kid.1412
Moderator
- Tham gia
- 13 Tháng chín 2010
- Bài viết
- 280
- Điểm tương tác
- 20
- Điểm
- 18
Những phương pháp chúng ta dùng để dạy chim tập nói giống hệt cách chúng ta dùng để dạy trẻ con nói chuyện. Cả trẻ em và chim đều học nói bằng cách theo dõi, lắng nghe và làm theo cha mẹ, anh em của chúng. Những con chim non sẽ tiếp thu bài học nhanh hơn các con đã trưởng thành.
Trước khi chúng ta dạy cho chim tập nói, chúng ta nên lưu ý đến một số những vấn đề được liệt kê dưới đây:
1. Sức khỏe của chim
Những con chim bạn định tập cho chúng nói phải thật sự khỏe mạnh. Bạn hãy quan sát hoạt động của chúng trong lồng cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết tình hình sức khỏe của chim. Một khi bảo đảm rằng chúng hoàn toàn không có một vấn đề gì liên quan tới sức khỏe và bệnh tật thì chúng ta có thể dạy cho chúng nói.
2.Trí thông minh
Không phải loại chim nào bạn cũng có thể tập cho chúng nói được. Vài loài chim thông minh hơn các loài khác. Đa số các loài vẹt đều có khả năng học nói, trong đó các giống: vẹt đuôi dài ở Úc, vẹt African Greys, vẹt mào vàng nhạt và vẹt mỏ dài Corellas là những giống chim có thể học nói nhanh và nói giỏi nhất, ngoài ra các loài như vẹt Lorikeets, vẹt khoang cổ, vẹt đuôi dài Macaws, vẹt Major Mitchells, Amazons, Galahs... đều có thể học nói được.
3.Thương yêu và tin tưởng
Chim chỉ nói chuyện khi chúng thương yêu và tin tưởng người chủ của chúng. Đó là cách chúng dùng để làm người chủ yêu quý của chúng chú ý đến mình. Không có sự thương yêu và tin tưởng này, chú chim cưng của bạn sẽ không bao giờ nói chuyện bởi vì chúng không có gì để nói với bạn.
4. Chăm sóc, kiên nhẫn và thời gian
Chim phản ứng lại theo cách giống hệt như trẻ con làm. Càng dành nhiều thời gian chăm sóc chúng, chúng sẽ học càng nhanh.
5. Công việc hằng ngày
Chim cần một thói quen sắp đặt sẵn hàng ngày để cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hãy làm cho thời gian của những bài học trở thành một phần của công việc thường ngày của chúng. Những bài học ngắn kết hợp với tính khôi hài là cách tốt nhất để dạy chim nói chuyện.
6. Chim non
Khoảng thời gian tập ăn của chim tương ứng với đứa trẻ khoảng 2 đến 5 tuổi. Đây là lứa tuổi học một ngôn ngữ dễ dàng nhất. Ở nơi hoang dã, đây là lứa tuổi điển hình khi chim học theo cách riêng của chúng để sống sót. Chúng phải học ngôn ngữ của cha mẹ chúng và làm quen với những thức ăn mà chúng có thể ăn, và cùng lúc đó chúng tập bay. Điều này yêu cầu nhiều năng lực tinh thần và bộ não dễ tiếp thu nhất khi học ở tuổi này. Chúng ta có thể dùng khả năng này để tạo thuận lợi cho việc dạy chim nói chuyện. Chúng ta cũng có thể dạy những con chim lớn hơn nói chuyện nhưng phải cho chúng nhiều thời gian hơn để học.
7.Bài học đầu tiên
Giả sử rằng chim hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh, vui vẻ và yêu bạn, thì nó đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên. Việc học này chim phải cảm thấy thích thú, và được thoải mái trong một không gian tĩnh lặng. Hầu hết chim thích nói chuyện lúc chạng vạng tối hoặc buổi sáng sớm và đây là thời điểm tốt nhất cho bài học đầu tiên. Trước hết, chúng ta cần cho chim thấy rằng chúng được yêu thương. Chúng ta làm điều này bằng cách gãi phía sau cổ chim giống hệt cách cha mẹ chúng rỉa lông trên cổ nó. Đây là tín hiệu yêu thương của chúng ta đối với chim giống như “sự ôm ấp” ở người. Đây là điểm bắt đầu để dạy chim từ ngữ nào đó. Khi cổ nó được gãi nhẹ chúng ta cần nói “Tao yêu mày lắm” rồi thì chim sẽ hiểu hành động của bạn và đón nhận tình yêu thương. Khi chúng ta gãi vào cổ nó chúng ta lập lại câu “Tôi yêu bạn” và hôn vào mỏ chim. Khi đó, chúng ta nói “hôn” thì chim sẽ hiểu nghĩa của từ “hôn” và liên tưởng từ đó với tình thương chúng ta dành cho chim. Sau khi chúng ta đã thiết lập được tình yêu thương giữa chủ và chim, chúng ta có thể dạy cho chim biết tên của chúng. Điều này cần lập lại và rõ ràng để chim học tên của nó. Cụm từ “Tao yêu mày lắm, Birdie” hoặc bất cứ tên gì bạn đặt cho chim là cách tốt nhất để dạy chim biết tên của nó.
8. Bài học thứ hai
Sau khi chim biết tên của nó và “hôn”, thì là lúc dạy nó cư xử có ý thức. Để làm điều này, chúng ta phải kết hợp một từ với từng hành động. Ví dụ, vào buổi sáng chúng ta chào “good morning” và buổi tối “good night”. Chúng ta cũng nên đặt tên những thức ăn cho chim, đặc biệt những thức ăn chúng ưa thích. Chim cũng phải biết những câu ra lệnh như “nhảy lên” để đi trên cánh tay và “đến”. Khi chúng ta gãi dưới cánh chim, chúng ta nói “gãi”, v.v… Trong một thời gian ngắn chim sẽ hiểu lời nói của chúng ta cho từng hành động. Chim sẽ nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ riêng của nó; ví dụ, giơ cánh lên để được gãi và duỗi ra cho đến câu chào buổi sáng “good morning”. Qua một thời gian ngắn, sau đó quá trình học sẽ trở nên rất dễ dàng và chim sẽ “học lỏm” nhiều từ mà không cần bài học.
9. Bài học thứ ba
Sau khi đã học bài đầu tiên, bài học cuối cùng dạy chim nói chuyện với bạn theo cách đầy ý nghĩa. Ở nơi hoang dã chim non học tập bằng cách để tâm xem người thân của chúng ảnh hưởng với nhau (bạn đời, cha mẹ và anh chị em ruột). Ở giai đoạn học tập này, chim sẽ cho rằng bạn ngớ ngẩn một cách thông cảm nếu bạn lặp lại những từ không có ý nghĩa. Nó sẽ học rất nhanh bằng cách theo dõi và lắng nghe. Có nhiều ví dụ cho thấy rằng khả năng học tăng lên, ví dụ, vẹt Lorikeets thích bắt chước nói chuyện điện thoại và trả lời điện thoại như chủ của chúng.
Cách nhanh nhất để dạy chim nói chuyện có ý nghĩa là nhờ thái độ ghen tỵ, và "học ghen tỵ " là bài học thứ 3. Hầu như một con chim kiểng luôn luôn ghép cặp với một con khác trong nhà như thể nó chọn một bạn đời ở nơi hoang dã. Điều này cho phép chúng ta dùng sự ghen tỵ như một phương tiện dạy chúng.
Trước khi chúng ta dạy cho chim tập nói, chúng ta nên lưu ý đến một số những vấn đề được liệt kê dưới đây:
1. Sức khỏe của chim
Những con chim bạn định tập cho chúng nói phải thật sự khỏe mạnh. Bạn hãy quan sát hoạt động của chúng trong lồng cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết tình hình sức khỏe của chim. Một khi bảo đảm rằng chúng hoàn toàn không có một vấn đề gì liên quan tới sức khỏe và bệnh tật thì chúng ta có thể dạy cho chúng nói.
2.Trí thông minh
Không phải loại chim nào bạn cũng có thể tập cho chúng nói được. Vài loài chim thông minh hơn các loài khác. Đa số các loài vẹt đều có khả năng học nói, trong đó các giống: vẹt đuôi dài ở Úc, vẹt African Greys, vẹt mào vàng nhạt và vẹt mỏ dài Corellas là những giống chim có thể học nói nhanh và nói giỏi nhất, ngoài ra các loài như vẹt Lorikeets, vẹt khoang cổ, vẹt đuôi dài Macaws, vẹt Major Mitchells, Amazons, Galahs... đều có thể học nói được.
3.Thương yêu và tin tưởng
Chim chỉ nói chuyện khi chúng thương yêu và tin tưởng người chủ của chúng. Đó là cách chúng dùng để làm người chủ yêu quý của chúng chú ý đến mình. Không có sự thương yêu và tin tưởng này, chú chim cưng của bạn sẽ không bao giờ nói chuyện bởi vì chúng không có gì để nói với bạn.
4. Chăm sóc, kiên nhẫn và thời gian
Chim phản ứng lại theo cách giống hệt như trẻ con làm. Càng dành nhiều thời gian chăm sóc chúng, chúng sẽ học càng nhanh.
5. Công việc hằng ngày
Chim cần một thói quen sắp đặt sẵn hàng ngày để cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hãy làm cho thời gian của những bài học trở thành một phần của công việc thường ngày của chúng. Những bài học ngắn kết hợp với tính khôi hài là cách tốt nhất để dạy chim nói chuyện.
6. Chim non
Khoảng thời gian tập ăn của chim tương ứng với đứa trẻ khoảng 2 đến 5 tuổi. Đây là lứa tuổi học một ngôn ngữ dễ dàng nhất. Ở nơi hoang dã, đây là lứa tuổi điển hình khi chim học theo cách riêng của chúng để sống sót. Chúng phải học ngôn ngữ của cha mẹ chúng và làm quen với những thức ăn mà chúng có thể ăn, và cùng lúc đó chúng tập bay. Điều này yêu cầu nhiều năng lực tinh thần và bộ não dễ tiếp thu nhất khi học ở tuổi này. Chúng ta có thể dùng khả năng này để tạo thuận lợi cho việc dạy chim nói chuyện. Chúng ta cũng có thể dạy những con chim lớn hơn nói chuyện nhưng phải cho chúng nhiều thời gian hơn để học.
7.Bài học đầu tiên
Giả sử rằng chim hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh, vui vẻ và yêu bạn, thì nó đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên. Việc học này chim phải cảm thấy thích thú, và được thoải mái trong một không gian tĩnh lặng. Hầu hết chim thích nói chuyện lúc chạng vạng tối hoặc buổi sáng sớm và đây là thời điểm tốt nhất cho bài học đầu tiên. Trước hết, chúng ta cần cho chim thấy rằng chúng được yêu thương. Chúng ta làm điều này bằng cách gãi phía sau cổ chim giống hệt cách cha mẹ chúng rỉa lông trên cổ nó. Đây là tín hiệu yêu thương của chúng ta đối với chim giống như “sự ôm ấp” ở người. Đây là điểm bắt đầu để dạy chim từ ngữ nào đó. Khi cổ nó được gãi nhẹ chúng ta cần nói “Tao yêu mày lắm” rồi thì chim sẽ hiểu hành động của bạn và đón nhận tình yêu thương. Khi chúng ta gãi vào cổ nó chúng ta lập lại câu “Tôi yêu bạn” và hôn vào mỏ chim. Khi đó, chúng ta nói “hôn” thì chim sẽ hiểu nghĩa của từ “hôn” và liên tưởng từ đó với tình thương chúng ta dành cho chim. Sau khi chúng ta đã thiết lập được tình yêu thương giữa chủ và chim, chúng ta có thể dạy cho chim biết tên của chúng. Điều này cần lập lại và rõ ràng để chim học tên của nó. Cụm từ “Tao yêu mày lắm, Birdie” hoặc bất cứ tên gì bạn đặt cho chim là cách tốt nhất để dạy chim biết tên của nó.
8. Bài học thứ hai
Sau khi chim biết tên của nó và “hôn”, thì là lúc dạy nó cư xử có ý thức. Để làm điều này, chúng ta phải kết hợp một từ với từng hành động. Ví dụ, vào buổi sáng chúng ta chào “good morning” và buổi tối “good night”. Chúng ta cũng nên đặt tên những thức ăn cho chim, đặc biệt những thức ăn chúng ưa thích. Chim cũng phải biết những câu ra lệnh như “nhảy lên” để đi trên cánh tay và “đến”. Khi chúng ta gãi dưới cánh chim, chúng ta nói “gãi”, v.v… Trong một thời gian ngắn chim sẽ hiểu lời nói của chúng ta cho từng hành động. Chim sẽ nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ riêng của nó; ví dụ, giơ cánh lên để được gãi và duỗi ra cho đến câu chào buổi sáng “good morning”. Qua một thời gian ngắn, sau đó quá trình học sẽ trở nên rất dễ dàng và chim sẽ “học lỏm” nhiều từ mà không cần bài học.
9. Bài học thứ ba
Sau khi đã học bài đầu tiên, bài học cuối cùng dạy chim nói chuyện với bạn theo cách đầy ý nghĩa. Ở nơi hoang dã chim non học tập bằng cách để tâm xem người thân của chúng ảnh hưởng với nhau (bạn đời, cha mẹ và anh chị em ruột). Ở giai đoạn học tập này, chim sẽ cho rằng bạn ngớ ngẩn một cách thông cảm nếu bạn lặp lại những từ không có ý nghĩa. Nó sẽ học rất nhanh bằng cách theo dõi và lắng nghe. Có nhiều ví dụ cho thấy rằng khả năng học tăng lên, ví dụ, vẹt Lorikeets thích bắt chước nói chuyện điện thoại và trả lời điện thoại như chủ của chúng.
Cách nhanh nhất để dạy chim nói chuyện có ý nghĩa là nhờ thái độ ghen tỵ, và "học ghen tỵ " là bài học thứ 3. Hầu như một con chim kiểng luôn luôn ghép cặp với một con khác trong nhà như thể nó chọn một bạn đời ở nơi hoang dã. Điều này cho phép chúng ta dùng sự ghen tỵ như một phương tiện dạy chúng.
Relate Threads