Đợt 1 ( 2008, Há Vợt)
Năm 2008, kiếm 1 đống tiền từ chứng khoán và nhà đất, thế là Tony đi du hạc lần 1. Bạn bè đi hạc xong về hết rồi, giờ mình mới vác mẹt đi. Còn mấy ngày nữa lên đường, tự nhiên thấy trong người như đang ở Mỹ. Sáng nào ngủ dậy cũng cảm thấy bị jetlag ( tình trạng say máy bay và chênh lệch múi giờ), dù đang ở Sài Gòn mới lạ.
Hôm lên Củ Chi thăm nhà máy, cậu tài xế mở radio, ca sĩ ca bài Quê hương là chùm khế ngọt, Tony ngồi nghe mà khóc rấm rứt, bứt tóc bứt tai vì nhớ Việt Nam. Tụi Singapore ngồi cùng xe ( tụi nó qua góp vốn lòm en với Toni) ngạc nhiên, hỏi ủa tại sao em khóc ? (giống Mr Bụt hỏi Ms Broken Rice). Toni sẵn tiện dịch luôn nội dung bài hát ( hometown is a bunch of sweet star fruit- Tony giỏi quá cái chi cũng dịch được). Tụi nó nghe xong thích thú, bắt ghé chợ mua ‘trái quê hương’ để ăn cho biết. Hẻm cho nó ăn nhiều, sợ bị Tào Tháo rượt
( nói vậy chứ anh Tào anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, đi rượt đuổi mấy đứa ỉa chảy làm chi).
Sang Quê Kì lần này, hành trang mang theo là cái camera cả chục chấm. Tốt nghiệp xong, kiến thức sách vở đâu không thấy chỉ thấy mang về nước mấy vali toàn Album và Album. Các chủ đề “toni và bạn hữu, toni và giáo sư, toni và thư viện, toni và căng tin, toni và đường phố, toni và x xì, tony và y cà rốt” …đều được bọc giấy kính cẩn thận, ghi rõ thời gian địa điểm chụp để không có đứa nào cãi được là dùng phô tô xốp.
Còn phải mang theo tiền nữa chớ. Ở bên này ai xin cũng không cho, ki bo keo kiệt, qua bên kia, mỗi lần nghe ‘chùm khế ngọt”, Toni lập tức đến Western Union thực hiện hành vi kiều hói. Cố tình sai chữ “hói” cho nó ra Việt kiều. Đúng là khả năng hòa nhập nhanh dễ sợ.
Rồi đang search thử NASA hay Boeing ở bang nào nữa chớ, ở bển đi làm thêm cắt cỏ hay làm móng mệt thấy bà, về nước phải nổ, lúc rảnh rỗi, ngoài giờ lên lớp, Tony có đi làm phi hành gia NASA. Tối thứ 6 bay ra không gian rồi tối chủ nhật bay về trái đất, sáng thứ 2 đi hạc.
2. Du hạc đợt 2 ( Cam Rai, 2010)
Đang hạc đợt 1 thì phải về vì kinh tế thế giới bỗng dưng suy thoái. Nên phải về nước bán phân. Tony vừa về đến Tân Sơn Nhất, sân bay rực sáng, lúa reo trên đồng (biền ngẫu).
Thế rồi chờ mãi cũng chả thấy dấu hiệu nào khả quan, chả ai làm ra tiền. Giờ thì phải làm răng? Làm răng? ( có 32 cái làm miết). Suy nghĩ mấy đêm, Tony quyết định đi du hạc đợt 2. Tony cứ nhức đầu là thay đồ đi du hạc. Năm nào cũng đăng ký 1 trường. Từ Thanh Hoa đến Harvard, đều bon chen xin vô cho được, vì tiếng Anh và tiếng Hoa đều hết sức lỉu li. Nhưng nửa chừng là bỏ, vì phải về nước bán phân. Nghe mình trình bầy lý do nghỉ học, thầy cô lẫn đồng môn lật đật làm farewell party rồi hát vang bài ” Tiễn bạn lên đường” trong nước mắt. Mất 1 năm trùng tu ngoại quan, e.g. nhổ tóc bạc, kéo căng da mặt, xóa dấu chân chim, hút mụn bọc, tắm trắng, tẩy lông vĩnh viễn, bọc răng sứ.
Thật ra, thời khủng hoảng, hạc là 1 cách trú bão hay nhất. Vừa có kiến thức, vừa ngoại ngữ, vừa có mạng lưới quan hệ quốc tế. Qua khủng hoảng lại về làm ăn. Mà hạc cái gì và trường nào đây? Bèn search top 10 trường tốt nhất thế giới, in ra bỏ trong rổ và ngồi lựa. Harvard hông ta? Thôi lạnh lắm, không hạc ở khu vực lạnh lẽo này nữa đâu. Hay Stanford, Oxford hem, thôi chữ Ford hổng thấy hay, nghe giống xe hơi. Hay Cambridge đi (mình phát âm là ” Cam rai” hồi nhỏ đến giờ hổng ai sửa, hôm bữa bị 1 giáo sư người UK nói mày khùng). Bèn mở goole image ra coi cơ ngơi trường thế nào. Ừa trường này được nè, đẹp nè, vì mình cũng thích chèo thuyền ( Mình sẽ ghi rõ lý do là row row your boat, gently down the stream…).
Ai đang đọc cái này, nếu có chút tiền và có chút i ốt, hãy du hạc. Hổng có tiền như Tony thì gởi thư qua trường xin hạc bổng, gửi 10 lá thì cũng được 1 cái đúng chính tả, Tây nó đọc nó hiểu thì nó cho liền. Nếu không du hạc thì du lịch, du mục, du canh, du cư, du côn, du đãng…miễn có DU là được.
Nói vậy thôi chứ ở Việt Nam vui hơn. Bên kia làm gì có mấy món ốc xào me, chem chép nướng mỡ hành, ốc gạo luộc? Đi hạc làm gì, hạc cho lắm về cũng thất nghiệp. Vả lại, lúc nhỏ hẻm đi thì thui, giờ luống tuổi rồi đi mệt lém, hạc nhức đầu thấy mẹ.
3. Đợt 3 ( Há Vợt, 2013)
Năm ngoái, trường Há Vợt nó kêu qua hạc nữa, nói bổ túc bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề dũa móng chân. Cái Tony phải làm hồ sơ lại, vừa phỏng vấn visa Mĩ xong bước ra khỏi lãnh sự quán thì Tony bắt đầu cứng lưỡi, chỉ có thể bập bẹ tiếng Việt, không rõ vì sao. Ghé tiệm cafe ở Kumho ra dấu mãi, chỉ lên đầu mái tóc màu đen, chỉ vào ngực bóp bóp nặn nặn rồi đá chân 1 cái, thì con bé bán hàng mới biết là Tony đang cần 1 ly cafe sữa đá. Vô lãnh sự quán thì nói bảo vệ anh ơi mở cửa cho em, bước ra thì nói pls help open the door làm anh bảo vệ sợ hãi nói Yes Sir. Từ đó đến giờ mình chuyển qua nói và viết song ngữ (giống trường tiểu học quốc tế). Hồi xưa vấp cục đá té thì quay lại chửi ” má!”, còn giờ thì rú lên ” oh my god” hay ” fax you man”. Sounds so Mĩ.
Ở bên này, Tony lúc nào cũng nói 1 tràng dài nhưng không ai hiểu. Thỉnh thoảng nó hiểu được 1 câu thì nó nói mày nói giống trong sách. Nên Tony có thủ sẵn miếng giấy và cây viết, viết ra dí vào mặt bọn nó đọc. Nước Mĩ nước Anh nên coi lại nền giáo dục của mình và tăng cường tiếng Anh để hội nhập quốc tế.
Thông báo tình hình là hình chụp vẫn chưa xong. Các nghiệp vụ về photoshop cắt ghép hình vẫn đang dang dở. Chủ yếu để vài bữa về nước nổ là đã đi chỗ đó rồi, nhưng thực ra chưa đi, không rõ tại sao lại có tính đó. Hạc chả được bao nhiêu, suốt ngày bận rộn với mấy cái này.
Bắt chước mấy cuốn catalogue quảng cáo, mùa xuân ấp áp, cứ thấy bãi cỏ là sõng xoài nằm xuống chụp, trên tay cầm vài cuốn tập, đưa lên cằm. Còn bây giờ thì đang mùa đông nên phải dành thời gian nô đùa với tuyết. Bà chủ nhà trọ nói sao sáng nào tao mở cửa ra cũng thấy mày lăn lộn trước nhà vậy, không lạnh hả Tony. Mình nói đó là môn thể dục buổi sáng của tao, cái sân này là my morning gymnasium. Nói đoạn, mình lấy tuyết vo thành cục (gọi là snow ball) ném vào cửa sổ nhà bên cạnh cho nó vỡ tung tóe ra rồi cười sằng sặc.
Ai ngờ cái cửa sổ đấy là phòng ngủ của ông hàng xóm. Già khó ngủ, gần sáng chợp mắt được chút thì đã bị ném tuyết vào cửa sổ ầm ầm, nên ổng khó chịu chống gậy qua phàn nàn. Bà chủ nhà mình mang kẹo dừa Bến Tre ( mình cho bà này nhưng bà này răng giả không ăn được, ai tới nhà cũng đem ra nói this is the best coconut candy all over the world) ra ép ổng ăn.
An ủi nói ông ơi thôi kệ thông cảm, as he is a tropical student (vì anh ấy là 1 sinh viên nhiệt đới).
P/S: Trong 3 trường trên, chỉ có trường Thanh Hoa và Há Vợt là thiệt. Còn trường Cam-Rai là giả bộ dựng chuyện. Thật ra, đợt 2, Tony đi hạc ở Cam Ranh ( trường trung cấp nghề Cam Ranh, Khánh Hòa). Nên kêu trưng ra bằng chứng chèo thuyền quanh trường Cam_Rai là chết luôn, chỉ có hình chèo thuyền thúng ở đảo Bình Ba.
Năm 2008, kiếm 1 đống tiền từ chứng khoán và nhà đất, thế là Tony đi du hạc lần 1. Bạn bè đi hạc xong về hết rồi, giờ mình mới vác mẹt đi. Còn mấy ngày nữa lên đường, tự nhiên thấy trong người như đang ở Mỹ. Sáng nào ngủ dậy cũng cảm thấy bị jetlag ( tình trạng say máy bay và chênh lệch múi giờ), dù đang ở Sài Gòn mới lạ.
Hôm lên Củ Chi thăm nhà máy, cậu tài xế mở radio, ca sĩ ca bài Quê hương là chùm khế ngọt, Tony ngồi nghe mà khóc rấm rứt, bứt tóc bứt tai vì nhớ Việt Nam. Tụi Singapore ngồi cùng xe ( tụi nó qua góp vốn lòm en với Toni) ngạc nhiên, hỏi ủa tại sao em khóc ? (giống Mr Bụt hỏi Ms Broken Rice). Toni sẵn tiện dịch luôn nội dung bài hát ( hometown is a bunch of sweet star fruit- Tony giỏi quá cái chi cũng dịch được). Tụi nó nghe xong thích thú, bắt ghé chợ mua ‘trái quê hương’ để ăn cho biết. Hẻm cho nó ăn nhiều, sợ bị Tào Tháo rượt
( nói vậy chứ anh Tào anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, đi rượt đuổi mấy đứa ỉa chảy làm chi).
Sang Quê Kì lần này, hành trang mang theo là cái camera cả chục chấm. Tốt nghiệp xong, kiến thức sách vở đâu không thấy chỉ thấy mang về nước mấy vali toàn Album và Album. Các chủ đề “toni và bạn hữu, toni và giáo sư, toni và thư viện, toni và căng tin, toni và đường phố, toni và x xì, tony và y cà rốt” …đều được bọc giấy kính cẩn thận, ghi rõ thời gian địa điểm chụp để không có đứa nào cãi được là dùng phô tô xốp.
Còn phải mang theo tiền nữa chớ. Ở bên này ai xin cũng không cho, ki bo keo kiệt, qua bên kia, mỗi lần nghe ‘chùm khế ngọt”, Toni lập tức đến Western Union thực hiện hành vi kiều hói. Cố tình sai chữ “hói” cho nó ra Việt kiều. Đúng là khả năng hòa nhập nhanh dễ sợ.
Rồi đang search thử NASA hay Boeing ở bang nào nữa chớ, ở bển đi làm thêm cắt cỏ hay làm móng mệt thấy bà, về nước phải nổ, lúc rảnh rỗi, ngoài giờ lên lớp, Tony có đi làm phi hành gia NASA. Tối thứ 6 bay ra không gian rồi tối chủ nhật bay về trái đất, sáng thứ 2 đi hạc.
2. Du hạc đợt 2 ( Cam Rai, 2010)
Đang hạc đợt 1 thì phải về vì kinh tế thế giới bỗng dưng suy thoái. Nên phải về nước bán phân. Tony vừa về đến Tân Sơn Nhất, sân bay rực sáng, lúa reo trên đồng (biền ngẫu).
Thế rồi chờ mãi cũng chả thấy dấu hiệu nào khả quan, chả ai làm ra tiền. Giờ thì phải làm răng? Làm răng? ( có 32 cái làm miết). Suy nghĩ mấy đêm, Tony quyết định đi du hạc đợt 2. Tony cứ nhức đầu là thay đồ đi du hạc. Năm nào cũng đăng ký 1 trường. Từ Thanh Hoa đến Harvard, đều bon chen xin vô cho được, vì tiếng Anh và tiếng Hoa đều hết sức lỉu li. Nhưng nửa chừng là bỏ, vì phải về nước bán phân. Nghe mình trình bầy lý do nghỉ học, thầy cô lẫn đồng môn lật đật làm farewell party rồi hát vang bài ” Tiễn bạn lên đường” trong nước mắt. Mất 1 năm trùng tu ngoại quan, e.g. nhổ tóc bạc, kéo căng da mặt, xóa dấu chân chim, hút mụn bọc, tắm trắng, tẩy lông vĩnh viễn, bọc răng sứ.
Thật ra, thời khủng hoảng, hạc là 1 cách trú bão hay nhất. Vừa có kiến thức, vừa ngoại ngữ, vừa có mạng lưới quan hệ quốc tế. Qua khủng hoảng lại về làm ăn. Mà hạc cái gì và trường nào đây? Bèn search top 10 trường tốt nhất thế giới, in ra bỏ trong rổ và ngồi lựa. Harvard hông ta? Thôi lạnh lắm, không hạc ở khu vực lạnh lẽo này nữa đâu. Hay Stanford, Oxford hem, thôi chữ Ford hổng thấy hay, nghe giống xe hơi. Hay Cambridge đi (mình phát âm là ” Cam rai” hồi nhỏ đến giờ hổng ai sửa, hôm bữa bị 1 giáo sư người UK nói mày khùng). Bèn mở goole image ra coi cơ ngơi trường thế nào. Ừa trường này được nè, đẹp nè, vì mình cũng thích chèo thuyền ( Mình sẽ ghi rõ lý do là row row your boat, gently down the stream…).
Ai đang đọc cái này, nếu có chút tiền và có chút i ốt, hãy du hạc. Hổng có tiền như Tony thì gởi thư qua trường xin hạc bổng, gửi 10 lá thì cũng được 1 cái đúng chính tả, Tây nó đọc nó hiểu thì nó cho liền. Nếu không du hạc thì du lịch, du mục, du canh, du cư, du côn, du đãng…miễn có DU là được.
Nói vậy thôi chứ ở Việt Nam vui hơn. Bên kia làm gì có mấy món ốc xào me, chem chép nướng mỡ hành, ốc gạo luộc? Đi hạc làm gì, hạc cho lắm về cũng thất nghiệp. Vả lại, lúc nhỏ hẻm đi thì thui, giờ luống tuổi rồi đi mệt lém, hạc nhức đầu thấy mẹ.
3. Đợt 3 ( Há Vợt, 2013)
Năm ngoái, trường Há Vợt nó kêu qua hạc nữa, nói bổ túc bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề dũa móng chân. Cái Tony phải làm hồ sơ lại, vừa phỏng vấn visa Mĩ xong bước ra khỏi lãnh sự quán thì Tony bắt đầu cứng lưỡi, chỉ có thể bập bẹ tiếng Việt, không rõ vì sao. Ghé tiệm cafe ở Kumho ra dấu mãi, chỉ lên đầu mái tóc màu đen, chỉ vào ngực bóp bóp nặn nặn rồi đá chân 1 cái, thì con bé bán hàng mới biết là Tony đang cần 1 ly cafe sữa đá. Vô lãnh sự quán thì nói bảo vệ anh ơi mở cửa cho em, bước ra thì nói pls help open the door làm anh bảo vệ sợ hãi nói Yes Sir. Từ đó đến giờ mình chuyển qua nói và viết song ngữ (giống trường tiểu học quốc tế). Hồi xưa vấp cục đá té thì quay lại chửi ” má!”, còn giờ thì rú lên ” oh my god” hay ” fax you man”. Sounds so Mĩ.
Ở bên này, Tony lúc nào cũng nói 1 tràng dài nhưng không ai hiểu. Thỉnh thoảng nó hiểu được 1 câu thì nó nói mày nói giống trong sách. Nên Tony có thủ sẵn miếng giấy và cây viết, viết ra dí vào mặt bọn nó đọc. Nước Mĩ nước Anh nên coi lại nền giáo dục của mình và tăng cường tiếng Anh để hội nhập quốc tế.
Thông báo tình hình là hình chụp vẫn chưa xong. Các nghiệp vụ về photoshop cắt ghép hình vẫn đang dang dở. Chủ yếu để vài bữa về nước nổ là đã đi chỗ đó rồi, nhưng thực ra chưa đi, không rõ tại sao lại có tính đó. Hạc chả được bao nhiêu, suốt ngày bận rộn với mấy cái này.
Bắt chước mấy cuốn catalogue quảng cáo, mùa xuân ấp áp, cứ thấy bãi cỏ là sõng xoài nằm xuống chụp, trên tay cầm vài cuốn tập, đưa lên cằm. Còn bây giờ thì đang mùa đông nên phải dành thời gian nô đùa với tuyết. Bà chủ nhà trọ nói sao sáng nào tao mở cửa ra cũng thấy mày lăn lộn trước nhà vậy, không lạnh hả Tony. Mình nói đó là môn thể dục buổi sáng của tao, cái sân này là my morning gymnasium. Nói đoạn, mình lấy tuyết vo thành cục (gọi là snow ball) ném vào cửa sổ nhà bên cạnh cho nó vỡ tung tóe ra rồi cười sằng sặc.
Ai ngờ cái cửa sổ đấy là phòng ngủ của ông hàng xóm. Già khó ngủ, gần sáng chợp mắt được chút thì đã bị ném tuyết vào cửa sổ ầm ầm, nên ổng khó chịu chống gậy qua phàn nàn. Bà chủ nhà mình mang kẹo dừa Bến Tre ( mình cho bà này nhưng bà này răng giả không ăn được, ai tới nhà cũng đem ra nói this is the best coconut candy all over the world) ra ép ổng ăn.
An ủi nói ông ơi thôi kệ thông cảm, as he is a tropical student (vì anh ấy là 1 sinh viên nhiệt đới).
P/S: Trong 3 trường trên, chỉ có trường Thanh Hoa và Há Vợt là thiệt. Còn trường Cam-Rai là giả bộ dựng chuyện. Thật ra, đợt 2, Tony đi hạc ở Cam Ranh ( trường trung cấp nghề Cam Ranh, Khánh Hòa). Nên kêu trưng ra bằng chứng chèo thuyền quanh trường Cam_Rai là chết luôn, chỉ có hình chèo thuyền thúng ở đảo Bình Ba.
Relate Threads
Latest Threads