Với sở thích tìm tòi và trồng rau sạch, Mẹ Khoai Xoài đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp, vừa nhanh chóng, hiệu quả lại rất tiết kiệm chi phí.
EarthBox chính là loại thùng nhựa trồng rau thông minh rất phổ biến trên thế giới. Hiện nay, mô hình mini này cũng không quá xa lạ đối với người Việt. Với sở thích tìm tòi, khám phá và trồng rau sạch, cách đây 1 năm, chị Thục (tên gọi thân thuộc là Mẹ Khoai Xoài) đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp để trồng trên sân thượng của mình. Từ đó, bữa ăn nhà chị lúc nào cũng có rau tươi xanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Mô hình trồng rau EarthBox bằng thùng nhựa rất phổ biến trên thế giới.
Và đây là phương thức trồng rau EarthBox bằng thùng xốp trên sân thượng.
Chị Thục cho biết: “Nguyên lý sử dụng của chậu thông minh rất đơn giản. Đúng như tên gọi, EarthBox mô phỏng trái đất của chúng ta. Trong đó có các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước và lối dẫn khí... Tuy nhiên, nhiều người lại chưa sử dụng đúng. Chẳng hạn như khoan lỗ ngay dưới đáy để thoát nước nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; có người lại bỏ lưới nhựa đen ở đáy chậu nhằm tăng lượng đất lên… như vậy sẽ mất hiệu quả của EarthBox”.
Mô hình thùng xốp trồng rau sạch thông minh do mẹ Khoai Xoài vẽ tay.
Trên thực tế, chúng ta có thể tìm mua những chiếc chậu thông minh hay tự làm thùng EarthBox bằng nhựa. Tuy nhiên, chi phí cho một vườn rau hoàn toàn sử dụng thùng nhựa hoặc mua chậu thông minh không hề rẻ. Chính vì vậy, chị Thục đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, lại rất nhàn cho những chị em “lười biếng”.
Những chiếc thùng EarthBox bằng nhựa bạn có thể tìm mua.
Những vật liệu để tiến hành làm EarthBox bằng thùng xốp của chị Thục.
Vật liệu chuẩn bị cần có:
- Thùng xốp (không thủng đáy, có thể gia cố bằng băng dán kín quanh 1/2 thùng).
- Nắp thùng xốp.
- Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ (nên dùng vật liệu nhẹ).
- Vỏ chai nhựa nước suối hoặc chai dầu ăn. Bạn cắt làm đôi và dùi lỗ (muốn bền đẹp có thể dùng giỏ nhựa).
- Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện ( để tiết kiệm chi phí, nên chọn ống gen điện vì giá rẻ).
Các bước thực hiện cụ thể:
- Bước 1: Cắt bớt 4 cạnh của nắp thùng xốp sao cho nhét vừa nó vào trong thùng. Tiếp đó, lấy que cỡ bằng ngón tay út, đục nhẹ các lỗ nhỏ chi chít trên phần nắp (mục đích giúp rễ cây sau này có lối đi xuống phần nước dự trữ ở dưới và nước dễ bốc hơi). Tiếp đó, bạn khoét một hình tròn ở giữa phần nắp độ rộng bằng đáy chai nước suối.
- Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở bước 1 lên phía trên.
- Bước 3: Đặt nửa vỏ chai nhựa đã cắt và đục lỗ vào phần lỗ tròn (đã khoét) trên nắp thùng. Lưu ý nhét sâu xuống để chạm đáy thùng. Chai nhựa này sau khi đã đổ đất vào làm nhiệm vụ dẫn nước lên bề mặt đất, nếu thùng to thì bạn nên làm 2 cái.
- Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Hơn nữa, khi có việc cần đi xa vài ngày, bạn chỉ cần rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ là được. Cắt 1/3 chai nước suối chụp vào đầu đoạn ống gen điện, giống cái phễu để rót nước dễ dàng.
- Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước để cung cấp khí ở bên cạnh thùng. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp thùng 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng không được nhiều.
Các bước thực hiện cụ thể được mẹ Khoai Xoài chia sẻ kỹ lưỡng.
Mất khoảng 5-10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp.
Như vậy, mất khoảng 5-10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp. Giờ thì “người nông dân tại gia” chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt thôi. Khá đơn giản đúng không nào? Mẹ Khoai Xoài ước tính tổng chi phí để để làm thùng EarthBox bằng xốp là khá rẻ, chỉ khoảng 8.000 đồng/ thùng (5.000 - 6.000 đồng tiền thùng xốp, 1.000- 2.000 đồng tiền ống gen điện). Các vật liệu khác như vỏ chai nước suối, chai dầu ăn,... có thể tái sử dụng hoặc xin miễn phí.
Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm.
Nói về các ưu điểm của phương thức này, chủ nhân của vườn rau xanh tốt hào hứng cho biết: “Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm, đủ nước và đủ khí. Khi phải đi công tác nhiều ngày, tôi chỉ cần đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới, thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại.
Ngoài ra còn tiết kiệm được đất trồng, vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ. Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường. Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa”.
Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường.
Mẹ Khoai Xoài còn chia sẻ thêm: “Nếu chị em muốn có một vườn rau trồng ở sân thượng hay ban công thật xanh tốt và hiệu quả thì trước tiên phải thực sự yêu thích và tạo sự hứng thú trong khi thực hiện. Sau khi làm xong các thùng xốp thì chúng ta phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống gieo trồng...
Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được khâu cơ bản đầu tiên trong việc trồng trọt đó là Nước. Thực tế, thùng EarthBox chuẩn có có thêm một màn ni-lon phủ kín bề mặt (khi nước bốc hơi sẽ ngưng trên bề mặt ni-lon rồi lại nhỏ xuống đất) nhưng tôi bỏ qua bước này. Nếu bạn cẩn thận tỉ mỉ có thể bổ sung cho chiếc thùng của mình”.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà chị Thục chia sẻ đến với độc giả, những ai có ý định bắt tay trồng rau bằng phương pháp này. Chúc các bạn thành công nhé!
EarthBox chính là loại thùng nhựa trồng rau thông minh rất phổ biến trên thế giới. Hiện nay, mô hình mini này cũng không quá xa lạ đối với người Việt. Với sở thích tìm tòi, khám phá và trồng rau sạch, cách đây 1 năm, chị Thục (tên gọi thân thuộc là Mẹ Khoai Xoài) đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp để trồng trên sân thượng của mình. Từ đó, bữa ăn nhà chị lúc nào cũng có rau tươi xanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Mô hình trồng rau EarthBox bằng thùng nhựa rất phổ biến trên thế giới.
Và đây là phương thức trồng rau EarthBox bằng thùng xốp trên sân thượng.
Chị Thục cho biết: “Nguyên lý sử dụng của chậu thông minh rất đơn giản. Đúng như tên gọi, EarthBox mô phỏng trái đất của chúng ta. Trong đó có các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước và lối dẫn khí... Tuy nhiên, nhiều người lại chưa sử dụng đúng. Chẳng hạn như khoan lỗ ngay dưới đáy để thoát nước nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; có người lại bỏ lưới nhựa đen ở đáy chậu nhằm tăng lượng đất lên… như vậy sẽ mất hiệu quả của EarthBox”.
Mô hình thùng xốp trồng rau sạch thông minh do mẹ Khoai Xoài vẽ tay.
Trên thực tế, chúng ta có thể tìm mua những chiếc chậu thông minh hay tự làm thùng EarthBox bằng nhựa. Tuy nhiên, chi phí cho một vườn rau hoàn toàn sử dụng thùng nhựa hoặc mua chậu thông minh không hề rẻ. Chính vì vậy, chị Thục đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, lại rất nhàn cho những chị em “lười biếng”.
Những chiếc thùng EarthBox bằng nhựa bạn có thể tìm mua.
Những vật liệu để tiến hành làm EarthBox bằng thùng xốp của chị Thục.
Vật liệu chuẩn bị cần có:
- Thùng xốp (không thủng đáy, có thể gia cố bằng băng dán kín quanh 1/2 thùng).
- Nắp thùng xốp.
- Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ (nên dùng vật liệu nhẹ).
- Vỏ chai nhựa nước suối hoặc chai dầu ăn. Bạn cắt làm đôi và dùi lỗ (muốn bền đẹp có thể dùng giỏ nhựa).
- Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện ( để tiết kiệm chi phí, nên chọn ống gen điện vì giá rẻ).
Các bước thực hiện cụ thể:
- Bước 1: Cắt bớt 4 cạnh của nắp thùng xốp sao cho nhét vừa nó vào trong thùng. Tiếp đó, lấy que cỡ bằng ngón tay út, đục nhẹ các lỗ nhỏ chi chít trên phần nắp (mục đích giúp rễ cây sau này có lối đi xuống phần nước dự trữ ở dưới và nước dễ bốc hơi). Tiếp đó, bạn khoét một hình tròn ở giữa phần nắp độ rộng bằng đáy chai nước suối.
- Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở bước 1 lên phía trên.
- Bước 3: Đặt nửa vỏ chai nhựa đã cắt và đục lỗ vào phần lỗ tròn (đã khoét) trên nắp thùng. Lưu ý nhét sâu xuống để chạm đáy thùng. Chai nhựa này sau khi đã đổ đất vào làm nhiệm vụ dẫn nước lên bề mặt đất, nếu thùng to thì bạn nên làm 2 cái.
- Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Hơn nữa, khi có việc cần đi xa vài ngày, bạn chỉ cần rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ là được. Cắt 1/3 chai nước suối chụp vào đầu đoạn ống gen điện, giống cái phễu để rót nước dễ dàng.
- Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước để cung cấp khí ở bên cạnh thùng. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp thùng 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng không được nhiều.
Các bước thực hiện cụ thể được mẹ Khoai Xoài chia sẻ kỹ lưỡng.
Mất khoảng 5-10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp.
Như vậy, mất khoảng 5-10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp. Giờ thì “người nông dân tại gia” chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt thôi. Khá đơn giản đúng không nào? Mẹ Khoai Xoài ước tính tổng chi phí để để làm thùng EarthBox bằng xốp là khá rẻ, chỉ khoảng 8.000 đồng/ thùng (5.000 - 6.000 đồng tiền thùng xốp, 1.000- 2.000 đồng tiền ống gen điện). Các vật liệu khác như vỏ chai nước suối, chai dầu ăn,... có thể tái sử dụng hoặc xin miễn phí.
Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm.
Nói về các ưu điểm của phương thức này, chủ nhân của vườn rau xanh tốt hào hứng cho biết: “Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm, đủ nước và đủ khí. Khi phải đi công tác nhiều ngày, tôi chỉ cần đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới, thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại.
Ngoài ra còn tiết kiệm được đất trồng, vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ. Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường. Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa”.
Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường.
Mẹ Khoai Xoài còn chia sẻ thêm: “Nếu chị em muốn có một vườn rau trồng ở sân thượng hay ban công thật xanh tốt và hiệu quả thì trước tiên phải thực sự yêu thích và tạo sự hứng thú trong khi thực hiện. Sau khi làm xong các thùng xốp thì chúng ta phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống gieo trồng...
Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được khâu cơ bản đầu tiên trong việc trồng trọt đó là Nước. Thực tế, thùng EarthBox chuẩn có có thêm một màn ni-lon phủ kín bề mặt (khi nước bốc hơi sẽ ngưng trên bề mặt ni-lon rồi lại nhỏ xuống đất) nhưng tôi bỏ qua bước này. Nếu bạn cẩn thận tỉ mỉ có thể bổ sung cho chiếc thùng của mình”.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà chị Thục chia sẻ đến với độc giả, những ai có ý định bắt tay trồng rau bằng phương pháp này. Chúc các bạn thành công nhé!