Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của bác Bilipmoayer (Lâm Kiệt)
Chào ace!
Chúng mình nói chuyện vui vẻ tí nhỉ!
Nõi chuyện dông dài tí nhé!
Bạn Lê Hoàng ở Hòa Bình, Bạn Tùng Sơn ở Bắc Giang, Bạn Myxùy ở HN, Bạn Bachmi ở Hà Nội và một số bạn khác hỏi: - Ngoài công thứckhoáng như trong bài khoáng chất, còn công thức khoáng nào nữa không?
Xin trả lời: Việc cho chim ăn khoáng chất là một kinh nghiệmtrải qua một thời gian khá dài, ở châu Âu bắt đầu có tài liệu chính thức từthời Louis Vieillot (1817), còn những người có cho ăn khoáng nhưng không ghilại thành tài liệu thì không biết từ bao giờ. Những công thức khoáng đầu tiênrất đơn giản chỉ có vỏ hầu đốt lên giã nhỏ công với ít muối, sau đó các chất cứđược thêm dần. Còn ở Trung Quốc thì biết cho ăn khoáng lâu lắm rồi, đến bây giờcông thức của họ vô cùng phức tạp và đầy tính tiểu xảo.
Nhân đây cũng thưa vớiace rằng: Cái tên Lâm Kiệt không phảicủa mình mà là của một người Trung Quốc. Một người mà mình coi là người anh,người thày của mình về chim họa mi. Hồi ấy đơn vị mình ở sát một đơn vị bộ độiTQ sang giúp ta làm đường hầm công trình quốc phòng. Anh Lín Chía phiên âm ratiếng Việt là Lâm Kiệt, anh ấy hơn mình 8 tuổi, người ở Phúc Kiến. Anh này luônmang theo một chiếc lồng nhỏ có con họa mi hót rất hay. Mình mê lắm, vì có biếtmột ít tiếng TQ nên lân la hỏi chuyện, không ngờ anh này nói tiếng Việt kháthành thạo. Thấy mình thích con chim quá, Lín Chía nói: “ Sau này Việt Namhòa bình chắc cậu sẽ còn nhiều duyên nợ với loài chim này” và Lín Chía kể rấtnhiều chuyện về chim họa mi cho mình nghe. Về sau một anh bạn người Tày tên làHoàng Thơm được đi tranh thủ vì bắn xạ kích đạt 30 điểm, khi trở lại đơn vị,Hoàng Thơm mang tặng mình một chú họa mi non mà mình đã kể trước đây. Cũng nhờsự chỉ dạy của anh Lín Chía mà mình nuôi thành công chú họa mi non đầu tiên vớinhững khẩu phần vô cùng đạm bạc của người lính. Cuối năm 1967 đơn vị mình đi Bnhưng mình được chọn ở lại đi học… Từ đó không gặp lại Hoàng Thơm nữa. Đầu năm1968 Bác Lín Chía cũng về Trung Quốc. Trước khi về nước anh ấy có đưa cho mìnhmột tập tài liệu chép tay có tên là HỌA MI THẬP CHƯƠNG THƯ (cuốn sách 10 chươngnói về họa mi) viết bằng chữ TQ. Trong tài liệu này có một đoạn nói về cho chimăn chất phụ gia – giờ mình gọi là khoáng chất - Công thức phụ gia hồi ấy vẻnvẹn chỉ có 3 thứ là Than ổi ( quả ổi xanh phơi khô đốt lên lấy than ), Bột maimực và một ít muối ăn. Năm 1972 mình vào tham gia chiến dịch Quảng Trị và bịtrúng B52, khi tỉnh lại đã ở bệnh viện hậu tuyến rồi, vì thế cuốn Họa mi thập chương thư bị thất lạc. Năm1998 mình có qua Trung Quốc đến tìm Lín Chía theo địa chỉ đã cho mới biết anhấy bị Hồng Vệ Binh giết hại trong cuộc đại cách mạng văn hóa. Để tưởng nhớngười bạn TQ đáng quí đó, mình lấy tên LâmKiệt làm nick chơi chim họa mi. Hơi lan man tí phải không? Thực tình mìnhchẳng thích người TQ nhưng những người như Lín Chía thì mình rất tôn trọng vàquí mến.
Quay lại chuyên môn nhé. Ông Nguyễn Tú (ViệtChương) trong cuốn NGHỆ THUẬT NUÔI CHIM HÓT, CHIM KIỂNG – NXB Đồng Nai năm1999, trang 207 có một bài về công thức khoáng chất nguyên văn như sau:
Tất cả chim nuôi nhốttrong lồng, trong chuồng trại đều phải có khoáng chất, thiếu khoáng, chim sẽgầy còm, sinh sản kém rồi sẽ tàn lụi dần.
Công thức:
Cát…………………………….25phần trăm
Đất đỏ BiênHòa………..25 phần trăm
Thanchết…………………..35 phần trăm
Muốibọt…………………….01 phần trăm
Muốihột…………………….01 phần trăm
Đườngcát………………….01 phần trăm
Vỏhàu……………………….10 phần trăm
Bột cỏcú………………….. 01 phần trăm
Bột camthảo……………. 01 phần trăm
Cát sàng sạch rác rến
Đất đỏ đập nhỏ phơi khô rây bột
Than chết tức than đã chụm rồi giã nát rây lấy bột.
(Ba thứ trên bỏ vào chảo rang lên để khử trùng)
Muối hột đâm nhỏ
Vò hàu nướng lên rồi đâm nhỏ, rây kỹ
Tất cả 09 vị, đem cân theo đúng tỷ lệ của công thức rồitrộn đều nhau, đem cất ăn dần.
Một lần trộn có thể ăn cả năm
Tránh nơi ẩm ướt.
Đó là nguyên văn toàn bộ bài Khoáng chất củaông Việt Chương. Các bạn nghiên cứu tham khảo nhé.
Tóm lại là gì?
Có nhiều công thức khoáng chất, tùy theotrình độ, khả năng, và quan niệm của mỗi người mà chế biến ra những chất khoángphù hợp với con chim của mình chứ ko câu lệ vào một công thức cố định nào cả.Tất nhiên việc kê toa cho mỗi công thức khoáng cần phải phân tích một cách thậntrọng và khoa học.
Bạn tuanto123 cócâu hỏi:Cháu xinhỏi bác vài vấn đề về Mi mong bác giúp đỡ,Bác cho cháu biết khi nào thì cho Mitập lực đc ah vs Nên cho Mi tập thể lực theo phương pháp là tốt nhất ah,Mongbác chỉ dẫn cho cháu.THANK bác.
Đây là một câu hỏi cũng rất hay nhưng mìnhbận mất rồi, hẹn tối mai vậy, thông cảm nhé.
To Hoamirung: Lập nick Lâm Kiệt là đổi nick Bilipmoayer thành nickLâm Kiệt hả? Tốt quá, nếu vậy nhờ Hoamirung đổi hộ mình nhé nhưng đừng đổi mậtkhẩu để mình còn vào được….hì hì…rất cảm ơn!
Chúc cả nhà thành công và vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Bachmi_9467 hỏi về thuốc kích, cám kích. Mình xin hứa sẽ trả lời nhưng vào một buổi khác nhé.
Chào ace!
Chúng mình nói chuyện vui vẻ tí nhỉ!
Nõi chuyện dông dài tí nhé!
Bạn Lê Hoàng ở Hòa Bình, Bạn Tùng Sơn ở Bắc Giang, Bạn Myxùy ở HN, Bạn Bachmi ở Hà Nội và một số bạn khác hỏi: - Ngoài công thứckhoáng như trong bài khoáng chất, còn công thức khoáng nào nữa không?
Xin trả lời: Việc cho chim ăn khoáng chất là một kinh nghiệmtrải qua một thời gian khá dài, ở châu Âu bắt đầu có tài liệu chính thức từthời Louis Vieillot (1817), còn những người có cho ăn khoáng nhưng không ghilại thành tài liệu thì không biết từ bao giờ. Những công thức khoáng đầu tiênrất đơn giản chỉ có vỏ hầu đốt lên giã nhỏ công với ít muối, sau đó các chất cứđược thêm dần. Còn ở Trung Quốc thì biết cho ăn khoáng lâu lắm rồi, đến bây giờcông thức của họ vô cùng phức tạp và đầy tính tiểu xảo.
Nhân đây cũng thưa vớiace rằng: Cái tên Lâm Kiệt không phảicủa mình mà là của một người Trung Quốc. Một người mà mình coi là người anh,người thày của mình về chim họa mi. Hồi ấy đơn vị mình ở sát một đơn vị bộ độiTQ sang giúp ta làm đường hầm công trình quốc phòng. Anh Lín Chía phiên âm ratiếng Việt là Lâm Kiệt, anh ấy hơn mình 8 tuổi, người ở Phúc Kiến. Anh này luônmang theo một chiếc lồng nhỏ có con họa mi hót rất hay. Mình mê lắm, vì có biếtmột ít tiếng TQ nên lân la hỏi chuyện, không ngờ anh này nói tiếng Việt kháthành thạo. Thấy mình thích con chim quá, Lín Chía nói: “ Sau này Việt Namhòa bình chắc cậu sẽ còn nhiều duyên nợ với loài chim này” và Lín Chía kể rấtnhiều chuyện về chim họa mi cho mình nghe. Về sau một anh bạn người Tày tên làHoàng Thơm được đi tranh thủ vì bắn xạ kích đạt 30 điểm, khi trở lại đơn vị,Hoàng Thơm mang tặng mình một chú họa mi non mà mình đã kể trước đây. Cũng nhờsự chỉ dạy của anh Lín Chía mà mình nuôi thành công chú họa mi non đầu tiên vớinhững khẩu phần vô cùng đạm bạc của người lính. Cuối năm 1967 đơn vị mình đi Bnhưng mình được chọn ở lại đi học… Từ đó không gặp lại Hoàng Thơm nữa. Đầu năm1968 Bác Lín Chía cũng về Trung Quốc. Trước khi về nước anh ấy có đưa cho mìnhmột tập tài liệu chép tay có tên là HỌA MI THẬP CHƯƠNG THƯ (cuốn sách 10 chươngnói về họa mi) viết bằng chữ TQ. Trong tài liệu này có một đoạn nói về cho chimăn chất phụ gia – giờ mình gọi là khoáng chất - Công thức phụ gia hồi ấy vẻnvẹn chỉ có 3 thứ là Than ổi ( quả ổi xanh phơi khô đốt lên lấy than ), Bột maimực và một ít muối ăn. Năm 1972 mình vào tham gia chiến dịch Quảng Trị và bịtrúng B52, khi tỉnh lại đã ở bệnh viện hậu tuyến rồi, vì thế cuốn Họa mi thập chương thư bị thất lạc. Năm1998 mình có qua Trung Quốc đến tìm Lín Chía theo địa chỉ đã cho mới biết anhấy bị Hồng Vệ Binh giết hại trong cuộc đại cách mạng văn hóa. Để tưởng nhớngười bạn TQ đáng quí đó, mình lấy tên LâmKiệt làm nick chơi chim họa mi. Hơi lan man tí phải không? Thực tình mìnhchẳng thích người TQ nhưng những người như Lín Chía thì mình rất tôn trọng vàquí mến.
Quay lại chuyên môn nhé. Ông Nguyễn Tú (ViệtChương) trong cuốn NGHỆ THUẬT NUÔI CHIM HÓT, CHIM KIỂNG – NXB Đồng Nai năm1999, trang 207 có một bài về công thức khoáng chất nguyên văn như sau:
Tất cả chim nuôi nhốttrong lồng, trong chuồng trại đều phải có khoáng chất, thiếu khoáng, chim sẽgầy còm, sinh sản kém rồi sẽ tàn lụi dần.
Công thức:
Cát…………………………….25phần trăm
Đất đỏ BiênHòa………..25 phần trăm
Thanchết…………………..35 phần trăm
Muốibọt…………………….01 phần trăm
Muốihột…………………….01 phần trăm
Đườngcát………………….01 phần trăm
Vỏhàu……………………….10 phần trăm
Bột cỏcú………………….. 01 phần trăm
Bột camthảo……………. 01 phần trăm
Cát sàng sạch rác rến
Đất đỏ đập nhỏ phơi khô rây bột
Than chết tức than đã chụm rồi giã nát rây lấy bột.
(Ba thứ trên bỏ vào chảo rang lên để khử trùng)
Muối hột đâm nhỏ
Vò hàu nướng lên rồi đâm nhỏ, rây kỹ
Tất cả 09 vị, đem cân theo đúng tỷ lệ của công thức rồitrộn đều nhau, đem cất ăn dần.
Một lần trộn có thể ăn cả năm
Tránh nơi ẩm ướt.
Đó là nguyên văn toàn bộ bài Khoáng chất củaông Việt Chương. Các bạn nghiên cứu tham khảo nhé.
Tóm lại là gì?
Có nhiều công thức khoáng chất, tùy theotrình độ, khả năng, và quan niệm của mỗi người mà chế biến ra những chất khoángphù hợp với con chim của mình chứ ko câu lệ vào một công thức cố định nào cả.Tất nhiên việc kê toa cho mỗi công thức khoáng cần phải phân tích một cách thậntrọng và khoa học.
Bạn tuanto123 cócâu hỏi:Cháu xinhỏi bác vài vấn đề về Mi mong bác giúp đỡ,Bác cho cháu biết khi nào thì cho Mitập lực đc ah vs Nên cho Mi tập thể lực theo phương pháp là tốt nhất ah,Mongbác chỉ dẫn cho cháu.THANK bác.
Đây là một câu hỏi cũng rất hay nhưng mìnhbận mất rồi, hẹn tối mai vậy, thông cảm nhé.
To Hoamirung: Lập nick Lâm Kiệt là đổi nick Bilipmoayer thành nickLâm Kiệt hả? Tốt quá, nếu vậy nhờ Hoamirung đổi hộ mình nhé nhưng đừng đổi mậtkhẩu để mình còn vào được….hì hì…rất cảm ơn!
Chúc cả nhà thành công và vui vẻ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Bachmi_9467 hỏi về thuốc kích, cám kích. Mình xin hứa sẽ trả lời nhưng vào một buổi khác nhé.