Cách trị chào mào bị tiêu chảy

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,240
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
CÁC TRỊ CHÀO MÀO BỊ TIÊU CHẢY.
image.jpg

Hầu hết ai nuôi chim không sớm thì muộn đều sẽ gặp tình huống chim bị tiêu chảy, hậu quả là: chim không sung, mất vệ sinh, hôi hám, dễ sinh bệnh ...v..v. Nếu không bình tĩnh và khéo léo điều trị thì dễ dẫn đến việc chú chim đó tiêu chảy cấp và ... die.. Rất nhiều bạn đã ôm hận vì cái bệnh này rồi.

Mình có sưu tầm được 1 cách chữa trị rất hay. Cái quý ở đây là cách làm dễ, an toàn, ai cũng làm được, nguyên liệu thì rất dễ tìm, ở đâu cũng có.
Minh đã áp dụng cho chú chim mới nhập khẩu bị phân nhão tuần chưa hết (đã áp dụng nhiều cách trị khác nhau) và thấy hiệu quả rõ rệt, nên chia sẻ với các bạn gần xa.

- THÀNH PHẦN CỦA THUỐC: QUẢ DỨA CHÍN (THEO CÁCH GỌI CỦA MIỀN BẮC) TRÁI THƠM HAY KHÓM THƠM (THEO CÁCH GỌI CỦA MIỀN NAM)
- CÁCH SỬ DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG: CHỌN TRÁI DỨA CHÍN GỌT VỎ BỎ MẮT. LÙA CHIM SANG LỒNG TẮM, VỆ SINH LỒNG SẠCH SẼ THAY GIẤY LÓT LỒNG. BỎ HẾT CÓNG NƯỚC CHỈ ĐỂ LẠI THỨC ĂN LÀ CÁM MÀ BẠN VẪN ĐANG SỬ DỤNG CHO CHÚ CHIM ĐÓ ĂN
+ VỚI CHIM KHUYÊN: BẠN ĐỂ MỘT KHOANH DỨA THÁI TO BẰNG BAO DIÊM
+ VỚI CHÀO MÀO: BẠN ĐỂ 1/8 QUẢ
- LƯU Ý: PHẢI CẮM CHẶT MIẾNG DỨA VÀO XIÊN CHUỐI TRÁNH TRƯỜNG HỢP CHIM ĂN, RỈA MẠNH MIẾNG DỨA SẼ RƠI XUỐNG ĐÁY LỒNG DÍNH PHÂN, CHIM ĂN LẠI SẼ BỊ TIÊU CHẢY NỮA.

- TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC BẠN SẼ THẤY TÁC DỤNG NGAY SAU VÀI TIẾNG SỬ DỤNG, PHÂN CHIM SẼ KHÔ VÀ SĂN DẦN LẠI TÙY VÀO MỨC ĐỘ BỊ TIÊU CHẢY NHIỀU HAY ÍT CỦA TỪNG CHÚ CHIM, MỖI NGÀY BẠN LẠI LÀM NHƯ VẬY MỘT LẦN ĐẾN KHI THẤY PHÂN CHIM SĂN ĐẸP BÌNH THƯỜNG THÌ THÔI.
-NHẸ THÌ KHOẢNG 2,3 NGÀY
-NẶNG THÌ KHOẢNG 4,5 NGÀY TÙY VÀO MỨC ĐỘ BỊ BỆNH CỦA CHIM

Lưu ý: miếng dứa đó sẽ thay cho cóng nước bởi vậy khi miếng dứa đó bị khô hoặc rơi bẩn phải thay ngay bằng một miếng khác
- có thể cho cóng nước trước 30' khi trùm áo lồng cho chim đi ngủ, sáng hôm sau lại bỏ ra, vì phòng có thể do sơ xuất dậy muộn mà miếng dứa lại rơi bẩn chim không ăn nữa, khát nước.

- PHẢN ỨNG PHỤ CỦA THUỐC: KHÔNG CÓ PHẢN ỨNG PHỤ,CHIM CỦA BẠN KHÔNG HỀ BỊ HẠI VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA
- ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY, CHIM ĐI PHÂN NÁT, PHÂN CÓ NHIỀU NƯỚC, TÁI TẠO ĐƯỜNG RUỘT TĂNG CƯỜNG CHẤT XƠ VÀ VITAMIN, GIÚP CHIM HẤP THU TỐT VÀ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG, TĂNG CANXI GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE....VÀ NHIỀU TÁC DỤNG KHÁC.

Mình cũng lụm được 1 bài phân tích về tác dụng của quả Dứa (Thơm, Khóm) nữa đây.

"Để chọn một loại trái cây vừa ngon, vừa bổ lại không nóng chắc hẳn không có nhiều người nghĩ tới quả dứa. Thực tế dứa lại là loại quả đảm bảo đầy đủ những ưu điểm đó. Trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, chất xơ, protein giúp giải rượu, đường canxi, natri, sắt và v.v…
Theo phân tích, 100 gam dứa có chứa 9,3 gam carbohydrate, 0,4 gam protein, 0,3 gam chất béo, 0,4 gam chất xơ, 18 mg canxi, 28 mg photpho, 0,5 mg sắt, 0,08 mg caroten, 24 mg vitamin C, 0,02 mg vitamin B2, 0.08 mg vitamin B1, 0,2 mg niacin.
Tác dụng của dứa đối với sức khỏe:
1. Dứa có chứa enzym gọi là "enzyme protein dứa" - những chất có thể phá vỡ các protein, làm tan các cục máu đông, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, loại bỏ tình trạng viêm và phù nề.
2. Lượng muối, đường và các enzym trong dứa có tác dụng lợi tiểu, lọc thận và rất có lợi cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.
3. Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.
Những ai nên ăn nhiều dứa?
1. Dứa đặc biệt thích hợp cho những người khó chịu và có biểu hiện sốt, viêm thận, cao huyết áp, viêm phế quản, khó tiêu sau ăn.
2. Bệnh nhân bị loét bên ngoài cơ thể hoặc trong nội tạng, bệnh nhân bị thận, bệnh nhân bị đông máu nên ăn dứa. Nhưng những bệnh nhân bị chàm, ngứa ghẻ thì không nên ăn dứa.

Nguồn: Afamily
 
Bên trên