CWD - Chinese Water Dragon - Rồng đất - Kỳ Tôm Chỗ nuôi: + Hồ kiếng: nên nuôi trong hồ có chiều dài dài hơn chiều dài CWD từ 30cm trở lên, chiều cao và rộng ít nhất 30cm (Vd: CWD size 60cm thì nên nuôi trong hồ 90cm trở lên). Đó là tối thiểu, còn tối đa thì vô chừng). Lưu ý: Có nắp đậy ngăn không cho CWD trốn càng thoáng càng tốt. Nếu có thể thì làm hồ đứng, CWD thích leo trèo cao. + Lồng sắt (nếu không có điều kiện nuôi hồ): Kích thước như hồ kiếng nếu là chỗ nuôi lâu dài. Còn lồng để ăn và tắm...dài tối thiểu 40cm. Lồng cần có tấm lót hoặc đế để dễ vệ sinh và để CWD không bị hụt chân. Lưu ý:Nuôi lồng có nhược điểm là dễ làm gãy móng, gãy đuôi và trầy mỏ do chạy nhiều. Do đó nên đặt 1 khúc lũa, gỗ cho CWD trèo, bu và nằm im. + Nên để hồ/chuồng ngoài vườn – hành lang – ban công – sát cửa sổ (nói chung những nơi gần ánh sáng mặt trời. Nên che chắn gió về đêm) + Cột (khi không còn cách nào khác): chỉ dành cho size to >65cm. Nếu có dây chột dành riêng …quá tốt. Ngoài ra có thể sử dụng dây kẽm lòn vào ống nhựa dẻo, cột vào phần bụng. Vật dụng trong hồ/lồng: (theo thứ tự trên xuống là mức độ cần thiết giảm dần) + Thứ tối thiểu phải có là 1 máng/khay nước to to chút cho CWD uống/ngâm mình/ị 3in1. (nhiêu đó là đủ, khuyên các bác là những con mới còn nhát thì chỉ cần vậy thôi, nhiều thứ nó chạy quậy, làm trầy người thêm). Nhớ vệ sinh khay nước hằng ngày. + Tiếp theo là một khúc cây/lũa/gỗ sần sùi để CWD nằm, leo, cạ người lột da. + Máng đựng thức ăn (Không khuyến khích để trong chỗ nuôi chính). + Nền: không lót cũng không sao, nếu lót thì xơ dừa hoặc cát, đất ẩm. Tùy thuộc vào mục đích trang trí hồ. + Đèn: UVB-UVA (có thì quá tốt). Không thì compact thẳng tiến. + Cây cỏ trang trí, background gô ghề: chỉ nên setup khi CWD đã thuần, dạng, không chạy phá nhiều. Thức ăn: + Loài này ăn mặn là chính: côn trùng( dế, gián, cào cào, rết,... mua ở các cửa hàng chim đều có), super worm, sâu gạo (không nên cho ăn quá nhiều vì vỏ loài khó tiêu), ếch nhái, chuột bạch (size to), cá mồi (nên cho ăn = cách đút/nhét, đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên khá tốt) + Ăn chay thì phải tập Phơi nắng (khi không có đèn UVB-UVA) + Đối với bò sát thì nhiệt rất cần thiết và hữu ích (giúp CWD tiêu hóa tốt => ăn khỏe, lanh lẹ, hoạt động nhiều, khỏe mạnh) + Phơi nắng từ 7h-10h là tốt nhất + Ngoài ra, nếu không có thời gian phơi vào giờ đó thì có thể phơi vào giờ nắng khác, nhưng ngoài khoảng đó thì UVB không còn nhiều và có thêm các tia có hại khác. Bù lại có nhiều nhiệt. + Không nhất thiết phải có ánh nắng chiếu trực tiếp vào, chỉ cần ánh sáng mặt trời là đủ. + Không nên phơi nắng trong hồ kiếng (dễ bí hơi, UVB không đi xuyên wa kiếng), nên phơi trong lồng, càng thoáng càng tốt. + Chỗ phơi nắng phải vừa có chỗ nắng vừa có chỗ mát để CWD vào trốn khi quá nóng. + Không nên tắm, xịt nước CWD trong khi phơi nắng, chỉ tắm/xịt 2 tiếng sau khi phơi nắng. Cách bắt-cầm: - Đối với 1 số con mới về, còn nhát nên hay chạy lung tung, hay há miệng thì làm gì cũng phải nhẹ nhàng, từ từ, không làm hoảng sợ. Muốn bắt thì nhẹ nhàng đưa tay lại gần cổ, đỡ nhẹ dưới bụng lên (luôn có 2 ngón tay cầm nhẹ 2 bên cổ để ngăn ko cho quay lại cắn). Nếu sợ bị cắn thì đưa 1 vật j đó vào trước để giữ/ngăn không cho nó quay lại cắn rồi đưa tay vào làm như trên). - Đối với con nào dạng, hiền thì cứ đỡ nhẹ dưới bụng lên là xong. Cách chăm sóc: - Đối với CWD mới về, còn nhát, chưa dạng: + Nên bỏ vào hồ trống với 1 khay nước như đã nói trên. Rồi cứ thả dế vào nó tự ăn (do mới về còn nhát nên thấy mình là nó lo canh mình, đâu thèm để ý mồi => ko ăn là phải. Do đó cứ kệ nó, mấy bac cứ sợ nó không ăn, cả ngày ngồi nhìn nó). Con này nhịn đói đến 2 tuần còn ko sao. Nhưng nói chứ nếu quá 3,4 ngày mà ko ăn thì nên dùng biện pháp mạnh: NHÉT (bóp nhẹ 2 lỗ mũi…khó thở…tự động há miệng…nhét vào ) ). + Nên tăng cường phơi nắng, có nhiệt CWD sẽ càng linh hoạt, càng chịu ăn. + Để cho CWD mau quen, dạng nên để hồ gần nơi người qua lại. Thấy người nhiều dạng ngay thôi - Đối với CWD đã quen, dạng: + Khuyên nếu có thể thì tách ăn + ị + tắm + phơi nắng ra 1 chỗ khác chỗ nuôi chính. Mục đích: là để chuổng nuôi chính sạch sẽ, không bị kiến bu, không ký sinh trùng… Giúp CWD tập trung khi ăn (dễ thấy mồi), tập được thói quen đi ị của CWD, dễ vệ sinh, thoải mái setup hồ chính. + Thứ tự khi tách riêng: cho ăn -> phơi nắng (sẽ dùng nhiệt khi phơi năng để tiêu hóa thức ăn) -> Trong khi phơi nắng cứ để cho nó máng nước, tạo đk cho CWD ị trong đó luôn -> tắm (2h sau phơi nắng, không nhất thiết tấm hằng ngày). + Nên thực hiện các việc vào 1 thời điểm nhất định trong ngày, tạo cho CWD 1 thói quen. + Pet ị hằng ngày là tốt nhất, chứng tỏ tiêu hóa tốt. Nếu ị không đều thì nên cho ngâm nước ấm. một số hình về loài CWD đực: Còn đây là con cái Nguồn : aquapet.com.vn
Ðề: cách nuôi và chăm sóc CWD - Con này gọi là con kỳ tôm nó bán rất nhiều mà cứ vào google gõ bán kỳ tôm thì ra rất nhiều mấy con này mà nuôi nhìn cũng đẹp
Ðề: cách nuôi và chăm sóc CWD bài viết hay quá , em này nuôi lên đẹp ko thua gì iguana đâu, nếu bỏ tâm chăm sóc !
mk đang nuôi kì tôm size 90 rồi.Hiện đang phải nuôi cột,cắt móng và dẫn đi bơi thường xuyên.Cx may nhà mk có bể bơi nên k cần đi xa.Thức ăn chủ yếu của kì tôm là côn trùng(sâu,dế....).Có 1 lần cho nó chơi ở ngoài vườn k để ý thế là nó bắt con chuột ăn luôn.Nhìn mà thấy sợ