Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Thật ra chúng ta tranh luận nhằm giải để tìm ra cái đúng nhất để ae cùng tiến bộ trong nghề chơi thôi mà.

Mình cũng xin góp ý một chút về sắc đỏ ở phần hậu môn của CM. Mình có nói sắc đỏ này 1 phần do tôm tép trong cám. Và loài hồng hạc do có bộ lông đỏ vì ăn tôm tép. Mình nói như vậy vì theo 1 bài nghiên cứu về chim hồng hạc các nhà khoa học có viết:

" Gần như tất cả các loài chim đều có màu sắc phụ thuộc vào gen của chúng. Nói cách khác, con vẹt có nhiều màu bởi bố mẹ, ông bà chúng có nhiều màu. Tuy vậy hồng hạc lại là một trường hợp khác hẳn : màu hồng của chúng tạo nên do thức ăn của chúng.

72301289876278.jpg


Phụ thuộc vào khẩu phần côn trùng mà màu sắc của hồng hạc có thể nằm trong khoảng màu từ màu hồng nhạt (pale pink) cho tới màu đỏ thẫm (crimson). Hồng hạc ăn các loài côn trùng cực nhỏ ở dưới nước và hầu hết các loài này đều có chứa sắc tố được gọi là carotenoid. Tùy vào việc hồng hạc ăn nhiều hay ít sắc tố này mà lông của chúng có màu hồng nhạt hay đỏ thẫm.

Khi hồng hạc sống ở trong môi trường bị giam cầm, ví dụ như sở thú, chúng sẽ được ăn các loại thức ăn giàu carotenoid như tôm, cua và các loài giáp xác hoặc ăn thêm một số các loại hợp chất tự nhiên như Roxanthin để giữ màu hồng của mình. Nếu không được ăn các chất này, màu hồng của hồng hạc sẽ phai đi một cách khá nhanh.

Loài người cũng ăn khá nhiều các hoa quả có chứa carotenoid, ví dụ như cà rốt. Tuy vậy có lẽ do chúng ta chưa ăn nhiều như hồng hạc nên người chúng ta chưa đỏ ửng lên, trừ khi đang xấu hổ hoặc say xỉn. "

Ngoài ra màu đỏ ở hậu môn cm còn phụ thuộc vào các chế độ dinh dưỡng và hoa quả khác nữa.


CÒn về phần CM nuôi trong lồng và ngoài lồng ở đâu tốt hơn thì chắc bạn ở trong nam, điều kiện khí hậu ôn hòa hơn ngoài bắc mình nên chưa hình dung được cái thời tiết mùa đông ở ngoài mình. Mùa hè hoa quả côn trùng nhiều chim lông lá gọn đẹp khỏe mạnh. Nhưng sang đông thời tiết xuống 8-9 độ là chuyện bt. Một số tỉnh vùng núi đã từng có tuyết nhiệt độ giống trong ngăn đá tủ lạnh. Trâu bò chết như ngả dạ.

Các loài chim ăn hoa quả vào mùa đông thường it kiếm được thức ăn hơn vì mùa này it hoa quả hơn mùa hè. Côn trùng chết hoặc ẩn nấp tránh rét rất kỹ. Bữa đói bữa no. Nhiều khi chim trời xù 1 cục thấy chim mồi hót còn chẳng buồn mở mỏ đáp lại nhưng thấy lồng mồi có hoa quả là phi vào ngay. CHim lồng mùa đông thể lực vẫn sung mãn hót ché bình thường hoặc it hơn đôi chút thôi. Chim lồng chắc chỉ thiếu so với chim trời cái sự tự do thôi. Nhưng nó cũng dần thích nghi coi lồng là nhà coi người là bạn nên lại cất tiếng hót như ở ngoài tự nhiên.

Thân!
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

có cụ nào biết cho hỏi chào mào mộc mới về chỉ hót : Quích chèo quèo ( 3 tiếng ) còn ché và chẻ rất nhiều rất hay rít réc réc réc réc... tích và đít rất đỏ vậy đây là chim mái hay trống ?? hay chào mào mộc mới về nên chưa đi được giọng dài và kép rất mong anh em trả lời giúp
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

các bác vào đây để jao lưu học hỏi & trao đổi kinh nghiệm chứ lên đây đấu khẩu làm j cho nó mất hòa khí ace ra.dĩ hòa vi quý các bác ơi.
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Mọi người vào đây là để tham khảo , bản luận các chủ đề thiết thực . Nhằm nâng cao nghề chơi .
Bạn cần suy nghĩ kỹ định hướng bạn vào diễn đàn để làm gì ? Đừng dùng những từ ngữ phản cảm , khiến những người đọc sau sẽ khó hiểu , gây tranh cãi .
Mong bạn có những đóng góp lớn cho diễn đàn . Hy vọng bài viết này của mình sẽ làm giảm bớt hơi nóng giữa các bài viết trên .
Mong topic bàn luận sôi nổi và có những ý kiến đóng góp thiết thực hơn nữa .
!

:)) :)) :)) :)) ôi sợ quá. mình cũng muốn thảo luận thôi có gì mấy anh chị MOD bỏ qua cho nhá



Hiền Cô Nương còn nhỏ tuổi, nếu có nói sai điều gì thì mong các anh em lượng thứ cho. Hiền Cô Nương dám khẳng định thêm một lần nữa là chế độ dinh dưỡng của chim ở trong lồng tốt hơn so với ở ngoài thiên nhiên. Thực tế anh em nhà ta đã nuôi dưỡng chim, kiểm nghiệm và chứng minh cho điều đó rồi!

mình cũng xin khẳng định với HCN và các bác là đk chim nuôi trong lồng không bằng chim ngaòi tự niên


Không biết ở Việt Nam bắt đầu nuôi chim, cụ thể hơn là nuôi chim Chào Mào từ năm nào nhỉ? Có lẽ từ lâu lắm rồi, và người ta không tìm hiểu, nghiên cứu, theo dõi tập tính của nó... thì làm sao mà dám bắt nó, bẫy nó, nuôi nó, biết nó sống ở đâu nhiều, biết nó thích ăn gì?


vậy cho mình hỏi: tìm hiểu thì tìm hiểu gì? chẳng qua là tập tính, ăn gì,...,.... nhưng có ai dám khẳng định ăn bao nhiêu, trong thời gian nào thì cần những thức ăn nào và bao nhiêu thì đủ không?

Nếu nói về mỗi cá nhân thì có thể tạm tính trung bình cứ 100 người nuôi chim thì có 1 người có nghiên cứu về vụ tập tính sinh hoạt cũng như ăn uống của chim ở ngoài thiên nhiên

mạo mụi cho mình hỏi dữ liệu này anh lấy từ đâu?


Hiền Cô Nương dựa vào chút ít kinh nghiệm nhỏ bé tích lũy và học hỏi bữa giờ từ mấy anh em trên diễn đàn thôi! Lượng thức ăn mà chào mào tự nhiên hay ăn mỗi ngày gồm trái cây: chuối, sim, ổi, nhãn, vải... (quả của cây rừng, phần lớn là những loại trái cây có màu sắc sặc sỡ và có kèm theo vị ngọt) và côn trùng nhỏ, cào cào, trứng kiến, bọ, dế, sâu... và một số loại ngũ cốc khác.


cái này thì ai cũng biết. nhưng một ngày chim ăn những laọi nào và số lượng bao nhiêu thì....:)) chim trong lồng ăn loại nào chứ. chẳng qua là một loại trái cây cho một ngày thôi. đâu có phong phú như ngoài tự nhiên


Theo như anh nói, nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhưng Hiền Cô Nương lại nghĩ thức ăn tổng hợp mình làm (anh em nhà ta hay gọi là cám) thì sẽ tốt hơn so với nguồn thức ăn ngoài tự nhiên rất nhiều.
Dẫn chứng: nếu anh chịu khó để ý kĩ, 2 chú chim bằng tuổi nhau, 1 ở trong lồng và 1 ở ngoài thiên nhiên thì chú chim ở trong lồng, được chăm sóc luôn luôn chơi dữ hơn, thân hình có độ nở hơn, lông mượt hơn và mọc dày hơn so với chú chim sống ngoài tự nhiên.


chỗ này làm mình khúc mắc nhất nà.
thứ nhất: HCN có thường đi bẫy chim không? anh có gặp những con chim trận đấu làm bể gần hàng chục con chim mồi chinh chiến chưa? còn chim mồi mà đấu đá chim trời bể là khái niệm mình chưa nghe bao giờ. chắc mình còn nhỏ tuổi, kiến thức nông cạn

thứ hai: làm sao bạn so sánh được hai con như vậy. vì chim ngoài tự nhiên sao bạn biết chính xác nó bao nhiu mùa.

thưs ba: lông chim trong lồng mượt hơn và dày hơn chim ngoài tự nhiên?? quả thật chưa bao h nghe nói

nếu nuôi trong lồng tốt hơn tự nhiên thì tại sao lông chim trong lồng lại có màu bạc hơn chim tự nhiên nhỉ


Anh đã bao giờ thấy một em Chào Mào ngoài tự nhiên tắm nắng chưa? Nếu ai đã từng xem thì có lẽ cũng biết được phần nào chế độ tắm nắng của chim ngoài thiên nhiên như thế nào rồi! Sau đây Hiền Cô Nương có một số tấm hình minh họa chi tiết, cụ thể về từng giai đoạn tắm nắng của chim. Đa số Chào Mào tắm nắng trong quá trình tìm kiếm thức ăn, khi đã có phần mỏi cánh hoặc sau khi tắm nước xong, chim tắm nắng một cách rất ...tự nhiên. Liều lượng nắng và thời gian bao lâu có lẽ chỉ có chim mới...biết!

bt1070821.jpg

bulbulredwhiskered3.jpg



redwhiskeredbulbul001.jpg


Thêm em này vào luôn cho hoành tráng!
4998726884b0a37969d3z.jpg


mình thường đi bẫy chim nên mình khẳng định những hình này đúng ra là chim đi nắng chứ tắm nắng gì. chim tắng nắng thì ngã người về một phía. xù lông và dang cánh ra cho nắng chiếu vào thân thể

Nhưng khi được vào lồng chăm sóc, chim được hưởng một chế độ tắm nắng đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định. Trong một ngày, nếu có điều kiện thì anh em nhà ta vẫn có thể cho chim tắm nắng 2 - 3 buổi sáng, trưa (sau khi tắm nước xong) và chiều trong 1 ngày, những ai bận hoặc không có thời gian rảnh rỗi thì vẫn có thể tranh thủ cho chim tắm nắng 1 lần/ 1 ngày. Chế độ tắm nắng đều đặn, có thể nói là "liều lượng" nắng và khoảng thời gian tắm nắng mà chim ở trong lồng "phải" tắm là nhiều hơn so với chim ở ngoài thiên nhiên.


Anh chú ý đến dáng của em này nhé!
13471106.jpg

13471969.jpg


Tắm nắng lâu và thường xuyên quá nên em nó bị gù lưng
13662622.jpg

cm4mua51.jpg

0907090743.jpg

cm4mua51.jpg

cm4mua21.jpg

cm4mua41.jpg


những dáng e này bác cho là phơi nắng nhiều nên hình thành dáng chữ C, xuệ cánh, lưng gù sao? bác có nuôi mấy con chim này không mà bác biết là dang nắng chim hình thành hình dáng vậy?

nếu như chim dang nắng sẽ có dáng như vậy thì những người nuôi chim ần gì phải lựa chọn dáng chữ C cho cực công nhỉ? chỉ cần mua con nào rồi về dnag nắng thì ok àh :))

Về cái mà anh gọi là ẩn số ia đã được nhiều người giải và đã giải ra cách đây lâu lắm rồi. Muốn biết một em chim đã tắm đủ nắng hay chưa chỉ cần chịu khó quan sát em nó là biết liền. Nếu chim thiếu nắng khi được đưa ra ngoài trời, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu nhẹ vào thì chim sẽ xù lông, duỗi cánh, thậm chí nghiêng người, duỗi luôn cả chân ra nữa để hứng lấy những tia nắng sáng sớm. Có thể khi này miệng chim mơi mở rộng, điều này bình thường thôi, vì do ở dưới nắng nên nhiệt độ chim bắt đầu thay đổi, chim không có tuyến mồ hôi để làm giảm bớt nhiệt độ cơ thể nên mới há miệng thở để cần bằng nhiệt độ.


Chim đủ nắng, được tắm nắng đều đặn, thừong xuyên khi đưa ra ngoài trời để sưởi nắng thì chim ít hoặc không có hiện tựong duỗi cánh hay duỗi luôn chân ở trên mà chỉ hơi xù nhẹ lông hoặc cong lưng nên nhìn gần giống như bị gù lưng

cái này mình công nhận với anh chính xác


dsc0183g.jpg

dsc01821cu.jpg

dsc09221w.jpg


Vậy à! Vậy là bấy lâu nay Hiền Cô Nương đã hiểu sai vấn đề sao? Hiền Cô Nương vẫn nghĩ là do yếu tố chăm sóc chứ! Vì ở mùa lông thứ hai thì mũ mọc dày và phủ kín đầu, cao hơn, dáng chim đẹp hơn... so với khi chim đang khoác bộ lông bổi. Cái này có vị tiền bối nào lỡ chân lạc vào thì cho Hiền Cô Nương một lời khuyên chân tình nè! X_X X_X

mình lấy ví dụ về chính 3 con chim của mình cho cụ thể nha
con này là con mồi 8 mùa của mình. chân mào mỏng hơn con bổi 1 mùa
con mồi 8 mùa
032810172300.jpg

con đây là con bổi một mùa
101310103501.jpg


đây là con chim tơ hai mùa. dáng chữ C, cánh xuệ.mào ngắn

102310083700.jpg


những hình vừa rồi có ngược với quan điểm của anh hay không. mình chăm chim thì con nào cũng như nhau. con chim tơ thì hai mùa mào thì ngắn và thấp hơn con bổi 1 mùa. con chim mồi 8 mùa mào cao nhưng thưa hơn hai con kia. con mồi 8 mùa nhưng dáng đứng thẳng. con bổi thì có xuệ cánh chút. con tơ thì chữ C lưng tôm??? mình dang nắng như nhau nha. chứ không phải con chim mồi không dang nắng đâu nha :)):))

Thì ra là vậy! Vậy anh có nuôi chim không vậy? Nuôi thả hay nuôi nhốt trong lồng vậy? [-X [-X

:)) thưa anh là có. và mình nuôi trong lồng. clip chim mình mới nhất đây
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=tzdnyrV1GpU[/YOUTB]

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=wJ_e6X6JQqQ[/YOUTB]
mình nuôi tương đối thôi chứ không hơn tự nhiên nha
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Dần dần khi đất nước phát triển, con người văn minh hơn chúng ta sẽ không con khái niệm giữa chim trời và chim nhà nữa vì lúc đó để tôn trọng môi trường, tôn trọng cảnh quan sinh thái chúng ta không được quyền tha hồ mà bẫy, bắt chim tự do như trước đây... Nước Việt Nam chúng ta là nước có tỷ lệ vi phạm hiệp ước bảo vệ môi trường và cấm săn bắt động vật hoang dã lớn và đó cũng là lời cảnh báo nghiêm trọng về sự đe dọa sinh trưởng của các loài vật nói chung trong đó có những loài chim quí hiếm. Ngay sát cạnh chúng ta Thái lan là nước khá thành công trong việc nuôi, đẻ nhân tạo loại chim Chào mào mà chúng ta cũng rất đáng học tập. Bài viết này được mở ra để chúng ta cùng nhau thảo luận, cùng nhau chia sẻ cách thức chăm sóc cũng như tìm tòi để làm sao có thể nuôi nhốt CM mô phỏng theo tập tính sống của chúng ở ngoài thiên nhiên, tiến tới hoàn thiện quá trình nuôi nhốt để làm sao có thể nuôi chúng tốt hơn, đầy đủ hơn về dinh dưỡng cũng như khỏe mạnh hơn về lực, bảo vệ chúng khỏi những nguy cơ từ bên ngoài như tác động của thiên nhiên, thời tiết, những động vật săn mồi khác.... Đó mơi chính là những cái chúng ta cần hướng tới....Mỗi người nên từ bỏ cái Tôi một chút cùng nhau hướng tới tính cộng đồng thì mình nghĩ có ích hơn nhiều cho công việc học tập, nghiên cứu, giúp ích cho xã hội, cho bản thân.
Người ngu mà biết mình ngu... bởi người khác bảo ngu
Người ngu mà tưởng mình trí... bởi muốn hơn người
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

:)) :)) :)) :)) ôi sợ quá. mình cũng muốn thảo luận thôi có gì mấy anh chị MOD bỏ qua cho nhá

Mod chỉ nhắc nhở anh em khi nói chuyện nên giữ hòa khí tí, vì diễn đàn là nơi giao lưu, học hỏi và những tranh luận như vậy là không thể tránh khỏi, có khi những ai mới tham gia nuôi chim Chào Mào vào đọc bài này sẽ tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý cũng nên!

mình cũng xin khẳng định với HCN và các bác là đk chim nuôi trong lồng không bằng chim ngaòi tự niên

Hiền Cô Nưong vẫn giữ nguyên lập trường và quan điểm của mình.

vậy cho mình hỏi: tìm hiểu thì tìm hiểu gì? chẳng qua là tập tính, ăn gì,...,.... nhưng có ai dám khẳng định ăn bao nhiêu, trong thời gian nào thì cần những thức ăn nào và bao nhiêu thì đủ không?
Mỗi khi chim đã vào lồng, bột, nước và thức ăn luôn có sẵn, chim ăn đến khi nào cảm thấy no thì gọi là đủ. Trong quá trình và thời gian chim chuẩn bị đỗ lông thì người làm bột nên hạn chế đến lượng sâu và tép, tăng cường thêm ít đậu phộng và cho chim ăn nhiều trái cây, như vậy sẽ giúp chim sớm có một bộ lông đẹp.

mạo mụi cho mình hỏi dữ liệu này anh lấy từ đâu?
Anh cứ đi hỏi thực tế ở nơi anh ở là sẽ biết liền. Bởi vì bản thân ai nuôi chim có kinh nghiệm khoảng 6 tháng đều biết đến những điều này!

cái này thì ai cũng biết. nhưng một ngày chim ăn những laọi nào và số lượng bao nhiêu thì....:)) chim trong lồng ăn loại nào chứ. chẳng qua là một loại trái cây cho một ngày thôi. đâu có phong phú như ngoài tự nhiên

Trái cây khi chim ăn ở trong lồng tuy không phong phú bằng ngoài thiên nhiên nhưng vẫn bảo đảm được phần nào những chất mà chim cần, ngoài ra anh nên nhớ cám cho chim ăn sẽ bổ sung thêm những chất cần thiết cho chim chứ không phải chỉ riêng trái cây. Anh đã nuôi chim, vậy anh có thể cho Hiền Cô Nương biết cám đó là do anh làm hay mua không? Nếu là cám làm thì anh có thể nêu ra những thành phần mà anh cho vào đó không? Ở ngoài thiên nhiên, chim đâu có được bảo đảm về lượng thức ăn và điều độ như ở trong lồng? Liệu những ngày mưa to gió lớn hay bão, chim có tìm kiếm và bổ sung được lượng thức ăn cần thiết không? Hay là nấp dưới những tán lá uống nước cầm hơi để chờ khi trời tạnh? Mùa đông chim có kiếm đủ tiêu chuẩn 1 ngày mấy em cào cào, sâu bọ hay dế... để ăn không? Vào những khi trái mùa hoặc mất mùa, chuối trong rừng không ra quả hoặc bị người chặt phá đi thì chim sẽ ăn chuối ở đâu? Hay là ăn những loại trái cây mà chim không thích để cầm chừng?

chỗ này làm mình khúc mắc nhất nà.
thứ nhất: HCN có thường đi bẫy chim không? anh có gặp những con chim trận đấu làm bể gần hàng chục con chim mồi chinh chiến chưa? còn chim mồi mà đấu đá chim trời bể là khái niệm mình chưa nghe bao giờ. chắc mình còn nhỏ tuổi, kiến thức nông cạn

Hiền Cô Nương đã từng đi bẫy chim, và cũng đã nghe chứ chưa thấy chim trời đá và làm bể hàng chục con mồi chiến. Cái này có nhiều khả năng xảy ra, do con chim mồi chơi không căng, do ngừoi đặt lồng bẫy không biết thế để treo lồng, và do người đặt bẫy không biết cách để bẫy chim.
Vậy anh đã từng nghe chim mồi hót, làm nước dữ quá mà chim trời hoảng và bay mất không? Từ đó mới sinh ra mấy em chim "sạn", chỉ dám đứng trên cao hót lại, luôn di chuyển từ cây này sang cây khác chứ không chịu bay xuống đá, và cho dù lồng bẫy treo cao đi nữa thì em nó cũng tìm cách "lơ" và bay đi nơi khác, chỉ hót với theo mấy tiếng cho có lệ.

thứ hai: làm sao bạn so sánh được hai con như vậy. vì chim ngoài tự nhiên sao bạn biết chính xác nó bao nhiu mùa.

Anh thử theo dõi thì sẽ thấy được sự đổi thay ở chim thôi. Nếu không theo dõi được hoặc khó theo dõi thì anh vẫn có thể tìm mấy em chim lứa (chim chưa đỏ má) nuôi thử và quan sát với mấy em chim lứa cùng mùa. Tuy chim ở ngoài thiên nhiên thì Hiền Cô Nương không phân biệt được tuổi tác nhưng với một em chim lứa, chim lứa trời thì có thể nhận ra.


thưs ba: lông chim trong lồng mượt hơn và dày hơn chim ngoài tự nhiên?? quả thật chưa bao h nghe nói

Vậy thì bây giờ anh đã nghe Hiền Cô Nương nói rồi đó thôi! Cái này thực tế sẽ chứng minh chứ không phải tranh luận.

nếu nuôi trong lồng tốt hơn tự nhiên thì tại sao lông chim trong lồng lại có màu bạc hơn chim tự nhiên nhỉ

Chim trong lồng có màu bạc hơn do người chăm chim chưa bổ sung được những chất cần thiết cho chim vào lúc chim đỗ lông.
Vậy anh đã từng thấy những em chào mào ngoài tự nhiên có màu lông bạc và vàng hơn so với chim nhiều tuổi lồng chưa? Hai em chim ở dưới đây là tiêu biểu cho hiện tượng này, không biết là do ngừoi chụp hình, do nắng hay so tiểu xảo nào làm nên?
65_1288708996_pycnonotus_jocosus_3.jpg

65_1288709061_pycnonotus_jocosus_7.jpg




mình thường đi bẫy chim nên mình khẳng định những hình này đúng ra là chim đi nắng chứ tắm nắng gì. chim tắng nắng thì ngã người về một phía. xù lông và dang cánh ra cho nắng chiếu vào thân thể

Hiện tượng trên Hiền Cô Nương thấy chỉ gặp ở những em chim sống trong vùng nào thời tiết âm u không có nắng, mưa nhiều và kéo dài thôi. Miêu tả như anh nói cách tắm nắng của chim, như vậy ở trong lồng em nào có những biểu hiện như trên khi đưa ra ngoài nắng là tắm nắng hả anh? Vậy sao Hiền Cô Nương thấy ngừoi ta đưa lồng chim ra ngoài thì gọi là cho chim tắm nắng nhỉ? Hay là họ hiểu...sai?
Cách mà anh gọi là "tắm nắng" thì nhiều nơi họ gọi là "thiếu nắng" đó anh.


những dáng e này bác cho là phơi nắng nhiều nên hình thành dáng chữ C, xuệ cánh, lưng gù sao? bác có nuôi mấy con chim này không mà bác biết là dang nắng chim hình thành hình dáng vậy?

Những em này Hiền Cô Nương không nuôi, chỉ đưa hình lên minh họa cho anh thấy rõ thôi. Nhưng mà vẫn có nhiều em qua tay Hiền Cô Nương, được tắm nắng điều độ và giữ một dáng vóc như vậy!

nếu như chim dang nắng sẽ có dáng như vậy thì những người nuôi chim ần gì phải lựa chọn dáng chữ C cho cực công nhỉ? chỉ cần mua con nào rồi về dnag nắng thì ok àh :))

Xưa nay chỉ nghe chọn chim đòn dài, mũ đẹp và phủ kín đầu, ướm đậm, lưng gù... và cho kè lồng xem tứong, xem giọng chứ chưa bao giờ nghe vụ chọn chim có dáng hình chữ C cả. Nếu khi kè lồng em nó cong mình như vậy thì do em nó còn có "giữ lửa" trong người mới như vậy. Bất kì em chim nào trải qua quá trình chăm sóc và tắm nắng điều độ đều có hình dạng như vậy!


mình lấy ví dụ về chính 3 con chim của mình cho cụ thể nha
con này là con mồi 8 mùa của mình. chân mào mỏng hơn con bổi 1 mùa
con mồi 8 mùa
Những hình vừa rồi có ngược với quan điểm của anh hay không. mình chăm chim thì con nào cũng như nhau. con chim tơ thì hai mùa mào thì ngắn và thấp hơn con bổi 1 mùa. con chim mồi 8 mùa mào cao nhưng thưa hơn hai con kia. con mồi 8 mùa nhưng dáng đứng thẳng. con bổi thì có xuệ cánh chút. con tơ thì chữ C lưng tôm??? mình dang nắng như nhau nha. chứ không phải con chim mồi không dang nắng đâu nha :)):))

Anh so sánh kiểu này, anh em đọc vào sẽ thấy không khách quan cho lắm! Anh nên so sánh sự đổi thay em nó khi là chim bổi, chim 1 mùa, và chụp lại hình sau mỗi quá trình thay lông, anh sẽ thấy được sự tahy đổi kích thước của chim qua mỗi thời kì, lông mũ mọc phủ, rậm và mượt hơn so với trước kia!
Anh cho chế độ tắm nắng 2 em như nhau, nhưng khi chim tắm nắng, anh nhìn vào có nhận biết được như thế nào gọi là chim đủ nắng không? :-??Nếu chim tắm chưa đủ nắng và sức nó còn chịu được mà anh chỉ tính vào lượng thời gian cho tắm, như vậy thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả! Nuôi chim không phải là cho chim ăn, uống đủ mà phải hiểu được chim nữa!

:)) thưa anh là có. và mình nuôi trong lồng. clip chim mình mới nhất đây

Cảm ơn anh đã cho Hiền Cô Nương chiêm ngưỡng dáng, giọng của chim miền trong. Chim của anh chơi căng, sung thật, có lẽ em nó được chăm sóc theo chế độ gần giống như ngoài tự nhiên, vậy anh cần gì phải sử dụng đến lu chưa bột nhỉ? Chỉ cần cho em nó ăn trái cây, cào cào, sâu là Ok rồi? Xem thử đến mùa thay lông hay mùa lạnh, em nó sẽ như thế nào?
Nói về độ chơi thì chim của anh chơi căng, nhưng nói về giọng "Chét" thì...! Hiền Cô Nương hiểu biết kém nhưng thấy giọng em nó hình như có vấn đề hay là chim ở Phú yên chét giọng nó như vậy?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

chắc mình viết bài này là bài cuối. vì có viết hay không thì cũng chỉ có hai người tranh luận thôi.

Hiền Cô Nưong vẫn giữ nguyên lập trường và quan điểm của mình.


nói như anh vậy thfi còn làm gì nữa. mình đang tranh luận thì phải đưa ra lý để thuyết phụ chứ. chứ nếu như nói ngang xuơng như vậy thì hóa ra mình viết bài này rất dư thừa

Mỗi khi chim đã vào lồng, bột, nước và thức ăn luôn có sẵn, chim ăn đến khi nào cảm thấy no thì gọi là đủ. T


đủ no hay đủ chất. hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau àh. nếu như đủ chất thì HCN có thể chỉ mình và cách ace chơi chào mào cách và công thức làm cám và kiểm nghiệm nơi nào luôn nha. mình thành thật cảm ơn nhiều

Anh cứ đi hỏi thực tế ở nơi anh ở là sẽ biết liền. Bởi vì bản thân ai nuôi chim có kinh nghiệm khoảng 6 tháng đều biết đến những điều này!

mình nuôi chào mào đã hơn 9 năm nay mà vần đề này quả thật mình chưa nghe bao h. chắc mình ở trong vùng xâu vùng xa nên chưa có thông tin đến kiệp


Trái cây khi chim ăn ở trong lồng tuy không phong phú bằng ngoài thiên nhiên nhưng vẫn bảo đảm được phần nào những chất mà chim cần, ngoài ra anh nên nhớ cám cho chim ăn sẽ bổ sung thêm những chất cần thiết cho chim chứ không phải chỉ riêng trái cây
.

vâng dĩ nhiên. nhưng giữ thức ăn tươi sống với thức ăn đã qua chế biến thì cái nào tốt hơn (thực phẩm chung luôn chứ không nhất thiết thức ăn chào mào) giữa hai vấn đề này đã thấy chim ngoài tự nhiên có năng lượng tốt hơn chim trong lồng rồi

Anh đã nuôi chim, vậy anh có thể cho Hiền Cô Nương biết cám đó là do anh làm hay mua không? Nếu là cám làm thì anh có thể nêu ra những thành phần mà anh cho vào đó không?


cám mình tự làm. thành phần: đậu phộng, xanh, nành. tôm khô.lòng đỏ và vỏ trứng. kỷ tử. có gì nhờ HCN chỉ giáo nhiệt tình nha.

Ở ngoài thiên nhiên, chim đâu có được bảo đảm về lượng thức ăn và điều độ như ở trong lồng? Liệu những ngày mưa to gió lớn hay bão, chim có tìm kiếm và bổ sung được lượng thức ăn cần thiết không? Hay là nấp dưới những tán lá uống nước cầm hơi để chờ khi trời tạnh? Mùa đông chim có kiếm đủ tiêu chuẩn 1 ngày mấy em cào cào, sâu bọ hay dế... để ăn không?


ngoài tự nhiên chim không đảm bảo lượng thức ăn lúc nào cũng dồi dào nhưng nguồn thức ăn vô tận. trời mưa chim vẫn đi kiếm mối nhưng không ra ngaòi chỉ chui trong lùm hoặc những tán cây to để đi kiếm mồi nha anh. chứ không phải chỉ đứng một chổ chờ trời mưa tạnh đâu. chim chỉ đứng một chỗ trú mưa khi có mưa to và bão. thực chất nhưng nơi mà có gió to khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm thì tự chúng sẽ di cư đến một nơi khác an toàn hơn và có nguồn thức ăn dồi dào hơn.
ví dụ cụ thể. vào mùa đông chim thường di chuyển xuống vùng thấp để ăn nhưng trái cơm tàu, xá xị....những laọi trái này là đặc biệt ra vào mùa này

Vào những khi trái mùa hoặc mất mùa, chuối trong rừng không ra quả hoặc bị người chặt phá đi thì chim sẽ ăn chuối ở đâu? Hay là ăn những loại trái cây mà chim không thích để cầm chừng?

hihi rừng núi bao la trái cây vô số kể. đâu chỉ có duy nhất chuối hoặc một laọi trái cây nào. mặc dầu có mùa chuối đi nữa chim cũng đâu chỉ ăn chuối chứ :)) những laọi trái cây mà chim không thích là loại nào nhỉ?


Hiền Cô Nương đã từng đi bẫy chim, và cũng đã nghe chứ chưa thấy chim trời đá và làm bể hàng chục con mồi chiến. Cái này có nhiều khả năng xảy ra, do con chim mồi chơi không căng, do ngừoi đặt lồng bẫy không biết thế để treo lồng, và do người đặt bẫy không biết cách để bẫy chim.

hihi chẳng lẻ hàng chục con chim mồi điều treo không đúng chỗ. con nào cũng không căng....mình có nhắc là hàng chục con chim mồi chinh chiến:)

Vậy anh đã từng nghe chim mồi hót, làm nước dữ quá mà chim trời hoảng và bay mất không? Từ đó mới sinh ra mấy em chim "sạn", chỉ dám đứng trên cao hót lại, luôn di chuyển từ cây này sang cây khác chứ không chịu bay xuống đá, và cho dù lồng bẫy treo cao đi nữa thì em nó cũng tìm cách "lơ" và bay đi nơi khác, chỉ hót với theo mấy tiếng cho có lệ.

hihihi cái này thì có nghe. nhưng chim trời là con chim nào. chim tơ hay giài mùa. trống hay mái.vị trí đặc chim của bạn???? ??? chim sạn thực chất là chim quen với lồng bẫy chứ đâu phải sợ chim mồi. nếu bạn chuyển sang lồng bẫy giống như lồng bẫy cu gáy và ngụy trang thì chạy đi đâu mà không vào đá chứ. cách này mình làm khá thành công đó anh àh

lông chim trong lồng mượt hơn và dày hơn chim ngoài tự nhiên
Vậy thì bây giờ anh đã nghe Hiền Cô Nương nói rồi đó thôi! Cái này thực tế sẽ chứng minh chứ không phải tranh luận.


hihi. anh có nghe khái niệm chọn chim siêng miệng hay còn gọi là mau miệng chưa. người ta đưa ra tiêu chí chọn con chim siêng miệng là lông mỏng, mỏ mỏng....nói như HCN thì nếu chim trong lồng qua vài mùa thì con nào cũng ko siêng hót, chim trời mới bắt về thì con nào cũng siêng hót ah. nếu không phải vậy như lời HCN nói thì chắc cao nhân chơi chim trước đã nhận định sai rồi nhỉ

Chim trong lồng có màu bạc hơn do người chăm chim chưa bổ sung được những chất cần thiết cho chim vào lúc chim đỗ lông.
Vậy anh đã từng thấy những em chào mào ngoài tự nhiên có màu lông bạc và vàng hơn so với chim nhiều tuổi lồng chưa?

chim chào mào cũng như da của người vậy. có con màu vàng cũng có con màu xậm hơn. nếu các cao nhân nào chơi chim bổi hoặc bẫy chim bổi thì sẽ biết rất rõ. nhưng khi cho vào lồng nui qua mùa lông thì dễ thấy nhất là lông đít đã bạc đi so với chim tự nhiên. lông đít chim tự nhiên con nào cũng đỏ tươi như nhau

Hiện tượng trên Hiền Cô Nương thấy chỉ gặp ở những em chim sống trong vùng nào thời tiết âm u không có nắng, mưa nhiều và kéo dài thôi. Miêu tả như anh nói cách tắm nắng của chim, như vậy ở trong lồng em nào có những biểu hiện như trên khi đưa ra ngoài nắng là tắm nắng hả anh? Vậy sao Hiền Cô Nương thấy ngừoi ta đưa lồng chim ra ngoài thì gọi là cho chim tắm nắng nhỉ? Hay là họ hiểu...sai?
Cách mà anh gọi là "tắm nắng" thì nhiều nơi họ gọi là "thiếu nắng" đó anh.

oh hóa ra là vậy. mình cũng từng đi bẫy chim cả ngày. mình quan sát được khi mỗi sáng thì chim thường làm vậy (cả đàn) mà trong lúc mùa hè. vậy chắc thiếu nắng hết àh? trong lồng thì người ta ép nắng để con chim chiệu lực hơn khi đấu đá và những lúc chim thấy cần thiết thì tự tắm nắng thôi


Những em này Hiền Cô Nương không nuôi, chỉ đưa hình lên minh họa cho anh thấy rõ thôi. Nhưng mà vẫn có nhiều em qua tay Hiền Cô Nương, được tắm nắng điều độ và giữ một dáng vóc như vậy!


hihi cái này là khái niệm mới nhất trong nghề chơi chao mào mà mình được nghe. vậy anh hãy phỗ biến cách này cho ace dùng nha. vì rất nhiều nười chơi thích dáng như vậy lắm đó. và anh cho luôn dang nắng như thể nào. bào nhiu phút/ ngày.... cho ace nha, trong đó có mình đi làm theo đầu tiên ák

Xưa nay chỉ nghe chọn chim đòn dài, mũ đẹp và phủ kín đầu, ướm đậm, lưng gù... và cho kè lồng xem tứong, xem giọng chứ chưa bao giờ nghe vụ chọn chim có dáng hình chữ C cả. Nếu khi kè lồng em nó cong mình như vậy thì do em nó còn có "giữ lửa" trong người mới như vậy. Bất kì em chim nào trải qua quá trình chăm sóc và tắm nắng điều độ đều có hình dạng như vậy!


quả thật HCN chưa nghe sao? hơi bị bất ngờ đó nha. vì khái niệm này ace chơi chào mào đã đưa ra từ lâu rồi mà. vâng con chim đứng dáng chữ C thì đang có lữa nhưng những con đang có lữa sao ko đứng dáng chữ C. chắc nó thiếu nắng hoặc dang nắng ko điều chăng? nếu vậy sao nó có lữa

Anh so sánh kiểu này, anh em đọc vào sẽ thấy không khách quan cho lắm! Anh nên so sánh sự đổi thay em nó khi là chim bổi, chim 1 mùa, và chụp lại hình sau mỗi quá trình thay lông, anh sẽ thấy được sự tahy đổi kích thước của chim qua mỗi thời kì, lông mũ mọc phủ, rậm và mượt hơn so với trước kia!

hihi. mình không chụp hình lại từng mùa lông. nhưng khẳng định với bạn là chim mình vẫn vậy. còn chim ngaòi tự nhiên mỏng lông hơn chim trong lồng là vì chim tự nhiên lúc nào cũng sung mãn. lông xếp gọn gàn lại. còn chim lồng ít sung hơn nên lông thường xù hơn chút, nhưng những con mà nuôi tốt lông vẫn xếp ôm mình như chim trời. vấn đề này ai chơi chào mào cũng biết

Anh cho chế độ tắm nắng 2 em như nhau, nhưng khi chim tắm nắng, anh nhìn vào có nhận biết được như thế nào gọi là chim đủ nắng không? :-??Nếu chim tắm chưa đủ nắng và sức nó còn chịu được mà anh chỉ tính vào lượng thời gian cho tắm, như vậy thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả! Nuôi chim không phải là cho chim ăn, uống đủ mà phải hiểu được chim nữa!

hihi.hiểu như thế nào nhỉ. ảnh có hiểu mấy con chim của anh không. nếu hiểu rồi thì chắc nó chơi hơn tự nhiên đúng không. nếu đc cho ace mở mang tầm mắt nha


Cảm ơn anh đã cho Hiền Cô Nương chiêm ngưỡng dáng, giọng của chim miền trong. Chim của anh chơi căng, sung thật, có lẽ em nó được chăm sóc theo chế độ gần giống như ngoài tự nhiên, vậy anh cần gì phải sử dụng đến lu chưa bột nhỉ? Chỉ cần cho em nó ăn trái cây, cào cào, sâu là Ok rồi? Xem thử đến mùa thay lông hay mùa lạnh, em nó sẽ như thế nào?


hihi. quan điểm của mình là CHIM NUÔI TRONG LỒNG NÓ KHÔNG ĐƯỢC TỐT BẰNG CHIM TỰ NHIÊN chứ mình đâu có phản đối cách nuôi chim trong môi trường nuôi nhốt?. cho ăn cám để chi. để những lúc làm biếng khô cho chim ăn trái cây hay mồi tuơi thì nó có thể ăn cám. nếu như có mồi tươi, trái cây phong phú và số lượng đầy đủ mình chẳng cho ăn cám làm gì

Nói về độ chơi thì chim của anh chơi căng, nhưng nói về giọng "Chét" thì...! Hiền Cô Nương hiểu biết kém nhưng thấy giọng em nó hình như có vấn đề hay là chim ở Phú yên chét giọng nó như vậy?[/QUOTE]
mình không bàn luần nước chơi hay giọng ở đây. vì sao mỗi tỉnh, vùng có giọng khác nhau. vì sao trong một gia đình lại có giọng lại khác nhau. trầm bổng khác nhau. nên vẫn đề này e là HCN ngoài lề.nếu như có vần đề thì mong HCN chỉ giáo

xét về con người cho cụ thể chút nha: hai người ở chế độ ăn ngủ, sinh hoạt như nhau. nhưng một người rèn luyện thể thao một người ăn rồi ngủ thì người nào mập hơn và người nào có sức khỏe hơn? giữa cái mập và sức khỏe là khác nhau hoàn toàn nha. cho nên con chim ngoài tự nhiên và trong lồng cũng vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

hihihi quả thật ở VN ta và cũng như 1 số nc các bạn coi thử con CM chúng ta chơi thuộc dạng loại chim nào, có phải nằm trong mục sách đỏ k, hay là loài chim nguy hiểm, và 1 điểm nữa các bạn search thử trên mạng về tài liệu loại chim này có k? kể cả quá trình khi nào chim ghép cặp, bao lâu sau đấy là chim mới đẻ sau khi trống ốp mái, làm ổ ra sao, khi nào thì chim con nở, thức ăn chim mẹ cho thường là gì......nói chung nhiều cái chúng ta k biết. Nhưng mình nói sơ về giữa con chim trong lồng và con chim trời đấy là sự bay nhảy, rõ ràng con chim trong lồng khi thả nó bay thế nào, và con chim trời nó bay ra sao. và khi con chim trong lồng thoát ra ngoài trời nó ra sao. CM là niềm đam mê và khám phá, mỗi ae mỗi kinh nghiệm để đúc kết lại những cái các ae khác chưa biết. k ai đúng k ai sai vì mỗi ng mỗi lập trường và kinh nghiệm trải qua khác nhau
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Quan điểm thì mỗi người một quan điểm nhưng đúng sai thế nào thì chả có tiêu chuẩn nào đánh giá cả. Có cái là phải biết nhìn nhận một cách đúng đắn để chăm sóc cho những chú chim của mình thật tốt thôi!!!!!
Mình thì như quan điểm ban đầu, vote cho bác thanhbonsai9x một phiếu!!!
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

nói như anh vậy thfi còn làm gì nữa. mình đang tranh luận thì phải đưa ra lý để thuyết phụ chứ. chứ nếu như nói ngang xuơng như vậy thì hóa ra mình viết bài này rất dư thừa
Anh này hay ghê! Trước khi đọc cái câu Hiền Cô Nương viết thì anh cũng nên đọc và xem lại câu mà anh đã viết và được Hiền Cô Nương bôi đỏ chứ? Anh vẫn chưa đưa ra được cái gì thuyết phục được Hiền Cô Nương mà?

đủ no hay đủ chất. hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau àh. nếu như đủ chất thì HCN có thể chỉ mình và cách ace chơi chào mào cách và công thức làm cám và kiểm nghiệm nơi nào luôn nha. mình thành thật cảm ơn nhiều

Cái này về cả chất lẫn lượng anh ạ! Công thức làm cám, thành phần, cách thức chế biến như thế nào thì trong diễn đàn đã có nhiều anh em chia xẻ trong mục Sức Khỏe, dinh dưỡng nuôi Chào Màorồi kìa!

mình nuôi chào mào đã hơn 9 năm nay mà vần đề này quả thật mình chưa nghe bao h. chắc mình ở trong vùng xâu vùng xa nên chưa có thông tin đến kiệp

Câu này Hiền Cô Nương không có ý kiến gì thêm!


vâng dĩ nhiên. nhưng giữ thức ăn tươi sống với thức ăn đã qua chế biến thì cái nào tốt hơn (thực phẩm chung luôn chứ không nhất thiết thức ăn chào mào) giữa hai vấn đề này đã thấy chim ngoài tự nhiên có năng lượng tốt hơn chim trong lồng rồi
Hiền Cô Nưong nghĩ thức ăn đã qua chế biến sẽ tốt hơn và giúp cho chim dễ hấp thu hơn so với thức ăn tự nhiên. Anh nói chim ở ngoài tự nhiên có năng lượng tốt hơn chim ở trong lồng thì Hiền Cô Nương nghĩ chưa chắc. Dựa vào đâu anh lại khẳng định được điều này? Về lực bay hay về điều gì?

cám mình tự làm. thành phần: đậu phộng, xanh, nành. tôm khô.lòng đỏ và vỏ trứng. kỷ tử. có gì nhờ HCN chỉ giáo nhiệt tình nha.


Thế mà Hiền Cô Nương tưởng là anh chăm sóc chim theo chế độ ngoài tự nhiên, chỉ cho ăn trái cây, cào cào, dế, trứng kiến, sâu... thôi chứ? :( Nuôi chim mà cho ăn bột như vậy lỡ chim không đủ lực, chơi không tốt như chim chăm sóc theo chế độ tự nhiên thì sao?

ngoài tự nhiên chim không đảm bảo lượng thức ăn lúc nào cũng dồi dào nhưng nguồn thức ăn vô tận. trời mưa chim vẫn đi kiếm mối nhưng không ra ngaòi chỉ chui trong lùm hoặc những tán cây to để đi kiếm mồi nha anh. chứ không phải chỉ đứng một chổ chờ trời mưa tạnh đâu. chim chỉ đứng một chỗ trú mưa khi có mưa to và bão. thực chất nhưng nơi mà có gió to khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm thì tự chúng sẽ di cư đến một nơi khác an toàn hơn và có nguồn thức ăn dồi dào hơn.
ví dụ cụ thể. vào mùa đông chim thường di chuyển xuống vùng thấp để ăn nhưng trái cơm tàu, xá xị....những laọi trái này là đặc biệt ra vào mùa này

Vậy khả năng và số lượng trái cây, côn trùng mà chim ăn vào những lúc như vậy có bằng so với những ngày thời tiết bình thừong không? :-"

hihi rừng núi bao la trái cây vô số kể. đâu chỉ có duy nhất chuối hoặc một laọi trái cây nào. mặc dầu có mùa chuối đi nữa chim cũng đâu chỉ ăn chuối chứ những laọi trái cây mà chim không thích là loại nào nhỉ?

Anh cứ thử từng loại, cho vào lồng mà chim không ăn hoặc ăn ít là biết liền, cái này sẽ giúp anh hiểu thêm về đời sống của chim ngoài tự nhiên đó!

hihi chẳng lẻ hàng chục con chim mồi điều treo không đúng chỗ. con nào cũng không căng....mình có nhắc là hàng chục con chim mồi chinh chiến mà

Cái này có lẽ là vấn đề tế nhị, chưa biết thực hư như thế nào. Hôm nào anh đi đánh chim, quay lại video xem anh bẫy loại lồng gì, treo kiểu như thế nào xem thửu chim dính hay không? Nếu không dính thì có lẽ một số người sẽ cho anh một số lời khuyên bổ ích cũng nên. Trăm nghe không bằng một thấy mà!

hihihi cái này thì có nghe. nhưng chim trời là con chim nào. chim tơ hay giài mùa. trống hay mái.vị trí đặc chim của bạn???? ??? chim sạn thực chất là chim quen với lồng bẫy chứ đâu phải sợ chim mồi. nếu bạn chuyển sang lồng bẫy giống như lồng bẫy cu gáy và ngụy trang thì chạy đi đâu mà không vào đá chứ. cách này mình làm khá thành công đó anh àh


Anh hỏi câu này thì ai dám trả lời? Ai biết chim trời là chim gì thì vào chỉ giúp cho anh ấy với kìa!
Nghe giọng chim mồi hót, em nó hót lại nhưng không chịu xuống, chỉ đứng trên ngọn cây và hót đáp lại thì anh làm sao mà bẫy được nó đây?

hihi. anh có nghe khái niệm chọn chim siêng miệng hay còn gọi là mau miệng chưa. người ta đưa ra tiêu chí chọn con chim siêng miệng là lông mỏng, mỏ mỏng....nói như HCN thì nếu chim trong lồng qua vài mùa thì con nào cũng ko siêng hót, chim trời mới bắt về thì con nào cũng siêng hót ah. nếu không phải vậy như lời HCN nói thì chắc cao nhân chơi chim trước đã nhận định sai rồi nhỉ

Cái khái niệm mau miệng thì Hiền Cô Nương đã có nghe qua, nhưng cái tiêu chí đó liệu có đúng với thực tế hay không? Mỗi người ai chơi Chào Mào cũng biết đó là loài chim dễ nuôi, dễ hót. Mau miệng hay không thì chả quan trọng, quan trọng vẫn là giọng hót, là tướng ta, dáng dấp, ngoại hình như thế nào thôi! Anh nên áp dụng ra thực tế chứ cứ theo những cái tiêu chí đó thì khác nào lái xe trên một con đường mòn? Bản thân mỗi người chơi chim không phải cứ theo vậy mà làm, họ luôn tìm hiểu, dám đưa ra những ý kiến khác và áp dụng vào!
Còn vụ lông dày, anh có biết vị trí cái mũ của nó nằm ở đâu không ạ? Anh có thể trích dẫn lại nguyên văn câu mà Hiền Cô Nương viết về vụ lông này không? Hiền Cô Nương có cảm giác như anh đọc những dòng của Hiền Cô Nương viết nhưng hình như chỉ đọc lướt qua thôi chứ không phải đọc để suy ngẫm! Cái này anh trích dẫn đúng câu rồi Hiền Cô Nương sẽ bàn chuyện tiếp với anh!

chim chào mào cũng như da của người vậy. có con màu vàng cũng có con màu xậm hơn. nếu các cao nhân nào chơi chim bổi hoặc bẫy chim bổi thì sẽ biết rất rõ. nhưng khi cho vào lồng nui qua mùa lông thì dễ thấy nhất là lông đít đã bạc đi so với chim tự nhiên. lông đít chim tự nhiên con nào cũng đỏ tươi như nhau

Cái này lại dính phải vấn đề cũ, Hiền Cô Nương có đưa minh họa lên con mấy mùa của Chào Mào Huế (Kin) đó rồi, muốn biết bí quyết để chim giữ được màu lông đỏ chói như vậy thì cứ thử PM cho Kin xem sao nhé! Không biết Chào Mào Huế nó có học và sử dụng Photoshop không mà lông đít thì đỏ chói và cái ướm lại đen đến như vậy? Cái vấn đề này đã có bàn ở trang trước nhé anh! Nếu chim bị bạc màu ở phần lông đít và má, sắc lông toàn thân nhạt đi thì tốt nhất anh nên xem lại thành phần thức ăn và cách chăm sóc của anh!

oh hóa ra là vậy. mình cũng từng đi bẫy chim cả ngày. mình quan sát được khi mỗi sáng thì chim thường làm vậy (cả đàn) mà trong lúc mùa hè. vậy chắc thiếu nắng hết àh? trong lồng thì người ta ép nắng để con chim chiệu lực hơn khi đấu đá và những lúc chim thấy cần thiết thì tự tắm nắng thôi

Vậy giữa chim trời và chim lồng, liệu con nào chịu lực tốt khi đấu đá nhỉ?

hihi cái này là khái niệm mới nhất trong nghề chơi chao mào mà mình được nghe. vậy anh hãy phỗ biến cách này cho ace dùng nha. vì rất nhiều nười chơi thích dáng như vậy lắm đó. và anh cho luôn dang nắng như thể nào. bào nhiu phút/ ngày.... cho ace nha, trong đó có mình đi làm theo đầu tiên ák

Nếu anh hỏi à chim tắm nắng bao nhiêu phút / 1 ngày thì đủ? Ai đọc được câu này thì họ cũng khó trả lời đây! Vì dựa vào đôi mắt của người nuôi chim và những biểu hiện của chim để biết là họ có thể biết chim đủ nắng rồi hay là đang thiếu nắng!

quả thật HCN chưa nghe sao? hơi bị bất ngờ đó nha. vì khái niệm này ace chơi chào mào đã đưa ra từ lâu rồi mà. vâng con chim đứng dáng chữ C thì đang có lữa nhưng những con đang có lữa sao ko đứng dáng chữ C. chắc nó thiếu nắng hoặc dang nắng ko điều chăng? nếu vậy sao nó có lữa

Kinh nghiệm chọn chim có dáng đứng hình chữ C có lẽ là bí kíp truyền miệng ở trong anh đó! Chứ ngoài này Hiền Cô Nương chẳng thấy ai nói đến, và có tìm đọc trên những diễn đàn cũng chả thấy ai bàn về vụ này! Nếu có trang nào nói về vụ này, mong anh gửi hộ cho Hiền Cô Nương cái link để tham khảo xem sao nhé!
Riêng về vụ dáng chim đứng hình chữ C, anh cứ quan sát chữ C chim bổi và chữ C chim có tuổi lồng, chăm sóc điều độ thì sẽ tự bản thân rút ra được những kết luận thôi! Rõ ràng hai kiểu đứng thì kiểu bên nào đẹp hơn?
Luôn tiện, anh có thể cho Hiền Cô Nương biết khái niềm về chữ LỬA mà anh hiểu là như thế nào luôn!

hihi. mình không chụp hình lại từng mùa lông. nhưng khẳng định với bạn là chim mình vẫn vậy. còn chim ngaòi tự nhiên mỏng lông hơn chim trong lồng là vì chim tự nhiên lúc nào cũng sung mãn. lông xếp gọn gàn lại. còn chim lồng ít sung hơn nên lông thường xù hơn chút, nhưng những con mà nuôi tốt lông vẫn xếp ôm mình như chim trời. vấn đề này ai chơi chào mào cũng biết

Đó là anh khẳng định suông, làm sao mà thuyết phục được đây? Hiền Cô Nương thì lại cho rằng chim nuôi trong lồng sung mãn hơn, chơi căng hơn (nếu chim có tuổi lồng), dáng đẹp hơn, thân hình nở nnang hơn so với chim ngoài tự nhiên. Vì sao anh biết chim ngoài tự nhiên ít xù lông hơn so với chim trong lồng? Muốn chim không xù lông thì phải làm thế nào? Thức ăn tốt, thành phần dinh dưỡng có trong cám có tác dụng gì? Tắm nước, tắm nắng đều đặn cho chim có tác dụng gì? Với phần bụng của chim có màu trắng hay là màu vàng là biểu hiện một chú chim đẹp? Những cái này là kiến thức cơ bản nhất mà những người mới tập chơi chim đã nắm vững.

hihi.hiểu như thế nào nhỉ. ảnh có hiểu mấy con chim của anh không. nếu hiểu rồi thì chắc nó chơi hơn tự nhiên đúng không. nếu đc cho ace mở mang tầm mắt nha

Hiền Cô Nương thì vẫn đang chăm mấy em bổi thôi, về vụ hiểu chim và dành tình cho chim như thế nào thì Hiền Cô Nương nhớ không nhầm hình như đã có mấy bài viết, hình như có 1 bài của anh Duy Hội An thì phải? Chăm chim không phải đơn giản chỉ đầy đủ nước, thức ăn đâu! Cái này mỗi người chăm chim ai cũng dành tình cảm và hiểu được chim phần nào mà!

hihi. quan điểm của mình là CHIM NUÔI TRONG LỒNG NÓ KHÔNG ĐƯỢC TỐT BẰNG CHIM TỰ NHIÊN chứ mình đâu có phản đối cách nuôi chim trong môi trường nuôi nhốt?. cho ăn cám để chi. để những lúc làm biếng khô cho chim ăn trái cây hay mồi tuơi thì nó có thể ăn cám. nếu như có mồi tươi, trái cây phong phú và số lượng đầy đủ mình chẳng cho ăn cám làm gì

Thì ra nuôi nhốt trong lồng và cho ăn bột là một cách làm biếng? Vậy khi anh "siêng năng" thì anh có lấy lu bột đó ra và chỉ để cho chim ăn mỗi loại trái cây không?

xét về con người cho cụ thể chút nha: hai người ở chế độ ăn ngủ, sinh hoạt như nhau. nhưng một người rèn luyện thể thao một người ăn rồi ngủ thì người nào mập hơn và người nào có sức khỏe hơn? giữa cái mập và sức khỏe là khác nhau hoàn toàn nha. cho nên con chim ngoài tự nhiên và trong lồng cũng vậy.

Người hoàn toàn khác so với chim anh ơi! Làm sao mà có thể suy ra từ người sang chim đây? Nói như anh vậy con chim trong lồng đâu chỉ suốt nầy chỉ biết ăn và ngủ? Thời gian nó thức rất nhiều, nó hót cũng khá, đá lồng cũng đâu có ít? Về vụ người mà anh nói kia, anh có thể cho ngừoi kia đi dợt thừơng xuyên không? Có lẽ dợt ở đây là chuyên đi chửi cũng nên. Anh có cho nó giáp la cà và đánh nhau qua song sắt được không? Anh có thể cho người kia hưởng chế độ tắm nắng như chim không? Nếu được thì em cũng xin thưa với anh là ngừoi kia sẽ ốm chứ không mập, và có khi lại có thân hình cân đối.
Riêng bản thân anh thì chê chim lớn xác, mập... nhưng tại sao nhiều ngừoi đi bắt chim bổi lại chọn những em có kích thước quá khổ như vậy? Tại sao chim bổi được lọc ra thừơng là những em lớn chứ không phải là những em nhỏ và luôn có giá cao hơn?
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Tào tôi cũng đu đeo ngồi mỏ cò vài dòng góp vui.
Trước tiên là cảm ơn bạn Thành (thanhbonsai) và HCN đã cho ae ta thêm nhiều thông tin về loài CM.
Quê nhà tôi có cái aviary tự nhiên rộng khoảng 2 ha có CM có mà đầy chúng hót ầm ĩ cả ngày chiều chiều thường ro - réc - rọt chúng bay nhảy trên ngọn cây muồng đen hoa vàng - hút mật hoa, bắt vài con nhện hay sâu bọ gì đó, có vài cặp bay qua cây mãng cầu mổ lấy mổ để quả mãng cầu chín mà nhà tôi ko hái (mãng cầu chua + ko có tủ đá nên cũng chán ko buồn hái - ngày thì chào mào ăn đêm dới múc bữa 2 bữa rớt xuống đất lại đến sâu bọ...) khi ăn thì 1 vài con dành ăn 1 con đứng ngoài canh chừng và cũng là lúc chú ta phơi nắng + rỉa lông luôn thể. tôi dùng ống nhòm quan sát chúng vào mỗi buổi sáng khi về quê chơi. rồi ngọn cây muồng đen kế bên 1 cặp mới tới con trống sổ nghe đã quá thỉnh thoảng con mái ngợi khen con trống bằng giọng điệu ngọt ngào cùng với tiếng kêu "wit tìu wiu" anh trống sung hơn sổ ác hơn rát hơn. trong cây mãng cầu có tiếng đáp trả cũng đanh ko kém thì ra 1 em trống khác đang đậu cạnh 1 em mái đã sổ đấu lại, sau 1 hồi động khẩu ko có tiến triển con trống ở cây mãng cầu bay lên cây muồng đen nơi kẻ mới đến đang đậu và vừa mới đậu lên cành cây chưa vững con mới tới đã lao vào chiến luôn 2 con vật lộn và rơi tự do - tới cái khúc rơi tự do tưởng chúng toi cả chứ ai ngờ gần tới mặt đất chúng buông nhau ra mỗi con về cây của mình và sổ đấu điếp 1 hồi rồi có kẻ phải rút liu (ko biết vì thua trận hay hẹn ngày sau tái chiến) ngoài tự nhiên là vậy luôn luôn là kẻ mạnh sẽ có tất cả (mái đẹp - địa bàn rộng lớn đàn em nhiều) cũng luôn là đối tượng bị tấn công nhằm soán ngôi. đó chính là thiên nhiên.

cảm ơn các bạn đã bỏ chút công sức và kiên nhẫn đọc bài của Tào tôi nhìn như có vẻ chả ăn nhập gì với chủ đề cả nhưng mà đây giờ mới zo nè.

các cụ ta có câu "chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng" chim chóc ta nuôi ở nhà thì cậy lồng cậy nhà (chính vậy có TH nhà chơi dữ ra cội im re) khi con chim nuôi trong lồng lâu thì địa bàn là lồng là nhà là chỗ hay treo, khi con chim nó nhận ra những con gì ngoài phạm vi cái lồng nó thì sẽ ko thể gây nguy hiểm tới cho mình chính vậy nó chả sợ thằng nào hết. còn cứ ra ngoài TN thì chỉ còn trông chờ vào tự mình thôi - chúng ta chơi CM nhằm mục đích nghe giọng chúng hót , đấu, chứ ko ai cho đá cả. xét về khía cạnh nào đó thì con chim trong lồng có vẻ như chơi rát - căng hơn chim trời nhiều nhưng ta phải xem lại nếu ta thả con chim trong lồng ra liệu chúng có chơi lại mấy con chim rừng hay ko?

Tào tôi chơi chào mào chính thức cũng chỉ được khoảng 9 tháng thôi ko có KN gì chia sẻ chỉ kể thực tế tận mắt chứng kiến và rút ra chút ý kiến ae cùng nhau thảo luộn cho xôm tụ.

tôi khoái chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên chim chóc cây cỏ... có lẽ vì hồi nhỏ hay coi mấy cái phim documents
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

83922150.jpg

61399410.jpg


em này 5 mùa rồi mà màu lông ở phần đít vẫn đẹp như chim trời mới bẫy được vậy
em này tướng tá đẹp thật mà cườm cũng tuyệt vời nữa
quả là người chăm em này pro thật
ai là chủ nhân em nó vào cho mọi người biết bí quyết với
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Tào tôi cũng đu đeo ngồi mỏ cò vài dòng góp vui.
Trước tiên là cảm ơn bạn Thành (thanhbonsai) và HCN đã cho ae ta thêm nhiều thông tin về loài CM.
Quê nhà tôi có cái aviary tự nhiên rộng khoảng 2 ha có CM có mà đầy chúng hót ầm ĩ cả ngày chiều chiều thường ro - réc - rọt chúng bay nhảy trên ngọn cây muồng đen hoa vàng - hút mật hoa, bắt vài con nhện hay sâu bọ gì đó, có vài cặp bay qua cây mãng cầu mổ lấy mổ để quả mãng cầu chín mà nhà tôi ko hái (mãng cầu chua + ko có tủ đá nên cũng chán ko buồn hái - ngày thì chào mào ăn đêm dới múc bữa 2 bữa rớt xuống đất lại đến sâu bọ...) khi ăn thì 1 vài con dành ăn 1 con đứng ngoài canh chừng và cũng là lúc chú ta phơi nắng + rỉa lông luôn thể. tôi dùng ống nhòm quan sát chúng vào mỗi buổi sáng khi về quê chơi. rồi ngọn cây muồng đen kế bên 1 cặp mới tới con trống sổ nghe đã quá thỉnh thoảng con mái ngợi khen con trống bằng giọng điệu ngọt ngào cùng với tiếng kêu "wit tìu wiu" anh trống sung hơn sổ ác hơn rát hơn. trong cây mãng cầu có tiếng đáp trả cũng đanh ko kém thì ra 1 em trống khác đang đậu cạnh 1 em mái đã sổ đấu lại, sau 1 hồi động khẩu ko có tiến triển con trống ở cây mãng cầu bay lên cây muồng đen nơi kẻ mới đến đang đậu và vừa mới đậu lên cành cây chưa vững con mới tới đã lao vào chiến luôn 2 con vật lộn và rơi tự do - tới cái khúc rơi tự do tưởng chúng toi cả chứ ai ngờ gần tới mặt đất chúng buông nhau ra mỗi con về cây của mình và sổ đấu điếp 1 hồi rồi có kẻ phải rút liu (ko biết vì thua trận hay hẹn ngày sau tái chiến) ngoài tự nhiên là vậy luôn luôn là kẻ mạnh sẽ có tất cả (mái đẹp - địa bàn rộng lớn đàn em nhiều) cũng luôn là đối tượng bị tấn công nhằm soán ngôi. đó chính là thiên nhiên.

cảm ơn các bạn đã bỏ chút công sức và kiên nhẫn đọc bài của Tào tôi nhìn như có vẻ chả ăn nhập gì với chủ đề cả nhưng mà đây giờ mới zo nè.

các cụ ta có câu "chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng" chim chóc ta nuôi ở nhà thì cậy lồng cậy nhà (chính vậy có TH nhà chơi dữ ra cội im re) khi con chim nuôi trong lồng lâu thì địa bàn là lồng là nhà là chỗ hay treo, khi con chim nó nhận ra những con gì ngoài phạm vi cái lồng nó thì sẽ ko thể gây nguy hiểm tới cho mình chính vậy nó chả sợ thằng nào hết. còn cứ ra ngoài TN thì chỉ còn trông chờ vào tự mình thôi - chúng ta chơi CM nhằm mục đích nghe giọng chúng hót , đấu, chứ ko ai cho đá cả. xét về khía cạnh nào đó thì con chim trong lồng có vẻ như chơi rát - căng hơn chim trời nhiều nhưng ta phải xem lại nếu ta thả con chim trong lồng ra liệu chúng có chơi lại mấy con chim rừng hay ko?

Tào tôi chơi chào mào chính thức cũng chỉ được khoảng 9 tháng thôi ko có KN gì chia sẻ chỉ kể thực tế tận mắt chứng kiến và rút ra chút ý kiến ae cùng nhau thảo luộn cho xôm tụ.

tôi khoái chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên chim chóc cây cỏ... có lẽ vì hồi nhỏ hay coi mấy cái phim documents

quê bác này thích nhỉ.mình sinh ra và lớn lên ở thành phố nên k có được cái cảm giác thoải mái bình yên khi về quê.
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Trước đây em thường xuyên đi bẩy có để ý thấy mấy chú chào mào ngoài trời thường thì buổi sáng tắm sương cộng với tắm nắng, buổi trưa tắm nước. Nếu nuôi chào mào theo chế độ như vậy ngày nào cũng thế( bỏ khoảng tắm sương vào buổi sáng) thì không biết chú nó có bị tuột lữa không do ngày nào cũng tắm hết. Mong anh em cho ý kiến về vấn đề này.

Thường thì vào những ngày nắng mùa hè Chào mào sẽ như vậy , nhưng về mùa đông lạnh thì chắc là ít hơn nhiều .
Chắc chắn là không thể ngày nào cũng thế được rồi , tắm bao nhiêu còn tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết nữa , ví dụ : lúc thay lông thì sẽ tắm ít hơn và mùa đông thì cứ hôm nào nắng ấm mới tắm cho nó an toàn .

Cho Chào mào ngủ sương cũng là một hình thức chăm sóc Chào mào , nó sẽ giúp cho chú chào mào căng hơn , mắt tinh hơn , có cảm giác như nó dữ dằn hơn chút ( không giải thích nổi tại sao nữa ) và lông nó gon hơn tí chút .
Đây cũng là 1 trong nhiều cách chữa chào mào bị suy , bị bể . Tôi đã và đang sử dụng qua và cho kết quả tốt . ( kết hợp với chế độ ăn và cố gắng nuôi trong lồng to 1 chút )

Thấy anh chị em thảo luận sôi nổi , mình đọc kỹ thấy rất thích vì thực ra ý kiến nào cũng đúng và cách tranh luận cũng nhẹ nhàng , xây dựng .

Theo thiển ý của mình thì : Chào mào là món quà tặng mà người Mẹ Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta và chúng ta kế thừa những tinh hoa của cha ông ngày xưa trong việc thuần dưỡng chăm sóc những chú Chào mào .

Thật ra những cách chăm sóc huấn luyện của chúng ta hàng ngày chỉ là SỰ MÔ PHỎNG cuộc sống của Chào mào trong tự nhiên với những hình thức cao hơn và theo ý muốn chủ quan của người nuôi .
Có phải tự nhiên mà chúng ta có những công thức làm cám ? , Có phải tự nhiên mà chúng ta có những bí quyết riêng trong việc lựa chọn và thuần dưỡng ? Có phải tự nhiên mà có những kích cỡ , tỷ lệ lồng , loại cóng cho nó phù hợp với tập tính sống và mắt thẩm mỹ của người nuôi ? v.v.v tất cả những điều này chúng ta có được từ những kinh nghiệm của những bậc tiền bối đi trước.
Chính họ đã dày công quan sát từ Thiên nhiên những tập tính sống , loại thức ăn , các chu trình sống , các kiểu đấu đá , các giọng hót v,v,v rồi đem áp dụng vào việc nuôi nấng chăm sóc chúng .
Không như thế thì làm sao biết được thức ăn của chúng 7 phần có nguồn gốc thực vật 3 phần nguồn gốc động vật , không như thế thì làm sao biết được kích cỡ lồng , cóng , cầu đậu như thế là chim có thể sống khỏe mạnh v.v.v
Nói một cách ngắn gọn là đem thiên nhiên vào cuộc sống của mình , làm cho những quà tặng từ thiên nhiên phục vụ những nhu cầu về thẩm mỹ của mình .

Trở lại vấn đề chính là chim ta nuôi tốt hơn hay ở trong thiên nhiên tốt hơn thì chắc chắn có rất nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo thiển ý riêng nhưng chú chim ta nuôi sẽ tốt hơn bởi vì đến tay ta nuôi là cũng trải qua 1 quá trình sàng lọc từ việc bẫy ( con hay , con dữ , con đầu đàn ) cộng với 1 chế độ thức ăn đầy đủ dinh dưỡng , tắm táp , ngủ nghỉ , kê đấu , dượt dãi chưa kể là còn thuốc thang phòng trị bệnh bổ sung các chất thì chắc chắn sẽ là đẹp hơn , độ căng lửa sẽ duy trì trong một thời gian dài . Hơn nữa nó sẽ không vấp phải sự cạnh tranh sinh tồn và quy luật đào thải như trong tự nhiên .
Đây là xét trên đa số chứ trong thực tế nhiều con chim trời cực kỳ đẹp thậm chí là đá bể luôn con mồi già tuổi lồng của ta .

Điều cần phải suy nghĩ hơn là ở nhà ta nuôi làm sao cho nó gần gũi hơn với thiên nhiên để nó không mất đi bản năng rừng của nó ( avari chẳng hạn ) và thời gian nào trong năm thì cần phải như thế vì đời sống chủ yếu của nó là vẫn phải ở trong lồng nhỏ .

Có mấy lời nông cạn nếu không đúng mong anh em bỏ qua .

Kính thân
Nam
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Cảm ơn các bác đã dốc hết những kinh nghiệm quý báu của mình khi tham gia vào diễn đàn của chúng ta....Nói chung là mỗi người có một quan điểm nuôi chim riêng của mình và luôn cho rằng quan điểm của mình là đúng qua cách chăm sóc chim và thành quả mà mình đạt được. Nói câu này các bác bỏ qua cho em nha: ví dụ có người nói mình ngu. Nhưng cái lý do mà họ đưa ra khi nhận xét về mình như vậy thì lại ko đủ thuyết phục mình. Khi đó thì sao cơ chứ...Đương nhiên là mình sẽ có tâm lý phản khán lại rồi và tìm mọi lý do, bằng chứng để chứng tỏ mình ko ngu như họ nghĩ. Nhưng cái lý do mà mình đưa ra thì cũng như vậy, ko có cơ sở khoa học để chứng minh. Như thế thì người kia lại ko chịu thừa nhận rằng mình ko ngu. Kết quả sẽ là cuộc tranh cãi dài dài theo quan điểm và lý do của 2 người. Em ví dụ như thế chắc các bác cũng hiểu chứ ah. Mỗi người có một quan điểm riêng khi vào bất cứ thú chơi nào . Do đó, vấn đề chim nào tốt hơn: trong lồng hay tự nhiên sẽ được các bác bàn luận đến lúc nào cho hết, bao giờ cho xong. Mà có xong thì các bác có thấy khó chịu khi mà quan điểm của mình bị bác bỏ một cách ko thuyết phục ko. Rồi hòa khí anh em trong diễn đàn có còn hay ko hay là người này lại nói xấu người kia. Em thấy các bác ngày càng tranh luận gay gắt nên mới đưa ra ý kiến này. Có gì thì các bác thông cảm cho em..Cảm ơn các bác...
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

:) Tôi thấy thảo luận, tranh luận là tốt, bất đồng ý kiến là chuyện bình thường. Nhờ có thảo luận mới vỡ vạc ra nhiều vấn đề. Nhưng theo tôi nên tập chung vào chuyên môn :) tránh công kích cá nhân như anh em nói là dễ gây hiểu lầm mất đoàn kết. Về chuyện chim nuôi trong lồng hay ngoài lồng, bản chất nó là hai quá trình khác nhau. Nuôi trong lồng là quá trình tập cho con chim từ môi trường tự nhiên vào môi trường nhân tạo. Tuy nhiên mục đích của mọi người đều là nghe giọng hót rừng - giữ lửa rừng... Như vậy theo tôi thì chim nuôi trong lồng cũng có ưu điểm, vì nguồn dinh dưỡng luôn đều đặn và ổn định, trong một quá trình dài như vậy con chim quen với điều kiện nhốt, nó lên lửa và có vẻ là ổn định hơn, chơi dài hơn là chim ngoài thiên nhiên, vì chim ngoài trời căng theo mùa. Vậy nên nhiều chú chim nuôi lâu, đã quen môi trường nhốt, thả ra tự nhiên hoặc là chú ta sẽ ko đi, hoặc sẽ cầm chắc là chết đói, hoặc lại bu vào lồng chim nào đó.
Chim bên ngoài, nó sống trong tự nhiên, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt chăn chiếu ^__^ mọi cái tự nhiên. Cái này mấy em trong lồng thua xa vì thực chất cám bã ta làm, hầu hết thỏa mãn sự cưng chiều chim của chúng ta. Chứ thực ra ta đâu có biết nhu cầu của chim là gì đâu? Hơn nữa nó biết cái gì cần cho nó, như chó mèo thỉnh thoảng thấy nó gặm cỏ, chim ăn đất sét, sỏi ,...v..v và chắc chắn còn nhiều thứ nó ăn mà ta ko tưởng nổi. Đó là nhu cầu của nó, nó cần chất đó T__T ẹc, lại lâm vào vòng luẩn quẩn rồi. Theo tôi thấy chim nào cũng đẹp cả... Và cảm ơn bác Hiền CN và bác thành bon sai... hai ý kiến của các bác rất quýbáu. tôi thấy nó đều đúng cả. ^__^ Chúc mọi người vui.
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

{ Bon chen con chim cùi! Đang thay lông, 2 mùa! Chim đỗ lông nên xơ xác, thấy xấu xấu mà chụp vào cũng ăn ảnh nhỉ?
sieuthinhanh20100630180.jpg

sieuthinhanh20100630180.jpg
}


con này nhìn quen quá chừng bác hiền cô nương ạ,con này 3 mùa bác ạ,bị mất một ngón chân vì kẹt lụp.........................( http://chaomao.vn/forum/showthread.php?t=16054 )
em này bác tuyển khi nào mà e không hay :>
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

Con chét dạo này em nuôi thế nào rùi em trai, sao chủ nhật vừa rồi khong thấy em mang ra hội chơi
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

83922150.jpg

61399410.jpg


em này 5 mùa rồi mà màu lông ở phần đít vẫn đẹp như chim trời mới bẫy được vậy
em này tướng tá đẹp thật mà cườm cũng tuyệt vời nữa
quả là người chăm em này pro thật
ai là chủ nhân em nó vào cho mọi người biết bí quyết với

Hiện tại chú chym này E đang giữ, Con này đi đánh chym lứa phê thôi rồi. aK bắt đc chym lứa k ăn tiền
 
Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.

con đầu tiên của HCN có bác nào cả gan nhận chưa?? Nếu chưa cho e xin lại nhé :))
 
Bên trên