Chim khướu thuộc bộ Sẻ, là giống chim siêng hót, dạn người, hót được nhiều giọng và giọng hót vang, to, khỏe. Ngày nay, khướu là một trong những giống chim cảnh được quan tâm tìm nuôi và chăm sóc nhiều nhất. Tên thường gọi: chim khướu Tên khoa học: Timaliidae Tên gọi khác: Bồ Chao Bạc Má, khướu bách thanh Ngành: động vật có dây sống Lớp: chim Bộ: sẻ Kích thước: 20-24 cm Tập tính: sống thành đàn nhỏ Mục Lục Vùng phân bố Môi trường sống Đặc điểm hình dáng của chim khướu Các loại chim khướu Phân biệt chim khướu trống và mái Thức ăn của chim khướu Chăm sóc chim khướu đúng cách Mùa sinh sản của chim khướu Giá bán chim khướu Một số thông tin thú vị khác Vùng phân bố Chim khướu được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam, phân bố nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng và Nam Trung Bộ. Môi trường sống Phần lớn loài khướu sống thành đàn nhỏ trong các tầng cây bụi, dưới tán rừng, gần khe suối hay nơi nào có nước chảy và sống theo hình thức định cư. Đặc điểm hình dáng của chim khướu Chim khướu đa dạng về kích cỡ (có thể nhỏ hoặc trung bình), đầu nhỏ và dài, mình dài, dáng thanh mảnh. Mỏ thon, dài; hàm vừa phải; đuôi dài, to bản Bộ lông mềm, mượt, dày và xốp, màu xỉn Cánh tròn; chân thon, khỏe và cao; yếm đen, lan dài xuống ngực. Chim khướu có thể di chuyển thành thục trên mặt đất và trên cành cây Các loại chim khướu Dựa vào màu sắc, người ta phân chim khướu ra thành 3 loại: Khướu ô: còn gọi là khướu mun, toàn thân có màu xám đen, lông bóng mượt; trên đầu lớt phớt vài cọng lông màu trắng, dưới hầu đen mun, chân đen, mỏ đen, ức đen lan xuống lồng ngực Khướu ô lờ: lông đen, bên má có màu bạc Khướu bạc má: lông đen hoặc xanh, hai bên má có đốm màu trắng Ngoài ra, chim khướu còn được phân loại theo mục đích chơi, gồm: chim khướu hót và chim khướu đá Đừng bỏ qua: Chào mào – “đệ nhất chim cảnh” dễ nuôi và dễ thuần Phân biệt chim khướu trống và mái Chim khướu trống siêng hót, hót nhiều điệu, hót vang và to, chim khướu mái kêu nhỏ, phát ra tiếng “rò, rò,…”, âm cuối kéo dài, không hót hoặc hót rất nhỏ Chim khướu trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa hơn chim khướu mái Chim khướu trống có chùm lông ở gần mũi rậm, mọc dài, nhô lên cao trong khi chim khướu mái lại có chùm lông gần mũi nhỏ hơn, mọc thấp và thưa. Chim khướu trống có vệt đen ở đuôi mắt lớn bản, dài, kéo dài về phía sau và phần cuối hơi nhọn; trong khi chim khướu mái có vệt đen ở phần đuôi mắt ít nhọn hơn, lại có phần mọc hơi vuông góc Thức ăn của chim khướu Chim khướu rất dễ nuôi, dễ sống lại ăn tạp; chúng có thể ăn gạo rang, bột trộn trứng tự chế, cào cào, nhái nhỏ, thằn lằn hay gián đất Nước uống: nước đun sôi để nguội Chăm sóc chim khướu đúng cách Chim khướu bổi cần chim bố mẹ đút móm thức ăn hoặc người nuôi đút mồi, vì lúc này chúng chưa ra ràng, chưa đủ trí khôn để nhận biết mồi (thức ăn). Giai đoạn này, chim khướu bổi chỉ ăn chuối và cào cào. Khoảng 6 tuần tuổi, chim khướu sẽ biết bay nhảy và khoảng 2 tháng tuổi, nó sẽ bắt đầu tập hót, 4 tháng tuổi sẽ quen chỗ ở và nửa năm sẽ hoàn toàn thuần thục. Chim trưởng thành cần được nuôi trong lồng kín có để sẵn nước và thức ăn (sâu, chuối chín). Lồng chim nên treo nơi thanh vắng, cứ vài ba hôm thay thức ăn một lần. Lồng nuôi chim khướu nên là lồng tre, lồng may có đường kính khoảng 40 cm, cao khoảng 60-80 cm, cầu lớn bằng ngón tay và đảm bảo chắc chắn để khướu đứng vững vàng. Chim khướu rất thích tắm, vì vậy cần tắm cho chim thường xuyên, khoảng vài ba ngày tắm cho chim một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Tuy nhiên, nên lưu ý sưởi ấm cho chim ngay sau đó để tránh chim bị bệnh. Ngoài ra, chim khướu cũng cần được tắm nắng thường xuyên và đều đặn. Mùa sinh sản của chim khướu Chim khướu thường đẻ vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần để được khoảng từ 3-5 trứng. Tổ hình chén hoặc có mái che, được làm trên các cành cây cao trên lưng chừng núi. Trứng được chim khướu mái ấp trong khoảng 15 ngày thì nở. Chim khướu non ban đầu không thể nhận ra mồi, phải nhờ chim khướu bố và mẹ đút móm. Chim được 45 ngày tuổi thì có thể tự đi kiếm ăn; từ 4-5 tháng tuổi thì bắt đầu thay lông và trưởng thành, có thể tập hót. Giá bán chim khướu Chim khướu rất dễ nuôi, không kén chủ. Dân chơi chim cảnh dù trẻ hay già cũng đều nuôi được. Hơn nữa, giá bán chim khướu cũng không quá cao, rất vừa túi tiền người lao động. Hiện nay, giá bán một con chim khướu bổi chỉ vào khoảng từ vài chục cho đến vài trăm nghìn đồng một con. Ngoài ra, giá bán một con chim khướu trống thường đắt hơn gấp 3-4 lần giá bán một con chim khướu mái. Một số thông tin thú vị khác Chim khướu có thể nuôi theo hình thức nuôi thả, chỉ cần nuôi cho quen chỗ ở (thường vài mùa) là có thể thả khướu ra vườn cho chúng bay nhảy tự do mà không sợ mất. Chim khướu ăn đủ no sẽ rất sung, hót nhiều; ngược lại khi đói khát, chim sẽ suy, mệt mỏi và hót ít. Những con chim khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng, nhiều tiếng Một nghiên cứu gần đây cho biết, chim khướu Úc (Australian Babbler) hay khướu màu hạt dẻ có thể sắp xếp và giao tiếp bằng âm thanh có nghĩa tương tự như con người