Tiếp tục chuỗi bài viết về chủ đề chia sẻ kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà, đặc biệt trồng trong thùng xốp.Hôm nay, VRS lại tổng hợp thêm được 1 số kinh nghiệm hay về trồng rau sạch của anh duongdv (Mr Đỗ Văn Dương) - diễn đàn rau sạch.
Quý vị có muốn có được giàn đậu đũa như thế này không?
hay rau ngót tốt um như này?
hay khoai lang như này?
v.v ...
Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây nhé.
1. Kinh nghiệm xử lý đất và bón phân
1.1. Đất mình xử lý như sau:
- Sau mỗi lần thu hoạch hết thùng rau nào đó, mình gom đất ở những thùng đó vào khu vực dự trữ đất, đồng thời xử lý đất đó như sau: Rắc vôi bôi để xử lý và đồng thời phơi khô đất đó, sau khi đất khô khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn mình sẽ thực hiện việc trộn đất.
- Trộn đất: Sử dụng hỗn hợp
Đất + Trấu tươi (hoặc vỏ lạc) + Tro trấu + Phân bò ủ hoại.
- Cứ như vậy, đất trong thùng xốp sẽ được luân phiên thay đổi để trồng rau liên tục như vậy sẽ tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả của diện tích sử dụng.
1.2 Bón phân:
Mình thường bón phân bò ủ hoai + Chút phân NPK cho rau thôi.
2. Kinh nghiệm gieo hạt rau ăn lá
Cách gieo rau Cải cúc, rau diếp,... của mình như sau:
+ Đất trước khi gieo mình xử lý như đã nói ở trên.
+ Rau cải cúc gieo bình thường giống như gieo hạt rau cải. Rau cải cúc khi mới nẩy mầm cây chậm lớn, nhưng khi có 5-6 lá thật rồi thì lớn rất nhanh.
+ Rau Diếp mình ngâm hạt giống 2 sôi + 3 lạnh trong vòng 4h rồi đem gieo hạt
Chắc cũng không có gì khác biệt so với các anh, chị. Chỉ có điều là khi mới gieo mình không tưới nhiều nước mà chỉ tưới đủ ẩm thôi.
3. Kinh nghiệm trồng
3.1 Su su:
- Ra chợ chọn những quả su su giống có đã nảy mầm, quả nào có mầm mập thì cây sẽ phát triển tốt.
- Đất sử dụng trồng bình thường như đất trồng rau + bón lót một lớp phân bò đã ủ hoại, kiếm một ít cát xây dựng dải trên lớp đất trong thùng xốp sau đó giâm quả su su giống vào cát. Đó là cách trồng su su của mình.
3.2. Rau ngót:
Nếu có cành rau ngót và để giâm được trong mùa nắng nóng này ta có thể làm như sau:
- Chọn cành rau ngót "bánh tẻ" tức là những cành không quá già nhưng cũng không quá non em cắt khoảng 30cm - 35cm, cắt bớt một vài cành lá phía trên đầu của nhánh định giâm.
- Sử dụng đất loại đất tơi, xốp nếu có đất sạch thì càng tốt, cho đất vào thùng xốp hoặc vào chậu và đặt vào vị trí nào mát mẻ không có nắng, độ ẩm cao càng tốt.
- Tiến hành giâm cành cắm cành đã cắt khoảng 30cm - 35cm như đã nói ở trên sâu khoảng 20cm.
- Hàng ngày chỉ tưới đủ ẩm cho chậu rau ngót mới giâm vào buổi sáng sớm và chiều tối.
- Khi cây bắt đầu ra rễ, nảy ánh mới thì có thể đánh ra trồng ở chậu khác, hoặc chuyển chậu hoặc thùng xốp đang giâm ra chỗ có nắng.
(*) Lưu ý:
- Cành rau ngót giâm có tỷ lệ sống cao nhất là vào lúc mưa xuân, thường là lúc vừa ăn tết cổ truyền xong.
- Lân bột khi em ngâm với nước giải sẽ thấy nó sủi bọt lên, tuy nhiên lân cũng sẽ không tan 100% đâu nhé. Để lân tan nhiều thỉnh thoảng bạn dùng cái que quấy nó lên trong tuần đầu tiên ngâm nhé. Còn nếu lân bột ngâm mà không có hiện tượng sủi bọt thì chắc là Lân dởm rồi.
4. Kinh nghiệm sử dụng lân bột + nước giải
- Mỗi lần tôi thường ngâm như sau:
3Kg Lân bột + Khoảng 5-->6 lít nước giải
- Sau đó ngâm khoảng 1 tuần rồi bổ sung thêm khoảng 5 lit nước sạch. Trong thời gian ngâm cứ 1-2 ngày bạn dùng que khuấy để Lân bột tan.
- Khi ngâm Lân bột với nước giải không biết nó xảy ra phản ứng(1) gì đó giúp Lân bột sủi bọt và tan ngay và khi sử dụng cũng thấy nước giải không còn mùi khai mấy nữa.
Cách sử dụng như sau:
- Trước khi sử dụng dung dịch đã ngâm này nên khuấy đều lên cứ 1 Lít dung dịch này sẽ pha loãng với khoảng 10 lít nước sạch rồi tưới cho cây. Khoảng 1 tuần sau khi tưới bạn sẽ thấy kết quả ngay.
- Thời gian tưới cứ khoảng 10-15 ngày bạn tưới một lần.
Đã sử dụng dung dịch này tưới cho rất nhiều các loại cây như:
- Họ cây leo: Bầu, bí, mướp, dưa leo, đậu rồng, mướp nhật, mướp đắng, đậu cove, đậu đũa, Mồng tơi...
- Những cây thân cao một chút như: rau ngót, đậu bắp, đu đủ, cà chua, ớt, rau dền, diếp thơm...
- Những cây rau ăn lá như rau cải, rau muống, khoai lang...tưới cũng được nhưng khi tưới nó hay bị vương trên lá nên anh không tưới các loại rau này... đều thầy kết quả rất tốt.
---------------------
(1) Theo giải thích của aramis - thành viên diễn đàn rau sạch:
- Nước giải là dung dịch của NH3, và lân là P2O5, khi hòa chung hai loại này với nhau thành NH3PO4, muối này tan trong nước.
- Do vậy hòa chung nước giải và phân lân sẽ giúp tăng độ hòa tan.
- Bản thân lân sản xuất tại Việt Nam đa số là phân lân nung chảy nên thường lẫn tạp chất. Phân xịn thì tan ngay, còn phân độ tinh khiết không cao nên thường không tan).
5. Thu hoạch rau ngót được lâu
- Đầu năm khi ăn Tết xong là thời tiết sẽ ấm hơn và mưa xuân, sẽ chặt ngang cây rau ngót.
- Một tháng sau khi chặt ngang và chăm bón rau sẽ bắt đầu cho thu hoặc đến khoảng tháng 7 dương lịch thì lá cây rau sẽ về già, lúc này anh lại chặt ngang cây và tiếp tục chăm bón một tháng sau lại có rau ngót ăn và cho tới khi giáp Tết thời tiết rét đậm thì rau ngót không còn phát triển nữa. Cứ như vậy là có rau ngót ăn liên tục trong vòng 8-9 tháng đó.
6. Phòng trừ sâu bệnh
6.1. Chế thuốc trừ sau thảo dược:
- Hỗn hợp 1 Kg ớt ( loại nào càng cay càng tốt) + 1 Kg gừng + 1Kg tỏi.
- Những loại này bạn giã nhỏ rồi ngâm cùng 3 lít rượu trong vòng 10-15 ngày. Dung dịch này có thể dùng đươc trong vòng 6 tháng đó bạn.
- Mỗi lần phun chỉ cần lấy khoảng 200 - 300ml hòa cùng 5lit nước rồi phun cho vườn rau.
6.2. Bệnh rau ngót:
- Cây rau ngót bị xoăn lá là do cây bị nhiễm bệnh virus, bệnh này do bọ phấn là môi giới truyền bệnh. Và để khắc phục hiện tượng trên thì anh cần làm như sau:
- Cần cắt ngọn gần hết phần lá bánh tẻ của cây rau ngót.
- Tiến hành phun thuốc trừ bọ phấn bằng một trong các thuốc như AREMEC 36 EC, 45 EC, ACTARA 25 WG, CONFIDOR 100 SL,…
- Chăm sóc bón phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, phân NPK đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
- Thường xuyên tưới nước vo gạo (ủ chua càng tốt) cho cây rau ngót sẽ giúp cây hồi phục sinh trưởng nhanh.
- Thỉnh thoảng bón ít vôi bột (vôi nông nghiệp) cho cây.
Quý vị có muốn có được giàn đậu đũa như thế này không?
hay rau ngót tốt um như này?
hay khoai lang như này?
v.v ...
Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây nhé.
1. Kinh nghiệm xử lý đất và bón phân
1.1. Đất mình xử lý như sau:
- Sau mỗi lần thu hoạch hết thùng rau nào đó, mình gom đất ở những thùng đó vào khu vực dự trữ đất, đồng thời xử lý đất đó như sau: Rắc vôi bôi để xử lý và đồng thời phơi khô đất đó, sau khi đất khô khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn mình sẽ thực hiện việc trộn đất.
- Trộn đất: Sử dụng hỗn hợp
Đất + Trấu tươi (hoặc vỏ lạc) + Tro trấu + Phân bò ủ hoại.
- Cứ như vậy, đất trong thùng xốp sẽ được luân phiên thay đổi để trồng rau liên tục như vậy sẽ tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả của diện tích sử dụng.
1.2 Bón phân:
Mình thường bón phân bò ủ hoai + Chút phân NPK cho rau thôi.
2. Kinh nghiệm gieo hạt rau ăn lá
Cách gieo rau Cải cúc, rau diếp,... của mình như sau:
+ Đất trước khi gieo mình xử lý như đã nói ở trên.
+ Rau cải cúc gieo bình thường giống như gieo hạt rau cải. Rau cải cúc khi mới nẩy mầm cây chậm lớn, nhưng khi có 5-6 lá thật rồi thì lớn rất nhanh.
+ Rau Diếp mình ngâm hạt giống 2 sôi + 3 lạnh trong vòng 4h rồi đem gieo hạt
Chắc cũng không có gì khác biệt so với các anh, chị. Chỉ có điều là khi mới gieo mình không tưới nhiều nước mà chỉ tưới đủ ẩm thôi.
3. Kinh nghiệm trồng
3.1 Su su:
- Ra chợ chọn những quả su su giống có đã nảy mầm, quả nào có mầm mập thì cây sẽ phát triển tốt.
- Đất sử dụng trồng bình thường như đất trồng rau + bón lót một lớp phân bò đã ủ hoại, kiếm một ít cát xây dựng dải trên lớp đất trong thùng xốp sau đó giâm quả su su giống vào cát. Đó là cách trồng su su của mình.
3.2. Rau ngót:
Nếu có cành rau ngót và để giâm được trong mùa nắng nóng này ta có thể làm như sau:
- Chọn cành rau ngót "bánh tẻ" tức là những cành không quá già nhưng cũng không quá non em cắt khoảng 30cm - 35cm, cắt bớt một vài cành lá phía trên đầu của nhánh định giâm.
- Sử dụng đất loại đất tơi, xốp nếu có đất sạch thì càng tốt, cho đất vào thùng xốp hoặc vào chậu và đặt vào vị trí nào mát mẻ không có nắng, độ ẩm cao càng tốt.
- Tiến hành giâm cành cắm cành đã cắt khoảng 30cm - 35cm như đã nói ở trên sâu khoảng 20cm.
- Hàng ngày chỉ tưới đủ ẩm cho chậu rau ngót mới giâm vào buổi sáng sớm và chiều tối.
- Khi cây bắt đầu ra rễ, nảy ánh mới thì có thể đánh ra trồng ở chậu khác, hoặc chuyển chậu hoặc thùng xốp đang giâm ra chỗ có nắng.
(*) Lưu ý:
- Cành rau ngót giâm có tỷ lệ sống cao nhất là vào lúc mưa xuân, thường là lúc vừa ăn tết cổ truyền xong.
- Lân bột khi em ngâm với nước giải sẽ thấy nó sủi bọt lên, tuy nhiên lân cũng sẽ không tan 100% đâu nhé. Để lân tan nhiều thỉnh thoảng bạn dùng cái que quấy nó lên trong tuần đầu tiên ngâm nhé. Còn nếu lân bột ngâm mà không có hiện tượng sủi bọt thì chắc là Lân dởm rồi.
4. Kinh nghiệm sử dụng lân bột + nước giải
- Mỗi lần tôi thường ngâm như sau:
3Kg Lân bột + Khoảng 5-->6 lít nước giải
- Sau đó ngâm khoảng 1 tuần rồi bổ sung thêm khoảng 5 lit nước sạch. Trong thời gian ngâm cứ 1-2 ngày bạn dùng que khuấy để Lân bột tan.
- Khi ngâm Lân bột với nước giải không biết nó xảy ra phản ứng(1) gì đó giúp Lân bột sủi bọt và tan ngay và khi sử dụng cũng thấy nước giải không còn mùi khai mấy nữa.
Cách sử dụng như sau:
- Trước khi sử dụng dung dịch đã ngâm này nên khuấy đều lên cứ 1 Lít dung dịch này sẽ pha loãng với khoảng 10 lít nước sạch rồi tưới cho cây. Khoảng 1 tuần sau khi tưới bạn sẽ thấy kết quả ngay.
- Thời gian tưới cứ khoảng 10-15 ngày bạn tưới một lần.
Đã sử dụng dung dịch này tưới cho rất nhiều các loại cây như:
- Họ cây leo: Bầu, bí, mướp, dưa leo, đậu rồng, mướp nhật, mướp đắng, đậu cove, đậu đũa, Mồng tơi...
- Những cây thân cao một chút như: rau ngót, đậu bắp, đu đủ, cà chua, ớt, rau dền, diếp thơm...
- Những cây rau ăn lá như rau cải, rau muống, khoai lang...tưới cũng được nhưng khi tưới nó hay bị vương trên lá nên anh không tưới các loại rau này... đều thầy kết quả rất tốt.
---------------------
(1) Theo giải thích của aramis - thành viên diễn đàn rau sạch:
- Nước giải là dung dịch của NH3, và lân là P2O5, khi hòa chung hai loại này với nhau thành NH3PO4, muối này tan trong nước.
- Do vậy hòa chung nước giải và phân lân sẽ giúp tăng độ hòa tan.
- Bản thân lân sản xuất tại Việt Nam đa số là phân lân nung chảy nên thường lẫn tạp chất. Phân xịn thì tan ngay, còn phân độ tinh khiết không cao nên thường không tan).
5. Thu hoạch rau ngót được lâu
- Đầu năm khi ăn Tết xong là thời tiết sẽ ấm hơn và mưa xuân, sẽ chặt ngang cây rau ngót.
- Một tháng sau khi chặt ngang và chăm bón rau sẽ bắt đầu cho thu hoặc đến khoảng tháng 7 dương lịch thì lá cây rau sẽ về già, lúc này anh lại chặt ngang cây và tiếp tục chăm bón một tháng sau lại có rau ngót ăn và cho tới khi giáp Tết thời tiết rét đậm thì rau ngót không còn phát triển nữa. Cứ như vậy là có rau ngót ăn liên tục trong vòng 8-9 tháng đó.
6. Phòng trừ sâu bệnh
6.1. Chế thuốc trừ sau thảo dược:
- Hỗn hợp 1 Kg ớt ( loại nào càng cay càng tốt) + 1 Kg gừng + 1Kg tỏi.
- Những loại này bạn giã nhỏ rồi ngâm cùng 3 lít rượu trong vòng 10-15 ngày. Dung dịch này có thể dùng đươc trong vòng 6 tháng đó bạn.
- Mỗi lần phun chỉ cần lấy khoảng 200 - 300ml hòa cùng 5lit nước rồi phun cho vườn rau.
6.2. Bệnh rau ngót:
- Cây rau ngót bị xoăn lá là do cây bị nhiễm bệnh virus, bệnh này do bọ phấn là môi giới truyền bệnh. Và để khắc phục hiện tượng trên thì anh cần làm như sau:
- Cần cắt ngọn gần hết phần lá bánh tẻ của cây rau ngót.
- Tiến hành phun thuốc trừ bọ phấn bằng một trong các thuốc như AREMEC 36 EC, 45 EC, ACTARA 25 WG, CONFIDOR 100 SL,…
- Chăm sóc bón phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, phân NPK đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
- Thường xuyên tưới nước vo gạo (ủ chua càng tốt) cho cây rau ngót sẽ giúp cây hồi phục sinh trưởng nhanh.
- Thỉnh thoảng bón ít vôi bột (vôi nông nghiệp) cho cây.
Nguồn: duongdv - rausach.com.vn