Mình lựa chim bổi thì phải canh những em còn lửa rừng ( mắt xếch lại , mép đen , họng hơi hồng ...) về thì cứ cho ăn sâu và cào cào nhiều vào đến khi nào em nói gió hay hót sổng thì mình sẽ cho làm quen cám sau là chắc cú nhất .
Chim mà ăn cám rành rồi mà bung nữa áo lồng rùi và chim có dấu hiệu tương đối dạn dĩ rùi thì mới thay đổi chổ treo lồng , và có thể phơi nắng được .
Bạn phơi nắng quá gắt và chổ đông người thì em nó nhảy hả họng thôi , chắc chim bạn chưa thật sự đứng lồng mấy .
Mình thường thích thuần những em lửa bổi có mùa rừng tốt hay là chim già rừng thôi , mình luôn kiếm em nào còn lửa rừng . Trong vòng nữa tháng đầu mình cứ cho nó ăn đồ tươi tối đa thôi chứ kg ép ăn cám vội đâu , mình cứ treo 1 chổ yên tĩnh đó và cập chim mái dữ vào thúc cho nó hót sổng lên , chim bổi hót sổng rùi thì mình mới tập cho nó ăn cám .
Chim mà 3 hay 5 tháng kg phơi nắng thì cũng kg chết đâu bạn ... nên chim hót sổng hay tương đối đứng lồng rồi thì phơi nắng chưa muộn đâu ...
Bản thân mình chỉ thích chim bổi có mùa rừng tốt và chim già rừng ...( đối với chim còn lửa rừng thì : chim bổi mép thì có thể ngày hôm sau hót sổng rùi , chim bổi có mùa rừng thì trung bình từ 1 tuần cho đến vài tháng (tùy theo hoàn cảnh bạn nuôi thôi ... chim già rừng thì có thể 2 hay 3 năm gì đó ....) . Quá trình trên có thể ok hơn nữa nếu bạn có 1 em mái hay ( cực dâm đó ... máy hay là máy khi thấy trống thì chạch liên miệng nhảy qua nhảy lại , và con mái nào rung cái và xù cục bông gòn lên dê trống nữa là rất tuyệt ... . Nếu đúng máy hay như vậy mà chim trống đang có lửa mà kg chơi nữa thì bạn có thể phóng sanh con trống đó được rùi ...) . Kiên nhẫn lên nhe các bạn ...thân...