Giống như bất cứ loài cá nào, trước khi mắc một căn bệnh nào đó, cá La hán cũng có những dấu hiệu bất thường mà người nuôi quan tâm chăm sóc kỹ sẽ phát hiện ra. Trong nhiều trường hợp, khi được phát hiện sớm, không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị sẽ tránh được tốn kém và giúp cá tránh được tình trạng kháng thuốc. Chăm sóc cá La Hán 1. Phải thường xuyên kiểm tra những chứng bệnh thường phát sinh trên thân thể cá La Hán. Bệnh của chúng phải căn cứ vào từng triệu chứng để xử lý. 2. Quan sát triệu chứng dựa vào tính thông thường, nếu phát hiện thấy cá xuất hiện những triệu chứng của bệnh hoặc hoặc những triệu chứng đặc biệt khác, nên mời người có kinh nghiệm đến quan sát kỹ. 3. Sản phẩm thuốc và lượng thuốc dùng trong các tài liệu chủ yếu là tham khảo, tốt nhất là có sự tư vấn của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm hoặc các chuyên viên hướng dẫn cụ thể. XỬ LÝ BÌNH THƯỜNG : 1. Tích lũy kiến thức: hiểu đặc tính của cá, hỏi kinh nghiệm của người khác như nuôi dưỡng như thế nào, cần chú ý những gì, ghi nhớ những trường hợp nuôi dưỡng thất bại để tránh. 2. Quan sát: Quan sát cá xem có gì khác với bình thường không, ví dụ như không ăn, chậm chạp, trên thân có vết thương, tư thế bơi không thuận… 3. Kiểm tra: nếu cho rằng có vấn đề thì hỏi, kiểm tra chất nước, nhiệt độ, môi trường, thói quen ăn hằng ngày và các trường hợp đặc biệt. 4. Thường xuyên thay nước, thay bông lọc, cố định thức ăn… 5. Cố định: cố định chất nước, cố dịnh nhiệt độ, cố định thói quen về thời gian cho ăn, cố định môi trường không thay đổi. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 1. Quan sát kỹ: trước tiên tạm thời không cần cho thuốc. Có thể cho muối ăn không chứa i-ốt, tăng nhiệt độ để quan sát. Muối ăn có hiệu quả sát khuẩn, lượng dùng là 1 lít nước cho khoảng 1g. Cho thuốc lung tung sẽ làm cho cá sản sinh ra tính kháng thuốc. 2. Tìm phương pháp giải quyết: kiểm tra kỹ môi trường bể cá, điều kiện, thói quen sinh hoạt ngày thường, tình trạng bệnh.Tốt nhất là mời người có kinh nghiệm quan sát rồi tìm ra phương pháp giải quyết. 3. Hiểu đặc tính của thuốc: sau khi hỏi rõ tên thuốc nhất định phải hỏi đặc tính của thuốc, lượng dùng, phương thức phối hợp và các vấn đề cần chú ý. 4. Cách ly điều trị: ưu điểm là không ảnh hưởng đến những con cá khỏe mạnh. Cũng có thể tiết kiệm được lượng thuốc, phát hiện cá có thích hợp hay không để có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác. 5. Tùy bệnh cho thuốc: đối với vi khuẩn xâm nhập, chất nước xấu…tiến hành diệt trừ vi khuẩn, cải thiện chất nước. 6. Lượng thuốc giảm 1 nửa: không cần dùng đủ thuốc trong 1 lần, để tránh cá chịu không nổi khi nồng độ thuốc mạnh. 7. Bộ phận thay nước: sau quá trình điều trị, nhất định phải nhanh chóng thay nước phần trên và phối lợp với sự hấp thu của cacbon hoạt tính, tránh không phải dùng thuốc lần sau và tiến hành thay đổi hóa học của thuốc còn sót lại trong bể. Trên thân thể cá ít nhiều đều kèm theo sinh vật cộng sinh nhưng chỉ cần chất nước ổn dịnh, cá khỏe mạnh thì cá sẽ không bị bệnh. Vì thế, chỉ cần chúng ăn bình thường, hoạt bát, hiếu động thì không cần phải dùng thuốc điều trị. Nguồn : carongvietnam.com