Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

cám ơn bạn, mình sẽ cố gắng chữa cho nó. con chim mình ưng ý về hình thức.

ko có gì mà bạn , mỗi người chơi đều có những mẹo riêng của mình , nếu cách đó mà vẫn ko có tiến triển thỳ bạn lên hỏi các tiền bối chơi chim gần cho mình xem còn cách nào khác ko . chứ đừng cho chim uống thuốc vì mình chưa thấy thuốc nào ghi là thuốc dành cho hoa mi ca , dung lung tung ko nhung benh ko giảm mà còn nặng hơn thỳ toi mất , nói chung là lên dùng các mẹo vặt của các cao thủ chơi chim lâu năm là an toàn nhất vì họ đã thử rùi thỳ mới chia sẻ cho chung ta :p
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Hi All
E vừa hoàn thành bài đọc từ trang 1 đến trang 34 và copy toàn bộ những ý kiến, kinh nghiệm nuôi của không riêng gì bác Lâm Kiệt và của cả toàn ACE trong 2pic này nhiệt tình chia sẻ. E xin nói lời cảm ơn chân thành tới mọi người. E có vài ý kiến nhỏ:
1. Đề nghị ai quan tâm thực sự thì nên đọc từ đầu. Lý do: bác LK cũng có tuổi và cũng có nhiều việc. AE chơi chim cũng thế. 1 câu hỏi được đặt đi đặt lại nhiều lần khiến 2pic bị loãng, và mọi người còn để dành thời gian chia sẻ những vấn đề khác nữa. Đừng nên click 2pic và hỏi
2. Không dưới 1 lần bác LK đề nghị AE hỏi những câu hỏi mang tính mở, nghĩa là hỏi tất cả AE trong 4rum chứ ko riêng gì bác LK. Mình xin Note lại điều này.
3. Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm đề phòng chống ngoái lộn. Khi bắt bổi bỏ lồng thì trùm áo lồng kín phần trên cùng, ko để ánh sáng lọt từ trên nóc lồng xuống (bằng cách thắt chặt phần trên áo lồng) và hé chữ A thì chỉ hé đến hết phần cửa lồng thôi. Và E thường ko treo cao. Đó là suy nghĩ và cách làm riêng của E, và chưa có con nào bị ngoái lộn. Phòng hơn chữa
4. Còn về khoáng thì đây là lần đầu cháu nghe bổ sung khoáng cho HM. Cháu cảm ơn bác lần nữa về điều này.
Còn rất nhiều AE lăn tăn về đất đỏ. Nếu ở trong Nam thì E nghĩ đất đỏ Bazan vùng Tây Nguyên là tốt nhất, còn lại đất đỏ Biên HÒa (nơi E đang ở) hoặc đất đỏ Bà Rịa và nói chung là Miền Đông Nam bộ có khá nhiều đất đó, có lẽ chất lượng ko được như Tây Nguyên nhưng theo E nghĩ cũng một 10 một 8 thôi ạ.
1 lần nữa xin cảm ơn bác LK và toàn thể AE đam mê HM. Chúc bác LK cùng mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng vạn sự như ý
Tiến Dũng

Bài viết chân tình quá!
Cảm ơn cụ Tiến Dũng.
Riêng về phần khoáng hôm trước em nói chuyện với bác LK, bác bảo: "Nếu làm đất Tây Nguyên thì công thức như thế tốt rồi còn làm bằng đất ở nơi khác nên cho thêm vài viên thuốc sắt bổ máu màu xanh (khoảng 5 đến 10 viên/1kg khoáng). Có những địa phương có đất đỏ nhưng k dùng được vì lẫn nhiều thành phần độc tố như đất Thái Nguyên có nhiều thành phần quặng trong đó có lấn Oxit chì rất độc. Đất Quảng Ninh nhiều vùng lẫn Oxit thủy ngân (Thạch tín) tuyệt đối k nên dùng. Tuy nhiên các vùng có độc tố rất hẹp và lượng độc tố cũng rất ít nhưng nếu dùng nhiều trong thời gian dài nhất định sinh chuyện". Vậy xin chia sẻ để các cụ nghiên cứu ợ!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Nếu bạn Dùng cám Neo food thì bạn yên tâm không phải pha trộn thêm bất cứ cái gì mà làm hỏng dinh dưỡng của cám, Cám Neo quá đầy đủ dưỡng chất cho em chim chọi, hót ( nếu dùng Neo nên dùng đúng cám từng loại để phát huy tố chất cao nhất của cám ) . Cám Neo anh em chơi chim chọi đánh giá khá cao do chim đạt được thành tích rất tốt như mong đợi..! Mình chỉ là khách hàng của NEO thôi nhé, ko phải đi tiếp thị nên bác nào đừng chém

Bài LÀY sao cụ Hoamirung k thiến đi nhẩy??????????????!!!!!!!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Thưa anh Lâm Kiệt,
Chân thành cám ơn anh và chúc anh năm mới sung túc, hạnh phúc và thành tựu. Tôi còn một chút băn khoăn khi đọc công thức khoáng của anh. Đề nghị anh có thể giải thích thêm:
1. Tỷ lệ B1 tới 5%, tôi hiểu đây là tỷ lệ sau khi đã quy đổi, vì thuốc viên bao giờ cũng có hàm lượng. Như vậy nếu làm một cân khoáng thì phải cho nửa lạng B1 "nguyên chất" có phải không anh? Tôi cứ băn khoăn sao nhiều quá vậy.
2. Anh nói đất đỏ Tây nguyên là tốt nhất. Vậy đất đỏ vùng có dự án Boxit tại Lâm Đồng và Đắc Nông cũng được có phải không anh.
3. Anh nói chim hót thì dùng cám Ba Vì cũng ổn. VÌ hiện nay có hai cơ sở sản xuất: Nguyễn Công Trứ và của ông Khánh Hà Đông. Vậy trong bài viết của anh là anh nói đến loại nào.
Kính mong anh cho ý kiến. Trân trọng.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Cháu chào bác Lâm Kiệt. Cháu chơi mi nhưng có ít kinh nghiệm với thời gian để chăm sóc cho những con họa mi thân yêu. Hiện tại cháu có một con họa mi về hình thức rất đẹp, đến mấy anh mông xem xong cũng phải khen, rất tiếc nó bị khàn bác ạ. từ lúc cháu có con họa mi này đến nay khoảng 2 tháng và nó cũng bị khàn suốt trong thời gian đó, hôm mới bắt thì nó chưa khàn như vậy, và cháu bắt về vào thời gian lạnh, cháu chưa dùng thuốc gì. Hôm rồi có anh bảo dùng thuốc Acemuc(thuốc dành cho trẻ em)pha nước uống hoặc là lấy vỏ quế khô nghiền bột pha nước cho uống(cháu chưa thử) thật sự nó không khỏi thì cháu tiếc lắm. Vậy cháu muốn hỏi bác là thời gian bị khàn giọng lâu như vậy liệu có khả năng hi vọng khỏi được nữa không ạ.Năm mới cháu chúc bác và gia đình mạnh khỏe, vui vẻ và luôn tươi trẻ.
Acemuc hay Mitux thực tế là một loại thuốc có tác dụng giảm ho long đờm do cắt đứt chuỗi liên kết của các phần tử dịch nhày có trong thanh quản trẻ em. Loại thuốc này nếu dùng để điều trị bệnh khàn tiếng thì chưa chắc đã có hiệu quả bởi nó là thuốc dành cho người nhưng con người lại ko dùng nó để chữa bệnh khan tiếng mà để chữa bệnh ho mà thôi.
Theo tôi bạn nên áp dụng phương pháp đông y vừa lành lại dễ làm. Bạn đun nước cam thảo + mật ong + nhỏ vài giọt chanh rồi để chim uống dần, tuy tgian lâu nhưng nhiều con đã khỏi bạn ạ.
Hạn chế sử dụng thuốc tây cho chim trừ khi thật sự hiểu về nó và xét thấy lợi nhiều hơn hại bạn nhé!
Chúc bạn mau chữa khỏi cho chú chim của bạn!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Bác Lâm kiệt cho cháu hỏi?. để con mi hót hay hơn và giọng luyến lãy và dài hơn thì ta làm thế nào ạ.
Trước tiên bạn phải chọn đc 1 chú chim ưng ý có đủ phẩm chất của 1 con chim hót hay đã. Cũng giống như ng ca sĩ có người giọng trong, người giọng khàn, giọng cao giọng trầm...nếu đã chọn đc ng ca sĩ có chất giọng như vậy thì bạn chỉ cần thường xuyên cho nó đi cội học hỏi những tiếng hót hay của những con khác, vệ sinh và chế độ chăm sóc hợp lý giúp chim khỏe mạnh có sức mà hót mà ngân dài đc. Tuy nhiên để đạt đc trình độ đó nó phải học vài năm bạn nhé, ko nên nóng vội và ko ép chim quá mức sẽ làm hại đến chim.
<------ Bổ sung bài viết ------->
Dạ thưa bác Lâm Kiệt , chú Trái Tim Giá Băng cùng toàn thể ae, cháu có 1 thắc mắc nhỏ về chân họa mi ạ. Chẳng là làm cách nào để biết được rằng mi già rừng hay là non rừng? Và khi vừa bẫy xong thì có người nào chỉ cần nhìn chân con chim có thể đoán được gần chính xác là con này có tuổi rừng mấy năm không ạ ??? cháu xin cảm ơn bác trước ạ :)
- Chim già rừng: thường có lớp vảy ở chân sần sùi và mốc, độ sần của lớp vảy chân càng nhiều thì tương ứng với độ già của chim.
tuy nhiên chỉ có thể ước lượng tương đối thôi bạn ạ, thường từ 3 tuổi trở lên bắt đầu có sần rồi ai kinh nghiệm họ sẽ đoán dc khả năng chính xác 80%.
Với anh em mới chơi thì hơi khó, thôi thì bẫy đc em nào chân sần thì đừng dại mà thuần vì tgian thuần rất lâu đấy.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Acemuc hay Mitux thực tế là một loại thuốc có tác dụng giảm ho long đờm do cắt đứt chuỗi liên kết của các phần tử dịch nhày có trong thanh quản trẻ em. Loại thuốc này nếu dùng để điều trị bệnh khàn tiếng thì chưa chắc đã có hiệu quả bởi nó là thuốc dành cho người nhưng con người lại ko dùng nó để chữa bệnh khan tiếng mà để chữa bệnh ho mà thôi.
Theo tôi bạn nên áp dụng phương pháp đông y vừa lành lại dễ làm. Bạn đun nước cam thảo + mật ong + nhỏ vài giọt chanh rồi để chim uống dần, tuy tgian lâu nhưng nhiều con đã khỏi bạn ạ.
Hạn chế sử dụng thuốc tây cho chim trừ khi thật sự hiểu về nó và xét thấy lợi nhiều hơn hại bạn nhé!
Chúc bạn mau chữa khỏi cho chú chim của bạn!
<------ Bổ sung bài viết ------->

Trước tiên bạn phải chọn đc 1 chú chim ưng ý có đủ phẩm chất của 1 con chim hót hay đã. Cũng giống như ng ca sĩ có người giọng trong, người giọng khàn, giọng cao giọng trầm...nếu đã chọn đc ng ca sĩ có chất giọng như vậy thì bạn chỉ cần thường xuyên cho nó đi cội học hỏi những tiếng hót hay của những con khác, vệ sinh và chế độ chăm sóc hợp lý giúp chim khỏe mạnh có sức mà hót mà ngân dài đc. Tuy nhiên để đạt đc trình độ đó nó phải học vài năm bạn nhé, ko nên nóng vội và ko ép chim quá mức sẽ làm hại đến chim.
<------ Bổ sung bài viết ------->

- Chim già rừng: thường có lớp vảy ở chân sần sùi và mốc, độ sần của lớp vảy chân càng nhiều thì tương ứng với độ già của chim.
tuy nhiên chỉ có thể ước lượng tương đối thôi bạn ạ, thường từ 3 tuổi trở lên bắt đầu có sần rồi ai kinh nghiệm họ sẽ đoán dc khả năng chính xác 80%.
Với anh em mới chơi thì hơi khó, thôi thì bẫy đc em nào chân sần thì đừng dại mà thuần vì tgian thuần rất lâu đấy.
Giờ mới để ý đại ca Traitimbanggia là bác sĩ, hèn gì mà thành phần thuốc nắm rất chắc. Chúc bác năm mới nhiều thành công/
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chào chú Lâm Kiệt và AE diễn đàn cho mình hỏi mình làm cám theo công thức sau có được không? nếu chưa được thì lên điều chỉnh như thế nào cho thích hợp

Cám gà 2kg
Tôm 3 lạng
Gan lợn 2 lạng
Trứng gà 20 quả.
Trân thành cảm ơn!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Mình khuyên bạn lên làm cám vs tỉ lệ như sau;1 kg cám +2 đến 3 lạng đạm(tôm ,hoặc thịt bò),1 lạng lạc,10 quả trứng.Bạn lên theo dõi xem phân chim vs xem chim ăn vậy lượng đạm đủ chưa,tăng hay giảm là do thể trạng từng con chim bạn ah.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Dạ thưa bác Lâm Kiệt , chú Trái Tim Giá Băng cùng toàn thể ae, cháu có 1 thắc mắc nhỏ về chân họa mi ạ. Chẳng là làm cách nào để biết được rằng mi già rừng hay là non rừng? Và khi vừa bẫy xong thì có người nào chỉ cần nhìn chân con chim có thể đoán được gần chính xác là con này có tuổi rừng mấy năm không ạ ??? cháu xin cảm ơn bác trước ạ :)

Hì hì! Câu hỏi này rất vui và thú vị, xin thưa các bạn nhìn con chim và chân nó biết được chim già hay chim non là đúng rồi nhưng ai nói là: " Tôi nhìn chân chim biết được nó mấy tuổi " Thì thật là một chuyện khôi hài. Vì người ấy nói nó 5 đến 6 tuổi chẳng hạn thì ai biết chính xác con chim đó đẻ ở rừng lúc nào mà nói đúng hay sai, hoặc dựa vào đâu để nói là chính xác đến 90% hay 91%. Mình dám khẳn định với các bạn rằng kiểu nói như thế chỉ có những người ngây thơ, thiếu suy luận mới tin thôi...!!!...

<------ Bổ sung bài viết ------->
Sắp tết rồi, nhà ai cũng bận, việc chăm sóc con chim trong những ngày này có thể có phần sao nhãng. Xin lưu ý với các bạn nuôi chim mộc thế này. Họa mi rất nhạy cảm, những tác động đột ngột đến hệ thần kinh dễ gây bệnh cho con chim. Chỉ cần một tiếng động mạnh như rơi cái chậu nhôm, rơi lồng có chim bên trong, một cú mèo vồ hụt…cũng đủ làm cho con chim cưng của bạn lập tức bị ngoái cổ. Đã bị bệnh này theo mình chỉ có phóng sinh nhanh chóng may ra thiên nhiên hàn gắn lại những thương tổn cho nó.
Trở lại cái đuôi xơ xác của con họa mi. Hôm trước mình đưa ra hai phương án giải quyết, có bạn chọn ngay phương án 1…nóng vội như thế rất khó luyện được họa mi! Mình đã nói phương án một nhanh nhưng rất dễ làm con chim hoảng loạn vài ngày nhưng ko phải con nào cũng chỉ hoảng loạn vài ngày, mà có con vì thế sinh ra ngoái cổ đấy. Nên theo mình bạn hãy dùng phương án 2 mới thật an toàn.
Chúc những con họa mi củacác bạn an toàn 100% trong những ngày đón xuân này!
<------ Bổ sung bài viết ------->
Chào chú Lâm Kiệt và AE diễn đàn cho mình hỏi mình làm cám theo công thức sau có được không? nếu chưa được thì lên điều chỉnh như thế nào cho thích hợp

Cám gà 2kg
Tôm 3 lạng
Gan lợn 2 lạng
Trứng gà 20 quả.
Trân thành cảm ơn!

Công thức này dễ làm chim ỉa chảy và sưng chân lắm. Hãy là theo lời khuyên của tuanto123
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

thôi E nghĩ, nhìn vào chân con chim thì chỉ đoán được con này đã "già" và còn "non" chứ đoán tuổi rừng thì chính xác. E đã từng thấy có người nuôi con chim, lúc đầu thì mua ở tiệm chân bóng lưỡng, nhưng về nhà toàn cám gà với cám bậy bạ, chả cho ăn gì cả, nửa năm sau nhìn lông lá bạc thếch, chân sần sùi như 2 mùa lồng rồi ấy
Có người chỉ E là nhìn vào ngực con HM lúc mới bẫy về có thể đoán được già rừng hay non rừng - tất nhiên là kết hợp ngó vảy chân. E thì vẫn chưa nghiệm ra.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Mình khuyên bạn lên làm cám vs tỉ lệ như sau;1 kg cám +2 đến 3 lạng đạm(tôm ,hoặc thịt bò),1 lạng lạc,10 quả trứng.Bạn lên theo dõi xem phân chim vs xem chim ăn vậy lượng đạm đủ chưa,tăng hay giảm là do thể trạng từng con chim bạn ah.
Cám ơn bạn tuanto123 rất nhiều!Minh hỏi bạn đừng cười nhé, cám vs là gì? minh không biết loại cám này. Bạn có thể giải thích giúp mình không
<------ Bổ sung bài viết ------->
Công thức này dễ làm chim ỉa chảy và sưng chân lắm. Hãy là theo lời khuyên của tuanto123
Cháu cám ơn chú Lâm Kiệt đã quan tâm và giúp đỡ cháu.Chú có thể giải thích giúp cháu tại sao ăn cám này chim lại bị đi ỉa và sưng chân không ạ. Cháu cám ơn chú nhiều! chú thông cảm nhé vì cháu mới tập chơi nhưng rất thích tự mình làm cám để chăm chim.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Thưa anh Lâm Kiệt,
Chân thành cám ơn anh và chúc anh năm mới sung túc, hạnh phúc và thành tựu. Tôi còn một chút băn khoăn khi đọc công thức khoáng của anh. Đề nghị anh có thể giải thích thêm:
1. Tỷ lệ B1 tới 5%, tôi hiểu đây là tỷ lệ sau khi đã quy đổi, vì thuốc viên bao giờ cũng có hàm lượng. Như vậy nếu làm một cân khoáng thì phải cho nửa lạng B1 "nguyên chất" có phải không anh? Tôi cứ băn khoăn sao nhiều quá vậy.
2. Anh nói đất đỏ Tây nguyên là tốt nhất. Vậy đất đỏ vùng có dự án Boxit tại Lâm Đồng và Đắc Nông cũng được có phải không anh.
3. Anh nói chim hót thì dùng cám Ba Vì cũng ổn. VÌ hiện nay có hai cơ sở sản xuất: Nguyễn Công Trứ và của ông Khánh Hà Đông. Vậy trong bài viết của anh là anh nói đến loại nào.
Kính mong anh cho ý kiến. Trân trọng.

Hoan nghênh bác Nguyen Duc Do đã đưa những ý kiến này. Xin nói với toàn thể ace đây là những ý kiến rất hay. Trước hết nó thể hiện người viết ý kiến rất tỷ mỉ trong kỹ thuật. Đó là đức tính rất cần cho người làm công tác nghiên cứu. Thứ hai các ý kiến đều có tính phản biện, chứng tỏ người đọc tài liệu ko tiếp thu một cách xuôi chiều mà đã phải lật đi lật lại vấn đề một cách kỹ lưỡng và thận trọng. Nếu ko phải người từng trải ko thể làm việc đó. Vậy xin chân thành cảm ơn tinh thần của bác Nguyên Duc Do về những ý kiến đó. Bây giờ tôi xin phép được trả lời các ý kiến của bác:
1-Tỷ lệ B1 5% là loại B1 ace có thể mua được ở hiệu thuốc trong đó đã có thành phần tá dược. Cụ thể tôi ở HN nên dùng loại thuốc đóng hộp 2 000viên/hộp có thành phần Thiamin nitrat 10mg trong một viên cùng với tá dược. Khi trộn khoáng vào cám với tỷ lệ 1% ta có 5/100x1/100 = 5/10 000 Tức là trong thức ăn có tỷ lệ B1 là 5 phần vạn cả tá dược. Với tỷ lệ B1 như thế này tôi nghĩ ko có gì gọi là nhiều đâu ạ.
2-Tôi nói chung là đất đỏ Tây Nguyên còn đương nhiên khi mình chọn đất ko nên lấy từ những vùng có khai thác mỏ mà mình chưa nắm rõ được chất đất. Người ta thường nói Cam Bố Hạ là ngọt, bưởi Đoan Hùng là ngon nhưng thực tế đâu phải Bố Hạ ko có cây cam chua toát mồ hôi, bưởi Đoan Hùng cũng vậy, có những quả ăn dở lắm.
Cũng như tôi ko dùng đất Thái Nguyên hay Quảng Ninh nói như thế ko có nghĩa là đất Thái Nguyên hay Quang Ninh chỗ nào cũng có độc tố nhưng vì nó có nhiều điểm như thế nên ta tránh là hơn.
3- Cám Ba Vì là Cám trứng đóng gói có in hình con chim họa mi ngoài bì đã có từ lâu rồi, ace nuôi chim thường mua cho ăn đó. Nếu cẩn thận ta nên làm cám cho chim ăn là tốt nhất. Trong bài 2 nói về thức ăn tôi có nói “…chim hót mà ăn cám chim chiến thì tốt quá rồi nhưng để cho tiện và kinh tế người ta thường cho chim hót ăn cám trứng Ba Vì trộn 1% bột khoáng + Mồi tươi…” Cái này là rút ra từ thực tế nhưng có điều kiện ace làm theo công thức 1 , công thức 3 hoặc công thức 4 cũng được. Cái đó còn theo thể chất và khẩu vị của từng con chim mà gia giảm. Tuy nhiên tôi cũng có nói còn rất nhiều công thức khác nữa vì trong thực tế những ace chơi chim lâu ngày đều tự sáng tạo ra loại thức ăn riêng cho con chim của mình. Những công thức trên kia chỉ là những hướng dẫn có tính chất nhập môn cho ace mới chơi như tiêu chí của topic này đã nói ở bài 1.
Bác Nguyen Duc Do và ace có đồng ý thế ko?

Chúc moi người vui vẻ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

bác Lâm Kiệt thức khuya thế ạ.bác giữ sk để truyền đạt kinh nghiệm cho ace chơi mi chúng cháu nhé. cám ơn những bài viết của bác.hihi
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Hì hì! Câu hỏi này rất vui và thú vị, xin thưa các bạn nhìn con chim và chân nó biết được chim già hay chim non là đúng rồi nhưng ai nói là: " Tôi nhìn chân chim biết được nó mấy tuổi " Thì thật là một chuyện khôi hài. Vì người ấy nói nó 5 đến 6 tuổi chẳng hạn thì ai biết chính xác con chim đó đẻ ở rừng lúc nào mà nói đúng hay sai, hoặc dựa vào đâu để nói là chính xác đến 90% hay 91%. Mình dám khẳn định với các bạn rằng kiểu nói như thế chỉ có những người ngây thơ, thiếu suy luận mới tin thôi...!!!...
Có thể bác nói đúng, nhưng những con chim chưa có sần chân thường tuổi rừng có thể đoán từ 1 - 3 năm tuổi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Do đó theo E nghĩ là mình chỉ ước chừng lượng được thôi ạ. Bởi vì chúng ta chỉ dựa vào mắt thường và kinh nghiệm để cảm nhận và suy đoán chứ ko có 1 phương pháp, công cụ khoa học nào xác định cả
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Mình chơi chim và cũng đoán về tuổi chim sơ sơ, các bác có thể cho biết cách nhìn chân như thế nào để biết non rừng-già rừng 1 cách chính xác không ạ? Xin cảm ơn!
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Anh Lâm Kiệt kính mến,
Ý kiến của anh, tôi đọc rất kỹ và thấy rằng những băn khoăn đã được giải thích thấu đáo. Một lần nữa chân thành cám ơn anh, kính chúc anh và gia đình đón xuân mới an lành và tràn ngập niềm vui. Rất trân trọng.
 
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Đoán tuổi chim rừng cũng như đoán tuổi gỗ rừng, có ai biết cây đó mọc trong rừng từ ngày tháng nào đâu, vậy mà các nhà khoa học vẫn nói dựa vào các vân trong thớ gỗ đoán nó 1 -200 tuổi,các bạn có ai tin ko ạ? Tin thì có phải ngây thơ thiếu suy luận ko a? Chẳng lẽ những nhà khoa học tài ba đó nói sai, còn những người ngây thơ thiếu suy luận như chúng ta là đúng???Nên nhớ rằng chỉ cần 1 mẩu xương khô của 1 loài động vật nào đó họ có thể đưa ra tgian tồn tại của nó mà điều này ae ta chịu bó tay.
Chúng ta chưa tìm hiểu và nghiệm ra phương thức mà thôi.
Đối với những con mi mới bẫy đc chân chưa có vảy sần tôi đoán nó khoảng 2 tuổi có ai tin ko?
Xin thưa trên 3 năm tuổi rừng chân chim mới bắt đầu có vảy sần mốc.
Đó có phải là võ đoán ko hay tôi dựa vào kiến thức nuôi chim từ nhỏ đến khi già để rút ra.
Các bạn ko ngây thơ nếu tin vào điều đó đâu.


Cụ ơi!
Cụ nói đoán tuổi con mi cũng như đoán tuổi gỗ rừng làm em buồn cười quá!
Đoán tuổi gỗ người ta phải làm thịt cây gỗ đó, cưa ngang thân ra mà đếm vòng tuổi. Chả lẽ đoán tuổi con mi của cụ cũng phải thịt con mi rồi đếm cái Rì đó sao??? Cụ so sánh một người bình thường ko có phương tiện gì với các nhà khoa học kiến thức đầy mình lại còn cả đống máy móc phương tiện, có khi còn phải gửi mẫu về viện nọ viện CHAi mới có câu trả lời. Em xin hỏi cụ nuôi chim từ "nhỏ đến già" nói như vậy mà nghe được sao? Đưa cho cụ một mảnh xương, cụ dùng mắt thường liệu biết được nó là con vật gì và sống từ thời nào ko? Cụ cũng chỉ nói từ ba năm tuổi trở lên chân chim mới bắt đầu có vẩy sần, vậy thì 4 năm tuổi nó thế nào? 5 năm tuổi nó ra sao? Con chim 15 năm tuổi khác con chim 16 năm tuổi thế nào? v.v. và v. v... cụ bảo " già " rồi chắc có nhiều kinh nghiệm hãy chỉ giáo cho bọn em hậu bối ngớ ngẩn biết với.
Cảm ơn cụ! Chúc cụ tỉnh táo hơn tí!....kkk
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

[QUOTE
Đoán tuổi chim rừng cũng như đoán tuổi gỗ rừng, có ai biết cây đó mọc trong rừng từ ngày tháng nào đâu, vậy mà các nhà khoa học vẫn nói dựa vào các vân trong thớ gỗ đoán nó 1 -200 tuổi,các bạn có ai tin ko ạ? Tin thì có phải ngây thơ thiếu suy luận ko a? Chẳng lẽ những nhà khoa học tài ba đó nói sai, còn những người ngây thơ thiếu suy luận như chúng ta là đúng???
Nên nhớ rằng chỉ cần 1 mẩu xương khô của 1 loài động vật nào đó họ có thể đưa ra tgian tồn tại của nó mà điều này ae ta chịu bó tay.
Chúng ta chưa tìm hiểu và nghiệm ra phương thức mà thôi.
Đối với những con mi mới bẫy đc chân chưa có vảy sần tôi đoán nó khoảng 2 tuổi có ai tin ko?
Xin thưa trên 3 năm tuổi rừng chân chim mới bắt đầu có vảy sần mốc.
Đó có phải là võ đoán ko hay tôi dựa vào kiến thức nuôi chim từ nhỏ đến khi già để rút ra.
Các bạn ko ngây thơ nếu tin vào điều đó đâu.

Mấy bài trước cụ viết rất hay nhưng bài này xem ra hơi bị " RỐI LOẠN ĐAO PHÁP" òi! Topic này phục vụ những người mới chơi chim, cụ lôi "các nhà khoa học tài ba" vào đây là jề? Em khẳng định bằng mắt thường mà đoán tuổi chim chính xác e rằng các nhà khoa học tài ba cũng méo mặt thoai cụ ợ! Trong khi cụ chưa tìm ra giải pháp mới xin cụ đừng vội hất những công trình của người khác cụ nhé...he he
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Tôi cũng bộc bạch thế thôi mong mọi ng góp ý.Nuôi chim từ nhỏ đến già nghĩa là con chim nuôi từ kh còn bé đến lúc lớn ko có ý gì khác, mọi người đừng hiểu lầm. Mong mọi người cùng đóng góp ý kiến để diễn đàn ngày một phát triển.
Đến tgian nghỉ Tết rồi, chúc tất cả ae chơi chim đón một năm mới An Khang - Thịnh Vượng và giữ đc tình yêu chim cò.
Chào tạm biệt!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chia sẻ kinh nghiệm về Họa Mi của chú Lâm Kiệt

Chào Bác Lân Kiệt và các bác trong 4rum. Tình hình là cháu có con họa mi bổi khoảng 1 tháng lồng, cháu ốp mái cả ngày cả đêm, đến hôm nay cháu phát hiện ra họa mi trống cứ nhảy lên nan lồng mỏ vào nan lồng, rứt áo lòng và đáy lồng. Trong khi lồng em mi mái đang ở phía trước cách 1/2m. Cháu cho ăn cám đóng gói bán sẵn (hãng sx Kim Long) và ngày 4 -> 6 con dế.
Hiện tượng như vậy có phải là bất bình thường của một em họa mi không ah.
 
Bên trên