Chào ace!
Hôm nay chúng ta thảo luận về bệnh mà chim yến Kanari thường mắc nhé.
Bài 4
MỘT SỐ BỆNH CHIM YẾN HÓT THƯỜNG MẮC
Thực ra chim yến rất ít mắc bệnh, tuy nhiên nếu chế độ chăm nuôi không đúng cách chim có thể mắc một vài bệnh như sau
1-Bệnh ỉa chảy
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điều trị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
+ Thông thường nhất của chim yến là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim, cho ăn quá nhiều chất đạm không tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố làm chim ỉa lỏng.
+ Chim ăn phải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến đi ỉa nước, cái lẫn lộn kèm theo chất nhày của ruột.
+ Ăn nhiều rau xanh hoặc ăn rau rửa nước bị ô nhiễm dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
Điều trị: Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn rau xanh, chỉ cho ăn thức ăn hạt và bột gạo trứng nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi.
Trường hợp nặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của Trung Quốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đó con chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uống trong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da, chỗ ngực của chim là nơi có cơ dày nhất.
Bản thân mình hay dùng viên Écefuyril (thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14 viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàng chuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra một viên, rút vỏ dốc bột màu vàng vào cóng bột gạo trứng cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi.
Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh.
2-Bệnh khàn tiếng.
Nguyên nhân: Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản trong hộp minh quản.
Điềutrị: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.
Do cơ cấu phát âm của bộ chim là ở hộp cộng hưởng minh quản ( cái hộp ngã ba giữa khí quan và hai nhánh phế quản. Trong mình quản có hai sợi thanh quản một ngắn một dài để chim chuyển giọng ) nếu chỉ viêm một trong hai sợi thanh quản thì việc phục hồi sẽ mau chóng, nếu bộ phận này bị viêm nặng, tổn thương thành sẹo thì ko thể phục hồi được giọng hót ban đầu.
3-Bệnh đau mắt
Thỉnh thoảng có con chim bị đau mắt do nhiễm khuẩn.
Điều trị: Cần làm vệ sinh và khử trùng lồng nuôi thật cẩn thận, sau đó mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mối ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả.
Trường hợp viêm mi có mủ hãy tán viên Penicilin cho uống mỗi ngày 100 000 đơn vị thuốc trên một cá thể chim chia 2 lần, đồng thời rửa mắt bằng Cloramphenicol sau đó bôi thuốc mỡClorocid_H, trong vòng bốn ngày đến một tuần là khỏi.
4-Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông…
Một số chim tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm 1995 mình bị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm, mình vội bắt ra ủ ấm và dùng viên Apicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nên dùng kháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết là nó thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nó thoát chết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
5- Chim yến đau chân
* NGUYÊN NHÂN: Chim yến bị đau chân có nhiều nguyên nhân, trong đó có mấy nguyên nhân thường gặp sau đây:
-Chim đứng trên cầu bẩn lâu ngày bị ngấm chất bẩn rồi nhiễm trùng, nhiễm nấm.
-Chim bị thừa đạm dẫn đến bệnh gout nhưng ko được xử lý kịp thời.
-Chim bị muỗi đốt rồi nhiễm trùng thứ cấp.
-Nuôi chim trong lồng xấu có dăm nan đâm vào chân chim, nhiễm trùng.
* TRIỆU CHỨNG: Ba đầu các chỗ như đầu ngón chân, khớp ngón chân hoặc nơi bị thương đỏ lên rồi sưng dần, nếu ko điều trị ngay sẽ nhiễm trùng sinh mủ to như nửa hạt đậu xanh. Chim kém ăn, luôn mổ vào vết thương để gái ngứa, dần dần suy nhược dẫn đến tử vong.
* ĐIỀU TRỊ: Việc đầu tiên là làm vệ sinh chuông trại thật sạch, đặc biệt là cầu đứng phải rửa xà phòng rồi sấy khô mỗi ngày một lần rồi dùng viên Clorocid tán nhỏ trộn lẫn với mỡ Clorocid-H bôi một lớp mỏng lên mặt trên của cầu. Tại nơi bị thương rửa bằng nước muối NaCl 5%hoặc nước Cloramphenicol rồi bôi hỗn hơp bột Clorocid+mỡ Clorocid-H (mỗi ngày làm 1 đến 2 lần). Vết thương có mủ phải cho chim uống Penicilin để tiêu mủ với liều lượng 100 000 đơn vị thuốc một ngày chia 2 lần.
Trong trường hợp dùng các thuốc trên thấy đỡ nhưng ko khỏi hẳn, nên nghĩ ngay đến việc chim bị nhiễm nấm. Thông thường chân chim hay nhiễm nấm thuộc các chủng candida albicans, pityrosporum,trichophyton, epidermophyton…gây nên. Hiện nay có loại kem bôi da Tomax Genta làloại thuốc bôi chống nấm tại chỗ phổ rộng, nên dùng thuốc này bôi kết hợp với các loại thuốc trên. Tuy nhiên ko nên dùng thuốc này quá 5 ngày để phòng tác dụng phụ ko mong muốn.
Việc điều trị tích cực sẽ cứu sống chim với tỷ lệ khá cao nhưng vẫn để lại những vết sẹo rất mất mĩ quan, vì thế công việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh này, cần lưu ý mấy điểm sau đây:
-Làm vệ sinh lồng chuồng phải thường xuyên, liên tục.
-Không nên cho chim ăn quá nhiều chất đạm như lòng đỏ trứng. Khẩu phần lòng đỏ trứng chỉ nên mỗi ngày 500 đến 700 mg cho một cá thể chim là vừa.
-Buổi tối phải phủ áo lồng bằng màn chống muỗi đốt.
-Dùng loại lồng tốt có nan lồng nhẵn bóng và phun sơn PU để phòng dăm nan đâm vào chân chim.
Đó là một ít kinh nghiệm mình đã từng trải, chẳng biết có giúp ích gì hay ko nhưng cũng xin chia sẻ cùng ace.
Bạn nào có kinh nghiệm hay hơn, ta cùng trao đổi nhé.
Chúc ACE chơi vui vẻ.
Chào thân ái!