Lịch sử cây hoa lan: Cây hoa lan (orchidaceae) thuộc họ phong lan (orchidaceae), bộ lan (orchidales), lớp một lá mần (monocotyledoneae).
Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).
Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25.000 loài. Qua kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới (Sapror bx-Tea huntum,1953; Camphell 1994). Những cây lan là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là địa lan hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong 2 vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800 loài. Các loài đặc sản ở châu Mỹ gồm: Cattleya (60 loài), Epidendrum (500 loài), Odontoglosum (200 loài). ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khỏang 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài ( F.Gbriger, 1971). Lúc đầu lan chí được khai thác nhằm mục đích làm dược liệu và hương liệu. Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở châu Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus khoảng 379 đến 285 trước công nguyên) nhưng thực ra cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông khoảng từ 551 – 497 trước công nguyên. Khổng Tử sau khi chu du khắp thiên hạ không được nước náo nhận sử dụng, trên đường từ nước Vệ về nước Lỗ thấy hoa lan tươi tốt mọc chen với cây cỏ ở nơi rừng sâu bèn than rằng: “Ôi hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại, chẳng khác náo bậc hiền giả không gặp thời, sống chung với bọn bỉ phu”.
Cây lan được biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (vì được tím ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa (vì quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã cứ không ưa phô chương sặc sỡ).
Lan đối với người Trung Hoa hay đối với người Nhật được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch. Lan còn tượng trưng cho sự đông đủ con cái (phúc). Khổng tử đã ví lan với đức tính cao quý cho nên năm tháng lan cũng đồng nghĩa với người quân tử, cao cả, hoàn hảo. Hương thơm của lan để chỉ tình bạn. Khổng tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu. Lan chính thức ra nhậpvào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974).
Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là Gioalas Noureiro- nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã mô tả cây lan lần đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn “ flora cochinchinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaijus… mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera plante rum” (1862 –1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố là F. gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi gần 70 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. bên cạnh đó cũng có một số tác giả khác cung đề cấp đén lan Việt Nam. Một số người Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu về lan như “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và có hình vẽ minh hoạ.
Việt Nam có hơn 900 loài phong lan phân bố rộng rãi trên cả nước. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho hoa đẹp, có thể sử dụng làm nguồn gen quý cho công tác lai tạo giống hoa lan.
Trải qua nhiều thế kỷ, nguời ta chỉ biết gieo lan nảy mầm từ hạt. bác sỹ, y tá người Anh là Jonh Haris và Weitch đã biết đến vai trò của nấm (Fungus) trong việc nảy mầm hạt lan trong điều kiện tự nhiên.
Ngày nay, người ta nói đến công trình của TS. Knudson (Mỹ) công bố năm 1946 đã mở ra cuộc công nghệ sinh học môi trường lan. Gần đây, để thu được những dòng thuần ổn định, Morel (1965) công bố phương pháp nhân gióng lan bằng mô phân sinh. Nhờ vậy, người ta đã sản xuất được khối lượng lớn, đồng nhất trong một thời gian ngắn của những dòng đã chọn, tiến hành bảo tồn, duy trì, tạo những giống sạch virus từ các dòng được lai tạo, xây dựng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp có sản lượng lớn với giá thành hạ (Islex, 1965; Lin Derman, 1967; Molethan, 1971…).
Phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và được phát triển nhanh ra nhiều nước, đã gây, trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo… Các quốc gia có sở trường sản xuất hoa lan bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn là Australia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… giống gốc nhập nội từ các công ty của Singapo, Malaysia…
ở Thái Lan, nghề trồng phong lan và xuất khẩu hoa lan cắt cành đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước. Giống sử dụng thuộc chi Dendrobium. Giá một cây giao động từ 3- 50 USD. Có khi đến 80 – 100 USD. Loài đặc biệt có khi lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ.
Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).
Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25.000 loài. Qua kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới (Sapror bx-Tea huntum,1953; Camphell 1994). Những cây lan là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là địa lan hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong 2 vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800 loài. Các loài đặc sản ở châu Mỹ gồm: Cattleya (60 loài), Epidendrum (500 loài), Odontoglosum (200 loài). ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khỏang 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài ( F.Gbriger, 1971). Lúc đầu lan chí được khai thác nhằm mục đích làm dược liệu và hương liệu. Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở châu Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus khoảng 379 đến 285 trước công nguyên) nhưng thực ra cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông khoảng từ 551 – 497 trước công nguyên. Khổng Tử sau khi chu du khắp thiên hạ không được nước náo nhận sử dụng, trên đường từ nước Vệ về nước Lỗ thấy hoa lan tươi tốt mọc chen với cây cỏ ở nơi rừng sâu bèn than rằng: “Ôi hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại, chẳng khác náo bậc hiền giả không gặp thời, sống chung với bọn bỉ phu”.
Cây lan được biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (vì được tím ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa (vì quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã cứ không ưa phô chương sặc sỡ).
Lan đối với người Trung Hoa hay đối với người Nhật được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch. Lan còn tượng trưng cho sự đông đủ con cái (phúc). Khổng tử đã ví lan với đức tính cao quý cho nên năm tháng lan cũng đồng nghĩa với người quân tử, cao cả, hoàn hảo. Hương thơm của lan để chỉ tình bạn. Khổng tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu. Lan chính thức ra nhậpvào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974).
Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là Gioalas Noureiro- nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã mô tả cây lan lần đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn “ flora cochinchinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaijus… mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera plante rum” (1862 –1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố là F. gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi gần 70 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. bên cạnh đó cũng có một số tác giả khác cung đề cấp đén lan Việt Nam. Một số người Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu về lan như “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và có hình vẽ minh hoạ.
Việt Nam có hơn 900 loài phong lan phân bố rộng rãi trên cả nước. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho hoa đẹp, có thể sử dụng làm nguồn gen quý cho công tác lai tạo giống hoa lan.
Trải qua nhiều thế kỷ, nguời ta chỉ biết gieo lan nảy mầm từ hạt. bác sỹ, y tá người Anh là Jonh Haris và Weitch đã biết đến vai trò của nấm (Fungus) trong việc nảy mầm hạt lan trong điều kiện tự nhiên.
Ngày nay, người ta nói đến công trình của TS. Knudson (Mỹ) công bố năm 1946 đã mở ra cuộc công nghệ sinh học môi trường lan. Gần đây, để thu được những dòng thuần ổn định, Morel (1965) công bố phương pháp nhân gióng lan bằng mô phân sinh. Nhờ vậy, người ta đã sản xuất được khối lượng lớn, đồng nhất trong một thời gian ngắn của những dòng đã chọn, tiến hành bảo tồn, duy trì, tạo những giống sạch virus từ các dòng được lai tạo, xây dựng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp có sản lượng lớn với giá thành hạ (Islex, 1965; Lin Derman, 1967; Molethan, 1971…).
Phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và được phát triển nhanh ra nhiều nước, đã gây, trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo… Các quốc gia có sở trường sản xuất hoa lan bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn là Australia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… giống gốc nhập nội từ các công ty của Singapo, Malaysia…
ở Thái Lan, nghề trồng phong lan và xuất khẩu hoa lan cắt cành đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước. Giống sử dụng thuộc chi Dendrobium. Giá một cây giao động từ 3- 50 USD. Có khi đến 80 – 100 USD. Loài đặc biệt có khi lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ.
Relate Threads
Latest Threads