Ảnh minh họa (Mic.gov.vn) - Một số cách điều trị bệnh cho chim bồ câu như bệnh đậu, bệnh nấm, rệp, cách phân biệt chim trĩ đực - cái và nơi tiêu thụ chim trĩ.
Chim bồ câu mắc bệnh đậu
Hỏi: Chim bồ câu ta bị nổi nốt toàn thân, nốt có màu trắng, to bằng hạt ngô, chim bồ câu bệnh được 1 tuần nay, bỏ ăn, ủ rũ, một số con bị chết, đã dùng thuốc điều trị đậu ở gia cầm nhưng không hiệu quả. Xin hỏi biện pháp khắc phục? (Khán giả Nguyễn Trọng Hòa – Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa)
Trả lời: PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, chim bồ câu đã bị mắc bệnh đậu, bệnh đậu trên chim bồ câu thì rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ bị gây biến chứng ở hệ hô hấp cũng như tiêu hóa, chim sẽ chết trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày và tỉ lệ chết lên đến 100%. Hiện nay không có thuốc điều trị cho vi rút đậu, tuy nhiên khi bệnh xảy ra thì bà con có thể giảm bớt thiệt hại bằng một trong những công việc sau đây:
- Dùng thuốc BLEU-METHYLEN 5/1000; LUGOL 5/1000 hàng ngày bôi lên các mụn đậu trên thân chim bồ câu.
- Dùng TIAMULIN liều 10mg/1 cân nặng tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước, cho uống 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước, cho uống 3-4 ngày hoặc OXYTETRACYLIN, liều 20mg/1 kg cân nặng tiêm bắp liên tục 3-4 ngày. Cần cho chim uống thêm Vitamin B1, C, A, D, thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường, giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ ấm áp.
Hỏi: Tôi nuôi hơn 20 cặp Bồ câu lai Pháp. Khi chim non khoảng gần 2 tháng tuổi thì chân nổi các cục sần ở trên lưng cánh và mắt thì hay có các mụn to sần lên. Khi cạy các mụn này thì bên trong có nhân như trứng cá. Vậy, xin hỏi chim đã bị bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? (Anh Đỗ Tuấn Anh - [email protected])
Trả lời: Với biểu hiện như mô tả thì đàn chim Bồ câu đã mắc bệnh đậu. Để điều trị cho chim anh cần thực hiện như sau: Dùng dung dịch IODINE LUGOL rửa các mụn đậu trọng miệng, hỏng của chim. Mụn đậu ngoài ra dùng XANHMETHYLEN 5 phần nghìn hoặc LUGOL 5 phần nghìn bôi lên sau đó bôi mỡ kháng sinh cho nốt đậu bị loét. Sử dụng 1 trong 2 kháng sinh sau: TIAMULIN tiêm bắp 10mg/kg P hoặc pha nước uống 1g/ lít nước liên tục từ 3 – 4 ngày. OXYTETRACYCLINE 20mg/kg P, tiêm bắp liên tục 3 – 4 ngày. Cho chim uông thêm VITAMIN B1, C, A, D và cần chú ý chăm sóc và nuôi dưỡng tốt chim bị bệnh.
Để chủ động phòng bệnh cho chim bồ câu, anh Tuấn Anh và bà con cần thực hiện các biện pháp sau: Tiêm chủng vacxin đậu, nhược độc chim được 15 ngày tuổi. Vệ sinh chuồng trại và môi trường, giữ vệ sinh chuồng khô sạch thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.
Cách trị rệp cho chuồng bồ câu
Hỏi: Tôi nuôi bồ câu ở trong chuồng có rệp, xin hỏi dùng thuốc gì khắc phục mà không ảnh hưởng đến chim. (Phạm Đức Hinh ở Bắc Ninh).
Trả lời: Sau khi đã làm vệ sinh chuồng, vò nhuyễn cây mần tưới rồi cho vào chuồng chim, lồng chim để khoảng vài tiếng. Vài ngày làm vệ sinh thay lá một lần.
Hỏi: Chim bồ câu sinh sản có thể tiêm được vắc xin tụ huyết trùng đường hô hấp hay không? (Ông Ngô Văn Tân - Minh Đức, Tứ Kỳ, Hải Dương)
Trả lời: Nếu chim khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể sử dụng vắc xin bình thường được.
Chim bồ câu bị mắc bệnh nấm đường tiêu hóa
Hỏi: Chim Bồ câu bị ủ rũ, trong miệng có vết trắng như vôi, đầu nóng, bỏ ăn bị 4 – 5 ngày thì chết, tôi chưa dùng thuốc gì để điều trị. Xin hỏi chim bị bệnh gì và cách điều trị thế nào? (Anh Trương Công Hoan - Triệu Sơn, Nga Sơn, Thanh Hóa)
Trả lời: Như miêu tả, có thể đàn chim đã mắc bệnh nấm đường tiêu hóa. Để phòng và trị bệnh cho chim thì cần làm như sau: Loại thải những con bị bệnh nặng, phân đàn, cách ly những con bị nhẹ, tiến hành sát trùng chuồng trại bằng FORMOL 2%, XÚT 1%, dội rửa máng ăn bằng XÚT NÓNG 2% sau 30 phút dội lại bằng nước sạch rồi đem phơi nắng. Dùng các loại thuốc sau để điều trị cho chim: FUNGICIDIN, MYCOSTATIN, CANDICIDIN, TRICOMYCIN… Trường hợp có nguy cơ kế phát các bệnh kháng thì dùng thêm kháng sinh mạnh, đồng thời bổ sung các loại vitamin vào thức ăn cho chim. Dùng dung dịch SULFAT ĐỒNG 1/200, IODURE KALI 0,8% cho chim uống. Dùng dung dịch thuốc TÍM 1% để bôi cho chim.
Biện pháp phòng bệnh cho chim: Thức ăn cho chim cần đủ đạm, vitamin, nguyên tố vi lượng. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để diệt các mầm bệnh, vi khuẩn có trong môi trường. Chim từ 5 ngày tuổi trở lên có thể thường xuyên trộn NYSTATIN vào thức ăn với liều lượng từ 50 – 100.000 dv/1kg P.
Phân biệt được chim trĩ đực – cái
Hỏi: Xin hỏi làm thế nào phân biệt được chim trĩ đực và cái khi chim được 1 tháng tuổi. (Hà Huy Tập - Thái Nguyên).
Trả lời: Chim trĩ là 1 loại động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Để phân biệt chim đực – cái thì dựa vào đặc điểm của bộ lông nên chim 1 tháng tuổi chưa phân biệt được vì vào thời điểm này lông chim chưa có sự biến đổi về màu sắc của lông mà phải tới 8 tháng tuổi – 11 tháng tuổi mới có thể phân biệt được chim trĩ đực – cái.
Nơi tiêu thụ chim trĩ
Hỏi: Gia đình tôi có nuôi nhiều chim trĩ nhưng chưa tìm được đầu ra. Nhờ chương trình giới thiệu giúp nơi tiêu thụ (Ngô Xuân Huy - Hà Nội).
Trả lời: Hai hướng đầu ra cho chim trĩ là
- Lấy trứng đem ấp ra chim con để bán con giống
- Nuôi để bán chim thương phẩm
Liên hệ anh Sơn ở Phú Thọ. Điện thoại 097 346 6373
Relate Threads
Latest Threads