Tập 1: Đi thi đại hạc:
Tốt nghiệp cấp 3, Toni cũng bon chen đi thi đại hạc. Phải khảo sát được hàm số, tích phân, tính số mol vừa đủ, rồi ô mê ga tê cộng phi thì mới đậu (nhưng giờ hẻm biết tính mấy cái đó để làm gì, từ năm lớp 10 đã chăm chăm ngồi tính cái đó nên kiến thức gì cũng hẻm biết). Thầy cấp 3 dặn là khó mình thì khó người ta, dễ mình dễ người, đừng cho ai coi bài. Phòng thi thì toàn mượn của mấy trường phổ thông, mình thi ở trường Lê Quý Đôn còn đỡ, nghe nói có bạn phải thi bên tiểu học Vân Đồn, cái ghế và cái bàn thiết kế cho các bé nhi đồng, có vài thí sinh cao trên 1m80 ngồi 3 buổi thi xong về phải ghé BV chấn thương chỉnh hình để chỉnh cột sống vì bị vẹo, không làm người mẫu được nên đã khóc như mưa vì cái tội đi thi đại hạc.
Hồi đó có cái thằng dân Sài Gòn, tên y chang mình nên giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao. Nó nói tao đi thi cho vui vì vài bữa nữa má tao bán nhà đi Mỹ định cư luôn rồi. Cái mình hỏi nó chứ nhà mày có vòi sen hem, nếu có thì chút nữa cho tao về tắm thì tao cho coi. Nó nói được được nên mình tháo bàn tay trái đang che bài ra cho nó cọp py liền. Bởi cái tật ham tắm vòi sen nên thằng này cũng đậu điểm cũng ngang ngửa với mình, vô hạc được đâu 1 hạc kỳ thì đi Mỹ thiệt. Chứ nó mà hạc luôn thì tới năm 2 thế nào Tony cũng tổ chức chặn đường quánh đập kiểu bạo lực hạc đường. (P/S: Xuống tone: bạn ơi, giờ mình mất liên lạc với bạn rồi, mình có qua Mỹ mấy lần, nhưng hẻm thấy bạn. Nếu bạn có đọc bài này thì nhắn tin cho mình qua fb nha để nhận những món quà xinh xắn.)
Tập 2: Đi hạc
Vừa vào lớp 13, Tony thấy choáng trước các hạc hòm ( tức học hàm) và hạc vị của các thầy cô, thấy ai cũng ra giáo trình có các ký hiệu PGS, GS, TS, PTS, ThS phía trước tên riêng. Do yếu tố khách quan, phần lớn được đào tạo ở Đông Âu và Liên Xô với cách phân loại hạc vị khác. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ ( nghe nói học lâu hơn thạc sĩ nhưng chưa tới mức của tiến sĩ), nghe nói bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ với chương trình hợp pháp hóa tiến sĩ theo nhu cầu đổi mới, vì liên kết với Anh, Pháp, Úc, Mỹ,… phó tiến sĩ không có cấp tương đương để trao đổi hạc thuật, nên từ đó nước ta tuyệt nhiên không còn phó tiến sĩ nữa. Vì chương trình ngành kinh tế nó lạ nên nhiều thầy cô phải hạc thêm tiếng Anh mới có thể nắm bắt và đọc được các giáo trình bên kia gửi về. Nhiều thầy cô trở thành các cây đa cây đề, được nhiều sinh viên tôn trọng và yêu mến. Một số khác đuối quá nên thôi phân công gì giảng đấy chờ lúc về hưu, nhiều vấn đề cũng không rành nên nếu bị sinh viên chất vấn ngược sẽ dùng quyền lực “cả vú lấp miệng em” trả lời, khiến sinh viên hết sức sợ hãi. Có lần Tony giơ tay thắc mắc, cô giáo nói “ em sinh trước cô hay cô sinh trước em?”. Mình hết hồn liền nói “ dạ em sinh năm 1980, còn cô thì em hẻm biết. Nhưng em xin lỗi và xin rút lại câu hỏi”.
Lên trường nghe thông báo nghỉ do bữa đó cô bịnh là đứa nào đứa nấy mừng hết lớn, liền tổ chức đi câu cá hay coi… cò ở vườn cò. Dù giáo trình khá tiên tiến, dịch ra từ giáo trình phương Tây cả nhưng sinh viên vào ngồi chờ thầy đến, đọc gì chép đấy, thi hạc thuộc lòng và trả lời y chang là được. Các thầy cô trở thành các phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp sau 4-5 năm. Như Tony và bạn hữu xóm nhà lá, vô lớp hào hứng được 15 phút là gục ngã xuống bàn và ngáy vang như sấm, nên giảng đường là các miên trường khổng lồ với những lời thỏ thẻ qua micro ru ngủ ngon giấc hàng ngàn sinh viên bao thế hệ…
Tập 3: Tốt nghiệp
Rùi ngủ mãi cũng có ngày bạn đập dậy, dậy đi, tới ngày tốt nghiệp rồi. Chu cha mừng húm. Nói ủa tốt nghiệp rồi hả mậy. Thiệt hem? Toni nằm trong danh sách được bảo vệ luận văn cử nhân, thường là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, nên giờ thú thật không nhớ đề tài mình viết về cái gì nữa. Ngày ra trường, xúng xính áo quần, đứng cho ông thầy cầm cái dây lòng thòng trên mũ hất từ bên trái sang bên phải, thế là thành cử nhân. Mình tức cười nhưng hổng dám vì ổng nói đây là không khí trang nghiêm, đứa nào cười thầy quánh chết. Sau khi xuống sân khấu, đứa nào đứa nấy cũng tranh chụp hình, đứng ẹo qua ẹo lại trước cổng trường. Chỉ thiếu bãi cỏ để nằm sõng xoài xuống. Hồi đó chưa có vụ liệng cái mũ lên trời rồi ngước lên cho người khác chụp.
Ông cử bà cử vừa vui vẻ hỉ hả xong phải đối mặt với thách thức đầu tiên: tìm việc. Mình suốt ngày lên báo đọc coi có ai tuyển dụng thì lật đật mang hồ sơ đến. Nhưng nộp cả chục cái mà hẻm có ai gọi, sau này mới biết là vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép. Phỏng vấn thì ‘oh sorry I am so shy’, nghẹn ngào nói không nên lời. Cuối cùng, sau 1 đêm uống café bị thức trắng, bèn sáng tạo chèn bông hồng ngay vào chỗ ‘To whom it may concern” – do mới học kỹ năng insert trong winword. Nhà tuyển dụng vừa thấy là gọi điện thoại mời phỏng vấnngay. Chị nhân sự nói lúc nhận hồ sơ của em, cả công ty từ giám đốc đến lao công phấn khởi lắm vì nói thằng này biết chèn bông hồng và viền cái trang trong đơn xin việc nè, chắc là nhân tài đây. Thế mới biết, nhân tài là phải tỏa sáng đúng lúc.
Nhưng vô được mấy bữa thì mới ôi thôi, cái gì nó cũng không biết. Lại tinh tướng nói mình hạc chính quy giỏi giang, nói không nghe, cứ nghĩ cỏ ở đồi khác thì xanh hơn nên cứ nhấp nhỏm nhảy việc. Ông giám đốc biết nên đuổi việc luôn cho nhanh. Tony thất nghiệp hẻm biết làm gì nên hạc thạc sĩ.
Tập cuối: Lớp 17 +
Lên cao hạc, tưởng gì khác, cũng y chang xưa, cũng đọc chép. Nên gọi là lớp 17 cho dễ. Bạn hạc của Tony, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì; 1/3 là sự o ép của gia đình, toàn ông cha bà mẹ nói tao hạc ít mày hạc được thì “tới luôn bác tài”, tao nuôi; 1/3 còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó, cũng có người đam mê khoa học nhưng ít coi như con số ép xi lông, không đáng kể. Lớp chia 2-3 phe, để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ông thầy hướng dẫn của mình suốt ngày thích hớt tóc ráy tai, nên nhóm mình 3 đứa phải thay phiên đưa ổng đi ráy tai ở chung cư gì ở đường Trần Quang Diệu. Đi riết rồi lúc mình đưa đề tài nói thầy ơi em làm đề tài này được không, ổng chửi quá trời. Đề tài của Toni định làm là “ Kinh doanh hớt tóc ráy tai trên địa bàn quận 3, thực trạng và giải pháp”. Thì suốt ngày vô đó mà, có biết cái gì khác mô?
Nhớ có ông thầy tên D, buồn cười không chịu được. Thi xong là ổng gọi lớp trưởng ghé nhà ổng, đưa bảng điểm cho coi, toàn 1-2 điểm. Thằng lớp trưởng hớt hải về báo cáo, rồi cả lớp xôn xao, tối nào cũng đông nghẹt hạc viên ghé thăm thầy. Rồi bảng điểm thật xuất hiện, đứa nào cũng 9-10, trừ Tony được 5 điểm vì không ghé. Nhưng ổng cũng không đánh rớt, vì có 1-2 đứa, làm biếng tổ chức hội đồng cho thi lại mắc công. Tối nào lẽ ra 9h mới hạc xong nhưng 8h ổng cho tan lớp, ổng rủ mấy anh trong lớp và Tony bữa đi nhậu, bữa đi nghe ca cổ, bữa đi mát xa. Nhìn cảnh thầy trò tồng ngồng trần truồng nhảy vào bể Jacuzzi nói chuyện trường chuyện lớp mà thấy dễ thương hết biết.
Rồi tới ngày tốt nghiệp, ai ai cũng tìm ra được 1 đề tài để viết. Luận ven thạc sĩ của mình bị hội đồng mổ xẻ có tới 14 điểm yếu, chỉ có 3 điểm mạnh là FONT CHỮ TO DỄ ĐỌC, BÌA VÀNG GẮN LÒ XO VÀ HẠC VIÊN ĐẸP TRAI. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài luận ven của chị là ” Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005, tầm nhìn 2020″. Mình hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, thạc sĩ y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong việc phân loại sắp xếp đống tri thức ngồn ngồn kia, lại sắp về hưu rồi, có hạc hòm hạc vị thì lương hưu cao 1 chút, nên KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm (dấu ấn SV 96).
Chị còn nói thêm, em biết chị Nga phòng tài vụ hem, thạc sĩ tài chính rồi đó. Đề tài là “ Cách phân biệt tiền giả tiền thật khi sinh viên đóng tiền hạc phí”, đề tài dày lắm mấy trăm trang, chị ấy những 30 năm ngồi đếm tiền cơ mà, kinh nghiệm cứ thế mà viết ra, tuôn trào dào dạt. Em biết chú Tư bảo vệ hem, chú ấy vừa bảo vệ luận ven cử nhân với đề tài “ Phương pháp sắp xếp xe đạp và xe gắn máy gửi trong trường Đại hạc X theo mô hình hồi quy đa biến”. Chị Bảy lao công thì đang hạc ven bằng 2 bên trường đại hạc tư thục thể dục thể thao Phạm Văn Mách Bảo. Xong rồi chị Bảy sẽ liên thông qua thạc sĩ thể dục dụng cụ hay tiến sĩ wushu luôn, em mà thấy chị ấy cầm chổi quét, ối giời ơi đẹp lắm, Thúy Hiền mà thấy á, phải xách dép chạy theo gọi mợ Bảy….
Tin cuối : Theo thông tin trên web của ĐH Văn Hóa Hà Nội tại link http://huc.edu.vn/chi-tiet/2241/Viet-Nam-tut-hau-50-nam-so-voi-Thai-Lan-ve-cong-bo-khoa-hoc.html, “trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm)”.
Tin giờ chót: Chúng ta sắp có 1 tiến suỹ Dr Teo Van Tran ( tức Tony Tèo), Há Vợt 2017. Anh ấy đang ủ mưu dùng nhan sắc của mình hòng đoạt được hạc vị của 1 trường danh tiếng ( xem ảnh minh họa).
Tốt nghiệp cấp 3, Toni cũng bon chen đi thi đại hạc. Phải khảo sát được hàm số, tích phân, tính số mol vừa đủ, rồi ô mê ga tê cộng phi thì mới đậu (nhưng giờ hẻm biết tính mấy cái đó để làm gì, từ năm lớp 10 đã chăm chăm ngồi tính cái đó nên kiến thức gì cũng hẻm biết). Thầy cấp 3 dặn là khó mình thì khó người ta, dễ mình dễ người, đừng cho ai coi bài. Phòng thi thì toàn mượn của mấy trường phổ thông, mình thi ở trường Lê Quý Đôn còn đỡ, nghe nói có bạn phải thi bên tiểu học Vân Đồn, cái ghế và cái bàn thiết kế cho các bé nhi đồng, có vài thí sinh cao trên 1m80 ngồi 3 buổi thi xong về phải ghé BV chấn thương chỉnh hình để chỉnh cột sống vì bị vẹo, không làm người mẫu được nên đã khóc như mưa vì cái tội đi thi đại hạc.
Hồi đó có cái thằng dân Sài Gòn, tên y chang mình nên giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao. Nó nói tao đi thi cho vui vì vài bữa nữa má tao bán nhà đi Mỹ định cư luôn rồi. Cái mình hỏi nó chứ nhà mày có vòi sen hem, nếu có thì chút nữa cho tao về tắm thì tao cho coi. Nó nói được được nên mình tháo bàn tay trái đang che bài ra cho nó cọp py liền. Bởi cái tật ham tắm vòi sen nên thằng này cũng đậu điểm cũng ngang ngửa với mình, vô hạc được đâu 1 hạc kỳ thì đi Mỹ thiệt. Chứ nó mà hạc luôn thì tới năm 2 thế nào Tony cũng tổ chức chặn đường quánh đập kiểu bạo lực hạc đường. (P/S: Xuống tone: bạn ơi, giờ mình mất liên lạc với bạn rồi, mình có qua Mỹ mấy lần, nhưng hẻm thấy bạn. Nếu bạn có đọc bài này thì nhắn tin cho mình qua fb nha để nhận những món quà xinh xắn.)
Tập 2: Đi hạc
Vừa vào lớp 13, Tony thấy choáng trước các hạc hòm ( tức học hàm) và hạc vị của các thầy cô, thấy ai cũng ra giáo trình có các ký hiệu PGS, GS, TS, PTS, ThS phía trước tên riêng. Do yếu tố khách quan, phần lớn được đào tạo ở Đông Âu và Liên Xô với cách phân loại hạc vị khác. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ ( nghe nói học lâu hơn thạc sĩ nhưng chưa tới mức của tiến sĩ), nghe nói bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ với chương trình hợp pháp hóa tiến sĩ theo nhu cầu đổi mới, vì liên kết với Anh, Pháp, Úc, Mỹ,… phó tiến sĩ không có cấp tương đương để trao đổi hạc thuật, nên từ đó nước ta tuyệt nhiên không còn phó tiến sĩ nữa. Vì chương trình ngành kinh tế nó lạ nên nhiều thầy cô phải hạc thêm tiếng Anh mới có thể nắm bắt và đọc được các giáo trình bên kia gửi về. Nhiều thầy cô trở thành các cây đa cây đề, được nhiều sinh viên tôn trọng và yêu mến. Một số khác đuối quá nên thôi phân công gì giảng đấy chờ lúc về hưu, nhiều vấn đề cũng không rành nên nếu bị sinh viên chất vấn ngược sẽ dùng quyền lực “cả vú lấp miệng em” trả lời, khiến sinh viên hết sức sợ hãi. Có lần Tony giơ tay thắc mắc, cô giáo nói “ em sinh trước cô hay cô sinh trước em?”. Mình hết hồn liền nói “ dạ em sinh năm 1980, còn cô thì em hẻm biết. Nhưng em xin lỗi và xin rút lại câu hỏi”.
Lên trường nghe thông báo nghỉ do bữa đó cô bịnh là đứa nào đứa nấy mừng hết lớn, liền tổ chức đi câu cá hay coi… cò ở vườn cò. Dù giáo trình khá tiên tiến, dịch ra từ giáo trình phương Tây cả nhưng sinh viên vào ngồi chờ thầy đến, đọc gì chép đấy, thi hạc thuộc lòng và trả lời y chang là được. Các thầy cô trở thành các phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp sau 4-5 năm. Như Tony và bạn hữu xóm nhà lá, vô lớp hào hứng được 15 phút là gục ngã xuống bàn và ngáy vang như sấm, nên giảng đường là các miên trường khổng lồ với những lời thỏ thẻ qua micro ru ngủ ngon giấc hàng ngàn sinh viên bao thế hệ…
Tập 3: Tốt nghiệp
Rùi ngủ mãi cũng có ngày bạn đập dậy, dậy đi, tới ngày tốt nghiệp rồi. Chu cha mừng húm. Nói ủa tốt nghiệp rồi hả mậy. Thiệt hem? Toni nằm trong danh sách được bảo vệ luận văn cử nhân, thường là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, nên giờ thú thật không nhớ đề tài mình viết về cái gì nữa. Ngày ra trường, xúng xính áo quần, đứng cho ông thầy cầm cái dây lòng thòng trên mũ hất từ bên trái sang bên phải, thế là thành cử nhân. Mình tức cười nhưng hổng dám vì ổng nói đây là không khí trang nghiêm, đứa nào cười thầy quánh chết. Sau khi xuống sân khấu, đứa nào đứa nấy cũng tranh chụp hình, đứng ẹo qua ẹo lại trước cổng trường. Chỉ thiếu bãi cỏ để nằm sõng xoài xuống. Hồi đó chưa có vụ liệng cái mũ lên trời rồi ngước lên cho người khác chụp.
Ông cử bà cử vừa vui vẻ hỉ hả xong phải đối mặt với thách thức đầu tiên: tìm việc. Mình suốt ngày lên báo đọc coi có ai tuyển dụng thì lật đật mang hồ sơ đến. Nhưng nộp cả chục cái mà hẻm có ai gọi, sau này mới biết là vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép. Phỏng vấn thì ‘oh sorry I am so shy’, nghẹn ngào nói không nên lời. Cuối cùng, sau 1 đêm uống café bị thức trắng, bèn sáng tạo chèn bông hồng ngay vào chỗ ‘To whom it may concern” – do mới học kỹ năng insert trong winword. Nhà tuyển dụng vừa thấy là gọi điện thoại mời phỏng vấnngay. Chị nhân sự nói lúc nhận hồ sơ của em, cả công ty từ giám đốc đến lao công phấn khởi lắm vì nói thằng này biết chèn bông hồng và viền cái trang trong đơn xin việc nè, chắc là nhân tài đây. Thế mới biết, nhân tài là phải tỏa sáng đúng lúc.
Nhưng vô được mấy bữa thì mới ôi thôi, cái gì nó cũng không biết. Lại tinh tướng nói mình hạc chính quy giỏi giang, nói không nghe, cứ nghĩ cỏ ở đồi khác thì xanh hơn nên cứ nhấp nhỏm nhảy việc. Ông giám đốc biết nên đuổi việc luôn cho nhanh. Tony thất nghiệp hẻm biết làm gì nên hạc thạc sĩ.
Tập cuối: Lớp 17 +
Lên cao hạc, tưởng gì khác, cũng y chang xưa, cũng đọc chép. Nên gọi là lớp 17 cho dễ. Bạn hạc của Tony, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì; 1/3 là sự o ép của gia đình, toàn ông cha bà mẹ nói tao hạc ít mày hạc được thì “tới luôn bác tài”, tao nuôi; 1/3 còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó, cũng có người đam mê khoa học nhưng ít coi như con số ép xi lông, không đáng kể. Lớp chia 2-3 phe, để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ông thầy hướng dẫn của mình suốt ngày thích hớt tóc ráy tai, nên nhóm mình 3 đứa phải thay phiên đưa ổng đi ráy tai ở chung cư gì ở đường Trần Quang Diệu. Đi riết rồi lúc mình đưa đề tài nói thầy ơi em làm đề tài này được không, ổng chửi quá trời. Đề tài của Toni định làm là “ Kinh doanh hớt tóc ráy tai trên địa bàn quận 3, thực trạng và giải pháp”. Thì suốt ngày vô đó mà, có biết cái gì khác mô?
Nhớ có ông thầy tên D, buồn cười không chịu được. Thi xong là ổng gọi lớp trưởng ghé nhà ổng, đưa bảng điểm cho coi, toàn 1-2 điểm. Thằng lớp trưởng hớt hải về báo cáo, rồi cả lớp xôn xao, tối nào cũng đông nghẹt hạc viên ghé thăm thầy. Rồi bảng điểm thật xuất hiện, đứa nào cũng 9-10, trừ Tony được 5 điểm vì không ghé. Nhưng ổng cũng không đánh rớt, vì có 1-2 đứa, làm biếng tổ chức hội đồng cho thi lại mắc công. Tối nào lẽ ra 9h mới hạc xong nhưng 8h ổng cho tan lớp, ổng rủ mấy anh trong lớp và Tony bữa đi nhậu, bữa đi nghe ca cổ, bữa đi mát xa. Nhìn cảnh thầy trò tồng ngồng trần truồng nhảy vào bể Jacuzzi nói chuyện trường chuyện lớp mà thấy dễ thương hết biết.
Rồi tới ngày tốt nghiệp, ai ai cũng tìm ra được 1 đề tài để viết. Luận ven thạc sĩ của mình bị hội đồng mổ xẻ có tới 14 điểm yếu, chỉ có 3 điểm mạnh là FONT CHỮ TO DỄ ĐỌC, BÌA VÀNG GẮN LÒ XO VÀ HẠC VIÊN ĐẸP TRAI. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài luận ven của chị là ” Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005, tầm nhìn 2020″. Mình hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, thạc sĩ y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong việc phân loại sắp xếp đống tri thức ngồn ngồn kia, lại sắp về hưu rồi, có hạc hòm hạc vị thì lương hưu cao 1 chút, nên KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm (dấu ấn SV 96).
Chị còn nói thêm, em biết chị Nga phòng tài vụ hem, thạc sĩ tài chính rồi đó. Đề tài là “ Cách phân biệt tiền giả tiền thật khi sinh viên đóng tiền hạc phí”, đề tài dày lắm mấy trăm trang, chị ấy những 30 năm ngồi đếm tiền cơ mà, kinh nghiệm cứ thế mà viết ra, tuôn trào dào dạt. Em biết chú Tư bảo vệ hem, chú ấy vừa bảo vệ luận ven cử nhân với đề tài “ Phương pháp sắp xếp xe đạp và xe gắn máy gửi trong trường Đại hạc X theo mô hình hồi quy đa biến”. Chị Bảy lao công thì đang hạc ven bằng 2 bên trường đại hạc tư thục thể dục thể thao Phạm Văn Mách Bảo. Xong rồi chị Bảy sẽ liên thông qua thạc sĩ thể dục dụng cụ hay tiến sĩ wushu luôn, em mà thấy chị ấy cầm chổi quét, ối giời ơi đẹp lắm, Thúy Hiền mà thấy á, phải xách dép chạy theo gọi mợ Bảy….
Tin cuối : Theo thông tin trên web của ĐH Văn Hóa Hà Nội tại link http://huc.edu.vn/chi-tiet/2241/Viet-Nam-tut-hau-50-nam-so-voi-Thai-Lan-ve-cong-bo-khoa-hoc.html, “trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm)”.
Tin giờ chót: Chúng ta sắp có 1 tiến suỹ Dr Teo Van Tran ( tức Tony Tèo), Há Vợt 2017. Anh ấy đang ủ mưu dùng nhan sắc của mình hòng đoạt được hạc vị của 1 trường danh tiếng ( xem ảnh minh họa).