KỶ LUẬT GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC GÌ?
Sáng nay, khi tìm hiểu sự thành công của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam hiện tại mình đã phát hiện ra một trong những chìa khóa quan trọng mang đến sự thành công của họ là tinh thần thượng tôn kỷ luật.
Mình chia sẻ thêm cho mọi người về sự kỷ luật sẽ giúp đạt được điều gì và tấm gương kỷ luật từ quốc gia hàng đầu thế giới Nhật Bản.
---
Muốn vươn tới thành công? Hãy kỉ luật với bản thân!
"Kỷ luật chính là tự do" - Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do.
Thực tế thì ngược lại, nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.
Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho bạn:
- Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.
- Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và xem TV.
- Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.
- Nói “không” với việc ăn uống bừa bãi.
- Tự kiểm soát sự "nghiện ngập" với mạng xã hội.
Tính tự kỉ luật từng là điểm yếu của phần lớn chúng ta, kết quả hiển nhiên là bạn sẽ thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn. Chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn trong một ngày rét buốt, nhưng ham muốn ấy nên chịu sự kiểm soát bởi lý trí có mục đích của mỗi người.
Phải hiểu chính mình trước
Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần xem xét bên trong bản thân bạn, để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.
Khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra mong muốn lớn nhất đời mình. Việc viết ra như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những giá trị với chính mình.
Nhận thức thế nào là thiếu kỉ luật
Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được cơ chứ?
Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật – ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng hoặc kiểm tra facebook và mail liên tục.
Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.
Tự đưa ra cam kết
Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ “thêm 5-10 phút nữa thôi”. Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết.
Can đảm để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn
Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm.
Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.
Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc
Hãy khắc ghi câu nói này khi đang cảm thấy do dự hoặc sắp làm gì đó sai trái. Bạn có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện.
Hoặc ngược lại, thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào hết tuổi trẻ? Cho cùng, đó là cách nghĩ và quan điểm của bạn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.
Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công.
1. Không nói từ “không” dù không thích
Nếu như trong văn hóa phương tây thì việc chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích là điều thường được khuyến khích thì ở phương Đông, điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối tác. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối tác phật ý.
Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra.
2. Luôn luôn đúng giờ
Trong các cuộc hẹn, họp hay kể cả gặp gỡ thân mật, người Nhật thường đến sớm vài phút vì không muốn để người khác phải chờ mình. Việc đến sớm hay đến đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác hay bạn bè. Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng đến muộn một chút cũng không sao, điều đó thậm chí còn làm tăng giá trị bản thân thì thật sự sai lầm. Hãy đặt bản thân vào người đối diện: Bạn có thật sự thoải mái khi phải chờ người khác hay không?
Hãy tập thói quen đúng giờ trong các cuộc hẹn, vì việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen kỷ luật trong công việc và cuộc sống.
3. Luôn giữ “ấm” cho mọi mối quan hệ
Chúng ta thường chỉ liên lạc với nhau khi có việc cần nhờ giúp đỡ, còn những lúc bình thường thì không hề quan tâm. Người Nhật Bản không như vậy, họ coi trọng những mối quan hệ vì vậy họ luôn biết cách giữ “ấm” cho các mối quan hệ này bằng cách thường xuyên gọi điện thoại, gửi thư, fax, email, hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian… Việc làm này được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng. Vì vậy, hãy học cách của người Nhật, đừng bỏ quên các mối quan hệ quá lâu, sẽ có một ngày chúng ta cần tới sự giúp đỡ của họ.
4. Tôn trọng danh thiếp
Khi một ai đó đưa danh thiếp của họ cho bạn cũng giống như họ đang giới thiệu bản thân họ với bạn vì vậy đừng hờ hững đưa một tay ra nhận và mắt nhìn đi chỗ khác, hãy nhận danh thiếp bằng hai tay và mỉm cười với họ điều đó thể hiện rằng bạn tôn trọng.
Đối với người Nhật, khi nhận danh thiếp từ một người khác họ sẽ nhận bằng cả hai tay và cuối người thấp xuống tỏ vẻ sự tôn trọng và đọc danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ bỏ danh thiếp vào một cái hộp hoặc đặt trước mặt và luôn giữ cho danh thiếp được sạch sẽ.
5. Tôn kính và coi trọng thứ bậc
Truyền thống của người Nhật là cúi đầu trước người khác, nhất là đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên hoặc những người lớn tuổi thường là mang tính chất xin được tư vấn chứ không phải để chất vấn hay đánh đố.
Việc cúi đầu chào cũng không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn.
6. Không thể hiện tình cảm ra ngoài
Nơi làm việc không phải là nơi để chúng ta thể hiện tình cảm cá nhân. Ở các công ty Nhật bạn sẽ luôn bắt gặp những khuôn mặt lạnh lùng, đặc biệt là trong các cuộc họp. Chuyện thể hiện cảm xúc như ôm vai, bá cổ không bao giờ xuất hiện ở nơi làm việc của họ. Họ nói chuyện với âm điệu thấp, chừng mực và một khi muốn chú ý tới người đối diện, người ta thường nhắm mắt chứ không phải vì chán nản như nhiều người nhầm
Hãy luyện cho mình phong cách làm việc giống như họ, thời gian đầu có thể khiến bạn cảm thấy không được thoải mái, nhưng khi đã quen sẽ thấy nó không hề khắt khe như bạn tưởng, trong khi đó chất lượng công việc sẽ được nâng lên trông thấy.
7. Không để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng
Làm việc nghiêm túc là vậy, nhưng người Nhật luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi, thư giãn. Sau những giờ căng thẳng họ sẵn sàng kéo nhau đến những điểm vui chơi, giải trí và chơi hết mình, không để những bực bội trong công việc xen vào cuộc vui.
Đây là một điểm mà không phải ai cũng làm được. Thường nếu công việc áp lực hoặc gặp chuyện gì khiến bực tức trong công việc chúng ta sẽ không thể vui vẻ được ngược lại đầu óc luôn căng như dây đàn. Điều này quả thật không nên, cho dù công việc có bận rộn tới đâu, mệt mỏi tới đâu cũng hãy dành cho mình những khoảng thời gian riêng, đừng để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng của bạn
8. Luôn là “chúng tôi” thay vì “tôi”
Người Nhật luôn tôn trọng những quyết định của cả tập thể, họ không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân vào trong công việc. Đây là một cách làm việc khoa học và mang đến thành công cho họ.
Đối với chúng ta cũng vậy, hãy luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và pháp triển. Bởi khi quá chú tâm đến lợi ích cá nhân chắc chắn bạn sẽ phải luôn nghĩ cách làm thế nào để khẳng định mình, khi đó vô tình quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp, hãy biết cách tạo nên sự hài hòa giữa hai mối quan hệ này.
( trích từ bài viết của Nguyễn Phương Linh )
Sáng nay, khi tìm hiểu sự thành công của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam hiện tại mình đã phát hiện ra một trong những chìa khóa quan trọng mang đến sự thành công của họ là tinh thần thượng tôn kỷ luật.
Mình chia sẻ thêm cho mọi người về sự kỷ luật sẽ giúp đạt được điều gì và tấm gương kỷ luật từ quốc gia hàng đầu thế giới Nhật Bản.
---
Muốn vươn tới thành công? Hãy kỉ luật với bản thân!
"Kỷ luật chính là tự do" - Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do.
Thực tế thì ngược lại, nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.
Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho bạn:
- Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.
- Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và xem TV.
- Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.
- Nói “không” với việc ăn uống bừa bãi.
- Tự kiểm soát sự "nghiện ngập" với mạng xã hội.
Tính tự kỉ luật từng là điểm yếu của phần lớn chúng ta, kết quả hiển nhiên là bạn sẽ thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn. Chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn trong một ngày rét buốt, nhưng ham muốn ấy nên chịu sự kiểm soát bởi lý trí có mục đích của mỗi người.
Phải hiểu chính mình trước
Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần xem xét bên trong bản thân bạn, để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.
Khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra mong muốn lớn nhất đời mình. Việc viết ra như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những giá trị với chính mình.
Nhận thức thế nào là thiếu kỉ luật
Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được cơ chứ?
Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật – ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng hoặc kiểm tra facebook và mail liên tục.
Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.
Tự đưa ra cam kết
Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ “thêm 5-10 phút nữa thôi”. Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết.
Can đảm để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn
Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm.
Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.
Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc
Hãy khắc ghi câu nói này khi đang cảm thấy do dự hoặc sắp làm gì đó sai trái. Bạn có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện.
Hoặc ngược lại, thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào hết tuổi trẻ? Cho cùng, đó là cách nghĩ và quan điểm của bạn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.
Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công.
1. Không nói từ “không” dù không thích
Nếu như trong văn hóa phương tây thì việc chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích là điều thường được khuyến khích thì ở phương Đông, điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối tác. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối tác phật ý.
Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra.
2. Luôn luôn đúng giờ
Trong các cuộc hẹn, họp hay kể cả gặp gỡ thân mật, người Nhật thường đến sớm vài phút vì không muốn để người khác phải chờ mình. Việc đến sớm hay đến đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác hay bạn bè. Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng đến muộn một chút cũng không sao, điều đó thậm chí còn làm tăng giá trị bản thân thì thật sự sai lầm. Hãy đặt bản thân vào người đối diện: Bạn có thật sự thoải mái khi phải chờ người khác hay không?
Hãy tập thói quen đúng giờ trong các cuộc hẹn, vì việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen kỷ luật trong công việc và cuộc sống.
3. Luôn giữ “ấm” cho mọi mối quan hệ
Chúng ta thường chỉ liên lạc với nhau khi có việc cần nhờ giúp đỡ, còn những lúc bình thường thì không hề quan tâm. Người Nhật Bản không như vậy, họ coi trọng những mối quan hệ vì vậy họ luôn biết cách giữ “ấm” cho các mối quan hệ này bằng cách thường xuyên gọi điện thoại, gửi thư, fax, email, hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian… Việc làm này được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng. Vì vậy, hãy học cách của người Nhật, đừng bỏ quên các mối quan hệ quá lâu, sẽ có một ngày chúng ta cần tới sự giúp đỡ của họ.
4. Tôn trọng danh thiếp
Khi một ai đó đưa danh thiếp của họ cho bạn cũng giống như họ đang giới thiệu bản thân họ với bạn vì vậy đừng hờ hững đưa một tay ra nhận và mắt nhìn đi chỗ khác, hãy nhận danh thiếp bằng hai tay và mỉm cười với họ điều đó thể hiện rằng bạn tôn trọng.
Đối với người Nhật, khi nhận danh thiếp từ một người khác họ sẽ nhận bằng cả hai tay và cuối người thấp xuống tỏ vẻ sự tôn trọng và đọc danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ bỏ danh thiếp vào một cái hộp hoặc đặt trước mặt và luôn giữ cho danh thiếp được sạch sẽ.
5. Tôn kính và coi trọng thứ bậc
Truyền thống của người Nhật là cúi đầu trước người khác, nhất là đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên hoặc những người lớn tuổi thường là mang tính chất xin được tư vấn chứ không phải để chất vấn hay đánh đố.
Việc cúi đầu chào cũng không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn.
6. Không thể hiện tình cảm ra ngoài
Nơi làm việc không phải là nơi để chúng ta thể hiện tình cảm cá nhân. Ở các công ty Nhật bạn sẽ luôn bắt gặp những khuôn mặt lạnh lùng, đặc biệt là trong các cuộc họp. Chuyện thể hiện cảm xúc như ôm vai, bá cổ không bao giờ xuất hiện ở nơi làm việc của họ. Họ nói chuyện với âm điệu thấp, chừng mực và một khi muốn chú ý tới người đối diện, người ta thường nhắm mắt chứ không phải vì chán nản như nhiều người nhầm
Hãy luyện cho mình phong cách làm việc giống như họ, thời gian đầu có thể khiến bạn cảm thấy không được thoải mái, nhưng khi đã quen sẽ thấy nó không hề khắt khe như bạn tưởng, trong khi đó chất lượng công việc sẽ được nâng lên trông thấy.
7. Không để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng
Làm việc nghiêm túc là vậy, nhưng người Nhật luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi, thư giãn. Sau những giờ căng thẳng họ sẵn sàng kéo nhau đến những điểm vui chơi, giải trí và chơi hết mình, không để những bực bội trong công việc xen vào cuộc vui.
Đây là một điểm mà không phải ai cũng làm được. Thường nếu công việc áp lực hoặc gặp chuyện gì khiến bực tức trong công việc chúng ta sẽ không thể vui vẻ được ngược lại đầu óc luôn căng như dây đàn. Điều này quả thật không nên, cho dù công việc có bận rộn tới đâu, mệt mỏi tới đâu cũng hãy dành cho mình những khoảng thời gian riêng, đừng để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng của bạn
8. Luôn là “chúng tôi” thay vì “tôi”
Người Nhật luôn tôn trọng những quyết định của cả tập thể, họ không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân vào trong công việc. Đây là một cách làm việc khoa học và mang đến thành công cho họ.
Đối với chúng ta cũng vậy, hãy luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và pháp triển. Bởi khi quá chú tâm đến lợi ích cá nhân chắc chắn bạn sẽ phải luôn nghĩ cách làm thế nào để khẳng định mình, khi đó vô tình quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp, hãy biết cách tạo nên sự hài hòa giữa hai mối quan hệ này.
( trích từ bài viết của Nguyễn Phương Linh )