B
butchi
Guest
Từ thú chơi cung đình của các bậc vương hầu, quý tộc nhà Lý, chọi chim họa mi nhanh chóng lan rộng rồi trở thành thú chơi của người kinh kỳ bởi tính thanh cao, tao nhã, tinh thần thượng võ của nó.
Suốt chiều dài của 1.000 năm lịch sử, thú chơi họa mi chọi của người Hà Nội có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng niềm đam mê thì không phai nhạt.
Nghề chơi công phu
Chiều nào cũng vậy, anh Bùi Thanh Sơn - người đàn ông to béo, hơn bốn mươi tuổi được giới nuôi và chọi chim ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, gọi là Sơn “trọc” - đem lồng chim họa mi treo trước hiên nhà cho chim “dạn” người. Chú chim mười hai tháng tuổi có “ngoại hình” đầu xà, móng mèo, mắt sắc, chân dài, mỏ thanh mỏng, đúng chuẩn của chim “chiến”, được anh kỳ công tuyển lựa sau nhiều ngày lang thang tại các phiên chợ vùng cao miền sơn cước Cao Bằng. Cẩn thận treo lồng chú chim non chưa đủ “lửa” cách xa lồng một họa mi chiến, anh Sơn nhấc khẽ tấm áo phủ lồng màu đỏ, rồi mở nắp chiếc hộp nhựa đựng châu chấu, cào cào, và thong thả vặt hết chân trước khi cho chim ăn.
Anh cho biết, họa mi được ví là “đấu sĩ rừng xanh” không chỉ bởi vì giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm mà vì nó còn là những võ sĩ đích thực. Tính cách của họa mi vừa cao sang, cầu kỳ, lại ương ngạnh, khó tính, khác hẳn nhiều loại chim rừng khác. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản.
Chơi chim họa mi chọi lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim "máu chiến", người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.
Họa mi có ánh mắt màu vàng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dầy và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng.
Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài “Hùng Điểu”, “Vương Điểu” này.
Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn "tươi sống" trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khỏe hơn.
Nghe anh Sơn “trọc” kể chuyện, anh Nguyễn Thanh Bình, hội viên Hội Họa mi chiến thành phố Hà Nội nở nụ cười nhiều hàm ý: "Đó là nuôi chim. Còn để có một con mi luôn sẵn sàng xung trận thì phải có một con mái hay".
Chim mái rất quan trọng, khi nó đã kết đôi sẽ khéo léo cổ vũ con trống của mình. Chim mái biết quan sát, đánh giá lực lượng giữa hai bên, biết cầm trịch cho con trống đánh và nghỉ đúng lúc, biết hót “chỉ đạo”, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con trống hay “xùy, gõ”, con trống lao vào tấn công, đánh thắng đối phương. Tìm được con “ăn sam” như thế rất khó và giá còn đắt hơn cả chim chọi.
"Đấu sĩ" rừng xanh
Hàng chục khán giả, kẻ đứng, người ngồi, gồm đủ lứa tuổi, và thuộc nhiều thành phần đều nhìn như hút hồn vào trận thư hùng của cặp chim mi được coi là hay nhất sới chọi tại chùa Kim Liên trong sáng chủ nhật.
Bốn lồng chim đặt giữa sới, nằm sát nhau. Lồng chim mái phía sau lồng chim trống. Hai “đấu sĩ rừng xanh”, một mang tên "Củ đậu", một có tên "Đạm lục sa", mắt xếch ngược đang bám cửa lồng, đánh “giáp lá cà”.
Chúng thẳng thừng tung ra những ngón đòn hiểm hóc như lấy móng, khóa cánh, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm như đầu, mắt. Bên ngoài nghe rõ tiếng mổ bứt lông phựt phựt. Hai họa mi mái vừa bay nhảy vừa quan sát và cất tiếng lảnh lót, thúc giục chim trống đánh trận. Cuộc chiến giữa hai đấu thủ chỉ kết thúc sau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi con "Củ đậu" tung ngón đòn hiểm “thông nòng”, dùng mỏ rút lưỡi đối thủ, đánh bại con "Đạm lục sa".
Đứng quan sát trận chiến, anh Sơn “trọc” bình luận, cuộc chiến này kết thúc còn êm đấy, có những trận do con chiến thắng quá hung dữ đã mổ tróc da đầu, "lấy mạng" kẻ bại trận.
Chim cũng có nhiều tính cách, có con rất "thượng võ”, ra đòn trực diện, không né tránh, song cũng có con dùng thủ đoạn “phá đám” rất khó chịu như đứng sát cửa lồng trêu ngươi hay chỉ “đảo cầu”, bay từ cầu xuống đối diện đối thủ rồi lại bay lên, không chịu giáp lá cà.
Trung bình họa mi chọi có thể tham chiến mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần, nhưng tốt nhất là từ 3 đến 5 tháng/lần để họa mi có thời gian phục hồi. Một chú chim chọi dày dạn có thể thi đấu từ năm 3 tuổi đến năm 10 tuổi.
Ông Nguyễn Nam Hùng, biệt danh là Hùng "sắt", hội viên Hội Họa mi chiến thành phố Hà Nội cho biết, chọi chim có luật riêng. Mỗi cuộc chọi có bốn giải Nhất, Nhì, Ba và Điện quân. Ba giải đầu dành cho những con chim đánh được nhiều mỏ nhất. Giải nhất còn được gọi là Khôi nguyên. Điện quân là dành cho con trụ đến cuối trận đấu, thắng chung cuộc.
Hiện nay, đang có khoảng hơn 300 hội viên sinh hoạt thường xuyên tại Hội chim họa mi chọi Hà Nội. Đây là những người đang sinh sống và làm việc ở Thủ đô có niềm đam mê với thú chơi tao nhã này. Hơn năm thập kỷ qua, sinh hoạt chọi chim được tổ chức định kỳ một tháng một lần vào sáng chủ nhật tại chùa Kim Liên.
Hiện nay dù cách chơi của người Hà Thành đang có nhiều điều khác nhau, nhưng vượt lên tất cả, chơi họa mi và chọi họa mi mãi là niềm đam mê tao nhã, tinh tế, góp phần làm nên bề dày văn hóa của miền đất ngàn năm văn hiến.
Suốt chiều dài của 1.000 năm lịch sử, thú chơi họa mi chọi của người Hà Nội có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng niềm đam mê thì không phai nhạt.
Nghề chơi công phu
Chiều nào cũng vậy, anh Bùi Thanh Sơn - người đàn ông to béo, hơn bốn mươi tuổi được giới nuôi và chọi chim ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, gọi là Sơn “trọc” - đem lồng chim họa mi treo trước hiên nhà cho chim “dạn” người. Chú chim mười hai tháng tuổi có “ngoại hình” đầu xà, móng mèo, mắt sắc, chân dài, mỏ thanh mỏng, đúng chuẩn của chim “chiến”, được anh kỳ công tuyển lựa sau nhiều ngày lang thang tại các phiên chợ vùng cao miền sơn cước Cao Bằng. Cẩn thận treo lồng chú chim non chưa đủ “lửa” cách xa lồng một họa mi chiến, anh Sơn nhấc khẽ tấm áo phủ lồng màu đỏ, rồi mở nắp chiếc hộp nhựa đựng châu chấu, cào cào, và thong thả vặt hết chân trước khi cho chim ăn.
Chơi chim họa mi chọi lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim "máu chiến", người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.
Họa mi có ánh mắt màu vàng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dầy và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng.
Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài “Hùng Điểu”, “Vương Điểu” này.
Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn "tươi sống" trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khỏe hơn.
Nghe anh Sơn “trọc” kể chuyện, anh Nguyễn Thanh Bình, hội viên Hội Họa mi chiến thành phố Hà Nội nở nụ cười nhiều hàm ý: "Đó là nuôi chim. Còn để có một con mi luôn sẵn sàng xung trận thì phải có một con mái hay".
Chim mái rất quan trọng, khi nó đã kết đôi sẽ khéo léo cổ vũ con trống của mình. Chim mái biết quan sát, đánh giá lực lượng giữa hai bên, biết cầm trịch cho con trống đánh và nghỉ đúng lúc, biết hót “chỉ đạo”, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con trống hay “xùy, gõ”, con trống lao vào tấn công, đánh thắng đối phương. Tìm được con “ăn sam” như thế rất khó và giá còn đắt hơn cả chim chọi.
"Đấu sĩ" rừng xanh
Hàng chục khán giả, kẻ đứng, người ngồi, gồm đủ lứa tuổi, và thuộc nhiều thành phần đều nhìn như hút hồn vào trận thư hùng của cặp chim mi được coi là hay nhất sới chọi tại chùa Kim Liên trong sáng chủ nhật.
Bốn lồng chim đặt giữa sới, nằm sát nhau. Lồng chim mái phía sau lồng chim trống. Hai “đấu sĩ rừng xanh”, một mang tên "Củ đậu", một có tên "Đạm lục sa", mắt xếch ngược đang bám cửa lồng, đánh “giáp lá cà”.
Chúng thẳng thừng tung ra những ngón đòn hiểm hóc như lấy móng, khóa cánh, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm như đầu, mắt. Bên ngoài nghe rõ tiếng mổ bứt lông phựt phựt. Hai họa mi mái vừa bay nhảy vừa quan sát và cất tiếng lảnh lót, thúc giục chim trống đánh trận. Cuộc chiến giữa hai đấu thủ chỉ kết thúc sau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi con "Củ đậu" tung ngón đòn hiểm “thông nòng”, dùng mỏ rút lưỡi đối thủ, đánh bại con "Đạm lục sa".
Đứng quan sát trận chiến, anh Sơn “trọc” bình luận, cuộc chiến này kết thúc còn êm đấy, có những trận do con chiến thắng quá hung dữ đã mổ tróc da đầu, "lấy mạng" kẻ bại trận.
Chim cũng có nhiều tính cách, có con rất "thượng võ”, ra đòn trực diện, không né tránh, song cũng có con dùng thủ đoạn “phá đám” rất khó chịu như đứng sát cửa lồng trêu ngươi hay chỉ “đảo cầu”, bay từ cầu xuống đối diện đối thủ rồi lại bay lên, không chịu giáp lá cà.
Trung bình họa mi chọi có thể tham chiến mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần, nhưng tốt nhất là từ 3 đến 5 tháng/lần để họa mi có thời gian phục hồi. Một chú chim chọi dày dạn có thể thi đấu từ năm 3 tuổi đến năm 10 tuổi.
Ông Nguyễn Nam Hùng, biệt danh là Hùng "sắt", hội viên Hội Họa mi chiến thành phố Hà Nội cho biết, chọi chim có luật riêng. Mỗi cuộc chọi có bốn giải Nhất, Nhì, Ba và Điện quân. Ba giải đầu dành cho những con chim đánh được nhiều mỏ nhất. Giải nhất còn được gọi là Khôi nguyên. Điện quân là dành cho con trụ đến cuối trận đấu, thắng chung cuộc.
Hiện nay, đang có khoảng hơn 300 hội viên sinh hoạt thường xuyên tại Hội chim họa mi chọi Hà Nội. Đây là những người đang sinh sống và làm việc ở Thủ đô có niềm đam mê với thú chơi tao nhã này. Hơn năm thập kỷ qua, sinh hoạt chọi chim được tổ chức định kỳ một tháng một lần vào sáng chủ nhật tại chùa Kim Liên.
Hiện nay dù cách chơi của người Hà Thành đang có nhiều điều khác nhau, nhưng vượt lên tất cả, chơi họa mi và chọi họa mi mãi là niềm đam mê tao nhã, tinh tế, góp phần làm nên bề dày văn hóa của miền đất ngàn năm văn hiến.
Nguồn tin: TTXVN/VietNam
Relate Threads
Latest Threads