tunglaichau
Thành Viên
- Tham gia
- 6 Tháng ba 2012
- Bài viết
- 67
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 6
Ðề: Cách nuôi và chăm sóc chích chòe lửa cơ bản
gửi cho ai yêu chòe lửa
CHUYÊN ĐỀ: THAY LÔNG Ở CHÒE LỬA
PHẦN I: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY LÔNG
Trong tự nhiên, Chích chòe lửa nhận biết được mùa thay lông thông qua sự thay đổi của khí hậu và môi trường và điều này thường giống nhau mỗi năm. Có thể những tín hiệu từ việc thay đổi nhiệt độ, mưa, áp suất không khí, độ ẩm xung quanh mà chim nhận biết là tới mùa sinh sản của nó. Các kích thích tố của nó sẽ bắt đầu giảm. Lông mới sẽ mọc ra và đẩy lông cũ ra ngoài. Vài tháng tiếp theo, nó sẽ tìm kiếm những nơi yên tĩnh và an toàn để vượt qua chu kỳ quan trọng hàng năm này. Sau giai đoạn này, mức testosterone của nó sẽ tăng lên và nó bắt đầu có lửa trở lại. Nó sẽ biểu hiện tính các cứ lãnh địa bằng giọng hót của mình để cảnh báo những kẻ xâm nhập khác và kêu gọi bạn tình. Khi chúng bắt cặp, một sự thay đổi hormone diễn ra và chúng thể hiện bản năng chăm sóc con của mình.
Trong điều kiện nuôi nhốt, bản năng tự nhiên này có thể bị thay đổi . Môi trường, thực phẩm, các cuộc đấu ở nơi dợt vv - tất cả đều có thể gây cho chim sự thay đổi khác với trong tự nhiên. Điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông hoặc gây phản ứng không tự nhiên khác của chim. Một người nuôi chim giàu kinh nghiệm sẽ biết cách làm cho con chim tốt hơn mà không gây hại chúng. Còn người mới chơi đôi khi có thể tự hỏi tại sao con chim thay lông sớm hay muôn hơn, tại sao chim rớt lông, tại sao chim không có lửa ..V.V..
PHẦN II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH THAY LÔNG
Bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp Protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các amino acid là cấu trúc cơ bản của Protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông. Đôi khi có những đường Stress trên đuôi của chòe lửa. Điều này rất có thể do thiếu hụt methionine trong quá trình thay lông của chim. Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng, cá và thịt.
Thay lông gây nhiều khó khăn cho chim, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Can xi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.
Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.
Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thương. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, mealworms và dế vào cuối ngày.
Chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông
PHẦN III: CHĂM SÓC CHÍCH CHÒE LỬA TRONG MÙA THAY LÔNG
Làm thế nào để đem lại lửa cho chích chòe lửa và duy trì độ lửa sau đó (có lửa và chơi bền) ?. Điều đầu tiên cần lưu ý chim có lửa là do các hormone, testosterone, hiện diện trong cơ thể nó. Nếu không có hormone này, chim sẽ không hót. Nếu chim được chăm sóc tốt trước và trong khi thay lông, nó vẫn có một lượng testosterone trong cơ thể và nó sẽ vẫn hót và biểu diễn trong suốt quá trình thay lông mặc dù nó ít năng động hơn. Nếu chim bị xù hoặc không có phản ứng khi được đặt cùng những con lửa khác trong thời gian thay lông, bạn sẽ cần phải xem xét lại cách chăm sóc.
Vào cuối mùa thay lông, lượng testosterone trong cơ thể nó dần dần tăng lên. Cùng với sự gia tăng testosterone thì chim cũng bắt đầu có lửa với bộ lông tốt. Điều này xác nhận rằng chim được cho ăn và chăm sóc tốt trong quá trình thay lông. Nếu được nuôi cẩn thận chim sẽ bắt đầu hót vào cuối kỳ thay lông. Thậm chí nó có thể chơi khá tốt nhìn nó giống như đang căng lửa.
Hầu hết chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và đem chim đi dợt sớm. Điều này có thể là một sai lầm. Nếu đuôi chính còn đang phát triển, rễ của nó còn mềm mại và có thể bị hư hỏng nếu chim đánh đuôi mạnh bạo khi ra nơi dợt. Ngoài ra, khi chim chưa ở đỉnh lửa mà đặt nó trong một nơi gồm nhiều chim dữ đe dọa nó. Điều này gây bất lợi cho chim và có thể ảnh hưởng đến độ lửa của nó sau khi thay lông.
Các nghệ nhân nên học cách kiên nhẫn. Đa phần chim sẽ đạt độ lửa sau khi hoàn thành thay lông khoảng 1 tháng rưỡi. Nghĩa là tiếp tục đặt lồng chim trong một góc yên tĩnh để chim không bị ảnh hưởng bởi những con lửa khác. Áo lồng nên được phủ kín và cho đến khi bạn chắc chắn rằng thay lông được hoàn tất. Áo lồng có thể được mở ra và bạn sẽ thưởng thức tài nghệ của nó với giọng hót sổng và cách biểu diễn của nó. Chỉ nên được đưa đến chổ dợt chim sau khi nó đã đạt đến đỉnh lửa. Không nên đi dợt quá thường xuyên. Nếu bạn làm như vậy chim sẽ bị Stress. Nó sẽ xuống lửa và thay lông bất thường.
PHẦN IV: THAY LÔNG BẤT THƯỜNG
Cần có một nền tảng kiến thức về quá trình thay lông của chim để chúng ta tiếp cận và xử trí tốt với những đợt thay lông bất bình thường của chim
Thông thường, chích chòe lửa thay lông mỗi năm một lần. Độ lửa của chim sẽ tăng lên sau mỗi lần thay lông và vào mùa sinh sản của nó, tiếp theo là quá trình làm tổ và chăm sóc chim con, rồi giảm dần độ lửa để tiếp cận mùa thay lông kế tiếp. Diễn biến sinh lý học bình thường của chim là do sự điều tiết của các HoocMon.
Chích chòe lửa rụng bất thường một sợi lông phóng ngoài chu kỳ thay lông hàng năm. Cơ thể chim cần phải sản xuất các hoocmon để tái phát triển lông. Các hormone cần thiết cho sự tái tăng trưởng lông sẽ không giống như việc thay lông bình thường . Có hay không việc sản xuất hoocmon còn tùy thuộc vào tầm quan trong của sợi lông rụng, có ảnh hưởng đến sự sống còn của chim hay không ?. Nếu lông rụng là từ cánh, chim đã bị mất lông quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng bay và sự sống còn. Việc mất lông cánh như vậy có khả năng kích hoạt sự gia tăng các hormone làm cho lông bị mất tái phát triển mà không cần chờ đợi đợt thay lông hàng năm.
Mặt khác, sợi lông phóng (đuôi) bị rụng là không quan trọng đối với sự sống còn của chim. Theo đó, có thể không có một sự gia tăng các hormone để tái phát triển sợi lông mới mà phải đợi đến đợt thay lông tiếp theo. Nếu vậy, việc thay lông rụng nên diễn ra cùng lúc với tất cả các lông khác.
Liệu sợi lông phóng bị rụng, khi mọc lại có phát triển đến độ dài giống như lông đuôi còn lại? Thông thường, khi chim đã có một đợt thay lông tốt, đuôi sẽ đạt được chiều dài tối đa của nó và lông thay thế ngoài chu kỳ thay lông hàng năm sẽ không bằng lông đuôi còn lại, trừ khi đó là chim non. Vì chim non có thể thay lông 2 lần/năm và sau đợt thay lông lần II, lông đuôi có thể dài hơn 20% so với đợt thay lông đầu tiên. Trong trường hợp này, lông mọc lại có thể dài hơn so với lông đuôi còn lại.
Biết rằng việc gia tăng các hormone điều chỉnh sự tăng trưởng của bộ lông, sự mọc lại của sợi lông bị rụng bất thường chủ yếu phụ thuộc vào khoảng thời gian mà các hormone gia tăng cho sự tăng trưởng của đuôi mới. Thông thường, việc gia tăng các hormone sẽ dừng lại trước khi lông đuôi mới đã đạt được độ dài tối đa của nó. Vì vậy, lông mọc lại sẽ ngắn hơn đuôi còn lại. Thông thường, sự khác biệt trong chiều dài là 1-2 inch có khi chênh nhau đến 50%.
Để các lông mới mọc với chiều dài tối đa, dinh dưỡng và môi trường sống của chim nên giống như trong quá trình thay lông hàng năm. Một điều nữa là không nên mang chim đi dợt vì có thể dẫn đến sự gia tăng testosterone làm chống lại các hormone cần thiết cho sự tăng trưởng lông và sẽ dẫn đến một lông ngắn hơn
Sự khác biệt trong chiều dài giữa các lông phóng có thể còn tồn tại sau đợt thay lông tiếp theo. Một sợi lông phóng rụng và mọc lại ngoài quá trình thay lông hàng năm làm rối loạn chu trình thay lông của nó. Nó sẽ không có được chiều dài như bình thường và khi đến mùa thay lông tiếp theo sợi lông này có thể thay lông hoặc không thay lông. Nếu nó không rơi cùng lúc với sợi lông phóng còn lại, một lần nữa sẽ có sợi ngắn sợi dài. Thậm chí nếu nó rụng cùng với đuôi còn lại, việc gia tăng hormone để tái phát triển lông trong một giai đoạn ngắn hơn cũng ảnh hưởng đến chiều dài của lông. Có thể mất 1 hoặc 2 chu kỳ thay lông đề 2 sợi lông phóng dài bằng nhau.
PHẦN V: THAY LÔNG BẤT THƯỜNG DO STRESS
Như bạn biết, một con chim khỏe mạnh chỉ thay lông một lần mỗi năm (trừ chim con). Điều này là bình thường trong chu kỳ hàng năm của chim, sau đó lượng testosterone sẽ gia tăng để bước vào mùa sinh sản, làm tổ và chăm sóc chim con.
Nếu chim thay lông ngoài dự kiến. Đó là sự thay lông bất thường do Stress. Thay lông này có thể chỉ là một phần nhỏ, như chỉ rụng lông ức, nghiêm trọng hơn nếu rụng lông cánh và lông đuôi, Đặc biệt nghiêm trọng nếu rụng toàn bộ lông.
Rõ ràng, Thay lông bất thường là điều tồi tệ nhất xảy ra ở chim. Bộ lông chiếm 20% đến 25% trọng lượng cơ thể chim và thay thế nó trong năm có nghĩa là cơ thể phải đối phó với một nhu cầu lớn và đột xuất. Hơn nữa, Khi thay lông lượng testosterone giảm và nó được thay thế bằng các hormone làm thay lông. Do đó, thay lông trái mùa có thể làm đảo lộn sự cân bằng hormone của cơ thể. Chim thay lông bất thường ít khi “ra dáng”. Thông thường, Chim chỉ “ra dáng” ở đợt thay lông tiếp theo.
Các nguyên nhân có thể gây thay lông do stress:
1. Chim bị hoảng bởi chuột, thằn lằn, gián hoặc sinh vật khác vào ban đêm. Để tránh điều này, nên để một ánh sáng nhỏ vào ban đêm vì chim ít bị hoảng nếu chỉ có tiếng ồn mà nó không nhìn thấy nguyên nhân.
2. Nơi treo lồng chim: sự thay đổi nơi treo chim từ trong góc phòng ra chổ cửa ra vào cũng gây Stress hoặc nuôi chim trong phòng máy lạnh …
3. Để chim cùng loại gần nhau cũng có thể gây Stress
4. Nước uống có thể gây đổ lông bất thường, tùy thuộc vào từng loại chim. Nếu bạn sử dụng nước máy, nên khử clorine bằng cách trữ 24h để chúng bay hơi.
5. Dinh dưỡng: Thức ăn không hoàn toàn phù hợp. Một dấu hiệu để nhận biết là chim liên tục làm văng thức ăn ra ngoài, dường như nó cố tìm loại thức ăn phù hợp với nó.
6. Lồng chim đặt ở nơi có gió lùa hoặc gần cửa sổ (có thể bị lạnh hoặc nóng)
Như vậy, thay lông do Stress có thể được gây ra bởi một hoặc nhiều yếu tố, và bạn sẽ cần phải xem xét tình hình của riêng bạn để tìm ra nguyên nhân và sau đó loại bỏ nó.
ĐƯỜNG STRESS
Đường Stress là những đường chạy ngang 2 bên của sợi lông đuôi, thường ở 1/3 cuối của sợi lông ngắn hơn trông như bị cắt ngang lông đuôi. Đường này xuất hiện khi chim không nhận được đủ chất dinh dưỡng trong thời gian thay lông. Sợi lông đuôi đang tiếp tục phát triển và nhìn giống như bị đứt ngang. Đây là một điểm yếu trên lông đuôi và thường bị gãy ở chỗ này.
Có trường hợp chổ treo chim bị mưa trong thời gian thay lông và thức ăn bị ướt, chim không ăn hết trong ngày cũng dẫn đấn đường Stress này.
Tại sao đường này lại xuất hiện trên sợi lông ngắn hơn? Vâng, Có trường hợp 2 đuôi ra không đều (Stress mà), một đuôi đã ra dài đầy đủ trong khi cái đuôi còn lại chỉ bắt đầu phát triển. Tức là, khi các đuôi khác đã đạt khoảng 2/3 chiều dài tối đa của nó. Do đó, các dòng stress trên chỉ xuất hiện ở sợi lông đuôi đang phát triển.
BỔ SUNG VITAMIN TRONG QUÁ TRÌNH THAY LÔNG
Khi có nhu cầu bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như trong quá trình thay lông, nên sử dụng Nutroplex, một loại thuốc bổ cho trẻ em. Nó là dung dịch dính như mật ong và điều này là lý tưởng cho phương pháp bổ sung Vitamin (trộn với côn trùng sống).
Trong quá trình mọc lông mới, các lông đuôi màu đen còn đang phát triển, có thể dễ dàng bị thương tổn hoặc bị gãy nếu chim quá năng động hoặc nhảy do hốt hoảng. Lồng chim nên được phủ áo lồng trong thời gian này, dù vậy, bạn có thể nghe nó hót và chơi bên trong. Chim dễ bị kích động với chòe lửa khác
Khi lông đang phát triển, có một động mạch và tĩnh mạch chạy qua nó để hỗ trợ tăng trưởng. Khi vẫn còn máu cung cấp cho lông, nó được gọi là lông máu. Khi lông đã hoàn thành sự tăng trưởng của nó, các mạch máu sẽ teo lại. Tổn hại lông máu có thể chảy máu rất nhiều. Bứt một lông máu ở đuôi có thể tự cầm máu được và lông mới sẽ phát triển để thay thế nó nhưng đôi khi, điều này có thể làm hư nang nếu nhổ không đúng cách. Việc nhổ lông đuôi nhiều lần có thể dẫn đến tổn hại nang lông, tổn thương nặng có thể dẫn đến việc lông không còn phát triển nữa hoặc không mọc lông mới thay thế. Việc chảy máu có thể tự cầm hoặc cầm máu bằng thuốc, bằng bột bắp với áp lực tại chổ tạo cục máu đông. Các lông bị hỏng sau đó sẽ được thay thế ở kỳ thay lông tiếp theo.
Nếu thức ăn (bột và mồi tươi) có chất lượng thì cũng “đủ chất” cho chim, thực tế chúng ta không có mồi tươi đa dạng, nên việc bổ sung Vitamin là cần thiết trong trường hợp thay lông, nuôi đẻ, phục hồi sau một biến cố …
Hiện tại có thể thay thế dùng Vitamin cho gà, vịt (gia cầm). VD: B complex hay Canci ADE, men tiêu hóa và cả thuốc hô hấp. Riêng mình tâm đắc cách bổ sung của Jeffrey Low, do tính phổ biến và dể sử dụng (có tốt hay không cần phải được kiểm chứng thực tế do nó là loại dùng cho người !).
PHẦN VI: THAY LÔNG Ở CHIM NUÔI ĐẺ
Chích chòe lửa cho bắt cặp sinh sản trải qua mùa thay lông không tốt như một con chim không nuôi đẻ. Lý do là quá trình sinh sản và thay lông đều gây Stress nặng ở chim và việc thay lông thường diễn ra vào cuối mùa sinh sản. Giai đoạn này chim đang trong trạng thái suy yếu và nó sẽ thay lông. Ngoài ra, nếu chim sinh sản vào cuối mùa, thời gian thay lông sẽ ngắn lại. Nói cách khác, những con chim này sẽ cần hoàn thành việc thay lông của nó trong một thời gian ngắn hơn so với con chim không nuôi đẻ. Chim nuôi đẻ sẽ cạn kiệt sức lực, không thể có một mùa thay lông tốt. Tuy nhiên, không chắc rằng thời gian thay lông sẽ ngắn lại, ít nhất là chim ở vùng nhiệt đới. Sở dĩ chim nuôi đẻ có một thay lông kém không những do giảm thời gian thay lông mà còn gây Stress cho chim (ở nơi thay lông) à Nó không thể hồi phục hoàn toàn khi bắt đầu thay lông.
Trong sinh sản, sự thay đổi hoóc môn diễn ra ở cả chim trống và chim mái. Những hormone này khác với hormone cần thiết cho việc thay lông. Vào cuối mùa sinh sản, một số hormone có thể vẫn còn lại trong cơ thể chim. Do đó, trước khi kích thích tố cho thay lông có đầy đủ để thay thế kích thích tố cần thiết cho việc nuôi sinh sản, những sợi lông sẽ có sự thay đổi ít hơn so với điều kiện lý tưởng.
Bộ lông gồm phần lớn các protein và chúng chiếm 20% đến 25% trọng lượng cơ thể của chim. Những chim nuôi đẻ có thể có một đợt thay lông kém. Để giúp chim thay lông tốt, có thể ngừng bắt cặp một thời gian để chúng đáp ứng được đòi hỏi cần thiết trong quá trình thay lông. Việc tách cặp cũng giữ lửa cho con trống ở mức cao để trì hoãn việc thay lông trong thời gian đó, chim có sự chuẩn bị tốt hơn cho thay lông. Một chế độ ăn giàu protein cũng giúp nhiều cho thay lông.
THAY LỜI KẾT
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong việc nuôi chích chòe lửa là kết quả của quá trình thay lông hàng năm.
Một kỳ thay lông xấu gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến độ lửa và ngoại hình của chim. Một ngoại hình hoàn hảo từ một thay lông tốt là một dấu hiệu cho thấy chim có sức khỏe tốt và được chăm sóc tốt.
Có những thay đổi sinh lý khác diễn ra bên cạnh việc mọc lông mới trong quá trình thay lông. Quá trình chuyển hóa các hoocmon diễn ra trong cơ thể chim dẫn đến việc thay lông và giúp chim đạt đỉnh lửa sau đó. Mức testosterone tăng lên sau đợt thay lông tốt là một sự xuất hiện tự nhiên để chuẩn bị cho thời kỳ sinh sản sau đó. Một con chim trải qua một thay lông tốt trong tự nhiên sẽ có được sự chuẩn bị tốt cho công việc tiếp theo, với bộ lông mới tràn đầy sinh lực để đối mặt với những thách thức trong đó có việc cạnh tranh bảo vệ lãnh thổ và kêu gọi bạn tình. Do đó, thay lông hàng năm là yếu tố cơ bản để khẳng định việc nuôi dưỡng chích chòe lửa có tốt hay không vì nó ảnh hưởng đến việc chim có “ra dáng” hay không
Trong quá trình thay lông, các lông đuôi dài nhất sẽ phát triển với tốc độ khoảng 2,5cm mỗi tuần. Nó sẽ mất khoảng 3 tháng để hoàn tất việc thay lông. Nếu mọi thứ tốt, chim sẽ có lửa dần dần sau khi hoàn thành việc thay lông và cao điểm là vào khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn sau khi thay lông.
Một chòe lửa khỏe mạnh sẽ thay lông 3 lần trong 2 năm đầu tiên của cuộc sống và sau đó, một lần mỗi năm. Chiều dài đuôi của một chòe lửa chưa trưởng thành dự kiến sẽ tăng sau mỗi đợt thay lông, cho đến lần thay lông thứ tư. Chiều dài đuôi cuối cùng được xác định bởi gen của nó. Thức ăn phù hợp và chăm sóc tốt sẽ giúp cho lông đuôi phát triển đến mức tối đa về mặt di truyền.
Cho ăn và chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến việc có sợi lông ngắn lông dài (lông đuôi) sau mỗi kỳ thay lông. Với sự chăm sóc thích hợp và cho ăn đầy đủ, đuôi vẫn có thể lấy lại độ dài trước đây của nó ở kỳ thay lông tiếp theo.
Căng thẳng, cho ăn không phù hợp, một thay đổi đột ngột của chế độ ăn và bệnh tật có thể gây ra một thay lông trước định kỳ. Khi điều này xảy ra, chiều dài đuôi có thể không phát triển đầy đủ sau thay lông. Vào cuối kỳ thay lông bất thường này, có thể chim không đạt đến đỉnh lửa, độ lửa của nó tùy thuộc vào yếu tố ảnh hưởng nhiều hay ít (Stress, bệnh tật, thức ăn …).
Quá trình tập dợt chim hót – Kế hoạch được tính bằng năm
Những người nuôi chim, thường hỏi chú chim của bạn hoặc nói chú chim của họ bao nhiêu mùa, mùa này là tính theo số lần chú chim đã thay lông kể từ khi nuôi trong lồng, không tính số thời gian nó sống ngoài tự nhiên. Thuần hóa & luyện một chú chim hót thường phải mất từ 2 mùa trở lên mới có thể chơi tốt được.
Tôi chưa từng chơi chim đá, nhưng có chút ít kinh nghiệm về nuôi chim hót xin chia sẻ và trao đổi với các bạn. Để có được một chú chim hót đem lại sự hãnh diện cho bạn mỗi khi đem đi chơi quả không đơn giản, khi bắt đầu thuần hóa một chú chim mới, sau thời gian nuôi ủ ở nhà và có thể đem tới cội. Thời gian này bạn có thể bị nhiều chỉ trích hoặc gièm pha, chế giễu từ bạn bè hay mọi người tại cội, việc của bạn là phải có đủ can đảm & khôn khéo để vượt qua dư luận & tìm kiếm bạn bè, người ủng hộ. Khi tới cội, hãy cố gắng làm thân với những người có kinh nghiệm để học hỏi từ họ, sau này thân hơn, bạn có thể gửi chim ở nhà họ một vài ngày để luyện cho chim thích nghi với đa môi trường, hoặc thân hơn nữa, bạn có thể mượn chim hay của họ về nhà để cho các chú khác ở nhà học hỏi giọng hót & tăng hứng thú cho chúng (việc mượn chim về nhà với tôi là không nên hoặc rất tế nhị, bạn phải lường trước rủi ro làm xảy chim, mất chim hoặc hư chim, thậm chí làm chết chim)
Chọn cội:
Tôi chọn theo tiêu chí gần nhà nhất, điều này giảm thiểu được nhiều bất tiện khi bạn vận chuyển chim, tôi không quan tâm ở cội đó có những ai và chim dữ hay dở, nhưng số lượng chim mỗi lần tụ họp (thường là sáng Chủ Nhật) phải không dưới 5 con cùng loại chim mình đem tới (Ví dụ bạn đem Chòe Lửa đi dợt, thì cội đó phải có ít nhất 5 con Chòe Lửa khác đem tới chơi hoặc ở cội đó nuôi ít nhất 5 Chòe Lửa có thể treo lên đấu hót cùng chim của bạn.
Mùa đầu:
Theo tôi, mùa này là mùa quan trọng hơn cả những mùa khác, mọi điều lúc này nếu sai sẽ rất khó sửa. Bạn luôn phải kiên nhẫn & cẩn trọng trong thời gian này.
- Chỉ đem chim đi dợt khi có thể mở hẳn áo lồng và chim đã hót sổng liên tục trong một khỏang thời gian dài, ít nhất là 20 phút, nếu chim chỉ hót sổng vài tiếng vào sáng sớm hay vài lần trong ngày thì chưa nên đưa chi đi dợt. Nếu chim hót sổng ít nhưng rất nhiều lần trong ngày cũng có thể đem chim đi dợt được.
- Với lần đầu đem chim tới cội, đừng nên mở áo lồng & không nên treo gần hơn 5m với các chim khác mặc dù có thể con chim của bạn sẽ hót vang trong lồng.
- Những lần sau tới cội, bạn sẽ bắt đầu lại quá trình như khi bạn mới mua chim về nhà bằng việc mở dần áo lồng mỗi khi tới cội và giảm dần khoảng cách với các chú chim khác cho đến khi bạn có thể mở hẳn áo lồng & treo với cùng khỏang cách như mọi người.
- Nếu bạn đem chim tới cội sau vài lần mà nó không chịu hót ở cội, bạn nên kiên nhẫn tiếp tục đem chim đi dợt nhưng quá trình mở áo lồng sẽ lâu hơn và giảm khỏang cách ít hơn hoặc đưa ra xa hơn với điều kiện là khi về nhà, bạn cảm thấy nó hăng hơn, hót nhiều hơn.
- Không nên liên tục đổi nhiều cội trong mùa đầu
- Không sử dụng nước ở cội cho chim tắm hoặc uống, không lấy thức ăn của người khác cho chim ăn (ngoại trừ côn trùng tươi)
- Không để người khác đụng vào lồng chim của bạn kể cả chủ cội & bạn bè.
- Ngay khi chim bắt đầu quá trình thay lông hoặc thấy lông chim không mướt như trước thì nên cho chim nghỉ đi dợt và chuẩn bị quá trình thay lông cho chim.
- Đánh giá chú chim bạn đang sở hữu, nếu tất cả các tiêu chí đều quá tệ thì nên bán lại và mua chú khác để thuần hóa. Trong thời gian này tùy theo tiêu chí mỗi người, với tôi, việc đánh giá chủ yếu ở dáng chim (cái này cũng tùy người) và chất giọng (lớn giọng, luyến giọng), dĩ nhiên không có các dị tật trên thân như sút móng, gãy cánh và những chú chim có tính xấu như lộn vòng thì tôi bỏ ngay từ khi vừa đứng lồng.
Mùa thứ hai:
Sau khi chim hoàn tất thay lông & chim đã có lửa trở lại (xong lông), tôi vẫn khuyên bạn khi bắt đầu đem chim tới cội nên làm trở lại như mùa đầu. Để chim làm quen với đa môi trường, trong mùa này bạn có thể đem chim tới nhiều cội khác, hoặc nhà bạn bè, người quen có nuôi chim để gửi một vài ngày (với tôi thì tôi chỉ đem tới cội nhiều lần hơn hoặc đem tới nhà bạn bè vài tiếng rồi đem về luôn). Việc làm này nhằm tập cho chim không bị hoảng và cũng nhân cơ hội tự đánh giá con chim mình nuôi có khả năng tới mức độ nào.
- Với chú chim không triển vọng thì loại bỏ và thuần hóa chú chim khác. Việc đánh giá chim lúc này nên nhờ thêm vài người thân đánh giá giúp để khách quan hơn, vì nếu bạn đánh giá sai, nó có thể sẽ là một đối thủ của bạn trong tương lai hoặc bạn tiếp tục mất thời gian và công sức với nó. Tiêu chí đánh giá của tôi trong giai đoạn này là sự học hỏi thêm giọng của chú chim và sức chơi cũng như nết chơi. Nếu chi có vài ba giọng như mùa đầu và khi căng lửa cũng hót không liên tục từ khi treo lồng lên tới khi về thì tôi sẽ lọai bỏ. Trừ khi chú chim đó có một giọng nào rất độc, lạ giọng, tôi sẽ thâu âm & giữ lại một thời gian cho các chim khác học giọng xong sẽ loại bỏ.
- Trong mùa này, bạn nên để ý các thông tin về các hội thi chim ở khu vực bạn sinh sống, nếu thời gian thi rơi vào đúng lúc chim của bạn đang có lửa thì nên thúc lửa để đem đi thi. Mục đích thi trong thời gian này là giúp chú chim có kinh nghiệm trận mạc, nếu may mắn trúng giải thì cũng lụm luôn và lúc đó thì bạn sẽ hạnh phúc như khi Đội tuyển bóng đã Việt Nam vô định, đồng thời giá trị vật chất của chú chim sẽ khá cao.
Mùa thứ ba và các mùa sau:
Trước hết chúng ta sẽ quay lại mùa thứ hai sau khi xong lông, tới đây, bạn thấy là chúng ta đang làm những việc không khác mùa đầu nhiều lắm, chỉ khác là chúng ta đang có một con chim đã thuần hóa xong và dạn dĩ. Lúc này nếu muốn sở hữu chú chim để hãnh diện thì bạn phải khó với chính mình sao cho chú chim có được một chế độ ăn uống, luyện tập tốt nhất, nếu bạn sơ xuất, chú chim của bạn sẽ từ không hót nổi đến te tua xù lông và chẳng ai muốn nuôi nó nếu không từng biết về nó. Bạn chỉ cần một tuần lễ bỏ bê nó thôi, bạn sẽ thấy rõ ngay kết quả nhãn tiền.
Giai đọan tiếp theo là duyên của bạn với chú chim, tôi từng nghe nói tới những chú chim dáng rất đẹp, giọng hay, đa dọng, nết chơi tối, … nhưng mỗi khi có kỳ thi hay tới ngày thi dù làm mọi cách vẫn bị xuống lửa hoặc vì lý do gì đó mà không đạt được phong độ cao nhất để đoạt giải. Ngòai ra khi đi thi còn lệ thuộc vào “học tài thi phận nữa” nên bạn đừng vì giải thưởng mà bỏ một chú chim hót hay và dễ thương gắn bó với bạn sau bao tháng này cực nhọc và làm bạn hăng hái trong những lúc mệt mỏi.
Chuyện ngòai lề: Khi tôi giải nghệ, tôi có tất cả 7 chú chim (3 lửa, 2 than, 2 mi), lúc đó tặng bạn bè mỗi người 1 đến 2 con, có một người bạn ở Thủ Đức, tôi tặng một con Lửa & một con Than, sau một thời gian đem chim về, chú Than bị xảy chỉ còn chú Lửa, mẹ của bạn ấy rất quý chú chim lửa này và chăm sóc rất kỹ, nhưng vì sơ xuất, chú chim đã bị mèo vồ bị thương, mẹ của bạn ấy đã khóc sụt sùi 3 ngày (từ khi chú chim bị thương tới lúc chú chim chết), người bạn của tôi đã mua về chú chim khác khá hay và đắt tiền để thay thế, nhưng mua tới chú thứ 5 vẫn không hài lòng mẹ và mẹ bạn ấy bảo đừng đem chim về nữa vì theo bà ấy là không có con thứ 2 như chú chim đã chết.
Những gì tôi đang trao đổi với bạn chỉ là quá trình dợt chim, bạn nên tham khảo thêm cách bài viết khác của các bạn trên diễn đàn về quá trình cực kỳ quan trọng là “chăm sóc khi chim thay lông” và dinh dưỡng của chim trong từng giai đọan (thay lông, bình thường, thúc lửa, hạ lửa).
Hi vọng cái này sẽ giúp ích cho anh em mới chơi Lửa . Bài này sưu tầm
<------ Bổ sung bài viết ------->
Một chút kiến thức nuôi chòe lửa được đúc kết từ chính kinh nghiệm của bản thân Jackyfan và giao lưu các cách chăm khác của một số cao thủ chăm chim chòe lửa tại 3 miên Bắc –Trung –Nam và một số trang web nước ngoài.Mong giúp ích được cho các bác mới chơi chòe lửa.
Để đánh giá thế nào là một chú chòe lửa hay thì có nhiều tiêu chí và tùy theo nhu cầu chơi của từng vùng.Tuy nhiên,tựu chung lại,một chú chòe lửa hay phải thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu.
-Hót nhiều giọng,đấu hót tốt,bền
-Giọng càng dài càng tốt,giọng to và gắt
-Siêng đánh đuôi
-Siêng sàng cầu
-Chơi bền chim
-Nếu là chim chơi hót thì có tiêu chuẩn là không được chụp chim(có nơi gọi là bu lồng,tức là nhưng con chim khi gặp chim lạ thường muốn xù lông lao vào oánh nhau)
-Có 1 số nơi người ta trừ điểm cả những con có tật ỉa lên nan lồng
-Chòe lửa hiện tại ở Việt Nam có 2 loại.Phân biệt chung là Chòe lửa Bắc và Chòe lửa Nam.Chòe lửa Bắc đuôi thường ngắn và cứng(chỉ tầm 17-18 đổ lại).Tuy nhiên cũng có những con đuôi lên đến 20cm nhưng rất ít gặp.Lông trên mình và lông đuôi thường to bản và dầy.Chòe lửa Nam(Khoảng từ Quảng trị-Huế-Đà nẵng đổ vào đến miền trong,bao gồm cả chòe lửa lào và campuchia,thái lan). Dòng chòe lửa này được mọi người gọi chung là chòe lửa nam.Đuôi thường dài hơn,mềm mại hơn.về bộ lông thì cũng mỏng hơn chút so với chòe lửa Bắc.Nguyên do có thể ngoài bắc có mùa đông lạnh hơn nên con chim cũng tự biết điều tiết về bộ lông để chống chọi lại thời tiết.
-Với mặt bằng chung về giọng hót thì chòe lửa Nam siêng hót hơn,hót xổng cũng tốt hơn chòe lửa Bắc.Hót nhiều giọng hơn
-Về cách đánh đuôi và sàng cầu thì chòe lửa Nam cũng chịu khó sàng cầu,linh hoạt hơn lửa bắc,Tuy nhiên lửa bắc cũng rất siêng đánh đuôi.
Cách chọn lồng chim như sau.
Có thể thả chim vào lồng vuông,tròn,tang trống,lục giác...Tuy nhiên đánh giá chung thì nên thả vào lồng tròn thì hợp lí hơn trong nhiều trường hợp.
Đề chọn được lồng phù hợp thì nên chọn lồng có đường kính theo công thức.(Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6cm) x 2.Ví dụ như đuôi dài 20 cm thì (20+7,6)x2=55,2cm .Duôi của chòe lửa ko dc tính phần chân lông.Tuy nhiên kích thước theo công thức trên chỉ là lý thuyết,đôi lúc cũng vì ko mua được lồng có kích thước ưng ý.Do vậy vẫn có thể xê dịch khoảng 2-3cm do với kết quả 55,2cm ở trên.Chiều cao thì thường do nhà sản xuất định trước nên cũng ko quan trọng lắm.Thường thì lồng có đường kính 55 thì chiêu cao tính từ tang lồng đến vai lồng cũng khoảng 55-60cm.
1-Cách chọn chòe lửa mộc.
-Trong một lồng chòe lửa mộc thường có rất nhiều con,mà có thể còn nhảy loạn xạ nên các bạn khó phân biệt được con nào có tiềm năng.Thông thường nên chọn những con nào lông lá đầy đủ,bóng mượt nhất.Chịu khó kêu tạch tạch(nhiều bác tưởng tiếng kêu phát ra từ đuôi là sai nhé,chòe lửa khi oánh đuôi thì mồm sẽ phát ra tiếng kêu tạch tạch hoặc cạch cạch) Chú nào siêng tạch tạch thì sẽ siêng hót hơn.
-Lỗ mũi to và thông.Mỏ dưới càng nhỏ càng tốt.Hai mỏ khép kín
-Đầu bằng,hoặc tròn nhỏ,cổ dài và thắt
-Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài,vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.Tuy nhiên qua sàng lọc tự nhiên thì ko gì là ko thể nên vẫn có nhưng con mắt lồi chơi rất tốt nhưng tỉ lệ rất ít.
-Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu.
-Một chút kinh nghiệm của bản thân e là nhưng chú chòe lửa đứng cao cầu,phần góc chân ép vào bụng và phần chân có móng bám vào cầu sẽ tạo ra 1 chữ V ngược.Chú nào có chữ V góc trên bé,góc dưới càng to thì dáng đứng sẽ đẹp hơn và khả năng sàng cầu oánh đuôi sẽ đẹp hơn nhiều.
2-Cách thuần chim mộc
-Có nhiều cách thuần chim và gần như cách nào cũng đúng vì mỗi con chim lại có 1 khả năng tiếp cận với môi trường do con người tạo ra khác nhau.
-Có thể là để thức ăn nước uống trong lồng đầy đủ rồi để chim chỗ có nhiều người qua lại,chỉ mở hé áo lồng,dần dần rồi chim cũng quen.
-Có cách khác là ép chim ăn cám,ko để ăn mồi tươi trong lồng mà thỉnh thoảng có người đi tới cầm con sâu hay cào cào,dế,cầm ra dứ dứ con chim rồi ném vào lồng cho nó ăn.Sau vài ngày con chim quen dần với việc là cứ có người thì sẽ có ăn nên nó sẽ dạn người hơn.
-Có cách khác nữa là để thức ăn nước uống đầy đủ trong lồng,ban ngày thì trùm kín áo lồng.Đến buổi tối thì mở hết áo lồng ra,rồi để chim 1 góc nào đó tĩnh trong phòng khách,ko nên để đèn quá sáng.mọi người trong nhà thì vẫn xem tivi sinh hoạt bình thường.Vì buổi tối và trong điều kiện ánh sáng kém thì chim ít bị hoảng nên sẽ tĩnh hơn,lâu dần nó sẽ quen với sự xuất hiện của người nên sẽ nhanh thuần hơn.
-Chòe lửa là loại chim dễ thuần,dễ hót trong điều kiện nuôi nhốt.Cá nhân e đánh giá không nên cho chòe lửa thuần quá.Chỉ cần đến mức là chạm vào lồng thì nhảy nhẹ,treo lên là phải đứng lồng.Nếu chim thuần quá thì tại 1 số trường hợp nó sẽ rất ít vận động,dẫn đến tình trạng là yếu chim,ko dai sức.
-Lúc mới bắt chim về hoặc có thể do chăm không cẩn thận mà trên mình chim,đặc biệt là trên đầu chim xuất hiện các đốm trắng,lấm tấm,như bụi hoặc là gầu.Đó chính là mạt chim,tuy ko ảnh hưởng nhiều đến chim nhưng về lâu dài rất không tốt.Lúc này bạn phải tắm cho chim thường xuyên hơn,khi tắm thì pha 1 chút muối vào nước tắm,khoảng 2-3 lần sẽ hết.Kết hợp thêm việc ngâm áo lồng vào xà phòng,vệ sinh lồng cóng sạch sẽ.
3-Thức ăn cho chòe lửa
-Cám cho chòe lửa thường gồm lạc(đậu phộng)+ lòng đỏ trứng gà + tôm đồng tươi để cả vỏ
-Ngoài ra có thể cho thêm ngô,đậu tương,mật ong,nhộng tằm,thịt chó,thịt bò,tiết bò…tùy theo thời điểm và điều kiện có thể mà cho thành phần cho phù hợp.
-Chòe lửa là loại chim kiếm ăn dưới đất,ăn côn trùng.Do vậy nguồn thức ăn tươi khá phong phú.từ dế,cào cào,tất cả các loại sâu có bán trên thị trường,trứng kiến,giun đất,thạch sùng,liu điu,thằn lằn,thịt bò,thịt chó,tép,tôm…..Tùy từng thời điểm mà nên chọn mồi tươi cho hợp lí.
4-Cách vào cám và chăm chòe lửa
-Cách vào cám đơn giản nhất là trộn sâu,dế,cào cào hoặc trứng kiến vào cám ướt(nên là cám bột chứ không dc là cám viên).Khi con chim ăn mồi tươi thì sẽ dính chút cám,nó sẽ quen với mùi cám,dần dần sẽ giảm số lượng mồi tươi xuống đến lúc chỉ còn cám trong cóng thì nó sẽ chỉ ăn cám thôi.
-Cá nhân tôi thì chỉ cho chòe ăn cám trong lúc thay lông để tăng lượng tinh dầu lạc làm cho mượt lông.Còn bình thường thì chòe lửa ăn cám hay ko cũng không quan trọng.Hằng ngày phải đảm bảo mồi tươi phong phú và đều đặn là ok.Chỉ có bác nào không có điều kiện cho mồi tươi hằng ngày thì mới phải ép chim ăn cám và lúc này nên bổ sung cám nhiều thành phần đạm một chút.
-1 tuần thì cho uống 1 hoặc 2 lần vitamin B-complex hoặc siro nutroplex cho trẻ e.2 loại này nên mua dạng nước,Pha vào cóng nước rồi để cho chim uống,ko nên để cóng nước vitamin này qua đêm mà nên thay trong ngày(cùng lắm chỉ nên để qua 1 đêm thôi).Nếu là loại vitamin bột thì nên tẩm vào mồi tươi hoặc trộn vào cám để cho chim ăn.
-Hoặc có cách khác là lấy dế,cào cào,.. tẩm qua vitamin dạng nước rồi đút cho chim ăn.
Để chim đói mồi tươi khoảng 2 ngày,khi thấy mồi tươi đưa ra con chim không loạn lên thì hơi lạ đấy.
-Vào thời điểm giao mùa chim dễ bị trúng gió.biểu hiện thường là cắn lông,quằn quại dưới đáy lồng kiểu giãy chết.Với trường hợp này thường khó chữa.Tuy nhiên còn nước còn tát,cách chữa thông dụng nhất là vẩy vài giọt dầu gió xuống đáy lồng và lên áo lồng,cạy mỏ chim nhỏ vitamin vào,hoặc là lấy nhánh tỏi ép lấy nước rồi đổ vào.Sau đó trùm kín áo lồng để chỗ kín,tránh gió và yên tĩnh.Sau đó thì thắp hương và chắp tay xin các cụ phù hộ cho e nó tai qua nạn khỏi.
-Với 1 số con chim tự nhiên sẽ bị khàn giọng,hót ko ra hơi.Những trường hợp này nên đun nước cam thảo loãng cho chim uống hằng ngày,hoặc là cho uống nước giá đỗ luộc,hoặc là nước mật ong pha loãng.Khoảng vài ngày sẽ có tiến triển.
-Chòe lửa là dòng chim rừng nên ko nhất thiết phải phơi nắng nhiều.Hằng ngày chỉ cần phơi nắng tầm 15-30 phút vào nắng sớm,hoặc chiều muộn.Với mùa hè nắng nóng trên 30 độ thì ko cần phơi nắng làm gì,chỉ cần để chỗ nào thoáng chút và ánh sáng đủ là ok.Vào mùa đông nắng ít thì mới cần chú ý phơi nắng khi có nắng.
-Nên treo chòe lửa lên cao,đáy lồng cách mặt đất tầm 1,8m-2m là ok.Treo dựa vào tường hoặc chỗ nào đó mà chim có thể quan sát xung quanh và không bị giật mình khi có người đi qua hoặc tiếng động gì đó đột ngột.
-Hằng ngày ở nhà không nên mở hết áo lồng.Nên trùm áo lồng thường xuyên,chỉ nên mở hé áo lồng.Chỉ khi nào đem chim đi dãi dượt thì hãy mở hết áo lồng.Khi con chim bị trùm áo lồng nó sẽ rất bức bối vì ko quan sát được xung quanh,nên mỗi khi được mở áo lồng nó sẽ phấn khích hơn và sẽ hót tốt hơn.
-Nếu mùa đông thì nên tắm 1 tuần 1 lần và tắm bằng nước ấm 1 chút.Còn mùa hè ấm áp thì cách 1 ngày tắm 1 lần.Nên tắm vào khoàng 9h-15h chiều.Khi tắm xong treo chỗ tĩnh gió và có ánh sáng để chim rỉa lông khô hẳn rồi mới đem chim ra phơi nắng.Tuy nhiên cũng chỉ cần phơi tầm 5-10 phút cho lông chim khô hẳn thôi.
-Thỉnh thoàng nên vắt ½ quả chanh vào chậu nước tắm cho chim tắm.tinh dầu chanh sẽ làm lông chim bóng mượt hơn.
-Chòe lửa có nết chơi đánh đuôi sàng cầu vì vậy nên bố trí cầu thằng cho chim.và chỉ cần 1 cầu thôi,không nên bố trí các cầu phụ trên cao.Vì nếu có cầu phụ thì con chim sẽ đậu lên cầu phụ thường xuyên,lúc đó,đuôi sẽ quẹt vào nan lồng thường xuyên,dẫn đến là xơ đuôi và bị lệch sang hẳn 1 bên.
5-Cách chăm chim khi thay lông
-Chòe lửa cũng như các loại chim khác,thường thay lông 1 năm 1 lần vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch hàng năm.Tuy nhiên có thể vì điều kiện sống thay đổi,shock nước,shock cám mà sẽ bị thay lông trái mùa.
-Khi chim có dấu hiệu thay lông thì phải tách chim ra khỏi những con chim chòe lửa đang căng khác.thức ăn cho chim chính lúc này vẫn là mồi tươi có tính mát,như dế,cào cào và trứng kiến.Cám thì chỉ nên có lạc và tôm,trứng là chính.Trong thời gian này ko nên cho chim ăn những thức ăn có tính nóng như sâu nhỏ,thịt chó,liu điu,thạch sùng,,, thức ăn nóng sẽ làm chim khó trút lông cũ và lông mới mọc lên cũng bị xoăn,ko được bóng mượt.
-Trùm kín áo lồng 24/24,để chim chỗ tĩnh,không sáng quá,không tối quá,Không bị ảnh hưởng bởi tiếng chòe lửa khác,vì nếu khi vẫn nghe thấy tiếng chim khác nó sẽ cố để hót đấu lại,như thế sẽ làm chậm thay lông.
-Khi thấy sợi lông đuôi dài nhất của chim rụng phải quan sát xem có rụng trong cùng 1 ngày ko.Nếu 1 cái rụng trước thì các bạn phải theo dõi xem trong ngày hôm đó sợi còn lại có rụng không,nếu qua đêm mà chưa thấy rụng thì các bạn phải nhổ sợi lông còn lại bằng cách ép con chim bám lên nan lông,bạn nhanh tay cầm nhẹ vào cuối sợi lông,con chim nhảy nhẹ sẽ rụng nốt sợi còn lại.Điều này xử lý nhằm tránh việc 2 cọng lông rụng cách xa nhau quá dẫn tới việc khi mọc lông mới sẽ bị sole ko đều nhau.
-Tắm cho chim hằng ngày là tốt nhất,tắm nước ấm cũng ok,tắm nước có pha thêm chút giấm trắng,nó sẽ làm mềm lông và chim sẽ thay lông nhanh hơn.
-Khi chim đã rụng lông gần hết và đã ra lông mới thì ko nên cho nhiều trứng kiến vì trứng kiến thường làm lông chim mỏng và yếu.Lúc này nên cho ăn dế và cào cào là chính.
Cá nhân e có lúc chim thay lông trái mùa,ko thể kiếm được cào cào và dế nên đã phải đánh liều cho chim ăn hoàn toàn bằng sâu cá rồng,và chim cũng không bị hỏng lông.
-Khoảng thời gian chim thay lông thường là 2-3 tháng.Trong thời gian chim thay lông ko nên kích thích chim hót,ko nên để gần các con chim hót khác.Có một số chú chim chòe lửa vẫn hót chuyện thậm chí là có xổng vài lần trong lúc thay lông.Điều này chứng tỏ con chim hoàn toàn bình thường.nên kệ nó thôi.
-Trong thời gian lông chim chưa hoàn thiện,vẫn còn mềm mà cho chim hót,đánh đuôi thì sẽ có tình trạng là 2 cọng lông đuôi dài nhất sẽ bị xẻ ngang,nhìn như đuôi cá,rất xấu.
-Sau khi lông đã hoàn thiện thì nên tắm nắng hàng ngày và cho ăncào cào để cho lông chim cứng và chắc hơn.Thời gian này kéo dài khoảng nửa tháng.Sau đó mới kích thích sâu hoặc thức ăn nóng cho chim lên lửa.
6-Mang chim đi dợt dãi
-Nếu nhà rộng rãi và có điều kiện chơi chim thì nuôi tầm 5-10 con chòe lửa trong nhà thì ko vấn đề gi.Đối với nhiều người ko có điều kiện thì chỉ nên nuôi 1-2 e thì phải mang chim đi dượt dãi thường xuyên.Dợt dãi nhiều sẽ giúp cho con chim có khả năng đấu đá,giúp chúng có bản lĩnh hơn khi đứng trước nhiều chim lạ và nhiều môi trường khác nhau.
-Nhiều người tự hỏi là đến lúc nào có thể mang chim đi dượt dược?Và một tuần nên mang đi dượt bao nhiêu lần thì đủ?
-Khi 1 chú chim đã đạt đến độ thuần nhất định,treo lên là phải đứng lồng,chỉ nhảy nhẹ nhàng lúc cầm lồng chim.
-Khi để ở nhà thì đã hót xổng tốt,hót nhiều vào buổi sáng,trưa và tối.Hoặc là hót ngắn nhưng hót lai rai suốt ngày.
-Khi chim đã đạt được như vậy thì có thể mang đi dượt dãi được.Khi vận chuyển chim phải trùm kín áo lồng,hạn chế va đập trong lúc vận chuyển.
-Khi mang chim đến chỗ dượt dãi lần đầu tiên phải treo xa nhưng con chim hót căng khác,trùm kín áo lồng,mục tiêu là cho chim làm quen dần với môi trường có chim lạ.Sau mỗi lần dượt thì có thể chim sẽ hót lại.lúc đó mình mới mở dần áo lồng ra,mỗi lần hé 1 chút.Nhưng lần đầu tiên nên treo lồng chim tại 1 chỗ cố định để chim quen dần với môi trường xung quanh.Dần dần có thể mở hết áo lồng ra,nếu thấy chim đấu hót lại thì có thể treo gần hơn chút.Tùy khả năng của từng chú chim mà thời điểm bắt đầu này kéo dài hay ngắn.Có con chỉ 1 lần, có con 2-3 lần,có con cả chục lần và có con phải vài chục lần đi đi về về mới dám đấu hót lại những con tại trường chim.
-Mỗi lần đi dượt dãi chỉ cần treo chim lên khoảng 1 tiếng,rồi hạ chim xuống,trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi 1 lúc rồi mang chim về.Khi mang về nhà rồi vẫn nên trùm áo lồng,để chim chỗ tĩnh cho chim nghỉ ngơi,sau khoảng vài tiếng hoặc qua đếm rồi lại treo chim lên cho hót như bình thường.
-Mỗi 1 tuần tùy điều kiện thì có thế đem chim đi dãi dợt như vậy ít nhất là 1 lần,nếu được thì cách 2 ngày đi 1 lần là tốt nhất.Cũng không nên đi dợt tại 1 quán nhất định.Nếu có điều kiện thì hãy đi dượt tại nhiều quán dượt khác nhau.vì dụ thứ 5 hàng tuần dượt cố định 1 chỗ,đến chủ nhật lại dượt cố định chỗ khác.Điều này làm con chim sẽ tiếp xúc với nhiều chim lạ hơn,sẽ tăng khả năng học hỏi,đầu hót của nó.
-Tùy từng nhu cầu của mỗi người có thể treo chim lâu hơn ngoài cội.Cá nhân tôi thì mỗi khi xách chim đi thì treo lên luôn,hót hay ko hót thì mặc kệ.Người lúc đấy ngồi hót với các chủ chim khác,đến khi nào người hót mệt thì hạ chim xuống rồi về.
Cám ơn các bạn đã quan tâm.Chúc các bạn chọn và chăm được chú chim ưng ý,thỏa mãn niềm đam mê.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: