- Tham gia
- 20 Tháng năm 2015
- Bài viết
- 2,235
- Điểm tương tác
- 802
- Điểm
- 113
Sỡ dĩ, chàng được gọi là MU vì chàng bị mù 1 mắt. Dù vậy, nhưng kể từ khi lên võ đài chàng chưa thua trận nào.
Từ thú chơi cung đình của các bậc vương hầu, quý tộc nhà Lý, chọi chim họa mi nhanh chóng lan rộng rồi trở thành thú chơi của người kinh kỳ bởi tính thanh cao, tao nhã, tinh thần thượng võ của nó. Suốt rộng, dài của 1.000 năm lịch sử, thú chơi họa mi chọi của người Hà Nội có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng niềm đam mê thì không phai nhạt. Loạt ký sự 4 kỳ của Tin ngắn sẽ phần nào giúp mọi người dễ hình dung hơn về thú vui hết sức thú vị này. Mời quý độc giả theo dõi vào 21h10 các ngày trong tuần.
Nếu như đối với mỗi người, việc khó nhất đời là tìm được một người tri kỷ, thì đối với dân chơi chim chọi việc tìm được một con chim tốt cũng là một thử thách. Chim có nhiều loại nhưng được dân chơi chim ưa chuộng nhất có lẽ là loài họa mi.
Gặp anh T. (Chủ tịch Hội quán họa mi Việt Nam) vào một sáng tháng 8, ngay khi vào cổng nhà anh, người ta đã nhìn thấy chiếc lồng chim và tiếng hát líu lo của loài họa mi.
Bước vào căn phòng mà anh nói là chỉ dành để các anh em bạn bè bàn bạc chuyện chim cò, nhấp chén trà anh bắt đầu câu chuyện:
-Anh nói chuyện về họa mi cả ngày cũng chẳng hết chuyện. Cơ mà anh chỉ thích họa mi chiến thôi.
Rồi anh kể, họa mi ngày nay được dân chơi chim phân làm 2 loại theo đặc tính của chúng là chim chọi và chim hót (Nữ hoàng của rừng xanh). Nếu họa mi hót được đề cao bởi tiếng hót như những bản nhạc của thiên nhiên thì họa mi chọi (xin được gọi là chàng) được đề cao bởi tính anh hùng, kiên cường trong chiến đấu để bảo vệ mục tiêu.
-Ôi, tìm được một chàng chim hay khó lắm – anh chép miệng.
Theo anh, dân chơi chim có 2 cách để tìm được một chàng họa mi chọi tốt. Một là tìm từ chim Mộc (chim mới bẫy ở rừng, chưa được thuần hóa, chim sạch chơi được lâu nhưng xác suất thấp) hai là tìm chim từ những trận chọi chim.
Nếu tính về mức độ đơn giản thì cách thứ 2 có vẻ đơn giản hơn. Bởi khi này, người ta sẽ không cần để ý quá nhiều đến những đặc điểm ngoại hình như lông, mắt, mỏ chân bởi thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và khẳng định con chim.
Tuy nhiên, nếu chàng đã là một võ sĩ chuyên nghiệp, đã có bề dày thành tích thì dân chơi chim sẽ phải bỏ ra cả chục triệu đồng, thậm chí là đến cả trăm triệu đồng.
Nhiều trường hợp có trả giá cao thế nào đi chăng nữa chủ của nó cũng không chịu bán. Bởi lẽ, để huấn luyện được một chàng chim đến độ ‘bất khả chiến bại’ không phải là một điều dễ dàng. Hơn nữa, với những người chơi chim thì chàng giống như người người tri kỷ:
-Mà tri kỷ thì ai bán bao giờ! Anh T. trầm ngâm.
Anh cũng cho biết để sở hữu được chú chim MU – báu vật của anh hiện tại, anh đã phải bỏ ra 60 triệu đồng cùng nhiều công sức, thời gian để thuyết phục người chủ cũ của nó bán cho anh.
Sỡ dĩ, chàng được gọi là MU vì chàng bị mù 1 mắt. Dù vậy, nhưng kể từ khi lên võ đài chàng chưa thua trận nào, làm rạng danh anh em Hội chim Hà Nội khi đi thi đấu ở Bắc Ninh vài năm trước.
Chàng họa mi MU của anh T
Anh T. cũng kể lại câu chuyện về một người bạn người dân tộc H’Mông ở Mèo Vạc sở hữu một chàng chim họa mi chọi cực quý. Rất nhiều người đã hỏi mua nhưng anh ta nhất quyết không chịu bán với bất cứ giá nào.
Thế nhưng, khi quen anh T., trân quý vì tình cảm của anh với loài họa mi, người bạn này đã tặng không nó cho anh, thậm chí anh ta còn đích thân lặn lội từ rừng về Hà Nội mang chim giao tận tay cho anh T.
-Tìm từ chim mộc thì đỡ tốn tiền hơn nhưng tốn công sức lắm em ạ – Anh C., bạn chơi chim của anh T. tiếp lời.
Anh cho biết, nếu chỉ đi tìm ở những cửa hàng bán chim quanh thành phố thì hiếm khi tìm được một con chim tốt. Đa phần, người chơi chim sẽ phải lặn lội đi tới một số tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La…
Nhưng, nơi mà dân chơi chim ưa thích, tin tưởng nhất có lẽ vẫn là Lạng Sơn bởi Lạng Sơn vốn là cái nôi, gốc của thú chơi chim.
Còn dân chơi chim miền Nam sẽ phải ra Bắc để tìm chim, vì họa mi chọi chủ yếu xuất phát từ miền Bắc, hoặc rải rác ở một số tỉnh miền Trung.
Thậm chí, có người sau khi nhận được tin về một chàng chim có tiềm năng đã thuê 2 người Mông lặn lội, băng băng hàng chục cây số đường rừng sang Lào để tìm bắt chim về.
Chàng chim mà người bạn ở Mèo Vạc tặng anh T
Thông thường, dân chơi chim chuyên nghiệp sẽ có một hệ thống những người gọi là hoa tiêu để nắm bắt thông tin về những chú chim mộc tốt mà người dân mới bẫy được.
Sau đó, họ phải lên tận nơi, mục sở thị chàng chim đó để xem tiềm năng của chàng đến đâu.
Theo kinh nghiệm từ người trước để lại, họa mi có nhiều loại màu mắt: màu xanh, màu đỏ, màu vàng nhạt… nhưng loại mắt dữ nhất, được dân chơi họa mi chọi thích nhất là loại có mắt màu đen (hay còn gọi là Hắc xá), mỏ thẳng như búp đa, lông mỏng cánh dài, hậu dầy đuôi thẻ bài…
Nhưng không phải cứ chú chim nào đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì sẽ trở thành ‘võ sĩ’. Anh C cho biết:
-Cả chục lần báo tin như thế mới tìm được 1 chú chim hay. Như thế, xem như đã là may rồi đấy!
Tìm chim chọi cũng cần chữ duyên là ở đó.
Còn tiếp…
Theo L.T/Đất Việt
Từ thú chơi cung đình của các bậc vương hầu, quý tộc nhà Lý, chọi chim họa mi nhanh chóng lan rộng rồi trở thành thú chơi của người kinh kỳ bởi tính thanh cao, tao nhã, tinh thần thượng võ của nó. Suốt rộng, dài của 1.000 năm lịch sử, thú chơi họa mi chọi của người Hà Nội có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng niềm đam mê thì không phai nhạt. Loạt ký sự 4 kỳ của Tin ngắn sẽ phần nào giúp mọi người dễ hình dung hơn về thú vui hết sức thú vị này. Mời quý độc giả theo dõi vào 21h10 các ngày trong tuần.
Nếu như đối với mỗi người, việc khó nhất đời là tìm được một người tri kỷ, thì đối với dân chơi chim chọi việc tìm được một con chim tốt cũng là một thử thách. Chim có nhiều loại nhưng được dân chơi chim ưa chuộng nhất có lẽ là loài họa mi.
Gặp anh T. (Chủ tịch Hội quán họa mi Việt Nam) vào một sáng tháng 8, ngay khi vào cổng nhà anh, người ta đã nhìn thấy chiếc lồng chim và tiếng hát líu lo của loài họa mi.
Bước vào căn phòng mà anh nói là chỉ dành để các anh em bạn bè bàn bạc chuyện chim cò, nhấp chén trà anh bắt đầu câu chuyện:
-Anh nói chuyện về họa mi cả ngày cũng chẳng hết chuyện. Cơ mà anh chỉ thích họa mi chiến thôi.
Rồi anh kể, họa mi ngày nay được dân chơi chim phân làm 2 loại theo đặc tính của chúng là chim chọi và chim hót (Nữ hoàng của rừng xanh). Nếu họa mi hót được đề cao bởi tiếng hót như những bản nhạc của thiên nhiên thì họa mi chọi (xin được gọi là chàng) được đề cao bởi tính anh hùng, kiên cường trong chiến đấu để bảo vệ mục tiêu.
-Ôi, tìm được một chàng chim hay khó lắm – anh chép miệng.
Theo anh, dân chơi chim có 2 cách để tìm được một chàng họa mi chọi tốt. Một là tìm từ chim Mộc (chim mới bẫy ở rừng, chưa được thuần hóa, chim sạch chơi được lâu nhưng xác suất thấp) hai là tìm chim từ những trận chọi chim.
Nếu tính về mức độ đơn giản thì cách thứ 2 có vẻ đơn giản hơn. Bởi khi này, người ta sẽ không cần để ý quá nhiều đến những đặc điểm ngoại hình như lông, mắt, mỏ chân bởi thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và khẳng định con chim.
Tuy nhiên, nếu chàng đã là một võ sĩ chuyên nghiệp, đã có bề dày thành tích thì dân chơi chim sẽ phải bỏ ra cả chục triệu đồng, thậm chí là đến cả trăm triệu đồng.
Nhiều trường hợp có trả giá cao thế nào đi chăng nữa chủ của nó cũng không chịu bán. Bởi lẽ, để huấn luyện được một chàng chim đến độ ‘bất khả chiến bại’ không phải là một điều dễ dàng. Hơn nữa, với những người chơi chim thì chàng giống như người người tri kỷ:
-Mà tri kỷ thì ai bán bao giờ! Anh T. trầm ngâm.
Anh cũng cho biết để sở hữu được chú chim MU – báu vật của anh hiện tại, anh đã phải bỏ ra 60 triệu đồng cùng nhiều công sức, thời gian để thuyết phục người chủ cũ của nó bán cho anh.
Sỡ dĩ, chàng được gọi là MU vì chàng bị mù 1 mắt. Dù vậy, nhưng kể từ khi lên võ đài chàng chưa thua trận nào, làm rạng danh anh em Hội chim Hà Nội khi đi thi đấu ở Bắc Ninh vài năm trước.
Chàng họa mi MU của anh T
Anh T. cũng kể lại câu chuyện về một người bạn người dân tộc H’Mông ở Mèo Vạc sở hữu một chàng chim họa mi chọi cực quý. Rất nhiều người đã hỏi mua nhưng anh ta nhất quyết không chịu bán với bất cứ giá nào.
Thế nhưng, khi quen anh T., trân quý vì tình cảm của anh với loài họa mi, người bạn này đã tặng không nó cho anh, thậm chí anh ta còn đích thân lặn lội từ rừng về Hà Nội mang chim giao tận tay cho anh T.
-Tìm từ chim mộc thì đỡ tốn tiền hơn nhưng tốn công sức lắm em ạ – Anh C., bạn chơi chim của anh T. tiếp lời.
Anh cho biết, nếu chỉ đi tìm ở những cửa hàng bán chim quanh thành phố thì hiếm khi tìm được một con chim tốt. Đa phần, người chơi chim sẽ phải lặn lội đi tới một số tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La…
Nhưng, nơi mà dân chơi chim ưa thích, tin tưởng nhất có lẽ vẫn là Lạng Sơn bởi Lạng Sơn vốn là cái nôi, gốc của thú chơi chim.
Còn dân chơi chim miền Nam sẽ phải ra Bắc để tìm chim, vì họa mi chọi chủ yếu xuất phát từ miền Bắc, hoặc rải rác ở một số tỉnh miền Trung.
Thậm chí, có người sau khi nhận được tin về một chàng chim có tiềm năng đã thuê 2 người Mông lặn lội, băng băng hàng chục cây số đường rừng sang Lào để tìm bắt chim về.
Chàng chim mà người bạn ở Mèo Vạc tặng anh T
Thông thường, dân chơi chim chuyên nghiệp sẽ có một hệ thống những người gọi là hoa tiêu để nắm bắt thông tin về những chú chim mộc tốt mà người dân mới bẫy được.
Sau đó, họ phải lên tận nơi, mục sở thị chàng chim đó để xem tiềm năng của chàng đến đâu.
Theo kinh nghiệm từ người trước để lại, họa mi có nhiều loại màu mắt: màu xanh, màu đỏ, màu vàng nhạt… nhưng loại mắt dữ nhất, được dân chơi họa mi chọi thích nhất là loại có mắt màu đen (hay còn gọi là Hắc xá), mỏ thẳng như búp đa, lông mỏng cánh dài, hậu dầy đuôi thẻ bài…
Nhưng không phải cứ chú chim nào đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì sẽ trở thành ‘võ sĩ’. Anh C cho biết:
-Cả chục lần báo tin như thế mới tìm được 1 chú chim hay. Như thế, xem như đã là may rồi đấy!
Tìm chim chọi cũng cần chữ duyên là ở đó.
Còn tiếp…
Theo L.T/Đất Việt
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads