Nếu Khướu Bạc Má nhốt chung 1 lồng lớn thì hãy chú ý đến những đặc điểm dù là nhỏ nhất của những con chim hót, chắc chắn nó là chim Khướu trống, nếu nghe hót rò rò… Và kêu nhỏ nhỏ không hót tiếng nào to cả thì đó là chim Khướu mái. Chim Khướu trống hót nhiều điệu, nhiều tiếng và tiếng vang xa hơn. Sau đó xem tổng quan lại một lượt, xem dáng con nàothích hợp cho mục đích nuôi chim của mình mới chọn. Nếu chim nhốt một lồng một em thì cũng làm tương tự, cách này dễ chọn hơn vì dễ so sánh giữa con này với con khác. +Tốt nhất ta nên mua lại của những người đi bẩy chim, vì ta đi bẫy nên biết con nào là chim Khướu trống, con nào hót được nhiều giọng và hay, con nào ít hót, con nào thích hợp cho việc đá hơn. Chọn lồng nuôi Khướu: Chọn lồng tre có nan khít được quét qua khoảng 2 - 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni, vì như vậy lồng chim mới giữ được màu và khó bị lên mốc và không bị thấm nước. Treo máng thức ăn và nước uống vào lồng cho chim Khướu, chứa thức ăn nên mua cái có hình dạng cái lu, bằng thủy tinh, loại lớn, nên mua khoảng ba cái, một cái chứa nước, một cái chứa thức ăn và một cái dùng để thả cào cào vào cho ăn. Cầu (nèo) cho chim Khướu: Nên chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, nên kiếm một cành cây lõi chắc, hơi cong. đặt cầu sao cho cầu ở chính giữa lồng, nếu lồng có số nan lẻ thì đặt cầu sao cho số nan ở ngoài cửa nhiều hơn số nan ở phía sau (đối với lồng vuông). Cách tắm và vệ sinh cho chim Khướu Bạc Má: Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 3 - 5 phút là có thể mang vào, treo lồng ở trên cao. Có thể cho chim ăn cào cào theo chế đô sáng 2 con, chiều 2 con. Khướu thích tắm, vì thế Khướu thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim Khướu về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn thì bắt đầu tập cho chim Khướu tắm, sau đó sang chim qua lồng tắm bằng cách đưa hai lồng lại đến gần nhau, kéo cửa lồng lên, đứng lùi lại phía sau lồng có chim ấy, khi đó chim Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi chim Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lồng lại. Dùng nước tưới nhẹ, vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu. Nhớ là vẩy nhẹ cho lông ướt ít là ổn, chứ vẩy nhiều là chim sẽ nhát. Sau đó lùi lại phía sau và nên để lồng tắm ở nơi có nắng nhẹ, khi đó sẽ kích thích chim tắm hơn. Bạn ngồi ở gần đó, vừa xem chim vừa tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước. Ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm, nhưng ánh nắng nhẹ sẽ kích thích nó, làm cho nó thấy khó chịu và ngứa ngáy, thế là nhảy vào tắm. >>Xem thêm: Tìm hiểu cách phân biệt chào mào trống mái Nuôi như thế nào để chào mào hót hay? Tìm hiểu về các loại chim cảnh thường nuôi (phần 1) Tìm kỹ thuật nuôi khướu bạc má cơ bản Chim Khướu thích tắm nên có thể loại bỏ được lũ rận chí. Khi nào chim hay nhảy bám vào thành lồng chứ không đứng yên, không rũ lông là chim Khướu tắm đủ, khi đó ta nên mang lồng đến và sang chim qua lồng, cách sang cũng tương tự, đứng về phía lồng tắm và bắt đầu kéo cửa, khi chim đã qua thì đóng cửa lại, mang chim ra cho chơi nắng nhẹ khi đó chim sẽ rũ lông, rỉa cánh nhằm lại hết bụi bẩn bám ở người. Khi thấy chim Khướu hay rỉa lông, và hay dùng chân gãi thì khi đó 80% là chim Khướu đã bị rận chí, có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít muối ăn và cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi ngay. Công tâm mà nói, Khướu hay cũng có thể do vùng, nhưng điều này chắc chắn không tuyệt đối là chim Khướu nào của vùng đó cũng hay. Thật ra, chim Khướu hót hay là tùy năng khiếu đặc biệt của mỗi con, chứ không phải tùy vào màu lông Mun hay Trắng, vùng này hoặc vùng kia…
Bác cho em hỏi với, em mua 1 con bạc má được 10 ngày rồi nhưng chưa thấy hót, thỉnh thoảng nghe thấy ro ro thôi, có lúc tiếng ro ro to nữa ạ, vậy có phải khướu mái không ạ? Em cảm ơn bác. PS: Em gửi bác mấy ảnh, bác xem giúp em với.
bạn có thể đọc thêm cách phân biệt chim trống mái tại đây : http://chimcanhviet.vn/forum/threads/cach-phan-biet-khuou-trong-mai.174362/