Ðề: Chăm sóc chào mào theo chế độ ngoài tự nhiên.
Mình thật sự không hiểu vì sao bạn khẳng định chế độ dd trong lồng tốt hơn ngoài tự nhiên.(mặc dầu chăm tốt).
Hiền Cô Nương còn nhỏ tuổi, nếu có nói sai điều gì thì mong các anh em lượng thứ cho. Hiền Cô Nương dám khẳng định thêm một lần nữa là chế độ dinh dưỡng của chim ở trong lồng tốt hơn so với ở ngoài thiên nhiên. Thực tế anh em nhà ta đã nuôi dưỡng chim, kiểm nghiệm và chứng minh cho điều đó rồi!
Thực chất chào mào ngoài tự nhiên thì chưa ai theo dõi nghiên cứu về tập tính sinh hoạt của nó.vì vậy mình chưa xác định được dd tự nhiên của nó.bạn dựa vào căn cứ nào mà nói vậy?
Không biết ở Việt Nam bắt đầu nuôi chim, cụ thể hơn là nuôi chim Chào Mào từ năm nào nhỉ? Có lẽ từ lâu lắm rồi, và người ta không tìm hiểu, nghiên cứu, theo dõi tập tính của nó... thì làm sao mà dám bắt nó, bẫy nó, nuôi nó, biết nó sống ở đâu nhiều, biết nó thích ăn gì?
Nếu nói về mỗi cá nhân thì có thể tạm tính trung bình cứ 100 người nuôi chim thì có 1 người có nghiên cứu về vụ tập tính sinh hoạt cũng như ăn uống của chim ở ngoài thiên nhiên. Từ đó đúc kết thành kinh nghiệm để sau này trao đổi, học hỏi lẫn nhau, đồng thời truyền đạt lại những kinh nghiệm này cho những ai không có điều kiện tìm hiểu nhưng vẫn thích chơi chim. Đó là lí do vì sao có nhiều người chơi chim ở Thành Phố nhưng vẫn chăm sóc chim của họ đẹp về dáng, lông bóng mượt và làm cho chim sung mãn, "căng lửa", đồng thời giữ được "lửa" ở chim qua nhiều năm. Đó chỉ là con số "khiêm tốn" mà Hiền Cô Nương đưa ra, chứ phần lớn bữa nay đi đâu cũng thấy người ta nuôi Chào Mào.
Ngoài chim Hồng Hạc ra còn có chim Bói Cá, Cò.... vẫn ăn tôm tép, cá mà sao màu lông vẫn không đỏ?
Cái câu anh
Merci_lavie nói là minh họa cho anh em dễ hiểu thôi! Chứ ai chả biết bản thân cơ thể chim nếu thấy thiếu sắc tố đó thì trong quá trình ăn, cơ thể sẽ giữ lại những sắc tố đó để bổ sung thêm? Còn nếu như cơ thể chim cảm thấy không cần thiết thì những sắc tố đó cũng sẽ bị đào thải thôi, nếu có giữ lại đi nữa thì cũng chỉ giữ lại một lượng nhỏ!
Mình thật sự không hiểu bạn HCN dựa vào đâu mà nói những lời này nhỉ? bạn có biết một ngày chào mào tự nhiên ăn những gì không. mình cứ cho ví dụ chào mào tự nhiên và chào mào trong lồng ăn cùng khẩu phần và số lượng thức ăn đi nữa, nhưng giữa nguồn thức ăn trồng trọt và tự nhiên thì hoàn khác nhau.
Hiền Cô Nương dựa vào chút ít kinh nghiệm nhỏ bé tích lũy và học hỏi bữa giờ từ mấy anh em trên diễn đàn thôi! Lượng thức ăn mà chào mào tự nhiên hay ăn mỗi ngày gồm trái cây: chuối, sim, ổi, nhãn, vải... (quả của cây rừng, phần lớn là những loại trái cây có màu sắc sặc sỡ và có kèm theo vị ngọt) và côn trùng nhỏ, cào cào, trứng kiến, bọ, dế, sâu... và một số loại ngũ cốc khác.
Theo như anh nói, nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhưng Hiền Cô Nương lại nghĩ thức ăn tổng hợp mình làm (anh em nhà ta hay gọi là cám) thì sẽ tốt hơn so với nguồn thức ăn ngoài tự nhiên rất nhiều.
Dẫn chứng: nếu anh chịu khó để ý kĩ, 2 chú chim bằng tuổi nhau, 1 ở trong lồng và 1 ở ngoài thiên nhiên thì chú chim ở trong lồng, được chăm sóc luôn luôn chơi dữ hơn, thân hình có độ nở hơn, lông mượt hơn và mọc dày hơn so với chú chim sống ngoài tự nhiên.
Vì sao chim trong lồng thừa hưởng chế độ tắm nắng điều?? tắm nắng là nhu cầu thiếc yếu của con chim. khi cần thì tắm còn không thì thôi. bạn có biết tắm nắng như thế nào là đủ cho chào mào không? đó vẫn còn là ẩn số.
Anh đã bao giờ thấy một em Chào Mào ngoài tự nhiên tắm nắng chưa? Nếu ai đã từng xem thì có lẽ cũng biết được phần nào chế độ tắm nắng của chim ngoài thiên nhiên như thế nào rồi! Sau đây Hiền Cô Nương có một số tấm hình minh họa chi tiết, cụ thể về từng giai đoạn tắm nắng của chim. Đa số Chào Mào tắm nắng trong quá trình tìm kiếm thức ăn, khi đã có phần mỏi cánh hoặc sau khi tắm nước xong, chim tắm nắng một cách rất ...tự nhiên. Liều lượng nắng và thời gian bao lâu có lẽ chỉ có chim mới...biết!
Thêm em này vào luôn cho hoành tráng!
Nhưng khi được vào lồng chăm sóc, chim được hưởng một chế độ tắm nắng đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định. Trong một ngày, nếu có điều kiện thì anh em nhà ta vẫn có thể cho chim tắm nắng 2 - 3 buổi sáng, trưa (sau khi tắm nước xong) và chiều trong 1 ngày, những ai bận hoặc không có thời gian rảnh rỗi thì vẫn có thể tranh thủ cho chim tắm nắng 1 lần/ 1 ngày. Chế độ tắm nắng đều đặn, có thể nói là "liều lượng" nắng và khoảng thời gian tắm nắng mà chim ở trong lồng "phải" tắm là nhiều hơn so với chim ở ngoài thiên nhiên.
Anh chú ý đến dáng của em này nhé!
Tắm nắng lâu và thường xuyên quá nên em nó bị gù lưng
Về cái mà anh gọi là ẩn số ia đã được nhiều người giải và đã giải ra cách đây lâu lắm rồi. Muốn biết một em chim đã tắm đủ nắng hay chưa chỉ cần chịu khó quan sát em nó là biết liền. Nếu chim thiếu nắng khi được đưa ra ngoài trời, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu nhẹ vào thì chim sẽ xù lông, duỗi cánh, thậm chí nghiêng người, duỗi luôn cả chân ra nữa để hứng lấy những tia nắng sáng sớm. Có thể khi này miệng chim mơi mở rộng, điều này bình thường thôi, vì do ở dưới nắng nên nhiệt độ chim bắt đầu thay đổi, chim không có tuyến mồ hôi để làm giảm bớt nhiệt độ cơ thể nên mới há miệng thở để cần bằng nhiệt độ.
Chim đủ nắng, được tắm nắng đều đặn, thừong xuyên khi đưa ra ngoài trời để sưởi nắng thì chim ít hoặc không có hiện tựong duỗi cánh hay duỗi luôn chân ở trên mà chỉ hơi xù nhẹ lông hoặc cong lưng nên nhìn gần giống như bị gù lưng hoặc tạo thành hình chữ C khá duyên dáng.
Trong quá trình tắm nắng, có thể kéo dài thời gian tắm nắng của chim bằng cách cho kè lồng nhẹ để chim đấu giọng! Tránh trường hợp bu lồng đá!
Chim phơi nắng nhiều sẽ tạo dáng chữ C, cánh xuệ,lông mũ kín và cao .... thật là nực cười khi bạn đưa ra câu nhận xét như vậy.mình xin thưa với bạn những yếu tố đó là thuộc bản chất của từng chú chim
Vậy à! Vậy là bấy lâu nay Hiền Cô Nương đã hiểu sai vấn đề sao? Hiền Cô Nương vẫn nghĩ là do yếu tố chăm sóc chứ! Vì ở mùa lông thứ hai thì mũ mọc dày và phủ kín đầu, cao hơn, dáng chim đẹp hơn... so với khi chim đang khoác bộ lông bổi. Cái này có vị tiền bối nào lỡ chân lạc vào thì cho Hiền Cô Nương một lời khuyên chân tình nè! X_X X_X
nói tóm lại chim ngoài tự nhiên vẫn tốt hơn là nuôi nhốt. vì sao??? mình cứ hiểu đơn giản là TỰ DO <-> NUÔI NHỐT. chính bản thân của chim mới bít mình cần gì và tự bổ sung thì vừa đủ nhất
Thì ra là vậy! Vậy anh có nuôi chim không vậy? Nuôi thả hay nuôi nhốt trong lồng vậy? [-X [-X