Kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim họa mi hót hay, mã đẹp

wikifarm

Thành viên Mới
Tham gia
16 Tháng sáu 2023
Bài viết
12
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Nuôi chim cảnh ngày nay đang được nhiều người yêu thích. Không chỉ là thú vui tao nhã mà còn có tính giải trí cao. Trong số đó, nhiều người chọn nuôi chim họa mi. Loại chim này có giọng hót hay lại tinh nghịch. Do đó, chúng mang lại những phút giây thư giãn thoải mái.

Trong ngày hôm nay, chúng mình sẽ cùng các bạn nuôi chim họa mi theo cách đơn giản nhất nhé! Nhưng kết quả là những chú chim hót hay vô cùng đấy!

Xem nội dung chi tiết hơn tại trang WikiFarm nuôi trồng trực tuyến, đang đứng đầu tại VN. rất hữu ích cho anh em thích nuôi chim: https://wikifarm.vn/cach-nuoi-chim-hoa-mi.html

1. Chim họa mi là chim gì? đặc điểm và cách nhận biết

Chim họa mi có nguồn gốc ở Trung Quốc. Chúng sống ở trong các khu rừng xanh. Còn ở Việt Nam, loại chim này sống nhiều ở các tỉnh Tây Bắc. Nếu lên Lai Châu, Sơn La hay Lạng Sơn bạn dễ dàng bắt gặp chúng. Đặc tính của chúng là sống ở rừng rậm có khí hậu mát mẻ.

Chim họa mi nhỏ tầm bằng chim cu ngói thôi. Lông chúng có màu nâu sẫm. Phần ngực và bụng có màu vàng xen lẫn vài lông nâu. Mỏ và chân chim thường có màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có thể là màu hồng nâu.Mắt chim có một dải trắng nhỏ bao quanh. Dải trắng này sẽ kéo dài ra sau hơn 1cm. Nếu tính từ nhỏ đến chóp đuôi thì chim dài chừng 20cm.

Nói chung, bề ngoài của chim họa mi không xuất sắc. Vì vậy nếu chưa nhìn thấy báo giờ mà bảo là chim họa mi nhiều người không tin. Bởi họ nghĩ 1 giống chim hót hay như vậy, ngoại hình phải đẹp lắm!

Thì hầu như giống chim nào có giọng hót hay thì vẻ ngoài cũng tạm ổn. Đây chim họa mi thì lại không được như thế. Bộ lông của nó xấu xí hơn tiếng hót của nó rất nhiều. Chứ không được xuất sắc như công, trĩ hay ít nhất là sơn ca.

2. Chuẩn bị trước khi nuôi chim họa mi

2.1 Chọn giống

Điều quan trọng nhất trong việc nuôi chim họa mi là chọn giống. Khi mua bạn cần chú ý hình dáng của chim để có được chú chim khỏe mạnh, hót hay. Những con chim hót hay là con có đầu hơi giống đầu rắn. Nghĩa là nhìn ngang sẽ thấy đỉnh đầu, trán, mỏ trên thẳng hàng.

Chim nuôi phải có lông tơi, mềm. Lông đầu không được dày và phải ôm sát đầu. Lông ở cánh mềm mại. Chim phải có cẳng chân to, chắc khỏe. Các vảy ở chân rõ ràng, có viền đậm. Ngón chân chim khỏe, ngắn và có móng sắc.

Đặc điểm của họa mi là mắt không có giác mạc. Vì thế lòng đen của nó nhiều màu. Khi mua chọn con có đồng tử nhỏ hơn những con khác. Lúc nhìn vào đó bạn có thể thấy lóe ra 4 tia mắt. Những tia mắt này càng rõ ràng càng to càng tốt. Tốt nhất là xếp dày đặc nhau là tuyệt nhất.

2.2 Lồng nuôi chim

Lồng cho chim ở không cần quá to. Căn làm sao tầm 60 nam tre là được. Đáy lồng chỉ cần để đường kính 40cm hoặc nhỏ hơn đều được. Thông thường người ta hay dùng lồng tre.

Ngoài ra bạn dùng lồng mây cũng được. Sau khi tắm cho chim bạn vệ sinh lồng sạch sẽ. Chú ý lấy hết rác dưới đáy lồng, cạo sạch phân cho chim.

Giống chim này thích lạnh nên không cần cho chúng tắm nắng nhiều. Bạn cũng không nên để chúng ở nơi nhiều gió quá. Nếu gió về nhiều có thể làm chim chết đột ngột. Tốt nhất tầm 6 giờ chiều che áo lại cho lồng.

3. Bí quyết chăm sóc chim Họa Mi căng lửa

3.1 Kỹ thuật chăm sóc

Nếu áp dụng đúng cách nuôi chim họa mi khoa học thì chừng nửa năm là chúng đã bạo dạn rồi. Sau khoảng 7 ngày nuôi chúng có vẻ dạn hơn thì bạn hé 1 chút áo lồng cho chúng quen.

Có những con lâu hơn thì khi nào thấy chúng dạn dĩ thì làm công việc này. Sau đó treo chim ở chỗ ít người qua lại. Việc này để chim không bị sợ hãi. Những lần đầu tắm cho chim nhẹ nhàng. Sau đó thì tắm táp bình thường cho chúng.

Nếu nuôi chim trống thì có 1 cách để nó mau dạn. Đó là để cách đó 1 khoảng 1 con chim mái (chú ý giấu mặt đi). Nếu thấy chim mái hót thì con trống sẽ hăng lên. Như vậy chúng sẽ mau dạn người. 1 con chim mái có thể giúp 2-3 con chim trống tăng lửa.

3.2 Chim Họa Mi ăn gì? Thức ăn cho chim Họa Mi

Chim họa mi là loài chim rằng biết hót ăn đơn giản nhất. Thức ăn cho chúng chỉ cần gạo trộn cùng cào cào và trứng là được. Mặc dù nhìn nó to thế nhưng thức ăn nó tiêu thụ không là bao. Tính ra 1 ngày chỉ ăn 1 thìa cà phê cỡ nhỏ thôi. Nếu muốn chim sung mãn thì cho ăn nhiều cào cào. Mỗi ngày vài chục con là được.

Chú ý là không đổi thức ăn đột ngột cho chim. Vì dù chúng ăn côn trùng là chủ yếu nhưng chung quy vẫn là ăn tạp. Do vậy, khi nuôi nhốt tập cho chúng ăn các loại thức ăn riêng. Khi chúng quen loại nào thì cứ cho chúng ăn loại đó.

Đương nhiên tùy vào mục đích và giai đoạn sinh trưởng bạn sẽ thay đổi khẩu phần ăn 1 chút. Nhưng dù sao khi thay đổi cũng cần từ từ. Không nên thay đổi đột ngột. Vì họa mi dễ bị dị ứng mùi thức ăn lạ. Từ đó dẫn đến bị suy kiệt mà thay lông sớm.

Cách làm thức ăn gạo trứng:

Lấy khoảng 250g tấm gạo (cỡ 1 lon sữa ông thọ) rồi rang vàng. Chú ý là rang vàng vừa tới chứ không vàng khét. Sau đó tắt bếp rồi đập vào đó 4 lòng đỏ trứng gà (loại nào cũng được). Trộn thật đều cho tấm và trứng quyện lại. Tiếp tục đem phơi khô hoặc sấy khô trên bếp nếu trời mưa. Tới khi hạt tấm rời ra là được.

Nhìn vậy chứ họa mi ăn không nhiều. 1 ngày chúng chỉ ăn khoang 2-3g thức ăn thôi. Còn muốn chim sung mãn cứ cho ăn nhiều cào cào. Trung bình ngày vài chục con.

Lưu ý trong quá trình cho Họa Mi ăn

Không đột ngột thay thức ăn. Làm vậy chim bị dị ứng, sẽ bỏ ăn. Từ đó mà gián đoạn quá trình sinh trưởng, phát triển.
Thức ăn phải sạch sẽ, không nấm mốc.
Nước uống lấy từ nguồn sạch không nhiễm bẩn. Không dùng nước thừa ngày hôm trước cho chim.
Chim họa mi không hợp với thức ăn mặn.
Khi cho ăn nên thêm các loại côn trùng tươi sống.
Chim họa mi ngoài tự nhiên
Chim họa mi ngoài tự nhiên

3.3 Cách nuôi chim họa mi căng lửa

Muốn cho chim có giọng hót hay thì bạn cần chịu khó cho chim đi dượt. Những con chim được va chạm nhiều sẽ hót rất lên tay và hót được nhiều giọng. Nhất là những con chim có tuổi thì giọng vô cùng mượt và có hồn.

Nếu chim của bạn vừa đưa từ rừng ra thì làm theo cách sau cho chim đi tập. Trùm kín áo lồng rồi để xuống đất. Tìm những con chim có giọng hót hay để xung quanh để nó học tập. Nếu không đi được thì cho chúng nghe băng tiếng chim họa mi là được.

Nếu muốn giọng chúng cao, khỏe thì tập dần cho chim quen với việc lồng không có áo. Sau đó treo chim lên cao, thoáng và thật yên tĩnh. Lúc này giọng nó sẽ rất vang và con học được nhiều giọng. Nếu không được tập tành thường xuyên thì dù nuôi lâu chúng vẫn hót không hay.

3.4 Cách tắm cho chim Họa Mi

Nhiều người mua chim vừa bắt từ rừng về đã tắm cho nó ngay. Nó sẽ hoảng sợ vô cùng. Ngay từ lúc ra khỏi lồng và mang đi đường xa chúng đã sợ rồi. Do đó, ít nhất 1 ngày sau khi mua về bạn để chim nghỉ.

Tốt nhất lấy áo lồng che kín lại. Sau đó đem treo ở nơi nhiều ánh sáng. Chú ý thức ăn và nước uống cho chim đầy đủ trong 1,2 ngày đầu. Nếu nóng quá chúng sẽ tự vẩy nước trong máng nước để tắm. Chúng có thói quen tắm sáng.

Khi nó đã quen và ra giọng, lúc này mới từ từ tắm cho chim. Lúc này tắm bằng lồng. Khi tắm nên để chim ở nơi không có người qua lại. Chúng sẽ có cảm giác tự nhiên và thoải mái nhất. 30p sau bạn đến đóng cửa lồng và trùm áo cho chim là được. Vì lúc này nó đã tắm rửa thoải mái và về lồng rồi. Sau đó treo chim về chỗ cũ.

Lưu ý, khi chim về lồng cần tránh người qua lại. Chúng sẽ hoảng loạn vô cùng đấy! Đến khi chim đã tắm quen thì bạn ở cạnh khi chúng tắm cũng không ảnh hưởng gì cả.

Lưu ý quan trọng

Với những con chim vừa đưa từ rừng ra thì bạn cần thật nhẹ nhàng. Nếu chúng hoảng sợ sẽ đâm vỡ mặt mất. Do vậy áo lồng là thứ rất quan trọng. Kể cả khi tắm ở lồng khác cũng cần dùng áo lồng che 1 nửa.

Khi cảm thấy an toàn chúng sẽ tự tắm được. Bạn thử cho 1 con dế hoặc sâu vào chậu tắm chừng 15p rồi tránh mặt đi xem sao. Nếu chúng tắm rồi thì đợi. Còn nếu không tắm thì bạn dùng bình xịt xịt cho chúng. Sau vài lần hoảng sợ chúng sẽ quen thôi.

4. Họa Mi và một số thông tin hữu ích

4.1 Chim Họa Mi có giá bao nhiêu tiền?

Chim họa mi đắt giá nhất ở giọng hót của nó. Ngoài ra màu sắc lông hay hình dáng thu hút cũng ảnh hưởng tới giá của chim. Nói chung có nhiều mức giá. Nhưng tổng hợp lại có thể trong vài khoảng:

Tầm 150 đến 200 ngàn đồng 1 con họa mi non.

Giá cao hơn từ 1 đến 1,5 triệu đồng với chim mái. Loại này đã thay lông 2 lần. Lông cánh đẹp, tơi mềm và hấp dẫn. Còn những con cái “sang” thì giá rất mắc. Cỡ 30-40 triệu 1 con.

Loại họa mi trống vừa đưa từ rừng ra, to khỏe, ăn uống được rồi thì tầm 300-400 ngàn đồng 1 con.

Còn riêng đối với họa mi trống đã thuần thì giá sẽ rất khác. Căn cứ vào hình dáng, giọng hót mà chúng có giá khác nhau. Nếu không có gì đặc biệt ở vẻ ngoài thì chỉ tầm 1 triệu 1 con thôi.

Còn con nào mà dáng đẹp lại hót hay, hót được nhiều giọng thì giá trăm triệu là bình thường. Mức giá này bạn có thể thương lượng với người bán.

5. Lời kết

Nuôi chim họa mi rất dễ. Nhưng nuôi làm sao cho chúng hót hay, hót có hồn lại rất khó. Công việc này đòi hỏi sự tận tâm, chu đáo của bạn. Nếu bạn chỉ định nuôi chơi bình thường thì cứ áp dụng cách nuôi trên.

Còn nếu muốn nuôi để bán lại đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác cao hơn nhiều lần. Dù thế nào cũng chúc các bạn thành công với cách nuôi trên.
 
Bên trên