơi hết và chậu cây vì cái tổ còng cách xa chú chàng đến cả gang tay chứ ít gì. Kệ nó. Cứ kiên trì treo.Chỉ chậm là 1 tuần Mi mẹ sẽ nhảy ngay vào tổ, loay hoay xoay ngược, xoay xuôi. Thế là ăn tiền. Bạn hãy chuẩn bị cho công đoạn cực kỳ thú vị và quan trọng tiếp theo

Bây giờ khi Mi mẹ đã loay hoay trong tổ, chim trống càng cuống cuồng ngóc đầu, dựng mào, miệng cáp rác, cánh vẫy liên tục quên cả ăn uống thì đúng là thời điểm Km - Kiều tái ngộ. Bây giờ thì chẳng quản sáng-trưa-chiều bạn mở của ***g và cửa chuồng,áp đại 2 cửa vào nhau. Alê, hấp. Chú chàng tót sang ngay. Giờ thì bạn hãy ngồi thật xa, thật kín mà thưởng ngoạn. Hơn bao giờ hết, lúc này chó, mèo, chuột, kiến và cả bà vợ yêu quý ơi. Khôn ngoan thì hãy tránh xa cái công trình thế kỷ của Trẫm, lại gần quấy rầy đôi uyên ương của ta thì lành ít , dữ nhiều đấy.! Ngay cả bạn, khi lại gần cho thức ăn, nước uống, dế, cào cào... cũng phải rón rén, nhẹ nhàng và với nét mặt hiền từ, thánh thiện như ông Bụt, và phải làm thật nhanh. Cấm dòm vào tổ đấy nhé. Chỉ vài hôm bạn sẽ có ngay 3-4 quả trứng màu xanh trứng sáo nhạt trong cái tổ xinh xinh. Lúc này bạn nhớ kỹ, phải rút bỏ 1 phần tấm lưới đen chống nắng, sao cho tổ chim của bạn nắg chiếu vào từ sáng đến chiều. Nếu không Mi ấp sẽ không nở lấy 1 trứng ( Bí quyết đấy). 14 đến 16 ngày sau bạn sẽ có những sinh ling nhỏ bé, cổ dài ngoằng ngoẵng, 2 mắt chưa mở xanh lè và nhất là 2 chân nghều ngà nghều ngào. Đáng yêu đến muốn la làng. Lúc này thì tớ đố bạn nào mà không nhảy cẫng lên, ra quán Karaoke hát lúc này thì bạn sẽ là ca sĩ hát hay nhất trái đất đấy.

Đáng buồn là năm ấy sự nghiệp nuôi Mi sinh sản của Tớ tạm dừng ở đây vì như đã trình bày ban đầu. Khu vực nuôi có chuột nhắt đến quấy phá, thế nên khi Mi con nở ra Mi mẹ hoảng quá, tưởng con mình là chuột liền cắp con tha ra ngoài tổ, quẳng vào khay đất. Tớ lại thiếu kinh nghiệm, lấy tay nhặt lên bỏ vào tổ mà không dùng găng tay để tránh hơi người bám vào chim non nên chim mẹ lại quẳng con ra ngoài.3 chú Mi non đành trở thành Thiên thần bay về trời trong niềm tiếc nuối trong lòng Tớ đến tận ngày nay. Chính vì vậy ngay từ khi có ý định nuôi cặp Mi trống mái để ghép đẻ các bạn phải tiêu diệt hết chuột bằng cách rải các tấm keo xung quanh chuồng hoặc liên tục đặt bả, tiêu diệt sạch bọn chuột nhép đáng ghét ấy đi nhé. Kinh nghiệm nuôi ghép Mi đẻ của mình tạm cống hiến các bạn trong diễn đàn đến đây. Chúc các bạn thành công rực rỡ. Mình khẳng định rằng: Trên sân thượng, giữa phố thị đông vui, sầm uất, bạn vẫn cho Mi ấp và nở ra con bình thường. Vụ Mi này nếu cặp Mi của mình ấp nở được, mình sẽ nghiên cứu vấn đề thức ăn cho Mi non sơ sinh và sẽ cống hiến tất cả kinh nghiệm cho các bạn để Hội chơi Mi chúng ta có 1 cách chơi mới không kém phần thú vị. Xin kính chào và cám ơn các bạn đã yêu mến bài viết của mình. Bạn nào có kinh nghiệm hay xin cung cấp thêm để chúng ta có thể nuôi Mi sinh sản như nuôi đà điểu, nuôi trĩ đỏ....Kính bút

Các kinh nghiệm quý báu trên đây mình xin Coppy Nguyên Văn là của bác Bình Lào Cai - cũng là 1 trong những Tiền Bối Cao Thủ trong nghiệp chơi Họa Mi đến mức thượng thừa là nuôi Họa Mi đẻ luôn, rất hiếm khi Anh Em chúng ta đc học hỏi kinh nghiệm từ các Cao Thủ, Tiền Bối nhưng Bác Binhls và Bác Bình Lào Cai là 2 Cao Thủ Tiền Bối quá có Tâm và Huyết cho tình yêu, lòng đam mê Họa Mi của Mình !
Nguồn : aquabird
kubi86
19-04-2010, 09:29 AM
Đánh bắt và nuôi chim họa mi tự xa xưa đã là truyền thống của người dân sống trên dãy Tây Côn Lĩnh, bao quanh tỉnh Hà Giang.
Nuối tiếc họa mi chúa
Tìm tới "huyện chim" Hoàng Su Phì, đầu mối cung cấp họa mi cho nhiều địa phương, mới biết người dân tộc mê chim và có cách nuôi thật tài tình. Anh Vương Gia Lâm, người Hoa ở thị trấn Hoàng Su Phì làm nghề cắt tóc nhưng nuôi chim cách đây cả chục năm rồi. Hôm tôi đến chơi, nhà anh Lâm đang nuôi 5 ***g họa mi. Chim treo khắp nơi: đầu hồi, trên gác, vách núi sau nhà, trên tầng thượng... Anh Lâm bảo sáng dậy mà không nghe được tiếng chim hót là người khó chịu khôn tả. Anh tự hào là đời mình đã nuôi và bán qua bán lại trên 1.000 con họa mi, khách mua chủ yếu người dưới xuôi, người Trung Quốc và khách thập phương đi du lịch. Dù vậy anh cũng tâm tư: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".
Anh Lâm kể, mới chục năm trở lại đây người Mông, người Nùng, người Tày mới chơi chim và bán nhiều thôi. Trước đó thì họ đánh bắt họa mi để... ăn thịt, con nào hay lắm mới giữ lại nuôi. "Người dân tộc nuôi kỹ và quý chim lắm, đi đâu cũng xách theo; từ đi chợ, đi ăn đám, đi làm rẫy chim đều được mang theo như người bạn". Anh Lâm bảo họ có cách thuần chim rất lạ: Đi làm rẫy, mồ hôi ướt áo, họ lấy áo đó choàng lên ***g chim, vừa để hong khô, vừa để chim quen hơi người, hơi chủ. Thức ăn cho chim cũng được họ làm rất kỹ và đủ dinh dưỡng, gồm bột ngô, cám, trứng gà trộn với nhau, rang khô. "Ăn tươi" thì ngày nào cũng có cào cào, châu chấu. Kể cả những tay thợ chim lão luyện dưới phố huyện cũng không thể thuần chim giỏi như người dân tộc được.
Chính anh Lâm cũng là người may mắn chứng kiến lần "xuống núi" độc nhất vô nhị của một con họa mi chúa do người dân tộc nuôi. Lần đó đã cách đây 5 năm, có người Mông mang một con họa mi trắng xuống chợ, nó trắng toát từ lông, đến chân, mỏ... Họa mi trắng gọi là chim chúa, cực kỳ hiếm. Đồn rằng cả núi rừng là giang sơn của họa mi chúa, hễ ngọn núi, quả đồi nào nó bay qua là không con họa mi nào dám bén mảng. Người Mông nọ đã mua chim chúa trong rừng giá tới 500.000 đồng vào thời điểm đó. Thế rồi chẳng hiểu sao lại bán cho một người Trung Quốc với giá 900.000 đồng. Người Trung Quốc xách chim chúa về bên kia biên giới, từ đó không ai còn nhìn thấy con họa mi trắng nào nữa.
Những tay chơi trên bản
Thắng năm nay học cấp 3 nhưng đã chơi chim từ năm 12 tuổi, là thành viên nhỏ nhất trong "câu lạc bộ chơi chim" của thị trấn. Nhà có điều kiện kinh tế, Thắng có xe máy đi học, có ĐTDĐ dắt túi quần. Nghe nói có anh nhà báo dưới xuôi lên muốn viết về chim, Thắng hăm hở chở tôi xuống bản ngay.
Nhà người dân tộc Nùng tên Chương nằm trên núi, ở bản Tụ Nhân. Xe máy oằn mình leo dốc tìm tới. So với những người trong bản, nhà Chương thuộc loại khá giả. Lúc chúng tôi đến, Chương đi vắng nhưng ông bố cũng kêu cháu xách 3 ***g họa mi ra cho khách xem. Thắng nhận ra một con khá chuẩn, phiên chợ trước Chương xách xuống ra giá 500.000 đồng nhưng chưa bán được nên mang về nhà treo. Chưa ưng lắm, Thắng kêu tôi đi bộ sang một nhà người Nùng tên Trung gần đó. Nhà có hai ***g họa mi hót véo von đang treo bên chuồng trâu. Thắng bảo: "Người dân tộc nuôi chim giỏi lắm. Họ nuôi 3 tháng bằng mình nuôi cả năm. Họ yêu chim lắm. Xuống chợ, uống rượu ngô say ngã bò ra đường nhưng tay vẫn giơ ***g chim lên cao".
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/hoangnam/01.01.08/4B.jpg
Mai này, họa mi có còn hót vang Tây Côn Lĩnh? (ảnh: T.G_
Cuối buổi đi xem đó, tôi và Thắng vào nhà một người dân tộc Tày. Nhà có bốn ***g họa mi nhưng chủ kêu không bán vì chim mới đánh về, chưa biết hót tốt hay không. Thắng bảo: "Chim mới, mang xuống chợ bán bảy chục, tám chục nghìn một con. Gặp tay nuôi tốt, mua về dưỡng vài ba tháng ra chợ bán 500.000 đồng là chuyện thường". Phiên chợ rồi, Thắng buộc phải bán một chú chim cưng bởi nó bị gãy móng sau trong một lần chọi. Thắng kể: "Bán cũng tiếc lắm, chim hót hay, đánh ác, bán bốn trăm, lỗ mất trăm rưỡi. Em cũng đang tìm nhưng chưa ưng ý con nào".
Hôm tôi lên Đản Ván công tác, cũng thấy ***g họa mi trên hàng cây trước trụ sở trạm y tế. Chim là của anh Lèng Seo Vùi, cán bộ y tế xã. Cán bộ Vùi thích nuôi chim lắm, dù anh ở ngoại trú ở bản Lủng Nùng, cách trạm cả cây số nhưng ngày nào cũng xách chim đi làm. Đến trụ sở, treo chim lên cây, khoác được cái áo trắng xong, vô khám bệnh cho đồng bào thì chim bên ngoài cũng hót vang rồi. Anh Vùi kể: "Con chim này mua của ông dân tộc Nùng dưới ***g Khum, sáu trăm nghìn đó, dáng chim đẹp, hót ác lắm, đánh nhau cũng được". Cứ cuối tuần, rảnh rỗi anh Vùi lại xách chim xuống các bản chọi chơi, có ngày chọi ba bốn lần. Anh Vùi tự hào: "Con này giá thị trường giờ cũng phải trên 6 "phát" (600.000 đồng)".
Chim hót và chim chọi
Thắng kể, cứ sáng chủ nhật hằng tuần, vào phiên chợ chính của huyện, người dân tộc ở các bản lũ lượt cặp ***g chim vô nách, xuống phố huyện đi chợ. Những người đàn ông xách ***g chim tụ vô một góc chợ, xem rồi cho chim đá nhau, mua bán, hỏi giá cả. Một phiên chợ như thế có cả 50 ***g họa mi, chưa kể những ***g khác như khướu, cu đất, chim ngũ sắc...
Con họa mi chuẩn phải hội tụ được những tiêu chí như mắt xanh, mí dày, chân cành đào, mỏ búp đa... Muốn chim đánh hay thì đuôi phải cân đối, tản đầu bự. Chim muốn hót hay, hót được nhiều giọng thì phải là chim "già rừng" - con chim đã sống ở rừng nhiều năm, tự luyện hót hay, nhiều giọng lạ.
Anh Lâm ví von: "Họa mi sống theo cặp như vợ chồng, một vợ chồng ở một quả đồi. Hễ con khác bay qua quả đồi đó là chim chồng phải ra nghênh chiến. Đánh thua là mất vợ, mất đồi, phải vào tận rừng sâu tu luyện tiếp để một ngày nào đó ra "cướp vợ" lại". Bởi vậy, chơi họa mi nên chơi theo cặp, dễ thuần giọng hót và dễ nuôi.
Cháu anh Lâm là Vương Gia Vẩy cũng mê chim lắm, nhiều lần còn xách cả chim sang Lào Cai để chọi. Bên đó, vừa rồi có con 22 triệu đánh ác lắm, có ông Trung Quốc xách chim 3.000 tệ qua giao chiến nhưng cũng phải thua, đánh xong ông đòi mua lại con chim thắng giá 5.000 tệ nhưng chủ không bán. Anh Vẩy bảo: "Họa mi có những đòn đánh hoang dã hơn gà chọi. Nó có thể kéo chân, bóp mặt, bổ đầu đối thủ, trong đó đòn bóp mặt là ác nhất, nhiều con hư mắt vì đòn đánh này, buộc phải thua".
Ở Hoàng Su Phì, để chọi chim, người ta áp hai ***g áp vô nhau rồi tháo cửa ***g một bên cho hai con đánh nhau qua cửa còn lại. Nó khác với kiểu đánh "thông ***g" (mở cả hai cửa cho chim bay qua bay lại đánh nhau) phổ biến ở Lào Cai hay Trung Quốc. Anh Vẩy bảo, đánh kiểu quê mình, chim hay "phá ***g" do phải mổ trúng nan cửa, mỗi lần đánh như vậy chim xuống mã rất nhanh, đầu chảy máu, rách lông, mỏ trầy trụa...
oOo
Tôi rời Hoàng Su Phì vào buổi sáng sớm để bắt kịp chuyến xe đò lên tỉnh. Những ***g họa mi đã kịp treo cao trên những hàng cây, kèo nhà dọc phố huyện, tiếng chim hót véo von trong sương sớm. Một chuyến xe hàng đi Hà Nội lại vừa rước đi ba ***g họa mi để mang xuống xuôi bán. Chim của núi rừng mang về cho người thành phố nuôi. Mai mốt rồi họa mi có còn để véo von ở Tây Côn Lĩnh hay không? Tôi chợt chạnh lòng nhớ lời của Lâm: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".
kubi86
19-04-2010, 09:57 AM
Tác Dụng Của Áo ***g......


Hàng năm chim HM đều thay lông 2 lần ,lần đầu :chim ngoài tự nhiên bất đầu thay lông từ cuối thang 9 âm lịch đến cuối thang 10 âm lich(vào thời gian này bạn sẽ thấy các cửa hàng chim rất ít chim HM vì người bẫy không đi bẫy-lý do là chim xuống lửa,khó bẫy và có bẫy được chim rất xấu không có giá)Chim có thân nhiệt cao tời 42 độ c,mùa đông sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và môi trường rất lớn(trung bình 35 độ,chỉ số này ở người chỉ là 30)trong khi ta có áo,chăn ,nhà và các phương tiện chống rét hữu hiệu(mà còn rét thế) chim HM chỉ có độc mỗi bộ lông mỏng manh,nên tạo hóa đã ngầm mắc cho nó một cái máy điều hoa dưới lớp lông kia,chỉ có điều là mùa đông thì lắp vào và mùa hè thì lại lịch kịch tháo ra(tạo hóa chưa có máy hai chiều mà).Lông chim có hai lớp,lớp ngoài là lông vũ ,cứng,ôm khít vào nhau để bay và bảo vệ cơ thể trước những va chạm bên ngoài,bên trong là một lớp lông tơ,bông xốp(đây chính là cái máy điều hòa đấy)Mùa đông đến chim cần thay lớp lông ngoài cho kín và quan trọng là mọc thật nhièu và thật dầy lớp lông tơ bên trong(coi như ta mua chiếc áo phao ấy mà)cho nên vào mùa đông ta thấy chim to hơn và nhẵn nhụi hơn là thế và đó chính là lý do của hiên tượng thay lông mùa đông,khi trời rét chim thường xù lông để cho không khí lọt vào giữa lớp lông tơ và lông vũ như một lớp cách nhiệt giữ ấm cho cơ thể,Chim nuôi trong ***g thường thay lông chậm hơn(từ đầu tháng 10 đến hết thang11,có con còn chậm hơn nũa)Vì lý do nào đó mà chim ban không thay lông hoặc thay sơm thì cũng không nên lo lắng không nên ép gì cả mà chỉ cần chăm sóc cho chim ăn uống tốt,đến lúc cần thay nó sẽ tự thay thôi.Lần thứ hai là vào cuối tháng 2 âm lịch(lúc này là nó tháo cái máy điều hòa ra đấy)lần này chủ yếu ta thấy trong ***g rụng rất nhiều lông tơ do đã hết nhiệm vụ chống rét chúng cần được loại bỏ,lông vũ bên ngoài thì giữ nguyên cơ thể vừa gọn lại thoáng mát.
Còn chiếc áo ***g thì tác dụng chính của nó không phải là để chống rét hay chống gió chống muỗi đâu bạn ạ(con chim không cần ta giúp những cái đó đâu-chim ngoài trời thì ai giúp?)Người TQ nghĩ ra cái áo ***g là để "Điều giáo điểu)nghĩa là để dạy để hãm chim bạn ạ,khi cón mộc người ta quây áo ***g để chim khỏi sợ,khi thuộc rồi người ta cũng che áo lổng kín để làm cho chim luôn cảm thấy bị bức bách,ngột ngạt(vì vậy áo lông luôn được làm bằng vải dầy,tối màu )nên khi được phanh áo ***g ra chim sẽ trở nên phấn chấn,và biểu hiện tột đỉnh của nó chính là những tiếng hót không ngừng như để tranh thủ xả hơi vậy và nếu có kẻ nào đó cùng loài to gan đến quấy rối thì chiến tranh ắt xảy ra cũng là thế,vậy là bạn hiểu rồi chứ,chúc vui vẻ.
kubi86
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Bài viết rất hay
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Cám ơn bác tansuphi chia sẻ kinh nghiệm với ae.Bài viết của bác rất bổ ích với những người thích và mới chơi mi như e
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

đọc lãi vẫn thấy hay. và dần dà hiểu được tý ty hịc
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

đọc xong hoa hết mắt luôn nhưng vẫn thích. thank bác
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

xin cảm ơn....
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Rất hay, rất bổ ích, gần như hoàn hảo cảm ơn bác tansuphi, up lên cho mọi người cùng xem.
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Vậy theo bác nói con bạch mi hiện đang ở trên cao bằng là mi chúa ah em nghe nói ở đấy người ta bẫy đc 2 con chẳng nhẽ có 2 mi chúa cùng 1 nơi
Bài viết rất tỉ mỉ thank bác up cho mọi người cùng đọc
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Đúng là những ngừoi có kinh nghiệm thì mù vi tính nên anh em khó mà có cơ hội học hỏi, tìm kiến thức. May sao có bác thập toàn để giúp anh em một cái nhìn cơ bản về Họa mi, nhìn lại cái kiến thức chả ra sao của bản thân.
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Đúng là cẩm nang dành cho những ai chơi HM...He2:D
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

gửi Bác Tansuphi và các bác trong topic.em cũng mới mua về 1 chú mi đang bị suy,cánh thì bị sệ,thỉnh thoảng cũng hót nhưng giọng còn ngắn=((.Mong bác Tansuphi và các bác tư vấn cho em ngoài cách cho ăn cám ,dế và tắm hằng ngày thì còn bí quyết nào nữa để em nó nhanh hồi phục được không.nhìn em nó ốm lắm.Mong tin các bác.Cảm ơn các bác rất nhiều !
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Bài viết rất hay, nhưng thật là khó để chọn con Mi có nhiều tiêu chuẩn tốt nếu không sống ở vùng có chợ mi. Thôi đành trăm sự nhờ anh tân vậy!
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

ai có nhiều kinh nghiệm hoặc có tài liệu nào nói về cặp mi của chim họa mi không nhỉ? nét vé trên mắt tạo nên tên của loài chim này. Thank!
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

ai có nhiều kinh nghiệm hoặc có tài liệu nào nói về cặp mi của chim họa mi không nhỉ? nét vé trên mắt tạo nên tên của loài chim này. Thank!
các cao thủ về mi đâu cả rồi .em chỉ hóng hớt thôi ngồi im nghe các cao thủ chỉ dạy
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

lên cho cẩm nang haocj mi cho các bác mới chơi và các sư điểu vào nghiền ngẫm
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Ai có kinh nghiệm về cặp mi của chim họa không? Nếu có xin được các cao thủ chỉ giáo. Thank!
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Bác Tân ơi em vừa chơi Mi thấy những nội dung bác gửi thật quí. Em biết bác bán chim có uy tín. Bác tìm giúp em một con giá dao động từ 1,5tr - 2 tr nhé. Em ở Hà nội số đt 0914788000, có gì bác alo nhé..Thanks bac nhieu.
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

gửi Bác Tansuphi và các bác trong topic.em cũng mới mua về 1 chú mi đang bị suy,cánh thì bị sệ,thỉnh thoảng cũng hót nhưng giọng còn ngắn=((.Mong bác Tansuphi và các bác tư vấn cho em ngoài cách cho ăn cám ,dế và tắm hằng ngày thì còn bí quyết nào nữa để em nó nhanh hồi phục được không.nhìn em nó ốm lắm.Mong tin các bác.Cảm ơn các bác rất nhiều !

Á bạn này ăn cắp Avatar của tui nhá. Thay cái khác đi bạn ơi. :>
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Dưới đây là những kinh nghiệm rất quý về Họa my do tác bác kubi86 đã sưu tầm của nhiều tác giả và tổng hợp lại. Tôi đã vô tình tìm được trên mạng xin pots lại để anh em cùng tham khảo nhé.

- Kinh nghiệm của bác bình lạng sơn.
Cách Chọn Họa My -Phân biệt đưc cai:
Đây là việc rất khó,người TQ có câu " Họa my bất khiếu,Thần tiên bất trí đạo" tạm dịch là họa my không hót thì thần tiên cũng chịu(không biết đâu là đực cái)Những người có khả năng phân biệt đực cái tốt nhất (Ngươi đi bẫy,người chuyên thu gom để giao buôn ,ngươi chuyên bán lẻ họa my...)cũng chỉ chỉ có khả năng chọn đúng từ 85-90%. (Hoàn toàn bằng trực giác)
Họa my cái có những đặc điểm sau:về hình thể thì nhỏ ,thon,nhìn từ phía trước thì tiết diện hình tròn(được tạo bởi đường cong của lưng và đương cong của ngực),mỏ nhỏ thường có màu sừng bò,râu nhỏ,ngắn,cánh ngắn mút cánh tròn,vị trí tiếp giáp giữa đuôi và thân bị thắt (do lông bao lưng và bao hậu môn ít,ngắn),đùi nhỏ hơn dùi họa my đực khá nhièu.
Họa my đực có hình thể to hơn ,nhìn từ phía trước thì tiết diện có hình mai rùa, mỏ to và dài hơn con cái ,sống mỏ trên thường có màu vàng nhạt hoặc sừng bò nhưng gốc mỏ bao giờ cũng có màu vàng tươi đăc biệt là gốc mỏ dưới, phần lông tiếp giáp giữa gốc mỏ và đầu tạo thành đốm đen thẫm hai bên gốc mỏ, râu to và dài hơn,đen hơn con cái.Những vệt đen toàn thân thẫm hơncon cái,cánh con đực dài hai mút cánh thường chạm vào nhau(con cái thì không chạm) đuôi con đực dài ,nặng,chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhien không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dầy đăc biệt là lông bao hậu môn.đùi con đực thương to gấp rưỡi con cái,
Tuy vậy đối với bạn vẫn rất khó,bởi vì bạn lấy đâu ra cả đực cả cái luc đó để mà so sánh,cho nên cái gì cũng phải chịu khó vậy quan sát nhiều ,so sánh nhiều nhất định bạn sẽ có đươc trực giác này,thế nhé.
. Mõi ngày tôi chi viết được một tý thế này thôi mong các bạn đừng sốt ruột ,già rôi cái gì cũng như rua là vậy.

ọa my mộc là chim mới bẫy về ,đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng,phần lớn đã hót nhưng còn rất dát,người đến gần nhảy loạn xạ,thúc vỡ cả trán,máu mê toe toét,vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.
Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu xem có cửa hàng chuyên bán họa my nào không.Một cửa hàng được gọi là " Chuyên My " thì ít nhất số lương my cũng phải chiếm 60-70% số chim trong cửa hàng(Chi ít cũng phải có khoảng 20-30 my mộc).Cửa hàng phải có những hộc chuyên dùng để nhốt chim mộc,có thể nhấc rời từng hộc thì bạn mới có điều kiện quan sát được kỹ càng mà không sợ chim vỡ đầu.Rất tiếc là gần như rất ít cửa hàng chim chú ý chuyện này
Đầu tiên bạn cần phải nghe được tiếng hót đã,người bán thường có còi chùy mái,nếu chim siêng hót thì nhát định sau vài lần còi chùy mái nó phải hót ,mặc dù hót rất ngắn,bạn phải tập trung nghe và quan sát xem con nào hót,nên ngồi im để xác định 2-3 con hót rồi bạn hãy đến gần để chọn hình dạng của nó(Bạn nhớ rằng nghe được tiếng hót rồi là có 60-70% cơ sở để mua rồi)bạn nhìn kỹ móng xem có đủ không(,nếu bị gãy thì thôi) tiếp đến xem trán nếu sứt to,đóng vảy hoạc rớm máu,thì cũng thôi,(vì loại này rất dát khó thuần)Tiếp đến bạn nhìn kỹ đầu chim,đầu nhỏ thuôn đều về phía mỏ,gốc mỏ dưới mỏng(so sánh ngay với con bên cạnh) râu to vừa phải trông như râu chim mái,thân dài ,đuôi dài,nặng hơi cụp xuống ,chân cao,lông đùi che phủ kín khuỷu chân,mắt tốt nhất là có màu đỗ xanh ,lông my có màu hơi xám và nhỏ.Nếu bạn chọn được con chim có những tiêu chuẩn trên bạn sẽ thấy nó rất mau thuần,hót nhiếu,có điệu nhảy rất khoan thai nhẹ nhàng. trông rất đẹp mắt .Khi thay lông xong vẻ đẹp của nó càng tăng lên bội phần,nhưng nó không bao giờ chọi đâu vì những tiêu chuẩn trên là của chim hót đấy.
Bài sau tôi sẽ chia sẻ cách chọn my mộc chọi.

Trước khi vào phần tiếp theo tôi lại xin được bộc bạch đôi lời.Tôi không phải là nhà điểu học như bác GS VÕ Quý,cũng không phải là nhà nghiên cứu nghiêm túc như Bác Việt Chương .v.v,với những pho sách được nghiên cứu soạn thảo công phu,khiến cho rất nhiều người chơi chim(Trong đó có cả tôi)coi nó như kim chỉ nam của mình.Tôi chỉ là người thích chim đơn thuần vì vậy tôi không đi vào kiến thức tổng hợp (như phân bố,giải phẫu học,chủng loại v.v)mà chỉ để ý xem nó có đẹp không ,có hót không ,có chọi không,đực cái thế nào, nuôi thế nào cho tốt(vừa mất ít công,ít tiền mà chim vẫn khỏe...)và tôi muốn chia sẻ những cái đó,tất cả những bài(nếu có thể gọi là bài)tôi viêt đều có sẵn trong đầu,không được soạn thảo trước ,cứ khi nào hứng và có thời gian là gõ bừa,cộng với trình độ vi tính còn hết sức i tờ vì vậy ý tứ ,văn phạm lủng củng mâu thuãn mong các bạn hết sức thông cảm.
Tìm mua được và nuôi được một con HM môc trở thành chim chọi là ước mơ của rất nhiều người,nhất là các bạn trẻ.Nhưng tôi xin khuyến cáo là việc này rất gần với công việc của dã tràng đấy.Hầu hết các cao thủ đang sở hữu những chim HM ""Cái bang" đều không nuôi từ mộc đâu.
Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.
-Mắt:Mắt chim HM không giống mắt người,không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc,võng mạc,kết mạcv.v mà sẽ dùng những từ "nông dân" dễ hiểu thôi)mà chỉ có lòng "đen"(thực ra nó có nhiều màu).ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử,bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn.vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại,bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là"TẢY",có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh,màu nâu đen,màu cùi nhãn,các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT,vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi,sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông,TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ),chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi...)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng ,còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát.Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT,từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt,bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt.Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều),mắt "đầy"(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.
-ĐẦU:Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu,phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu,nga đầu...) .Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao,tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu,loại này thường có cái đầu to,nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.
-MAO(lông):Chọn lông tơi ,sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì)lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc) Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu,lông cánh dài,lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy,to,lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu"Xà đầu,Qui bối,dả tử bất thối"(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)
-CƯỚC(chân) bạn chọn cẳng chân to,các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu."đấm" to(chỗ phân ngón),ngón chân dài,móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.
Tôi lại xin phép dừng tạm đã....

Đang có hứng,tôi lại xin viết tiếp(à hôm kia tôi có viết 1 bài nội dung tương tự(ở mục chủ đề mới) nhưng mãi không thấy đăng tải,hôm nay viết xong bài này thì lại thấy bài kia cũng được đăng thế mới chết chứ)
Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con(công phu phạ đại lực=võ giỏi vẫn sợ to khỏe) .Các bộ phận phải cân đối hài hòa,dài thì cùng dài(ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản)."Ngũ" gồm:mỏ,cổ,thân,đuôi,chân.Mỏ thẳng ,cong ,,ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao ,nét,không bị lép vẹo,gốc mỏ to,dầy,đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt(vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe,trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy ,khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh).Thân nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng"(ống trúc)nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn.Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ,dài,thẳng) "côn giác my" (dài,cong dấu ngã).Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my...đều bỏ.Lông my nên chọn màu hơi xám,mịn.Chú ý:lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1,2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ")là không tốt.Loại này lúc choị lúc không,sáng hăng chiều sỉu,mất tiền như chơi.Phần sau tôi sẽ mách nước các bạn cách mua chim chọi thuộc.

Đính chính:vì sơ xuất tôi phiên âm sai từ"côn giác my" nay xin sửa là"câu loan my"(dài,cong,dấu ngã)...
Phần đầu tôi có nói các cao thủ không chịu nuôi chim mộc vì mặc dù có chọn được chim mộc hay thì cũng phải thuần dưỡng rất lâu chim mới quen hơn nữa trong quá trình thuần dưỡng, chim thường có những thay đổi (biến tướng)khiến cho chim xấu đi(không chọi,ít hót..mắt loãng dần..) do đó họ thường mua chim chọi thuộc.Thường có hai cách mua:
Một là mua chim sau khi xem chọi chim trong các kỳ chọi HỘI,chọi TAY ĐÔI,đây là cách mua hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất.Hiệu quả vì ta trực tiếp nhìn thấy các miếng đánhvà thể lực của chim,thời gian chim chịu đòn v.v. chim đã chọi thắng,hòa hay thua v.v.để có thể đưa ra giá mua chính xác,nhưng thường phải đấu giá với các cao thủ khác nên giá thường ngất ngưởng(dăm ba triệu tới chục triệu là thường)và bạn phải nắm được thông tin chọi ở đâu?bao giờ chọi?với những người mới chơi chuyện này cũng không dễ dàng gì.Mua chim kiểu này thì việc nhìn mắt và tướng mạo chim đươc đơn giản hóa đi rất nhiều.Chẳng có tiêu chuẩn gì bằng "tiêu chuẩn thực tế"cả.
Hai là phải bỏ công sức đi thăm hỏi,tìm kiếm chim ở những vùng nông thôn xa,hoặc ở ngay những người nuôi chim hót thông thường,thỉnh thoảng cũng có con rất sung mà người nuôi không biết.Mua chim trong các trường hợp này bạn cần lưu ý:Chim thường có biểu hiên khác thường như nhảy lên nhảy xuống,bám vào nan ***g ngó qua ngó lại vừa hót rất gắt,đanh,hễ nghe tiếng mái hay tiếng đực hót xa xa là các biểu hiện trên lại tái diễn.Mắt chim lúc này có cảm giác như bị mờ đi,đồng tử rất nhỏ,mắt chim dài và hơi lồi ra trông có cảm giác rất lỳ lợm.Nếu người nuôi có ý bán thì tốt nhất bạn nên đề nghị người bán cho "dí" thử,tức là cần có một con đực khác đặt cạnh sát ***g con này để xem biểu hiện của nó,nếu nó nhảy ngay xuống sàn hoặc nhảy bám vào nan ***g vừa búng cánh vừa hót réo rắt như muốn phá ***g lao sang đối phương thì bạn hay tiếp tục quan sát các tiêu chuẩn khác(lông,chân ,móng...)nếu đạt yêu cầu thì bạn chỉ còn việc ngã giá mà mua thôi
Mua kiểu này thì rất tốn công tốn sức và cả thời gian nữa nhưng giá cả dễ chịu hơn và cũng ăn chắc tới 90%.nhưng có cái khó là không sẵn có để mà mua,nhưng nếu bạn đam mê thì nhất định sẽ mua được.Đặc biệt lưu ý:chim con nuôi lên cũng hay có những biểu hiện và đặc điểm về mắt như vậy (già *** non hột)bạn cần có thời gian quan sát kỹ nếu thấy chim thỉnh thoảng nhảy xuống sàn nhặt phân hoặc thấy phân có dấu vết bị bới thì bỏ ngay ý định mua vì đó là dấu hiệu của chim con nuôi từ ổ lên đấy.

Sau khi đã chọn và mua đươc chim,người chơi chim sẽ trải qua một giai đoạn vừa vất vả vừa hồi hộp lại vừa sót ruột khi thấy chim cứ nhảy loạn cả lên,thỉnh thoảng mới nghe nó hót trộm ,muốn đến gần để ngắm nhưng lại lo nó sợ húc vỡ đầu vỡ trán v.v.vừa bực vừa thương mà chỉ biết thở dài chẳng biết đén bao giờ nó mới quen.Trước đây tôi cũng có cảm giác như vậy,bây giờ thì cảm giác này không còn nữa thay vào đó là sự tự tin,thoải mái.
Để thuàn phục một con vật(chim,chó,mèo vv)ta phải hiểu rằng con vật không có ý thức(không biết suy nghĩ,phân tích,so sánh..)tất cả hành động của nó đều hình thành do bản năng(phản xạ không điều kiện)và do bị ức chế lặp đi lặp lại nhiều lần(phản xạ có điều kiện)mà thành.Ví dụ dạy con chó làm toán người ta dạy nó sủa bằng cách cầm viên thức ăn giơ lên nhiều lần trước mõm nó,mãi không được ăn nó sẽ sủa,cứ mổi lần nó sủa vài tiếng người ta lại đút tay cầm thức ăn vào túi quần rồi lại rút ra tay vẫn cầm vien thức ăn đưa cho nó ăn(lúc này nó không sủa nữa)đọng tác này cứ lặp lại nhiều lần,con chó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và người dạy chỉ việc đếm số tiếng sủa khớp với phép tính để ra hiệu cho nó dừng sủa,người xem cứ tưởng chó biết tính thật.Lan man mãi đã 11h đêm rồi, xin khất mai nhé

Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi.
Trước tiên bạn nên có 2 cái ***g:1 ***g chiến(56 nan) 1 ***g "lưu điểu"(48 nan)còn gọi là ***g mái,cả hai đều có áo ***g.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt)
THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố...còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái...).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi "lùn"mà ) .
Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào ***g chiến bạn kéo kín áo ***g,***g chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần ***g quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu thang.sau khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa ***g ra ngoài,từ từ kéo áo ***g hở vừa hết cửa ***g là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa ***g để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo ***g rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc ***g ra ngoài ,kéo kín áo ***g lphía trước rồi kéo áo ***g phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui ...)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn ,thôi xin tạm dừng đã

Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo ***g,không nên vạch áo ***g dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ.
Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta" rút viên thức ăn trong túi ra ",có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu qui.Thay vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây.
Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào ***g mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con (nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2m, ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa.Chú ý:CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA,chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ.Thôi lại xin phép đây

Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt ***g ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo ***gche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cửa lồng(vì chổ này hở) nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến (vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên) nênchim ít lao hơn (dại gì lao vè phía người) Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa (người Tàu nói HM là "Độc cứ tranh hùng điểu" ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn, 3 là bảo vệ mái. Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình, ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng "chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó" (phản xạ có điều kiện) vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ thức ăn của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang 40-50 ngày) Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đầu chuyển sang bước 3 (lưu điểu) tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng mái lên, mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra, sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi với môi trường thành phố dần dần (Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc (khoảng 1 tiếng ) rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,.....

Với cách nuôi dạy như trên chỉ sau 80-90 ngày bạn đã có thể có trong tay một chú chim tuy chưa gọi là thuộc nhưng chắc chắn là không sợ người,hót chuyện nhiều, hễ nghe tiếng mái hoặc tiếng hót của my đực xa xa là hót sổng ngay,khi cần thưởng thức tiếng hót của nó (ban ngày) vào bất kỳ lúc nào bạn chỉ việc đem lồng ra ngoài chỗ thoáng đãng,vạch áo lồng ra chắc chắn chỉ sau ít phút nó sẽ tặng bạn một ca khúc mà chỉ có HM mới phô diễn được.Nhưng chỉ nên cho hót khoảng 20-30 phút thôi,bạn kéo áo lồng che bớt để chim ngừng hót,có thể để chim ở ngoài trời 1-2 tiếng rồi lại đem vào để trong nhà (có thể để ở góc nhà hoặc treo trên tường, luôn quây áo lồng kín 3/4 lồng.)Tuyệt đối không được treo chim ở ngoài hiên,ngoài vườn suốt cả ngày,không được cho chim ăn quá nhiều mồi, không được áp mái liên tục cả ngày. Nếu bạn không làm tốt những việc này chim hót sẽ hót ít dần ,chim chọi sẽ giảm hẳn tính háu chiến đấy.Lúc này nếu thấy chim có lửa bạn có thể chọi thử 1-2 phút (nếu nó dám chọi) rồi tách ra,không nên vội vàng chọi thật dễ làm hỏng chim,uổng công chăm sóc bấy lâu. Chim chọi tốt nhất là phải trải qua ít nhất 1 mùa thay lông trong lồng (khoảng 12 tháng) Thời gian đỉnh nhất đối với chim chọi là 2 năm (từ năm thứ 2 đến năm 4 lồng).
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi về nuôi dạy chim mộc mà tôi có được nhờ học hỏi của các anh em, xin được cùng chia sẻ cùng các bạn mới chơi hoặc sắp chơi (không dám qua mặt các đại ca đâu).Có gì còn thiếu xin các bạn bổ xung,cái gì sai xin sửa hộ nhé.


THUẬT NGỮ NGHỀ CHƠI HỌA MI
Lịch sử chơi chim đã có từ rất lâu, đặc biệt là Hoạ Mi. Trong quá trình chơi, dân chơi HM đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ, tiếng lóng để chỉ vật dụng nuôi, để nhận định đánh giá trạng thái, chất lượng, khả năng,hình thái... Từng chi tiết từng bộ phận của con HM ,v.v và v.v.

Nhiều người có tuổi nghề kha khá rồi nhưng cũng không thể biết và hiểu được hết huống hồ anh em mới chơi thì cứ như vịt nghe sấm là cái chắc. Vì vậy tôi mở chủ đề này mong anh em có tay nghề xúm vào cùng chia sẻ vừa để giúp AE mới chơi vừa để thống nhất cách nhìn nhận với nhau. Gọi là từ điển nhưng chỉ nhằm giải thích ý nghĩa là chủ yếu, còn việc sắp xếp theo vần A,B,C thì không cần thiết, tôi xin mở màn đây.(xin nói về lồng trước).

- lồng phóng:
Dùng để tập thể lực cho HM chọi nên có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đén60cm cao từ 1,2m đến 1,5 m.

- Lồng chiến:
Đây là lồng nuôi HM đực để chọi nhau (đá nhau) được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 40cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm (chân thường cao 15-16cm). Lồng chiến là lồng được chú trọng nhất, được thửa rất công phu, đặc biệt là sàn lồng và cửa lồng. Trên sàn có bàn chiến.

- Bàn chiến:
Là một bộ phận cùa sàn lồng, tiếp giáp với cửa lồng, có hình bán nguyệt, chỗ rộng nhất khoảng 10-11cm, trên mặt bàn chiến người ta đóng những thanh tre song song để tạo chỗ cho chim tì chân, đuôi để lấy thế chọi nhau, cũng có loại bàn chiến rời, khi chọi mới lắp vào, thường được làm bằng gỗ thông trắng (cùa TQ), khi lắp vào loại bàn chiến này thường có độ dốc khoảng 5 độ, sau cao trước thấp, thay cho những thanh đóng người ta khoét thủng thành những rãnh.

- Cửa chiến: Đây là loại cửa lồng trước đây chỉ dành riêng cho lồng My chiến, nhưng sau này người ta lắp cả vào lồng phóng và lồng mái nữa (vì trông đẹp hơn và đỡ sổng chim khi sang lồng), Cửa lồng chiến thường rộng bằng chiều rộng của 6 nan lồng (khoảng 12-13cm) có chiều cao bằng 4 vanh lồng (khoảng 25cm) kích thước này tuy chưa được tiêu chuẩn hoá nhưng nói chung khi làm ***g chiến không ai làm quá khổ cả vì nó liên quan đến kích thước Trung sa (khung chọi). Vì là cửa để chim chọi nhau nên "cánh cửa" phải tháo bỏ ra được (chỉ còn lại khung cửa) để chim không bị vướng khi chọi. Khung cửa ngang trên và dưới được làm thò hẳn ra ngoài chu vi ***g, Toàn bộ "cánh cửa"được giữ chặt bởi hai then cài xuyên qua khung ngang trên dưới và một khung rời có khoá cài. (phần này chắc phài có ảnh mới hiểu được)

- Cầu đậu:
Tôi chỉ nói qua về cầu gạo thôi, Thực ra nó không phải là cành gạo như ta tưởng, tiếng Tày Nùng gọi cây này là: Kiều nộc có nghỉa là cầu chim. thuộc họ thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m, thường thấy mọc tại các khu vực đất cằn ven đồi (đất càng cằn cỗi càng có hy vọng tìm được cầu đẹp) có tán lá rất giống cây Hoa hoè, rất dễ nhận từ xa. Các cụ cho rằng chim đậu cầu này có tác dụng luyện da chân chim dày dạn, ít bệnh tật....
...

Ngoài hai loại lồng trên cón có lồng mái, lồng mồi.

- Lồng mái: thường có đường kính đáy khoảng 35cm,cao khoảng 40cm,dùng để nhốt mái HM nhằm thúc my đực chọi.

- Lồng mồi: có kích thước nhỏ nhất nhưng được làm chắc chắn, nan, vanh đều to, trước khi dùng thường đươc hun khói và bôi nhựa lá cây (sát lá rừng vào nan lồng nhiều lần) làm cho lồng có mùi và màu giống tự nhiên. Đây là lồng đựng chim mồi để bẫy chim rừng, có đường kính đáy khoảng 25cm, cao khoảng 30cm.

Trước đây các Cụ còn có lồng LƯU ĐIỂU to hơn lồng mái một chút (lồng mái có 48 nan, lồng lưu điểu 52 nan, lồng chiến 56 nan, lồng phóng từ 64 nan trở lên) đường kính đáy lồng khoàng 37cm cao 40cm, dùng để xách chim đi chơi (đi dượt) bây giờ thấy ít người dùng.

Lại tiếp tục tự biên tự diễn đây.

- lồng Vác: Đây là từ chỉ các loại lồng do những người ở làng Vác, xã Nhân hoà, huyện Thanh oai, Hà tây (nay là HN) sản xuất, mới đầu nó chỉ mang tính chất nông phẩm phụ, khi xong việc đồng áng, nhưng hiện nay nhiều nhà ở đây đã bán hoặc cho thuê ruộng, bỏ hẳn việc làm ruộng để chuyên tâm làm lồng. lồng Vác đã có mặt hầu khắp các tỉnh Bắc bộ và đã có chỗ đứng trong giới chơi chim, do giá cả hợp lý và hình thức ngày một mỹ thuật, thiếu sót của lồng Vác là những người làm lồng đều không chơi chim nên lồng thiếu tính thực dụng, không sáng tạo và nghiêm trọng nhất là tính giả dối về chất lượng còn khá phổ biến.

- Lồng Thổ:
Đây là từ chỉ những chiếc lồng do những người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía bắc chế tác,chủ yếu là lồng MY, ngoài ra cũng có một số ít lồng gáy và đa đa. Do chỉ được làm khi có nhu cầu sử dụng của bản thân, nên số lượng rất ít. Quy trình chế tác, vật liệu, kích cỡ, hình dáng...rất đa dạng. Đồ nghề nhiều khi rất đơn giản, chỉ có con dao và cái dùi sắt nung lửa để dùi lỗ vanh, vì vậy phần lớn trông cục mịch, thô , nhưng rất thật, rất hữu dụng và đầy ắp tính văn hoá bán địa. Hiện nay cũng đã xuất hiện một vài nơi (Vân an, Chiến thắng...ở LS) bà con dân tộc ít người cũng đã bắt đầu sản xuất lồng trong thời gian nông nhàn, đem ra chợ phiên tại TP LS để bán, những chiếc lồng này đã bị thương phẩm hoá nên tính văn hoá và chất lượng đã giảm nhiều.
- Cóng (coóng):
Là vật dụng dùng để dựng thức ăn và nước cho chim, trước đây thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng (hiện nay cũng có 1-2 cửa hàng ở HN bán bán loại này). Bây giờ người ta "cải lùi" làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ.

- Trung sa (khung chọi):
Khi chọi chim người ta áp hai cửa lồng vào nhau, để chim chọi nhau qua những song cửa , nhưng vì cửa lồng của mỗi người khác nhau, song cửa cũng to nhỏ không đều nên thường gây ra những vấn đề không thống nhất vì vậy người ta nghĩ ra cái TRUNG SA. (TRUNG=ở giữa, SA=là cái mành hay cái chấn song cửa sổ). Trung sa thường được làm bằng gỗ, có chiều rộng mép trong khoảng 8,5cm, chiều cao khoảng 40cm, có hai thanh chấn song tre (có đk khoảng 0,5cm) ngăn trung sa ra làm 3 khoảng cách bằng nhau (khoảng 2,6cm) chim có thể thò đầu sang để chọi nhau, nhưng không thể chui hẳn sang (thông ***g), chọi qua trung sa xem hơi tức mắt (vì vướng nhiều thứ) nhưng giữ được chim chơi lâu dài.

- CHỌI HỘI: Trước đây nhân các ngày hội dân gian ở miền núi như Hội ***g tồng, Hội đầu pháo... và các Tiết âm lịch, các Cụ thường tụ tập dăm mười người đem chim ra chọi chơi rồi cùng nhau ăn uống, khen chê v.v chủ yếu để vui và tập dượt nên mới gọi là chọi hội. Còn bây giờ do nhu cầu của người chơi và do thông tin đã phát triển nên người ta có thể tổ chức chọi hội bất cứ ngày nào nếu thấy cần thiết.

Chọi hội thường được một Tổ chức nào đó đứng ra bao thầu (thường là Hội SVC của nơi sở tại diễn ra chọi hội). Quy mô cũng rất đa dạng, có thể chỉ diễn ra trong 1 xã, 1 huyện, nhưng cũng có thể cả tỉnh và liên tỉnh, số lượng có thể lên đến 70-80 đôi chim. Người tham gia chỉ việc mang chim đến địa điểm quy định, đăng ký và nộp Tiền đầu ***g (khoảng 50nghìn/con). Quy tắc chọi hội là CHỌI VÒNG TRÒN, LOẠI TRỰC TIẾP, con chọi thắng cứ tiếp tục chọi cho tới lúc thua hoặc chủ chim cảm thấy chim của mình đã đủ điểm nhận giải hoặc đơn thuần là để giữ chim thì có thể xin thôi chọi.

Cách tính điểm là bằng phút, mỗi phút người ta quy định là 100 điểm để tiện cho việc cộng dồn vì nhiều con chọi chưa đến 1 phút đã thua, con thắng sẽ được cộng dồn số lẻ này. Cơ cấu giải gồm :1,2,3 và Điện quân, kèm theo cờ và chút tiền thưởng gọi là có (thường chỉ là vài trăm nghìn).

Ý nghĩa của chọi hội vẫn như xưa (để vui, để đánh giá chất lượng thực tế chim). Nhưng bên trong còn có những giao kèo CHỌI TAY ĐÔI của những cao thủ ***g ghép vào, nên không khí chọi hội bây giờ cũng căng không kém gì, và sau khi mãn cuộc thường là những cuộc ngã giá - một cơ hội tốt cho những người chuyên gột chim chọi.
- CHỌI TAY ĐÔI: Đây là hình thức chọi giữa 2 con chim của hai chủ chim với nhau (không phụ thuộc Ban bệ nào cả) nó được hình thành trên cơ sở lời mời đầy tính thách thức. Có thể nói CHỌI TAY ĐÔI là SỨC SỐNG TINH THẦN, là ĐỘNG CƠ CHÍNH để nghề chơi chim HM liên tục phát triển rộng rãi và sâu. Thiếu những Cao thủ chơi chim HM chọi và thiếu Chọi tay đôi thì con HM cũng chỉ được "quý" như con ... Yến phụng là cùng (mà chưa chắc vì HM màu sắc kém lắm).

Mỗi một cuộc chọi tay đôi diễn ra là một cuộc đấu trí, một cuộc trảỉ nghiệm tay nghề và danh dự không những của một con người mà còn là cả một môn phái, một địa danh nào đó nên thường được cân nhắc tính toán rất kĩ, chim phải bảo đảm ở giai đoạn căng lửa nhất vì vậy các trận tay đôi thường rất ác chiến, xem rất đã mắt. Không khí trận mạc lại được hâm nóng thêm bởi những khoản cá cược đi kèm, có trận lên đến vài chục tr...bởi thế nên đã dính vào nghề này rồi là khó cai lắm.

Để đảm bảo công bằng địa điểm chọi thường được chọn ở nơi trung gian cho cả hai phía để không ai lợi sân nhà cả, nên thường phải mang chim đi xa có khi hàng 100km, vất vả khó khăn là thế nhưng nó luôn là ước mơ của bất cứ ai "không may" nghiện nó.
Cũng có những cuộc chọi tay đôi "ăn liền", như gặp nhau tại chọi hội, gặp nhau khi đi dợt.. nhưng thường chóng vánh và thiệt hại chiến tranh không đáng kể.

- BÁM LỒNG: Khi con HM đã đủ lửa, chỉ cần nghe thoáng xa có tiếng con khác, nó lập tức nhảy lên bám vào nan và vanh ***g, thò cả mỏ ra ngoài, ngó nghiêng cảnh giác và không ngừng hót sổng rất đanh, có con còn mổ sàn, mổ cửa ***g trông rất hung dữ.

- BÁM CỬA: Khi chọi nhau hai con thường nhảy sát về phía cửa ***g để tiếp cận đối phương, có con bám sát trung sa chọi tới lúc phân chia thắng bại gọi là đánh bám cửa, có con đứng xa cửa ***g chọn thời cơ mà đánh thì gọi là đánh khôn hoặc đánh xa.

- BẬT BÔNG: chim chưa đủ lửa mà đã đem đánh, không dám xuống cầu, cứ đậu trên cầu đuôi hất lên hất xuống liên tục gọi là Bật bông.

- XUỐNG CẦU: khi chọi nhau hai con chim đang đậu trên cầu ***g mình, vừa nhìn thấy chim đối phương là nhảy ngay xuống cửa ***g nghênh chiến động tác này gọi là xuống cầu.

- THÔNG LỒNG: Khi chọi chim HM nhiều trường hợp phân định thắng thua không rõ ràng vì người ta quy định nếu con A xuống cầu 3 lần (xuống cầu đợi đánh không tháy đối phương tiếp cận lại nhảy lên, rồi lại nhảy xuống đợi 3 lần mà con kia vẫn không xuống) thì con A sẽ được xử thắng. Nhưng có trường hợp con A xuống càu 2 lần vừa nhảy lên cầu thì con B lại xuống cầu, khi con A nhảy xuống thì con B lại nhảy lên cầu như vạy là phải đếm lại từ đầu, nếu không chịu xử hoà thì người ta bắt buộc phải bỏ trung sa cho đánh thông ***g hai con lao vao ***g của nhau đánh cho tới lúc một con thua hẳn. Cũng có trường hợp chim nhỏ nhưng căng nên khi chọi, lách luôn qua trung sa đánh đối phương ở sân đối phương luôn và thường thắng. Còn ở bên Tàu thì chỉ chọi thông ***g chứ không có kiều chọi qua trung sa như ta.
- KHÓA: Khi chọi nhau HM dùng chân túm chặt lấy đối phương, đè lên hoặc kéo đối phương về vể phía mình vừa gây thương tích cho đối phương lại vừa hạn chế những cú đánh của đối phương đồng thời tạo ra thời cơ tốt nhất để đánh trả đối hương một cách chính xác - động tác này gọi là Khóa. Miếng khóa càng trở nên nguy hiểm khi chọi qua trung sa vì hai chấn song trung sa sẽ tạo ra điểm tỳ khiến cho con bị khóa rất khó thoát ra được,chỉ còn cách giơ đầu mà chịu đòn, nhiều con HM rất hay nhưng lại thua chỉ vì miếng khóa.

- ĐÒN LAO: Đây là miếng đánh thường thấy ở những con HM có tướng "Ngũ đoản", đang đậu trên cầu, trọng tài chỉ vừa mở trung sa, thoáng thấy đối phương là lao vút như mũi tên thẳng vào cửa chiến nghe phập một cái, đòn này nguy hiểm cho cả hai vì nếu đánh trúng đối phương thì sẽ bị cú phủ đầu rất mạnh, dễ giật mình mà choáng còn nếu đối phương tránh được thì con lao sẽ đập hai bên mặt rất mạnh vào chấn song trung sa, rất dễ toét mặt (Vì vậy nếu bạn có con ngũ đoản thì mỗi lần áp thử bạn nhớ phải cho chúng thấy nhau từ xa).
- CHÓOC: Đây là tiếng kêu đặc trưng của HM (cả đực và cái) ở thời kỳ thiếu lửa, nếu để gần những con căng lửa thì tiếng kêu này càng nhiều và liên tục hơn (tiếng kêu tựa như: chóc chóc,chóc chóc ). HM đá mà có tiếng kêu này thì rất ít khi chịu đá (cũng có trường hợp ngoại lệ).

- XÙ ĐẦU: HM đá cũng có hiện tượng kỵ dơ/rơ nhau, có con đánh thắng nhiều con khác nhưng lại không dám đánh một con nào đấy, hễ cứ nhìn thấy là lông đầu dựng lên, cổ rụt lại, kêu chóc chóc liên tục, hiện tượng này gọi là xù đầu, hiện tượng xù đầu còn thường thấy ở chim mộc, chim non khi áp gần ***g chim thuộc, hoặc chim con nuôi lên khi chủ nhân đến gần chúng cũng dựng lông đàu lên chờ chù vuốt ve.
- GỌI LÊN: Khi chim đã bắt đầu có lửa hoặc chim căng lửa, chủ chim bặm môi rồi bật ra những âm thanh tựa như gà mẹ gọi gà con vậy, lập tức chim HM sẽ nhún lên nhún xuống miệng chim cũng phát ra những âm thanh tương tự sau đó là kềm theo vài tiếng hót nghe rất thách thức, hiện tượng này được gọi là GỌI LÊN.

- BÚNG CÁNH: HM thuộc hoặc dở khi áp ***g con đực vào sát con mái, cả hai con sẽ dương cánh lên, hai cánh rung, vẫy liên tục, nhanh, miệng đồng thời phát ra âm chéc, chéc. Quan sát chim lúc này thấy thần thái khác hẳn, phần lớn trông chim đẹp hẳn lên. HM đực trước khi lao vào nhau đấu đá cũng có động tác búng cánh nhưng chỉ thoáng qua. My bổi già rừng đang có lửa cũng có con búng cánh khi thấy mái.

- CHÙY, TE: Đây là từ để chỉ tiếng kêu của chim HM mái, người ta làm ra một loại còi để thổi bắt chước tiêng mái kêu, chiếc còi này cũng được gọi là cỏi chùy.

- HỘ ĐỰC: Khi chọi chim, người ta thường để hai con mái cạnh hai con đực, trong lúc con đực đánh nhau thì con mái cũng nhảy lên nhảy xuống miệng không ngừng phát ra những âm thúc giục, có con mái hăng còn chùy liên tục khiến con đực đá quên chết, động thái trên gọi là hộ đực.

- MY THUỘC: đây là chim HM đã đuợc nuôi trong ***g ít nhất 12 tháng, đã 2 lần thay lông trong ***g, tính cách, hình thể đã hoàn toàn ổn định (to, nhỏ, ngắn dài, chọi,hót, hoạt, định, đã rõ ràng) đã quen người,hoàn cảnh nuôi dốt, môi trường thành thị và có thể điều khiển cho hót theo ý chủ. (tất nhiên là chủ nuôi phải đúng phương pháp).

- MY CON NUÔI LÊN: đây là loại chim HM được bắt từ trong ổ, người nuôi phải đút mớm cho chim ăn hàng ngày như một một bà mẹ chim (có lẽ chim hm con cũng nghĩ như vậy). Cho tới lúc chúng tự biết ăn (khoảng 20 ngày) chúng cũng có những đặc tính như my thuộc, nhưng vì do người nuôi trong môi trường khác hẳn tự nhiên nên giọng hót có nhiều âm tạp và đặc biệt là tỷ lệ chùy mái khá cao (chim đực nhưng trước khi hót lại chùy vài tiếng rồi mới hót giọng đực). Ở ngoài bắc ít người nuôi nhưng trong nam thì nhiều người thích nuôi đặc biệt là các bác người Hoa và nuôi cực giỏi luôn.

- CHIM MỘC DỞ: đây là loại chim đã được nuôi trong ***g từ 3 tháng đến dưới 1 năm (đã một lần thay lông trong ***g hoặc chưa lần nào) đã tương đối quen người nhưng tính cách hình thái chư ổn định.

-CHIM MỘC(BỖI): Đây là chim mới bẫy được, còn dốt trong hộc nhỏ, đã biết ăn cám, gạo, nhưng còn rất nhát, khi mua về thả ra ***g to nếu không có phương pháp chúng sẽ sợ nhảy thúc vỡ cả mặt mũi và không giám hót. (chim rất hay mất móng trong thời kỳ này) tuy vậy nó vẫn được người chơi mua nhiều nhất vì một phần do giá rẻ một phần người nuôi cũng muốn thông qua việc nuôi dạy mà thu được kinh nghiêm, giết được thời gian nhàn rỗi, con chim sẽ có những phản xạ do mình áp đặt và cái cảm giác "CON CHIM CỦA TÔI" mới rõ ràng,tạo cho người chơi hưng phấn..
- CHIM GIÀ RỪNG(TQ gọi là LÃO MAO ĐIỂU hoặc QUÁ CHI TỬ): Đây là chim HM đã sống ít nhất 1,5 năm trong tự nhiên, đã 2 lần thay lông trở lên, bản năng hoang dã đã rõ ràng, đã có cứ địa, đã sinh con đẻ cái. Nhát người khó thuần nhưng ít bệnh tật, hót hay và hay chọi, những người chơi chim có kinh nghiệm luôn săn tìm mua loại này.

- CHIM NON (TỀ MAO ĐIỂU): Đây là chim đã sống trong tự nhiên từ 7 tháng tới 1 năm tuổi, đã thay lông 1 lần, tính hoang dã đã hình thành khá rõ, đã có cứ địa, nhưng chưa sinh đẻ lần nào, mẫu mã rất bắt mắt, chậm hót, nhưng tương đối dẽ thuần, ít khi thành chim chọi.

- CHIM TƠ (NGUYÊN MAO ĐIỂU): đây là chim mới có tuổi đởi tự nhiên từ 1 đến 5 tháng tuổi,mới rời tổ, vẫn sống theo đàn, đã tự kiếm ăn nhưng vẫn cần bố mẹ cho ăn và bảo vệ, chưa có lãnh địa, chưa thay lông. Dễ thuần, mau hót và cũng siêng hót,nhiều con dám đấu hót với cả chim thuộc. Rất khó trở thành chim chọi.

- CHIM CON(OA SỒ ĐIỂU): Đây là chim mới nở còn nằm trong tổ, chưa biết tự ăn, người nuôi phải đút cho ăn (thường là dưới 10 ngày tuổi) hay mắc bệnh (quăn lông, vẹo chân, lệch mỏ...) cần chăm sóc chu đáo, nhưng rất bạo, thuần và nếu biết cách có thể dạy được nhiều trò,hay hót .

- ỐP MÁI: Khi nuôi chim chọi người ta thường nuôi kèm 1 chim mái để kích thích chim đực nhằm duy trì bản năng bảo vệ mái (một trong những động cơ chính khiến HM chọi nhau). Bình thường người ta cách ly đực và cái chỉ có thể nghe tiếng mà không nhìn thấy nhau, cứ vài hôm mới cho chim cái và đực nhìn thấy nhau bằng cách để hai ***g sát nhau, vạch rộng áo ***g khoảng 1-2 tiếng cho chúng quấn quýt nhau cho tới khi càm thấy chúng đã trở lại bình thường người ta lại tách chúng ra,như thế gọi là ốp mái.

- CÔNG,Ủ: Khi nuôi chim chọi, mỗi người có một nghệ thuật riêng,có người cứ nuôi với một loại thức ăn đều đều khi cần là cứ thế chọi ngay (thực tế cũng nhiều người đánh giải theo kiểu này) nhưng phần lớn là khi sắp chọi một thời gian (khoảng 7-10 ngày) người ta cho ăn một loại thức ăn khác ngày thường với những công thức rất ít khi được tiết lộ làm cho chim hăng hẳn lên, kết hợp với việc phủ áo lồng,ốp mái đúng cách nhàm làm cho chim đạt điểm rơi tối đa, như vậy ta gọi là công chim.

- HÃM: Những người chơi theo lối công thì sau khi chọi xong, người ta lại chuyển chim sang chế độ ăn bình thường nhằm làm cho chim bớt sung dể giữ chim chơi dài dài, lúc này thường người ta cho ốp mái liên tục và thường xuyên mở rộng áo ***g,tắm nhiều...


- LÒI CẢO (hở gối): Phần đông lông đùi HM phủ kín đầu gối, nhưng có một số ít (khoảng 2-3%) đầu gối bị hở, không có lông che phủ, người ta gọi loại HM này là Lòi cảo. Phần lớn thuộc cỡ trung bình hoặc nhỏ, không trường không đoản, cẳng chân cao, móng dài. Loại này không dát bằng loại phương đầu nhưng có cái tật là nhảy nhiều nhưng biết tránh nên không vỡ đầu, gãy đuôi, nuôi 2 năm ***g nhưng hễ thấy gì khác biệt là cứ nhảy xoành xoạch trông rối cả mắt, nhưng được cái hay là hót nhiều và rất đanh. Không chọi nhưng cũng không xù đầu bao giờ.

- PHÁ VỸ (Sát mỷ): Ai mua phải con này thì thật là đen đủi vì thường giống này hót rất nhiều,cũng có con chọi nhưng không thể giữ nổi cái đuôi kể cả thay lông tự nhiên hoặc bạn nhổ lông gãy thúc mọc lông mới thì chỉ vừa nhú ra được một phần là lập tức lại bị gãy cụt, nguyên nhân là do nó không biết cách nhảy nên cứ mỗi lần nhảy lên bám vào nan ***g đuôi của nó cứ thò ra ngoài cọ vào nan làm đuôi cong như dấu hỏi ,được vài bữa là gãy sạch.

- HOA ĐẦU: Phía trên đỉnh đầu kéo dài hết gáy có những vân đen chạy dọc một cách rõ nét, to,lông đầu sáng trông loang lổ nổi bật giữ những vân đen thì gọi là Hoa đầu, thường to con, đẹp mã, hót nhiều, khi thuộc rồi thấy ngưòi hay búng cánh,chọi phập phù.

- VẢNG TÍNH (lộn cổ): lúc đậu trên cầu hoặc bám tren nan ***g thỉnh thoảng cứ ngửa cổ ra dằng sau thì gọi là vảng tính.

- CHỈ MỲ: Giữa phần lông my trắng bao quanh mắt (thường là my trên) có một đốm lông đen nhỏ như hạt vừng thì gọi là chỉ mỳ, có con bị một bên có con bị cả hai bên, theo kinh nghiệm thì giống này có lúc chọi rất hăng nhưng lại có khi không xuống cầu. Hót nhiều,thường rơi vào chim ngũ trường.
-HÓT SỢ (Khiếp khẩu):
Có thể nhiều người chưa nghe thấy và chưa biết Hót sợ là gì,trước khi vào giải nghĩa tôi xin nói rộng ra một chút-Người TQ phân tiếng hót HM ra làm 4 loại,đó là:


Khiếp khẩu (hót sợ)
Tiều bàn (hót Chuyện nhỏ )
Trung bàn (hót chuyện to ).
Đại khiếu (hót sổng)

Mấy thứ Hót chuyện và hót sổng mọi người biết cả rồi,bây giờ tôi xin giải nghỉa hót sợ.Có 2 kiểu hót sợ:


Khi mới bẫy được,bị bắt,bị nhốt trong hộp nhỏ, bị các âm thanh và hình ảnh của con người đe dọa liên tục, hoặc bị những con HM thuộc lấn át ,nhiều con họa my mộc không dám hót hoặc chỉ hót rất nhỏ, ngắn, nghe yếu ớt, vụng trộm kiểu hót này gọi là hót sợ.
Khi bị hết nước, hết thức ăn trong tình trạng nguy kịch (hết nước khoảng 6 giờ,hết thức ăn khoảng 10 giờ) Chim sẽ hót cách quãng liên tục,5-10 phút lại hót lặp lại 1 giai điệu trước, tiếng hót yếu, chậm, nghe ai oán, buồn, cũng được gọi là hót sợ (trong trường hợp hết thức ăn bạn chỉ việc cho thức ăn vào là xong,nhưng nếu là hết nước thì bạn phải hết sức cẩn trọng - nếu chim vẫn khỏe vẫn nhẩy nhót bình thường thì củng chỉ đổ nước vào là được ,nhưng nếu chim đã suy kiệt, không nhẩy lên bám cầu được,hoặc vẫn bám trên cầu nhưng không còn phản xạ nhanh nhạy thì bạn chỉ được phếp đổ vài giọt nước vào cóng,đợi chim uống hết mấy giọt này đợi 10 phút sau lại đổ vào vài giọt,sau 3 lần cho uống như vậy bạn dừng lại không đổ tiếp nữa,trong thời gian này bạn phải để chim ở cạnh bếp lửa hoặc dùng sì đầu sì chung quanh để giữ ấm cho chim ,nhớ không sì trực tiếp vào thân chim.Sau 30 phút nếu thấy chim tươi tỉnh lúc này bạn lại cho uống một chút nước,nhưng vẫn hạn chế không cho uống no,khi nào thấy chim nhảy nhót bình thường lúc đó mới đổ đầy nước vào cóng) nếu trong trường hợp chim yếu quá không tự uống được thì bạn lấy thìa mà bón từng giọt nhưng không được cầm chim trong tay chim sẽ đạp giãy và chết ngay và nhớ cũng phải bón cách quãng và sưởi ấm như trên.


-NGŨ TRƯỜNG, NGŨ ĐOẢN (5 dài,5 ngắn): Đây là cụm từ người TQ dùng để phân biệt giữa 2 loại thể hình của chin HM,người TQ căn cứ vào các bộ phận sâu để phân loại:


CHỦY(Mỏ)
MY (Lông my)
BỘT TỬ(Cổ)
THÂN ĐIỀU(Thân)
THOÁI(Đùi và cẳng).

Nếu 5 thứ trên mà đều dài thì gọi là Ngũ trường,nếu tất cả ngắn thì gọi là Ngũ đoản.(Thực ra trong thục tế còn một loai không dài cũng chẳng ngắn thì chẳng thấy sách nào gọi nó là gì cả ?).

Nói thêm một chút về Ngũ đoản ngũ trường-thường thì căn cứ như trên ,nhưng cũng có người thay tiêu chuẩn"my" bằng"vỹ",(có nghĩa là mỏ,cổ,thân,chân,đuôi).

-NHẤT NHÃN ,NHỊ MAO,TAM ĐẦU ,TỨ CƯỚC(cũng có người xếp NHẤT NHÃN,NHỊ ĐẦU ,TAM MAO ,TỨ CƯỚC). Đây là bốn tiêu chuẩn cơ bản để người ta chọn HM hay, nó xuất phát từ từ kinh nghiệm chọn chim của người TQ, khi sang VN nó cũng đôi phần được giản lược,nhưng cũng có nhiều cái vẫn giữ nguyên.

1,NHẤT NHÃN (Mắt là số một): Tại sao mắt lại được đặt lên hàng đầu? theo như các bậc tiền bối trong nghề thì chim cũng như người, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào mắt người ta có thể đánh giá được người đó (hoặc con chim đó) hiền hay ác, can đảm hay hèn nhát, tự tin hay nhu nhược, già hay trẻ,v.v.. vì vậy khi chọn chim đầu tiên người ta phải chọn mắt trước tiên (tất nhiên là đối với người có kinh nghiệm thôi, còn với ai mới vào nghề tôi sẽ mách nước sau). Khi đã ưng ý chất lượng của đôi mắt rồi thì có nghĩa là con HM đó đã được chấp nhận 70-80% rồi, các tiêu chuẩn còn lại chỉ còn là chuyện nhỏ.

Trước khi đi vào chi tiết tiêu chuẩn của mắt,tôi xin nói một chút về cấu tạo bên ngoài của mắt HM, Mắt HM không giống mắt người, bình thường mắt tương đối tròn, không có lòng trắng mà thay vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau như xanh lục (lục đậu), vàng thau (hoàng sa) v,v,. Ở giữa nền mắt là Đồng tử màu đen.
...Ngoài ra vể hình thái còn có: mắt lồi, mắt lép, mắt loãng, mắt chặt, mắt to, mắt méo, mắt chuột , mắt hở v.v...cứ rối cả lên. Vậy ta bắt đàu từ đâu?

Như trên tôi nói đến nhãn tảy(nền mắt) những người có thâm niên gột chim chọi bao giờ cũng bắt đầu bằng việc chọn nhãn tảy, trong nhãn tảy có một yếu tố đặc biệt quan trọng là SA TẢY, nhiều người đã hiểu nhầm chữ SA là CÁT nên dịch sa tảy là cát mắt, thực ra chữ SA này dịch đúng nghĩa phải là SỢI hoặc TIA, như vậy SA TẢY có nghĩa là TIA NỀN MẮT.

Bạn để chim ở chỗ có ánh sáng đầy đủ (không nên để dưới nắng) nhìn thẳng vào nền mắt của chim, bạn sẽ thấy những tia lốm đốm (không phải ánh sáng mà là những hạt vật chất dày đặc) từ xung quanh đồng tử tỏa ra bốn phía trên nền mắt, những tia này càng rõ càng to, càng dày thì càng tốt, nó chứng tỏ chim già rừng và đang có lửa.

Ngược lai nếu nền mắt trong veo một màu, không có tia hoặc tia nhỏ, mờ thì là chim non, hoặc chim hèn, không có lửa. Cũng có trường hợp những tia này mịn, nhưng dày đặc tạo thành một quầng bao quanh đồng tử một cách rõ ràng thì chim này cũng được, loại này thường sau khi nuôi một thời gian tia mắt sẽ rõ dần.Nếu bạn mới chơi thì nên tập nhìn tia mắt chim thuộc trước,hiểu rồi sẽ dễ dàng hơn khi chọn mắt chim mọc vì chúng nhảy loạn lên khó nhìn lắm.

Sau khi đã chọn được sa tảy (tia mắt hay vẫn được gọi là cát). Bạn chọn đến Đồng tử, chim thuộc có tuổi ***g từ 2-3 năm ***g thì thường đồng tử rất nhỏ chỉ to bằng hạt tấm. Chim mộc già rừng (2-3 năm rừng) đồng tử cũng nhỏ chỉ bằng hạt đỗ xanh, chim mộc non hoặc chim hèn thì đồng tử rất to, to tương đương hạt đậu tương, choán gần kín nền mắt. Như vậy chỉ nhìn vào đồng tử bạn cũng có thể có cơ sở đẻ nhận biết chim thuộc, chim mộc già và chim mộc non đấy(tất nhiên đó chỉ là một căn cứ thôi muốn chính xác thì cần phải có thêm nhiều căn cứ khác nữa).

Tiếp đến bạn bạn chọn hình thái của mắt,như trên tôi đã nói mắt chim bình thường có hình gần tròn (70% chim có dạng này) đó là những con chim non không đến 2 năm rừng, chim mộc già rừng thì mắt sẽ méo dần (mý trên cong ít , mý dưới cong nhiều) và dài, My thuộc 3-4 năm ***g thì hiện tượng méo mắt càng rõ, mý mắt trên như xụp xuống trông rất lỳ.
(bạn đừng nhầm lẫn mý mắt và lông my nhé). Nhìn từ phía trước lại bạn sẽ thấy có con hai mắt lép, hóp vào, nhưng có con mắt lồi ra-con mắt lép là non, kém; con mắt lồi là già ,tốt.

Về màu mắt thì trong d đ có ảnh minh họa của mười mấy loại mắt của TQ, nhìn vào cứ loạn cả lên, bạn nên chọn mắt màu lục đậu (vỏ đỗ xanh) màu nâu đen (có người gọi là màu nâu đỏ) màu vàng đất. Còn các màu vàng tươi, màu cùi nhãn.. cũng có con tốt nhưng ít được ngưòi sành chim chọn lựa. Lông my thường mọc kín sát đến mý mắt nhưng có con giữa mý mắt và lông my có một khoảng da không có lông my che phủ thì gọi là Mắt hở tức là không tốt.

Một con chim có đôi mắt méo, dài, tia mắt rõ, đồng tử nhỏ, mắt lồi ra và không hở thì được gọi là Mắt chặt hoặc Mắt đóng chặt là vậy,và nếu bạn chọn được một con chim có đặc điểm mắt như vậy thì tuyệt cú mèo đấy-80 đến 90% là chim chọi còn hót thì miễn bàn rồi.

2,NHỊ MAO: ( thứ hai là lông): Người ta cho rằng lông chim Họa my cần phải tơi,mỏng,mềm,mượt thì mới tốt.Chim có lông loại này sau khi nuôi được 2-3 năm ***g thì phần lông cổ,yếm và bụng thường hơi xoắn ,trông như từng rãnh từng hàng vậy,nhưng vẫn mượt.Lông đỉnh đầu phải mỏng,mịn,nằm sát da đầu,các vân màu đen phải rõ nhưng nhỏ chứ không to.Lông mỏ(râu)phải to,dài,ôm sát mỏ,chủ yếu những lông to phải hướng ra đằng trước và hơi chúc xuống.những con có râu mỏ ngắn,bé,hoặc mọc chĩa ra tứ phía thì không tốt.Chỗ mép mỏ có một nhúm lông thẫm màu(hai mép đều có) nhúm lông này càng thẫm,càng đen thì càng tốt -gọi là chim "mặt đen(con nào nhạt màu thì gọi là "mặt trắng"-không tốt).Lông đuôi không nhất thiết dài hay ngắn(vì còn tùy thuộc chim trường hay đoản)mà chủ yếu lông đuôi phải đều,dầy,khít,phần chót đuôi hơi vuông thì tốt hơn loại lượn tròn.Lông my có nhiều hình thái:

-Loan câu my(cong lên như dấu ngã)
-Tuyến my(thẳng,nhỏ như đừơng kẻ)
-Qua tử my(lông my chỉ viền xung quanh mắt,không có đoạn kéo dài ra phía sau,trông như hạt bí).
-Liên châu my(phần đuôi rời từng đoạn trông hư chuỗi ngọc).
-Lộc giác my(phần đuôi chia làm nhiều nhánh trông như sừng hươu)......

Trên thực tế về hình thái lông my thì không được thông nhất cho lắm vì vậy chỉ cần chọn lông my có màu hơi xám,mịn,cân đối là được.
3,TAM ĐẦU(thứ ba là đầu):

Đầu họa my có khá nhiều biến thái,người ta căn cứ vào những nét riêng mà chủ yếu là đường nét bên ngoài tương đương hoặc giống cái gì,con gì để đặt tên cho từng loại,thông thường có mấy loại như sau:

-Sà đầu (đầu rắn): Đầu chim tương đối to nhưng mỏng khi nhìn ngang,mắt đóng cao đường sống mỏ trên +trán+đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng.Nhìn đằng trước lại thì phần trán giữa hai mắt hơi lõm hoặc phẳng,hai mắt hơi lồi ra,đỉnh đầu nhỏ hơn nên trong cằm như bạnh ra(trông như hình thang cân).Nhìn từ tren xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ gần song song.

-Cáp giới đầu (đầu cắc kè): Đây là loại đầu rất hay lẫn với đầu rắn,chỉ khác biệt là khi nhìn từ trên xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ là hai đường chéo(như hai cạnh tam giác).Nhìn từ trước lại mắt không lồi.

-Phương đầu (Đầu vuông): Đầu thường to hơn những con bình thường,mỏ to.Nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang thì từ hai bên cổ đến sát đầu đến mỏ là hai đường song song.Mắt cũng không lồi ra rõ ràng,không đóng cao như đầu sà,nhưng thường cát to,rõ(chim già).nhiều người cứ thấy chim húc vỡ đầu cũng gọi là phương đầu(trông cũng vuông thật).

-Tiêm đầu (Đầu nhọn): Đầu này thường thấy ở chim ngũ trường,nhìn tổng thể chim rất đẹp,cân đối,nuôi hót thì miễn chê,dáng nhảy khoan thai,nhẹ nhàng,dễ quen người.nhìn ngang hoặc nhìn từ trên xuống thì từ cổ...đến sát mỏ là hai đường chéo kết hợp với mỏ thành một tam giác hẹp.

-Nga đầu (Đầu ngỗng): Cũng có người gọi là Đầu quả táo.có những nét gần giống Đầu vuông nhưng nhỏ hơn,nhìn ngang thì phần trán và đỉnh đầu vòng lên tròn như đầu ngỗng.

Cũng còn vài hình thái đầu nữa nhưng không thông dụng và thực tế việc phân biệt cũng không rõ ràng tôi cung xin không nêu nữa.

Ở Việt nam những người chơi chim HM sành điệu chỉ thích chọn chim đầu rắn và đầu vuông, tuy hơi khó thuần hóa nhưng trông tướng dữ dằn và thực tế thường hiếu chiến, còn ở TQ thì có sự phân phân biệt một chút, tuy cũng tập trung chơi hai loại đầu này nhưng người phương bắc(Thượng hải, Phúc kiến, Hồ nam, Hồ bắc, Sơn đông...hắt lên phía bắc ) chủ yếu chơi đầu vuông, (Quảng đông ,Quảng tây,Vân nam,Quý châu...trở xuống) thì tập trung chơi đầu rắn.
4,TỨ CƯỚC: (Thứ tư là chân-bao gồm Đùi,cẳng,ngón và móng).
Chân HM tuy được xếp vào tiêu chuẩn cuối nhưng thực tế khi chọi chim HM, chân chim lại đóng một vai trò rất quan trọng, có thể quyết định cả cục diện thắng thua, đó chính là đòn khóa và miếng khóa. Một con HM có đòn mỏ hay nhưng kém đòn chân (khóa) thì khó lòng dành phần thắng.

Các đặc điểm về chân chim Hoạ Mi:

- Đùi chim: Khi chọn chân chim rất ít người để ý đến đùi chim (vì bị lông che phủ, muốn xem đùi bắt buộc phải bắt chim cầm trên tay, vì vậy bạn nhớ khi mua chim mộc nên chú ý xem đùi). Đùi chim phải to và dài (to bằng ngón út đàn ông, dài bằng hoặc hơn cẳng chân chim) thì mới đạt yêu cầu (nếu ai chơi gà chọi thì chác biết câu "Mình công mỏ cốc, cánh vỏ trai. Đùi dài, cẳng ngắn, chẳng sợ ai" - con chim My cũng vậy) Cẳng chân phải to, dù là màu gì thì các vảy chân cũng phải có ngấn thật rõ, chỗ vẩy trên xếp lên vảy duới phải gồ lên như ngói nóc nhà và phải khô (chim già rừng mới như vậy).

- Đấm to (chỗ chia ngón):, các ngón ngắn dài đều được nhưng phải to và mở rộng (ngón chụm thì ít khóa), Móng chân phải sắc, cong đều, không nên chọn móng dài quá (không kể chim thuộc). Nhưng con có cẳng chân màu đen (mặc cước) hoặc màu xám (khôi cước) vảy chân không có ánh phản quang thì thường có móng dài và hay bị nấm mốc khi có tuổi ***g chừng 1-2 năm (ta vẫn hay gọi là chân đi ủng). Khi đậu trên cầu cẳng chim hơi rạng ra nhưng phải có góc trên 60 độ.(làm cho thế chim cao ráo ngang tàng).
-"Sà đầu quy bối ,đả tử bất thôi",có nghĩa là "đầu rắn ,lưng rùa đánh nhau đến chết cũng không chịu lùi".Câu thành ngữ này của người TQ dùng để nhận xét hình dáng bên ngoài của con HM có liên quan khá mật thiết tới tính cách của nó.Đầu rắn thì tôi đẫ đề cập rồi còn lưng rùa thì ta phải nhìn từ 2 phía mới dánh giá chính xác,khi nhìn ngang, lưng phải gồ lên,lượn tròn như lưng rùa,khi nhìn thẳng từ trước lại thì phần ngực kéo xuống sát đùi phải tương đối phẳng,trông ngực rất nở.
-"Công phu phạ đại lực" có nghĩa là "Võ giỏi vẫn sợ to khỏe" .Câu này khuyên người chơi HM rằng con chim dù có miếng đánh hay nhưng nhỏ con thì vẫn bất lợi,vì vậy khi chọn chim thì nên chọn chim to,khỏe.

Trước khi chấm dứt chủ đề này ,tôi xin bộc bạch chút tâm tư-Khi bắt tay vào viết những dòng đàu tiên,tôi cũng đã hy vọng sễ được các bậc cao thủ hưởng ứng và cùng tham gia để ít nhiều cũng học hỏi được lẫn nhau và qua đó giúp cho mọi người cùng hiểu,nhưng dần dần tôi mới vỡ lẽ rằng ý tưởng này khó khả thi bởi một lẽ rất đơn giản:
-Phần lớn những vị cao niên có nhiều kinh nghiệm thì rất ...ít chữ,không thể viết được,ngay cả khi nói cũng không có khả năng sắp xếp cho lô gich.
-Có tới 99% không có vi tính và nếu con cái có VT thì cũng mù tịt không biết dùng.
-Phần lớn những người có khả năng truy cập diễn đàn thì thì kinh nghiệm chơi chim lại còn sơ sài,thiếu tự tin đâm ra cũng ngại tham gia.Cũng không ngoại trừ một số ít chỉ muốn giữ riêng cho mình,không muốn phổ biến.
Thành thử đã chót viết rồi thì cứ cái đà hứng mà viết ,nhiều khi viết xong rồi cũng chẳng đọc lại ,chẳng lưu mà cứ thế gõ"gửi trả lời" luôn,vì vậy sai sót chắc không ít.
Tất cả những giải thích của tôi trong loạt bài này một phần dựa trên kinh nghiệm bản thân,phần lớn là học hỏi và sưu tầm từ các bạn chơi,một phần nữa là từ các sách của TQ (tôi cũng võ vẽ tiếng TQ thôi),những giải thích này chỉ mang tính KINH NGHIỆM chứ tuyệt nhiên không phải là ĐỊNH NGHĨA hay CƠ SỞ KHOA HỌC vì thế nó có thể đúng nhưng cũng có thể sai,các bạn chỉ nên tham khảo để có hướng thôi chứ đừng dập khuôn máy móc nhé,một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi những nhận xét ưu ái,tôi cũng sẽ tiếp tục xin gặp lại mọi người ở các bài khác,thân.
- Thứ hạng trong hội chọi.

Trong chọi hội người ta quy định có 4 giải(1,2,3 và điện quân) như tôi đã trình bầy một con chim khi chọi hội có thể lần lượt chọi với nhiều con chim khác miễn là nó thắng,thời gian đánh với từng con sẽ được cộng dồn lại,có con chọi thắng 6-7 con liền nhưng mỗi con chỉ chọi 1-2 phút là thắng nên tổng thời gian chọi chỉ là 14-15 phút,nhưng có con chỉ chọi với 2-3 con mà lại gặp đúng kì phùng địch thủ thì thời gian chọi lại kéo dài tới 20-25 phút ,chính vì vậy khi hết các cặp chọi nhau người ta mới xem con nào có thời gian chọi cộng dồn nhiều nhất thì con đó đoạt giải nhất và lần lượt là các giải 2,3.Con chim nào chọi thắng cuối cùng (không kể thời gian chọi ngắn hay dài) thì được giải điện quân,vì vậy có rất nhiều trường hợp các con đoạt giải nhất,nhì,ba lại đoạt luôn giải điện quân và như vậy không nhất thiết là các con đoạt giải phải đấu với nhau.


Ai chơi Mi mới biết, các Tiền Bối có thâm niên hay các Cao thủ lão làng thường giấu các thủ thuật hay kinh nghiệm cho riêng mình, sống dùng, chết mang theo ko 1 ai muốn chia sẻ với người khác, vậy mà ở đây, bài trên đây là Tâm Sự, Tâm Huyết của 1 người Tiền Bối có lối suy nghĩ hết sức thấu đáo thông thoáng, giúp cho lớp Hậu Sinh chúng ta có những bài học! Nếu ai đó đã và đang đam mê Họa Mi sẽ rất hiểu vấn đề này! Bài trên là của Bác Binhls , rất rất cảm ơn Bác !
kubi86
18-04-2010, 04:02 PM
Xin được bổ sung một số thuật ngữ về Họa My:
Chim Lạng sơn: mỏ vàng, chân vàng và sắc lông vàng.
Chim Quảng ninh: mỏ , chân và lông hơi xám đen.
Thung chim: nơi ở của chim ( thung chim không dùng để miêu tả ***g chim )
Độc thung: ở một mình một nơi, đánh đuổi tất cả con đực nào bén bảng đến.
Chim mộc: chim mới bị bẫy chưa được thuần hóa.
Mộc dở: Chim bẫy về được nuôi khoảng hơn 1 năm trở lại.
Chim thuộc: được nuôi cỡ gần 2 năm trở lên, khi gần người chim ít sợ và không bị hoảng.
Chim non: hay gọi là chim đút , bắt chim non từ trong ổ và đút cho ăn rồi lớn.
Chim bánh tẻ: hay gọi là chim tơ, bị bắt lúc đang bay chuyền hoặc chưa cặp đôi.
Chim già: đã đẻ con ở ngoài thiên nhiên ít nhất 1 lần.
Trấu mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn mỏ dưới một ít.
Vời mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn nhiều so với mỏ dưới.
Chim bị đè: đấu hót bị thua không dám hót nữa.
Hoa đầu ( miến đầu ): các vệt đen trên đàu.
Đầu xà: đầu bằng và nhỏ.
Phương đầu: đầu to và vuông.
Gáy lợn: gáy dài gãy so với đầu ( không liền với đầu ).
Mắt treo: mắt sát đỉnh đầu.
mày ngài: viền trắng ở mắt có đuôi vểnh lên.
mày phản chủ: viền trắng ở mắt có đuôi quặp xuống. ( chọi hay chạy ngang ).
Bạch tu: râu trắng.
Hàm én: chiều ngang gốc mỏ rộng.
Mỏ tam sơn: phần sống trên của mỏ đầy (cao ) lên tạo thành mỏ tam giác ( khi chim căng ).
Cánh trai: cánh ốp sát người treo cao , 2 đuôi cánh gần chạm nhau ( giống vỏ con trai ).
Đuôi lá vả: đuôi hơi xòe hiình quạt.
Đuôi thẻ ( quân bài ): đuôi thẳng, đầu và gốc bằng nhau.
Bốt: chân có lớp vỏ ( vẩy ) bao quanh.
Chân bàn khóa: không có củ bàn chân.
Cẳng ngựa: đoạn ống chân dài và đứng thẳng gần tạo góc vuông với cầu.
Cao cầu: khi chim khỏe thì phần thân không sát cầu ( khác với cẳng ngựa ).
Lộ khuỷu: lông ở khớp gối không che được hết gối.
Móng mèo: móng ngắn và cong xuống.
Móng nứa: móng dài và thẳng.
Dày cùi: độ dày tính từ bụng đến lưng. ( chim có tố chất về sức khỏe ).
Ngũ trường: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
Ngũ đoản: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
Tam thiết: mỏ, mắt , chân có màu đen.
Quần trùng: đám lông dưới bụng thừa ra không bó sát người ( khi chim gày yếu ).
Thiên: chim dựng thẳng chân, mỏ hướng thẳng lên trời và "khịt khịt ".
Sàng cầu: chim lân từ đầu cầu bên này sang bên kia và ngược lại.
Nuôi sổi: cho chim ăn ngon để chơi gấp.
Công chim: cho chim ăn chất kích thích ( tắc kè, cá ngựa, *** gà.............).
Căng sổi: chọi rất hăng nhưng không được lâu.
Căng chim: đạt đến đỉnh cao về sức khỏe.
Căng sâu: đạt đến đỉnh cao sức lực và trí lực ( trí lực: tinh thần ổn định, máu chiến ).
chim chọn cửa: thường không dám chọi với chim già rùng có bản lĩnh.
Đòn lối: chỉ các thế võ của chim chiến ( chim chọi hay rất biết lừa miếng, tấn công vào điểm yếu của đối phương ).
Đòn cái: chỉ đòn độc.
Đảo lối: thay đổi thế võ tấn công đối phương.
Đá biên: lúc chọi chim hay mổ vào cạnh cửa ( hay là: chim giẻ rách ).
Đè cửa: chim ốp sát liên tục vào cửa công để lấn át đối phương.
Đòn sáp hồng: hai con chim ***g mỏ vào nhau lúc chọi.
Đòn mỏ: mổ.
Đòn bố dạy: khóa chim đối phương và mổ vào gáy.
Đòn khóa: dùng chân giữ chặt đối phương.
Hổ lao: phi từ trên cầu lao thẳng vào đối phương.
Bù đầu: chim sợ đối phương quá, lông ở trên đỉnh đầu dựng ngược lên.
Cửa công: ngăn không cho hai con chim chọi sang ***g nhau nhưng vẫn đánh nhau được.
Hóc lông: không thay được lông.
Sâu lông: ra lông bị quăn hoặc bị gãy.
Lũa chim: chim thích gần người .
Lũa chọi: để xa chim khác thì gào thét ***g lộn, mở cửa Công thì không dám đánh.
***g chiến: chiều cao của chân từ đất đến sàn ***g là 16 cm và sàn có gờ để chim bám lúc chọi ( cỡ ***g 36 hoặc 38 cm đường kính)
***g nuôi: cỡ bằng ***g khiếu.
***g phóng: bé nhất có chiều ngang 50 cm và cao 75 cm.
Móng thái: móng phía sau bàn chân ( móng hậu ).
móng biên: móng phía trước bên ngoài.
Chim rạc: chim bị ốm lâu ngày.
Bã chim: mất quá nhiều sức lực để dọa dẫm nên khả năng chọi bị giảm sút nhiều.
Chim chiến: chuyên chơi chọi.
Chim hót: chỉ chơi hót, thường là không chọi được.
Mái chiến: mái hay chuyên giục chim đực đánh nhau.
ghen mái: hai chim đực đánh nhau vì một con chim mái.
ghép mái: ( hay gọi là ốp mái ) chọn con mái phù hợp để đực mái " yêu nhau ".
Căng mái: chim không đủ khỏe nhưng gặp chim mái trở nên hung tợn.
Mái " Cave ": hợp với rất nhiều chim đực.
Mái chung thủy: rất khó ghép đôi với đưc, khi đã ăn đực này rồi thì hết lòng phò tá và không cặp với đực khác. Nếu muốn ăn với đực khác phải mất rất nhiều công.
Xùy mặt: mái xùy " kêu " khi đang nhìn thấy mặt chim đực.
Ti: mái phát ra tiếng "ti.ti..." và đuôi " đập ruồi " là tiếng mời gọi giao phối.
Phá vĩ: chim tự làm xơ và cụt đuôi.
Đấu hót: cùng hót với chim khác.
Lông dầu: bề mặt lông bóng như có lớp dầu.
Khô lông: mới xong lông.
Xác lông: lông chim không có tuyết.
Chất lông dày: sợi lông dày, cứng và to.
Chất lông thưa ( lông mềm ): Sợi lông mỏng, mềm và nhỏ.
Ăn mái: chim trống đã hợp với mái ghép
Ăn sam: để chỉ mái có thể ghép và hớp với mọi loaị chim trống và đều có tác động tích cực
Bạch cước: chân mầu trắng như cước, thường là chim già rừng, chim hay.
Bung: đang đánh, đột ngột bật vung lên vanh, tìm đường chạy
Ca sỹ: chim chọi nhưng không xuống sàn đánh chỉ đứng trên cầu hót.
Cửa công: cửa để ghép cửa 2 ***g chiến, khe cửa rộng đúng bằng chiều dày bao thuốc lá vinataba
Chỉ mì: chim có nốt ruồi đen ở mí mắt
Chim mồi: chim làm mồi để bẫy chim khác
Điểm (mỏ): thời gian chim dính vào nhau ( mổ hoặc khóa nhau ), 1 phút = 100điểm.
Điện Quân: con chim cuối cùng không còn chim đánh nữa thì được giải điện quân.
Đòn quyết: đòn hiểm làm cho chim đối phương bỏ chạy.
Đồng hồ: dùng để tính điểm
Ngoái ngửa: hay quay và ngửa đầu ra sau.
***g mái: nuôi chim mái
***g tắm: ***g cho chim vào tắm.
***g bẫy: dùng để bẫy chim
Cốp ( nà ):***g vận chuyển.
***g đất: loại ***g cho chim tiếp đất để âm dương điều hòa.
Hám mái: mê chim mái
Sàng cầu: lân từ đầu cầu này sang đầu cầu kia
Thẻ: tấm chắn cửa công ( cửa chọi )
Tam nguyên: 3 lần nhất trong 1 năm
Giải Tam khôi: 3 năm liền đoạt giải Tam nguyên.
Trung cách: giải sau giải 3.
Giải siêu mỏ: con chim có số điểm cao nhất trong tất cả các lần chọi trong 1 năm.
Giải Nhất Điện quân: con chim thắng tất cả các chim khác từ đầu đến cuối trận ( Ngày trước thỉnh thoảng có, nhưng bây giờ nhiều chim tốt nên rất khó đạt được ).


Đây là bài viết về cách chọn Họa Mi :1. Chọn chim Hoạ Mi:

- Về tổng thể: Chọn chim già rừng, hình thức phải thuộc một bộ nào đó ( ngũ trường hoặc ngũ đoản ) tác phong chững chạc, nhảy lên xuống theo quy luật, dù nó là chim mộc. khi nhảy phải phát ra âm nặng ( nghe Phịch phịch chứ không phải xoạch xoạch )

- Bộ lông Hoạ Mi: chọn chim có bộ lông khô, tơi, mỏng, ngắn, ít hoa, sáng màu, vùng lông trắng dưới bụng càng rộng càng tốt ( chú ý tránh lông dầu, loại chất lông có màu xẫm và bết dính, k tơi. vì loại chim này khó thuần dưỡng và khi đã mất lửa thì rất khó hồi phục, )

- Đầu Hoạ Mi: chọn chim có tảng đầu to, phẳng, gáy dài, lông đầu thưa và ngắn, càng ít hoa càng tốt. hai bên thái dương càng vuông càng tốt.

- Mắt Hoạ Mi: chọn loại mắt nhỏ, méo, mí dày, nhăn nheo, tối màu, con ngươi nhỏ và **c nhìn có vẩn như phù sa, hoạ đóng cao, lam mắt rộng và càng ít lông mi càng tốt

- Mỏ: chọn mỏ xẻ hoặc mỏ đúp đa là tốt nhất, nếu mỏ kênh, lỗ mũi to thì hay hót, chim chiến thì cần có hàm sâu và mỏ dưới dày, cạnh mỏ sắc, sống mỏ cao

- Chân: chọn chân khô, giống như cái chân gà phơi nắng, màu trắng vàng là tốt. Móng ngắn, cong, sắc nhọn, nhìn rõ tia máu trong lõi móng.
- Đuôi Hoạ mi: chọn đuôi dài cho bộ ngũ trường và đuôi dẻ quạt cho bộ ngũ đoản, đuôi dẻo, đệm đuôi dày.
- Cánh Hoạ Mi: chọn cánh buồm, hơi xệ, nhưng không phải xệ vì bị suy.
Về cơ bản là vậy, nhưng trên thực tế thì phải tuỳ cơ ứng biến cho phù hợp với điều kiện của mình, vì trên thực tế rất khó chọn được 1 chú chim hoàn hảo như lý thuyết.
và đây là những tiêu chuẩn Họa Mi ko nên chọn :

Một số điểm cần tránh khi chọn chim Họa Mi:

Theo kinh nghiệm của tôi thì khi chọn Họa Mi cần tránh một số điểm sau đây:

- Một là, Họa Mi non rừng: Nhỏ con, mép vàng, lông mịn, chân tròn và ướt ( ví như da em bé )
Nếu còn mộc thì khi ta động vào ***g nó nhảy và húc đầu lung tung kho có 1 quy luật nào cả.
Nếu đã thuộc thì có các biểu hiện sau: ở trong ***g thì ỉa bậy và hay bới phân; treo trên cây thì hay vặt lá, bẻ cành nhìn cứ ngồ ngộ như đữa trẻ con vậy; Khi đặt dưới đất thì bới đất nhặt cát và tha các thứ linh tinh vào ***g; khi hót thì tắc cú không thành bài vì chưa tốt nghiệp trường nghệ thuật tại rừng ( chim chưa trưởng thành )

- Hai là, Họa mi lông dầu: tôi đã nói ở trên, loại này có bộ lông tối màu và bết dính, mặt lông bóng như dầu nhớt. loại này rất khó thuần và khi đã mất lửa thì hầu như không vực lại được

- Ba là, Họa mi gáy lợn: gáy của nó không phẳng xuống lưng, mà có chỗ gợn lên như gáy con lợn. Loại này nếu chơi hót thì còn tạm chứ nếu chơi chiến thì dứt khoát không mua. Vì loại này dù có căng đến mấy thì khi đánh cũng nhát đòn và chạy sớm, thệm chí chỉ nghe đối phương hót cũng tự bù đầu,...

- Bốn là, Họa mi rậm đầu: k nên chọn những con chim có bộ tóc dày, rậm và nhiều hoa. vì loại này là chim nhát, kém cả hót lẫn đánh.


- Năm là, Mắt loãng và sáng màu: Mắt là thứ quan trọng nhất, khi chọn k nên chọn con có chất mắt loãng, sáng long lanh như giọt sương.

- Sáu là, mắt lộ khóe: k nên chọn chim có mắt lộ khóe. cái da mắt k che hết con ngươi mà đề lộ ra cái khóe mắt ( chính là chỗ hay đùn gỉ ở mắt người )


Trên đây là kinh nghiệm của bác tansuphi trên diễn đàn SVCVN , cũng có thể có những điểm chưa thực tế hoặc đúng nhưng anh em mình cũng nên tham khảo !
kubi86
18-04-2010, 07:19 PM
Công thức làm cám Họa mi


1. Thành phần:
- 1 kg cám gà con loại 28A ( của hãng con cò, loại này chim dễ tiêu hoá và chất lượng tốt )
- 10 lòng đỏ trứng gà ta (đáp ứng hàm lượng đạm cho chim )
- 10 đôi cà gà< mình chưa hiểu, có phải là trứng gà trống ko??> loại to, nếu nhỏ thì tăng thêm vài đôi ( bổ sung đạm và kích thích sinh dục, làm chim hăng hơn )

2.Cách làm:
- đổ cám ra chảo
- Nhúng cà gà vào nước sôi khoảng 3-5 phút cho nó se vỏ lại rồi vớt ra bóc lớp màng của nó bỏ đi, lấy phần lõi bóp nát vò tan vào cám
- Đập trứng ra gạn lấy nguyên lòng đỏ dồn vào 1 cái bát
- Đổ đều lòng đỏ trứng vào cám đã có cà gà và trộn đều lên
- Bắc chảo lên bếp rang nhỏ lửa khoảng 15 phút, lúc đó cám bốc hơi nghi ngút và cám đã hơi se lại
- Đổ ra cái rổ để sàng cho hạt nhỏ rơi xuống một cái chậu nhôm
- Dùng bàn tay trà lên những hạt to trên rổ cho nó tan ra và lọt xuống hết
- cho lên bếp vặn lửa nhỏ rang cho thật khô rồi bắc ra để nguội cho vào lọ nhựa nắp kín cho ăn dần ( nhớ rang thật khô nhưng không được cháy, rang đến khi nào ta bốc lên tay thả xuống chảo nghe tiếng roong roong thì mới được )
Lưu ý:
Làm kiểu này hạt cám rất nhỏ, rất dễ cháy, nên ta k rang bằng đũa mà dùng cái bàn sản ( đồ nấu ăn giống cái xẻng con ) đảo lộn lên liên tục. nếu mỏi tay thì có thể bắc chảo ra nghỉ rồi rang tiếp.
Đây là chế độ vip, hàm lượng đạm khá cao, nên trộn dần cám này với cám cũ cho ăn trước khi dùng hoàn toàn.
Khi ăn cám này chim ỉa phân như phân chim rừng. bãi nhỏ, có màu trắng, hơi nhão và có lõi đen nhỏ tý ở bên trong. Chăn cám này chim ăn rất ít, nhưng vẫn béo và căng, hót và chiến tốt. Khi cho cám này chim ăn rất ít mồi tươi. Vì nó khá đủ chất
Trong quá trình cho ăn cần theo dõi phân xem có hợp không, có 1 số ít con bị đi ngoài thì ngừng lại giảm bớt chất đạm rồi tăng dần lên bằng cách trộn tỷ lệ tăng dần

.1kinh nghiệm trị rận mạt cho hoạ mi

Những người nuôi mi rất hay gặp trường hợp rận mạt xuất hiện trong ***g và trên cơ thể con chim chim
- Cách phát hiện:
Vào buổi tối khi chim đã ngủ ta lấy đèn pin soi sẽ thấy chúng bò ra ngoài lớp lông của chim. Nếu bị nhiễm nặng thì chúng còn bò cả lên tay ta khi ta xách ***g chim.


- Về nguyên nhân:
Rận mạt được sinh ra do quá trình ta nhốt chim lâu ngày mà thiếu vệ sinh ***g trại, nó tự sinh ra từ phân chim và các chất thải trong ***g


- Về cách khắc phục:
+ chọn ngày trời nắng
+ chuẩn bị 1 cái ***g khác để nhốt tạm từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau
+Hòa khoảng 2 nắp chai lavie thuốc povidone vào khay nước tắm. ( thuốc này có màu như cocacola, mua tại hiệu thuốc bất kỳ, giá rẻ, khoảng 5000 đồng/lọ
+ Đuổi chim vào tắm bằng nước đó ( tôi đã làm nhiều và rất an toàn, hiệu quả ).Tắm xong cho ra chiếc ***g mới.
+ cọ rửa ***g cũ thật sạch, giặt sạch áo ***g, phơi khô.
+ Dùng thuốc xịt muỗi phun thât kỹ vào ***g, nhất là các khe ***g nơi bẩn nhất.
+ Trùm trùm áo ***g thật kín để đến tối mở ra hong cho hết mùi, để sáng hôm sau cho chim vào.
Tôi thường chỉ làm vậy 1 đến 2 lần là hết ngay, chúc các bạn thành công.



Giờ cứ đi học mót ở đâu đc công thức cám thấy hợp lý, trong khả năng và hay hay mình post lên anh em xem và góp ý nhé, với lại lần nào muốn làm thì vào đây tìm cho tiện chứ lên tìm lại trong diễn dàn khác mệt lắm ! Hi
vanhien911
19-04-2010, 08:40 AM
Cà gà là trứng *** gà trống đó ^^ còn gọi là ngọc kê. Công thức cám Mi chọi dân Hà Giang với Cao Bằng lúc nào cũng có cà gà, nhưng để ý chim nếu xung quá khi kè mái để xa 1 tí không lúc chưa ra trận trong lúc kè mái mi đã xuất tinh ra l.ồng rồi, lúc đó nó sẽ không muốn đá nữa đâu.
kubi86
19-04-2010, 09:23 AM
Năm 1996 tớ đã nuôi được 1 cặp Họa mi đẻ, nở được 3 con nhưng mi mẹ là mi Mái non, nhà có chuột nhắt hay phá phách nên khi nở ra Mi mái tưởng mi non là chuột bèn tha vứt cả 3 con ra ngoài. Buồn quá từ đấy tớ không ghép đẻ nữa. Năm nay, vì Họa Mi hiếm tớ có 1 cặp đang ghép đôi, trống mái đã chịu nhau, đã cắp rác và đã thấy mái chịu trống.Bạn nào cùng ý tưởng nuôi ghép Mi đẻ cùng trao đổi nhé. Sau đây là phần đầu cách ghép Mi đẻ đã thành công của tớ: 1. Chọn Mi mái, qua kinh nghiệm mình thấy Mi mái nên chọn Mi rừng đã 2-3 tuổi, Như vậy là nó đã qua 1-2 lần sinh sản và có kinh nghiệm ấp trứng và nuôi con. Mi mái nên chọn con nhỏ con, lông nhỏ, mịn, chân thấp và nhất là phải chọn con Mi dữ, tức là ghép trống khi trống đánh nhau nóphải vừa xùy vừa lăn xả vào mổ Mi đối phương ấy. Đó là con Mi hay. Chó giống cha, Gà giống mẹ mà. Chọn được con mái như thế nó sẽ cho ra đời những con chim chiến hay.Thức ăn của chim mái là 1/4 cám gà đẻ, 2/4 là cám Ba Vì. Còn lại là lòng đỏ trứng,9 Vi tamin,Men tiêu hóa Biô Acimin.Bạn có thể dùng 1-2 con tắc kè xay bột hoặc 1 con chuột to hấp chín ( tất nhiên phải bỏ lông và ruột gan ) xay nhuyễn, đánh với lòng đỏ trứng, trộn vào hồn hợp trên, phơi thật khô.( Miền núi ngày xưa chúng tớ chỉ cho Mi ăn mèn mén trộn lòng đỏ trứng và thịt chuột+ Vitamin B1 chứ làm gì có thức ăn cao cấp như bây giờ). Nhớ cho thêm bột vỏ trứng trộn bột vữa tường hả + đất đỏ tổ mối, 1 ít muối, 1 ít đường để làm khoáng. Cho ăn thêm lạc hạt sống để nó mài mỏ tránh mọc ngọn mỏ sau này khó bón cho Mi non ăn. Còn Mi trống thì chọn con to cọ, chân ngắn, to..theo tiêu chuẩn Mi chiến. Không cần con phải thật dữ vì Mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ là nhiều, còn vóc dáng sẽ giống bố.Mi đực cho ăn theo chế độ Mi chiến thêm Vitamin E. Nhớ là cả đôi thức ăn tươi là cào cào và dế không thể thiếu.Tuyệt đối không cho ăn sâu tươi và khô.Cho ăn thêm thịt nạc trần tái nữa. Chọn xong cặp bố mẹ ta tiến hành ghép. Đầu tiên để 2 ***g sát nhau khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa ***g cong đuôi, ngóc cổ lên, miệng kêu ki..ki..ki..ki là ghép được. Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 ***g nhưng không có nan cửa để 2 ***g thông nhau.Lúc đầu có thể Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há miệng nhìn theo mái thì yên tâm, Hãy chớ để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5-10phút sau trống sẽ đánh chết mái ngay. Ghép tăng dần thời gian. Lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Và dần dần mới ghép vào sáng sớm. Lần ghép đầu mà bạn ghép vào sáng sớm thì Mi trống sẽ đánh chết mái ngay...

Vào một buổi sáng nào đó sau khi áp ***g và rút cửa bạn sẽ thấy chàng Mi trống nhảy ngay lên lưng mái làm nhiệm vụ cao cả của một chành trai chân chính. Thế là ăn tiền. Bạn có thể chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Nhưng từ từ nhé, chuyển ngay cả đôi sang là hỏng đấy. Bạn phải tiếp tục ghép ***g cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa. Vì từ khi Mi cái chịu trống cho đến khi chúng nhảy ổ phải chùng 15 ngày. Thời gian này Mi mái ăn ít lắm vì nó nghén trứng. Thức ăn chính của nó giai đoạn này là cào cào, thịt nạc trần,( nhiều khi nó cũng ngủng ngoẳng chả chịu ăn cho- xót ruột). Nước uống là nước khoáng thì tốt nhất không thì cho uống nước trần giá đậu xanh ( 1 nắm giá đậu xanh rửa sạch, vò hơi dập, cho vào 1 bát nước,đun sôi kỹ lấy ra,để nguội) cho uống.
Về chuồng: Đây là 1 yếu tố quan trọng. Chuồng có thể đặt trên tầng thượng, nơi thoáng, mát, có gió.Nếu nóng quá phải có lưới đen che cống nắng nóng cả khoảng sân. Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt 6 hàn.Xung quanh chăng lưới sắt, loại mạ kẽm .Sàn chuồng cách mặt đất 0,2mét.Lát bằng gỗ tạp. Trong đặt 1 chậu TRÚC MÂY loại cây cảnh hay bán ở các cửa hàng cây cảnh ấy. Chậu trúc phải có khoảng 10-12 cây và cao khoảng 1.5mét.Nhớ đặt sát vào cành chuồng. Nền sàn còn lại để 1 máng đất trộn cát. Cho cóng ăn, cóng nước và cóng khoáng vào. Nhớ là phải vệ sinh thường xuyên để tránh lông và phân chim làm bần nền. Chậu tắm cho tắm xong phải lấy ra ngay.Nóc chuồng nhớ lót bìa các tông, trên chèn vỏ hộp xốp đựng hoa quả trên cùng chèn vật nặng để tránh bập bùng làm chim sợ. Mặt sau cuồng để sát tường nhà, nếu không phải che kín. Xung quanh chuồng nếu có chuột phải rải các tấm keo dính chuột để tránh bọn chuột tặc quấy phá. Xung quanh chuồng nếu có vài dò phong lan, vài chậu phát lộc, xi, xanh...Bể non bộ thì càng tuyệt vời, làm sao cho khung cảnh khá giống 1 khu đồi có cây dại lúp xúp, mát mẻ và có gió lùa. Thế là xong phần chuồng

Tiếp tục viết nhé: Để cho Mi mái cắp rác làm tổ thì không đời nào nó làm đâu. Cách làm tổ như sau ( quan trọng đây): Lấy 1 tổ chim chào mào vừa làm xong ( Mới đẻ 1 -2 trứng) đừng lấy tổ mà chim con đã nở và bay mất, tổ bẩn và có mùi lạ là Mi mái nó chê ngay (Họa Mi khó tính thế đấy). Mùa này dễ kiếm tổ chào mào lắm. Ra các cây nhãn hay cây vải là kiếm được ngay. Nhẹ nhàng gỡ lấy tổ, đành bỏ quả trứng chào mào và xin lỗi vợ chồng chào mào vậy! Đem tổ về phơi nắng 1 -2 buổi và bắt đầu ghép tổ vào bụi trúc mây hoặc Trúc nhật đã cho vào chuồng như phần trước đã trình bày. Dùng dây êmay ( Loại dây cuốn quạt điện ấy) khéo léo buộc tổ vào 2-4 cây trúc.Bên dưới tổ nhớ để ít cây để tránh bục đít tổ (vì Họa mi nặng hơn chào mào). Ngoài cửa tổ có cầu đậu cách khoảng 10 Centimet để chim mẹ đứng, đề phòng nó phải nhảy bạt mạng khi vào tổ.Xong phần tổ chim. Bây giờ đến rác để chim mẹ lót thêm: Ra vườn rau hoặc tốt nhất ra công viên có bụi tre nào đó, lấy cái bẹ mo khô của cây măng đã thành tre, đập dập, lấy các sợi tơ nhỏ đó rải 1 ít vào chỗ khô ráo trong chuồng để Mi cái nhặt. Xong nhớ treo ***g Mi đực ở ngoài sát với cái tổ, và không quên cho vào ***g mi đực 1 ít rác , thả Mi cái vào chuồng. Nhớ cho 1 ít con dế đã cắt càng chit để chân vào chậu đất, 1 ít con cào cào vào ***g cào cào cho Mi mẹ ăn. Không quên cho thức ăn và khoáng. hàng ngày nhớ cho khay nước tắm vào, cho vào ngay từ sáng nhé. Mi mẹ bức trứng hay tắm lắm. Thả Mi mẹ ( từ nay con Mi cái của bạn có thể gọi là Mi mẹ được rồi) Bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì là con Mi trống cắp rác, cuống cuồng rung cánh, miệng rít liên hồi tuồn rác vào cạnh cái tổ mà bạn đã chuẩn bị. Nhưng rác sẽ rơi hết và chậu cây vì cái tổ còng cách xa chú chàng đến cả gang tay chứ ít gì. Kệ nó. Cứ kiên trì treo.Chỉ chậm là 1 tuần Mi mẹ sẽ nhảy ngay vào tổ, loay hoay xoay ngược, xoay xuôi. Thế là ăn tiền. Bạn hãy chuẩn bị cho công đoạn cực kỳ thú vị và quan trọng tiếp theo

Bây giờ khi Mi mẹ đã loay hoay trong tổ, chim trống càng cuống cuồng ngóc đầu, dựng mào, miệng cáp rác, cánh vẫy liên tục quên cả ăn uống thì đúng là thời điểm Km - Kiều tái ngộ. Bây giờ thì chẳng quản sáng-trưa-chiều bạn mở của ***g và cửa chuồng,áp đại 2 cửa vào nhau. Alê, hấp. Chú chàng tót sang ngay. Giờ thì bạn hãy ngồi thật xa, thật kín mà thưởng ngoạn. Hơn bao giờ hết, lúc này chó, mèo, chuột, kiến và cả bà vợ yêu quý ơi. Khôn ngoan thì hãy tránh xa cái công trình thế kỷ của Trẫm, lại gần quấy rầy đôi uyên ương của ta thì lành ít , dữ nhiều đấy.! Ngay cả bạn, khi lại gần cho thức ăn, nước uống, dế, cào cào... cũng phải rón rén, nhẹ nhàng và với nét mặt hiền từ, thánh thiện như ông Bụt, và phải làm thật nhanh. Cấm dòm vào tổ đấy nhé. Chỉ vài hôm bạn sẽ có ngay 3-4 quả trứng màu xanh trứng sáo nhạt trong cái tổ xinh xinh. Lúc này bạn nhớ kỹ, phải rút bỏ 1 phần tấm lưới đen chống nắng, sao cho tổ chim của bạn nắg chiếu vào từ sáng đến chiều. Nếu không Mi ấp sẽ không nở lấy 1 trứng ( Bí quyết đấy). 14 đến 16 ngày sau bạn sẽ có những sinh ling nhỏ bé, cổ dài ngoằng ngoẵng, 2 mắt chưa mở xanh lè và nhất là 2 chân nghều ngà nghều ngào. Đáng yêu đến muốn la làng. Lúc này thì tớ đố bạn nào mà không nhảy cẫng lên, ra quán Karaoke hát lúc này thì bạn sẽ là ca sĩ hát hay nhất trái đất đấy.

Đáng buồn là năm ấy sự nghiệp nuôi Mi sinh sản của Tớ tạm dừng ở đây vì như đã trình bày ban đầu. Khu vực nuôi có chuột nhắt đến quấy phá, thế nên khi Mi con nở ra Mi mẹ hoảng quá, tưởng con mình là chuột liền cắp con tha ra ngoài tổ, quẳng vào khay đất. Tớ lại thiếu kinh nghiệm, lấy tay nhặt lên bỏ vào tổ mà không dùng găng tay để tránh hơi người bám vào chim non nên chim mẹ lại quẳng con ra ngoài.3 chú Mi non đành trở thành Thiên thần bay về trời trong niềm tiếc nuối trong lòng Tớ đến tận ngày nay. Chính vì vậy ngay từ khi có ý định nuôi cặp Mi trống mái để ghép đẻ các bạn phải tiêu diệt hết chuột bằng cách rải các tấm keo xung quanh chuồng hoặc liên tục đặt bả, tiêu diệt sạch bọn chuột nhép đáng ghét ấy đi nhé. Kinh nghiệm nuôi ghép Mi đẻ của mình tạm cống hiến các bạn trong diễn đàn đến đây. Chúc các bạn thành công rực rỡ. Mình khẳng định rằng: Trên sân thượng, giữa phố thị đông vui, sầm uất, bạn vẫn cho Mi ấp và nở ra con bình thường. Vụ Mi này nếu cặp Mi của mình ấp nở được, mình sẽ nghiên cứu vấn đề thức ăn cho Mi non sơ sinh và sẽ cống hiến tất cả kinh nghiệm cho các bạn để Hội chơi Mi chúng ta có 1 cách chơi mới không kém phần thú vị. Xin kính chào và cám ơn các bạn đã yêu mến bài viết của mình. Bạn nào có kinh nghiệm hay xin cung cấp thêm để chúng ta có thể nuôi Mi sinh sản như nuôi đà điểu, nuôi trĩ đỏ....Kính bút

Các kinh nghiệm quý báu trên đây mình xin Coppy Nguyên Văn là của bác Bình Lào Cai - cũng là 1 trong những Tiền Bối Cao Thủ trong nghiệp chơi Họa Mi đến mức thượng thừa là nuôi Họa Mi đẻ luôn, rất hiếm khi Anh Em chúng ta đc học hỏi kinh nghiệm từ các Cao Thủ, Tiền Bối nhưng Bác Binhls và Bác Bình Lào Cai là 2 Cao Thủ Tiền Bối quá có Tâm và Huyết cho tình yêu, lòng đam mê Họa Mi của Mình !
Nguồn : aquabird
kubi86
19-04-2010, 09:29 AM
Đánh bắt và nuôi chim họa mi tự xa xưa đã là truyền thống của người dân sống trên dãy Tây Côn Lĩnh, bao quanh tỉnh Hà Giang.
Nuối tiếc họa mi chúa
Tìm tới "huyện chim" Hoàng Su Phì, đầu mối cung cấp họa mi cho nhiều địa phương, mới biết người dân tộc mê chim và có cách nuôi thật tài tình. Anh Vương Gia Lâm, người Hoa ở thị trấn Hoàng Su Phì làm nghề cắt tóc nhưng nuôi chim cách đây cả chục năm rồi. Hôm tôi đến chơi, nhà anh Lâm đang nuôi 5 ***g họa mi. Chim treo khắp nơi: đầu hồi, trên gác, vách núi sau nhà, trên tầng thượng... Anh Lâm bảo sáng dậy mà không nghe được tiếng chim hót là người khó chịu khôn tả. Anh tự hào là đời mình đã nuôi và bán qua bán lại trên 1.000 con họa mi, khách mua chủ yếu người dưới xuôi, người Trung Quốc và khách thập phương đi du lịch. Dù vậy anh cũng tâm tư: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".
Anh Lâm kể, mới chục năm trở lại đây người Mông, người Nùng, người Tày mới chơi chim và bán nhiều thôi. Trước đó thì họ đánh bắt họa mi để... ăn thịt, con nào hay lắm mới giữ lại nuôi. "Người dân tộc nuôi kỹ và quý chim lắm, đi đâu cũng xách theo; từ đi chợ, đi ăn đám, đi làm rẫy chim đều được mang theo như người bạn". Anh Lâm bảo họ có cách thuần chim rất lạ: Đi làm rẫy, mồ hôi ướt áo, họ lấy áo đó choàng lên ***g chim, vừa để hong khô, vừa để chim quen hơi người, hơi chủ. Thức ăn cho chim cũng được họ làm rất kỹ và đủ dinh dưỡng, gồm bột ngô, cám, trứng gà trộn với nhau, rang khô. "Ăn tươi" thì ngày nào cũng có cào cào, châu chấu. Kể cả những tay thợ chim lão luyện dưới phố huyện cũng không thể thuần chim giỏi như người dân tộc được.
Chính anh Lâm cũng là người may mắn chứng kiến lần "xuống núi" độc nhất vô nhị của một con họa mi chúa do người dân tộc nuôi. Lần đó đã cách đây 5 năm, có người Mông mang một con họa mi trắng xuống chợ, nó trắng toát từ lông, đến chân, mỏ... Họa mi trắng gọi là chim chúa, cực kỳ hiếm. Đồn rằng cả núi rừng là giang sơn của họa mi chúa, hễ ngọn núi, quả đồi nào nó bay qua là không con họa mi nào dám bén mảng. Người Mông nọ đã mua chim chúa trong rừng giá tới 500.000 đồng vào thời điểm đó. Thế rồi chẳng hiểu sao lại bán cho một người Trung Quốc với giá 900.000 đồng. Người Trung Quốc xách chim chúa về bên kia biên giới, từ đó không ai còn nhìn thấy con họa mi trắng nào nữa.
Những tay chơi trên bản
Thắng năm nay học cấp 3 nhưng đã chơi chim từ năm 12 tuổi, là thành viên nhỏ nhất trong "câu lạc bộ chơi chim" của thị trấn. Nhà có điều kiện kinh tế, Thắng có xe máy đi học, có ĐTDĐ dắt túi quần. Nghe nói có anh nhà báo dưới xuôi lên muốn viết về chim, Thắng hăm hở chở tôi xuống bản ngay.
Nhà người dân tộc Nùng tên Chương nằm trên núi, ở bản Tụ Nhân. Xe máy oằn mình leo dốc tìm tới. So với những người trong bản, nhà Chương thuộc loại khá giả. Lúc chúng tôi đến, Chương đi vắng nhưng ông bố cũng kêu cháu xách 3 ***g họa mi ra cho khách xem. Thắng nhận ra một con khá chuẩn, phiên chợ trước Chương xách xuống ra giá 500.000 đồng nhưng chưa bán được nên mang về nhà treo. Chưa ưng lắm, Thắng kêu tôi đi bộ sang một nhà người Nùng tên Trung gần đó. Nhà có hai ***g họa mi hót véo von đang treo bên chuồng trâu. Thắng bảo: "Người dân tộc nuôi chim giỏi lắm. Họ nuôi 3 tháng bằng mình nuôi cả năm. Họ yêu chim lắm. Xuống chợ, uống rượu ngô say ngã bò ra đường nhưng tay vẫn giơ ***g chim lên cao".
http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/hoangnam/01.01.08/4B.jpg
Mai này, họa mi có còn hót vang Tây Côn Lĩnh? (ảnh: T.G_
Cuối buổi đi xem đó, tôi và Thắng vào nhà một người dân tộc Tày. Nhà có bốn ***g họa mi nhưng chủ kêu không bán vì chim mới đánh về, chưa biết hót tốt hay không. Thắng bảo: "Chim mới, mang xuống chợ bán bảy chục, tám chục nghìn một con. Gặp tay nuôi tốt, mua về dưỡng vài ba tháng ra chợ bán 500.000 đồng là chuyện thường". Phiên chợ rồi, Thắng buộc phải bán một chú chim cưng bởi nó bị gãy móng sau trong một lần chọi. Thắng kể: "Bán cũng tiếc lắm, chim hót hay, đánh ác, bán bốn trăm, lỗ mất trăm rưỡi. Em cũng đang tìm nhưng chưa ưng ý con nào".
Hôm tôi lên Đản Ván công tác, cũng thấy ***g họa mi trên hàng cây trước trụ sở trạm y tế. Chim là của anh Lèng Seo Vùi, cán bộ y tế xã. Cán bộ Vùi thích nuôi chim lắm, dù anh ở ngoại trú ở bản Lủng Nùng, cách trạm cả cây số nhưng ngày nào cũng xách chim đi làm. Đến trụ sở, treo chim lên cây, khoác được cái áo trắng xong, vô khám bệnh cho đồng bào thì chim bên ngoài cũng hót vang rồi. Anh Vùi kể: "Con chim này mua của ông dân tộc Nùng dưới ***g Khum, sáu trăm nghìn đó, dáng chim đẹp, hót ác lắm, đánh nhau cũng được". Cứ cuối tuần, rảnh rỗi anh Vùi lại xách chim xuống các bản chọi chơi, có ngày chọi ba bốn lần. Anh Vùi tự hào: "Con này giá thị trường giờ cũng phải trên 6 "phát" (600.000 đồng)".
Chim hót và chim chọi
Thắng kể, cứ sáng chủ nhật hằng tuần, vào phiên chợ chính của huyện, người dân tộc ở các bản lũ lượt cặp ***g chim vô nách, xuống phố huyện đi chợ. Những người đàn ông xách ***g chim tụ vô một góc chợ, xem rồi cho chim đá nhau, mua bán, hỏi giá cả. Một phiên chợ như thế có cả 50 ***g họa mi, chưa kể những ***g khác như khướu, cu đất, chim ngũ sắc...
Con họa mi chuẩn phải hội tụ được những tiêu chí như mắt xanh, mí dày, chân cành đào, mỏ búp đa... Muốn chim đánh hay thì đuôi phải cân đối, tản đầu bự. Chim muốn hót hay, hót được nhiều giọng thì phải là chim "già rừng" - con chim đã sống ở rừng nhiều năm, tự luyện hót hay, nhiều giọng lạ.
Anh Lâm ví von: "Họa mi sống theo cặp như vợ chồng, một vợ chồng ở một quả đồi. Hễ con khác bay qua quả đồi đó là chim chồng phải ra nghênh chiến. Đánh thua là mất vợ, mất đồi, phải vào tận rừng sâu tu luyện tiếp để một ngày nào đó ra "cướp vợ" lại". Bởi vậy, chơi họa mi nên chơi theo cặp, dễ thuần giọng hót và dễ nuôi.
Cháu anh Lâm là Vương Gia Vẩy cũng mê chim lắm, nhiều lần còn xách cả chim sang Lào Cai để chọi. Bên đó, vừa rồi có con 22 triệu đánh ác lắm, có ông Trung Quốc xách chim 3.000 tệ qua giao chiến nhưng cũng phải thua, đánh xong ông đòi mua lại con chim thắng giá 5.000 tệ nhưng chủ không bán. Anh Vẩy bảo: "Họa mi có những đòn đánh hoang dã hơn gà chọi. Nó có thể kéo chân, bóp mặt, bổ đầu đối thủ, trong đó đòn bóp mặt là ác nhất, nhiều con hư mắt vì đòn đánh này, buộc phải thua".
Ở Hoàng Su Phì, để chọi chim, người ta áp hai ***g áp vô nhau rồi tháo cửa ***g một bên cho hai con đánh nhau qua cửa còn lại. Nó khác với kiểu đánh "thông ***g" (mở cả hai cửa cho chim bay qua bay lại đánh nhau) phổ biến ở Lào Cai hay Trung Quốc. Anh Vẩy bảo, đánh kiểu quê mình, chim hay "phá ***g" do phải mổ trúng nan cửa, mỗi lần đánh như vậy chim xuống mã rất nhanh, đầu chảy máu, rách lông, mỏ trầy trụa...
oOo
Tôi rời Hoàng Su Phì vào buổi sáng sớm để bắt kịp chuyến xe đò lên tỉnh. Những ***g họa mi đã kịp treo cao trên những hàng cây, kèo nhà dọc phố huyện, tiếng chim hót véo von trong sương sớm. Một chuyến xe hàng đi Hà Nội lại vừa rước đi ba ***g họa mi để mang xuống xuôi bán. Chim của núi rừng mang về cho người thành phố nuôi. Mai mốt rồi họa mi có còn để véo von ở Tây Côn Lĩnh hay không? Tôi chợt chạnh lòng nhớ lời của Lâm: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".
kubi86
19-04-2010, 09:57 AM
Tác Dụng Của Áo ***g......


Hàng năm chim HM đều thay lông 2 lần ,lần đầu :chim ngoài tự nhiên bất đầu thay lông từ cuối thang 9 âm lịch đến cuối thang 10 âm lich(vào thời gian này bạn sẽ thấy các cửa hàng chim rất ít chim HM vì người bẫy không đi bẫy-lý do là chim xuống lửa,khó bẫy và có bẫy được chim rất xấu không có giá)Chim có thân nhiệt cao tời 42 độ c,mùa đông sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và môi trường rất lớn(trung bình 35 độ,chỉ số này ở người chỉ là 30)trong khi ta có áo,chăn ,nhà và các phương tiện chống rét hữu hiệu(mà còn rét thế) chim HM chỉ có độc mỗi bộ lông mỏng manh,nên tạo hóa đã ngầm mắc cho nó một cái máy điều hoa dưới lớp lông kia,chỉ có điều là mùa đông thì lắp vào và mùa hè thì lại lịch kịch tháo ra(tạo hóa chưa có máy hai chiều mà).Lông chim có hai lớp,lớp ngoài là lông vũ ,cứng,ôm khít vào nhau để bay và bảo vệ cơ thể trước những va chạm bên ngoài,bên trong là một lớp lông tơ,bông xốp(đây chính là cái máy điều hòa đấy)Mùa đông đến chim cần thay lớp lông ngoài cho kín và quan trọng là mọc thật nhièu và thật dầy lớp lông tơ bên trong(coi như ta mua chiếc áo phao ấy mà)cho nên vào mùa đông ta thấy chim to hơn và nhẵn nhụi hơn là thế và đó chính là lý do của hiên tượng thay lông mùa đông,khi trời rét chim thường xù lông để cho không khí lọt vào giữa lớp lông tơ và lông vũ như một lớp cách nhiệt giữ ấm cho cơ thể,Chim nuôi trong ***g thường thay lông chậm hơn(từ đầu tháng 10 đến hết thang11,có con còn chậm hơn nũa)Vì lý do nào đó mà chim ban không thay lông hoặc thay sơm thì cũng không nên lo lắng không nên ép gì cả mà chỉ cần chăm sóc cho chim ăn uống tốt,đến lúc cần thay nó sẽ tự thay thôi.Lần thứ hai là vào cuối tháng 2 âm lịch(lúc này là nó tháo cái máy điều hòa ra đấy)lần này chủ yếu ta thấy trong ***g rụng rất nhiều lông tơ do đã hết nhiệm vụ chống rét chúng cần được loại bỏ,lông vũ bên ngoài thì giữ nguyên cơ thể vừa gọn lại thoáng mát.
Còn chiếc áo ***g thì tác dụng chính của nó không phải là để chống rét hay chống gió chống muỗi đâu bạn ạ(con chim không cần ta giúp những cái đó đâu-chim ngoài trời thì ai giúp?)Người TQ nghĩ ra cái áo ***g là để "Điều giáo điểu)nghĩa là để dạy để hãm chim bạn ạ,khi cón mộc người ta quây áo ***g để chim khỏi sợ,khi thuộc rồi người ta cũng che áo lổng kín để làm cho chim luôn cảm thấy bị bức bách,ngột ngạt(vì vậy áo lông luôn được làm bằng vải dầy,tối màu )nên khi được phanh áo ***g ra chim sẽ trở nên phấn chấn,và biểu hiện tột đỉnh của nó chính là những tiếng hót không ngừng như để tranh thủ xả hơi vậy và nếu có kẻ nào đó cùng loài to gan đến quấy rối thì chiến tranh ắt xảy ra cũng là thế,vậy là bạn hiểu rồi chứ,chúc vui vẻ.
kubi86

danh bất hư truyền .vua họa mi hoàng su phì
 
Ðề: Những kinh nghiệm quý báu về nghề chơi chim Họa my (sưu tầm)

Bài viết quá hay. Cám ơn nhiều
 
Bên trên