cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

tuanminh

Thành Viên
Tham gia
25 Tháng chín 2010
Bài viết
50
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Các bác chuyên gia về chim sâu đầu đỏ của diễn đàn hãy làm ơn tư vấn giúp cho tiểu đệ với.Vì là mình có đi chợ để mua chim sâu đầu đỏ,khi vào tiệm bán chim thì mình hỏi mua chim sâu đầu đỏ nhưng chủ tiệm lại đưa ra 2 loại sâu đầu đỏ và nói rằng chim miền nam và chim miền bắc.

Khi mình xem xét thì thấy con sâu Nam(chủ tiệm),hoàn toàn to gấp đôi con sâu miền Bắc,phần lông đỏ trên đầu cũng rộng hơn,màu đỏ cũng tươi hơn,màu lông chim cũng đẹp hơn rất nhiều.
Còn chim sâu miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại và giá thành cũng lệch nhau rất lớn.Vì vậy lên mình cũng chưa dám mua bất cứ con nào(thực tình khi nhìn thấy con sâu Nam rất đẹp lên mình rất thich).

Nay qua diễn đàn mình xin được nhờ đến sự tư vấn của các bác chuyên gia trên diễn đàn ãy làm ơn cho mình xin được biết là có tồn tại 2 loại chim sâu đầu đỏ như chủ tiệm nói hay không,chim trong Nam có phải như vậy không và giá có đúng là rất cao không nhé.

Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác nhé.Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người và xin chúc mọi người luôn vui vẻ và giúp đỡ được thật nhiều anh em trên diễn đàn nhé???????????????
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

lưu ý , là chim miền Nam lâu ngày không phơi nắng là nó xù như 1 cục bông ấy, với lại ăn cám riết nó cũng bị xù lông, bạn nên chọn tướng dài đòn, mỏ dài thon, đuôi dài ( đánh đuôi đẹp) chân cao, đầu đỏ tươi
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Mình nghĩ là sâu đỏ miền bắc chắc chắn là sâu xanh, gọi là sâu xanh vì phần lớn lông nó màu xanh lá như màu lông khuyên xanh, lông đầu của nó cũng có màu đỏ. Nhưng nếu đúng tên gọi là sâu đầu đỏ (sâu đỏ miền nam) thì mà lông của nó đa phần là màu xám tro đậm, đầu nó có màu đỏ hung.
Loài này thì cũng dễ nuôi thôi, chỉ cám, sâu quy (sâu gạo) cào cào, trứng kiến
được cái là nết chơi của loài này rất dữ, háu đá, chủ yếu vì nết dữ nên hót hét cũng rất máu
Đây là sâu đầu đỏ miền nam
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=8EanQWH0pRo[/YOUTB]

Đây là sâu đầu đỏ miền bắc, nhìn kỹ đầu nó cũng đỏ nhưng không đỏ nhiều bằng loài đầu đỏ chính gốc. Loài này trong miền nam gọi là sâu xanh
img9513gr3.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Mình nghĩ là sâu đỏ miền bắc chắc chắn là sâu xanh, gọi là sâu xanh vì phần lớn lông nó màu xanh lá như màu lông khuyên xanh, lông đầu của nó cũng có màu đỏ. Nhưng nếu đúng tên gọi là sâu đầu đỏ (sâu đỏ miền nam) thì mà lông của nó đa phần là màu xám tro đậm, đầu nó có màu đỏ hung.
Loài này thì cũng dễ nuôi thôi, chỉ cám, sâu quy (sâu gạo) cào cào, trứng kiến
được cái là nết chơi của loài này rất dữ, háu đá, chủ yếu vì nết dữ nên hót hét cũng rất máu
Đây là sâu đầu đỏ miền nam
[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=8EanQWH0pRo[/YOUTB]

Đây là sâu đầu đỏ miền bắc, nhìn kỹ đầu nó cũng đỏ nhưng không đỏ nhiều bằng loài đầu đỏ chính gốc. Loài này trong miền nam gọi là sâu xanh
img9513gr3.jpg

đây có thể goi chim này là sâu xanh hay miền quê gọi là sâu cối hót rất hay, nhưng mà nếu bẫy về thì rất khó nuôi, khó hót, khó vô cám, và cũng khó chọn trống mái nữa ấy
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

đây có thể goi chim này là sâu xanh hay miền quê gọi là sâu cối hót rất hay, nhưng mà nếu bẫy về thì rất khó nuôi, khó hót, khó vô cám, và cũng khó chọn trống mái nữa ấy
Điều trên thì Hiền Cô Nương không chắc chắn đâu! Vì trước kia có trò chuyện với anh Thần Điêu thì nghe anh ấy nói ngoài đó vẫn có 2 loại là Sâu Xanh và Sâu Đầu Đỏ mà!
Phải công nhận Sâu Đầu Đỏ trong Nam khó nuôi thật, trời mưa và mới trở gió tí, chim đẻ ở nơi kín gió mà vẫn ủ rũ, xù lông, sâu tươi có đó nhưng mà vẫn không ăn. Trước kia cứ nghĩ em nó dễ nuôi như chim Khuyên chứ, bây giờ thì em mới "hiểu".

Một số thông tin về chim Sâu cho anh em nhà ta tham khảo:
CHIM CHÍCH BÔNG NÂU - Orthotomus sepium
Họ: Chim chích Sylviidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
70_1290261706_chichbongnau3.jpg

70_1290261706_chichbongnau1.jpg

70_1290261706_chichbongnau2.jpg

95639967_5cc6d01348.jpg

95639969_056489d2a1.jpg

Chim trưởng thành:
Mặt trên của đầu từ trước mắt đến gáy hung nâu tươi. Lưng, vai, hông và phần lộ ra ngoài của bao cánh nâu xám thẫm. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp có mép viền hung hồng. Trên đuôi hung vàng xám. Đuôi hung nâu, với phần gốc đen nhạt. Nửa dưới đầu trắng. Phần còn lại của mặt bụng trắng phớt vàng hung và hơi thẫm hơn ở dưới đuôi. Mắt nâu vàng. Mỏ trên nâu sừng, mỏ dưới nâu vàng. Chân nâu nhạt.
Kích thước: Cánh: 46 - 52; đuôi: 34 - 43; giò: 19 - 20; mỏ: 14 - 16mm.
Phân bố:
Loài chích bông nâu này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Bocnêô và Xumatra.
Việt Nam chỉ mới tìm thấy loài này ở Tây Ninh và Trà Vinh.

Chích bông nâu, Sâu đầu đỏ hay Đầu đỏ đều là tên thường gọi của một loài chim bé bé xinh xinh rất đỗi quen thuộc với mọi người. Những năm gần đây, Đầu đỏ được giới nuôi chim thích nuôi không chỉ vì tiếng “ri rích, ri rích” dễ thương mà còn vì những bước nhảy linh hoạt thật đáng yêu của chúng. Đầu đỏ thuộc họ chim Chích (Sylviidae), có tên khoa học là Orthotomus sepium, tên Anh là Ashy Tailorbird. Loài này phân bố ở Việt nam, Indonesia, Thái lan, Philippine, Singapore.

- Chim mái trưởng thành, kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều. Ở dưới họng sẽ có chỏm lông màu trắng!

Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ.

Ở nước ta, Đầu Đỏ sống ở khắp mọi nơi miễn là có cây cối bởi vì món ăn khoái khẩu của chúng là sâu và trứng sâu. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi chúng là chim của vườn tược. Chúng quả là có “tài vạch lá tìm sâu”, di chuyển liên tục từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác một cách rất nhẹ nhàng. Ở lồng nuôi, Đầu đỏ cũng dễ dàng chấp nhận ăn bột chế biến. Tuy nhiên, để chim siêng hót cần phải bổ sung thức ăn tươi sống (sâu gạo, trứng kiến) mỗi ngày hoặc cách nhật. Vấn đề chăm sóc và chọn lồng nuôi cũng giống như ở chim Xanh tím.

CHIM CHÍCH BÔNG CÁNH VÀNG - Orthotomus atrogularis

Họ: Chim chích Sylviidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
70_1290261961_canhvang1.jpg

70_1290261961_canhvang2.jpg

70_1290261961_canhvang4.jpg

70_1290261961_canhvang5.jpg


Chim trưởng thành:
Trông gần giống loài O. sutorius nhưng kích thước hơi bé hơn, lỗ hơi dài hơn, đỉnh đầu hung tươi, mặt lưng có màu lục bóng hơn, mặt bụng xám với họng và bụng trắng nhạt, dưới đuôi và dưới cánh vàng tươi.
Mắt nâu nhạt. Mỏ trên nâu, mỏ dưới nâu hồng nhạt. Chân nâu hồng nhạt.

Kích thước:
Cánh: 40 - 45; đuôi: 34; giò: 19; mỏ: 15mm.

Phân bố:
Loài chích bông này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc (Vân Nam), Đông Dương, Mã Lai và Xumatra.
Việt Nam có thể gặp loài này ở khắp mọi nơi từ Bắc đến Nam nhưng không phổ biến bằng loài O.sutorius.

Orthotomus
Common_Tailorbird_%28Orthotomus_sutorius%29_at_Sindhrot_near_Vadodara%2C_Gujrat_Pix_183.jpg

orthotomus_sutorius.jpg

Tổ
Common_Tailorbird_(Orthotomus_sutorius)_Nest_in_Hyderabad,_AP_W_IMG_7248.jpg

Common_Tailorbird_%28Orthotomus_sutorius%29_at_Hodal_I_Picture_0128.jpg


Nhìn qua thì thấy loại này lớn xác hơn 2 loại trên, đầu dài hơn, và ở ngực có hai vệt đen




Trước kia hay nghe người ta gọi Chim Chích Bông, Hiền Cô Nương cứ nghĩ là chim Sâu Xanh hoặc là Sâu Đầu Đỏ, nhưng hình như tên này là để chỉ đến một loại khác nữa! Không biết anh em nhà ta đã có ai nuôi loại này chưa?
kh-anhdongvat-03.jpg

38820584.jpg

38820577.jpg

38820568.jpg

38819801.jpg

37706466.jpg

Styan%27s-Grasshopper-Warbler_NM.jpg

giọng hót: http://www.mediafire.com/?63ndfp6wt46l3lb
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

quá hay, bài viết quá chất lượng.hihi. Cao nhân trước mắt mà không biết
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Hiền cô nương:chim sâu trong 5 hình cuối cùng,trong nam gọi là sâu lác,loại này lớn con ,dài đòn,múa rất đẹp,mau dạn,hót thì không bằng sâu xanh,đỏ...ngoài ra còn một loại chim sâu khác,đó là sâu đầu đen,cỡ bằng sâu đỏ,nhưng đầu lại đen,hót rất hay lại đẹp dáng hơn 3 loại trên,rất háu đá(phun máu mới chạy)nhưng lại hiếm có(giá đắt gấp 4>5 lần),chim lại quá nhát,khó nuôi,cho nên ít phổ biến bằng 3 loại trên...
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Nick xin đính chính lại 1 số thông tin của các bạn cho topic đc hoàn chỉnh thêm nhé , Nếu sai sót gì thì anh em vui lòng sửa lại để đc hoàn thiện hơn cho topic của chim sâu .

Mình nghĩ là sâu đỏ miền bắc chắc chắn là sâu xanh, gọi là sâu xanh vì phần lớn lông nó màu xanh lá như màu lông khuyên xanh, lông đầu của nó cũng có màu đỏ. Nhưng nếu đúng tên gọi là sâu đầu đỏ (sâu đỏ miền nam) thì mà lông của nó đa phần là màu xám tro đậm, đầu nó có màu đỏ hung.
Loài này thì cũng dễ nuôi thôi, chỉ cám, sâu quy (sâu gạo) cào cào, trứng kiến
được cái là nết chơi của loài này rất dữ, háu đá, chủ yếu vì nết dữ nên hót hét cũng rất máu
Đây là sâu đầu đỏ miền nam ( cái clip bên trên )
Đây là sâu đầu đỏ miền bắc, nhìn kỹ đầu nó cũng đỏ nhưng không đỏ nhiều bằng loài đầu đỏ chính gốc. Loài này trong miền nam gọi là sâu xanh
img9513gr3.jpg

Chim sâu đầu đỏ nói riêng và tất cả các loại chim sâu thường đc anh em nuôi hót nói chung ko có phân biệt miền nam hay bắc , chim sâu mà bài viết bên trên của nguyenduc là 2 loại khác nhau ko thể gán cho 1 cái tên cùng loại rồi chia miền nam bắc đc .
Có thể nói Sâu đỏ là chim của miền nam , điều này ko phải ko đúng cũng như ko phải ko có lí . Vì đa phần Sâu Đâu Đỏ là loài sống gần sông nước của miền nam , đa phần sống nhiều ở các tỉnh miền tây , và cả những quận vùng ven có nhiều kênh rạch và bụi bờ của TPHCM như Q7 , nhà bè , hóc môn , củ chi , Q9 và cả những vùng lân cận sông đồng nai .w......v !
Còn riêng về sâu xanh thì ko phân biệt vùng miền , nó có mặt hầu như mọi nơi và mọi chổ . Từ địa đầu tổ quốc về đến đất mũi cà mau , nơi nào có lùm cây bờ cỏ là đa phần có mặt nó , vì lí do này nên ko thể nói sâu xnah là chim của vùng miền riêng biệt .
Còn về tên gọi thì cũng ko phải là ít , mỗi miền , mỗi vùng có cách đặt tên cho chim khác nhau, vì thế tên thường gọi của các loài chim từ đó mà có nhiều tên
Nick có 1 vài VD đơn giản về các tên mà mọi người đặt cho sâu xanh tùy vùng như sau :
sâu xanh : tên thường gọi của nó ở TPHCM nói chung , gọi như vậy vì màu sắc của nó.
lách tách : tên gọi của nó ở 1 số vùng miền bắc theo giọng hót ( chích chích lại nghe thành lách tách nên đặt vậy )
dái bò : cũng 1 số ơ miền bắc đặt tên này , vì nó nhỏ mà có giọng hót khá to , nên từ đó họ đặt như vậy ( theo nghĩa nôm na là vậy ).
ở trên là 1 số tên gọi cuả sâu xanh , mà nhiều người đặt nên nó có nhiều tên .


- Chim mái trưởng thành, kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều. Ở dưới họng sẽ có chỏm lông màu trắng!

Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ.

Ở nước ta, Đầu Đỏ sống ở khắp mọi nơi miễn là có cây cối bởi vì món ăn khoái khẩu của chúng là sâu và trứng sâu. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi chúng là chim của vườn tược. Chúng quả là có “tài vạch lá tìm sâu”, di chuyển liên tục từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác một cách rất nhẹ nhàng. Ở lồng nuôi, Đầu đỏ cũng dễ dàng chấp nhận ăn bột chế biến. Tuy nhiên, để chim siêng hót cần phải bổ sung thức ăn tươi sống (sâu gạo, trứng kiến) mỗi ngày hoặc cách nhật. Vấn đề chăm sóc và chọn lồng nuôi cũng giống như ở chim Xanh tím.

Về bài viết theo kiểu tài liệu này của HCN up Nick đã đc rồi và cũng đã đính chính để sửa chửa lại ( ở diễn đàn khác ) nhưng ko hiểu vì sao họ lại ko sửa để dẫn đến việc khá nhiều anh em mới nuôi cứ căn cứ vào đó mà hiểu biết thì đó là 1 sai lầm đáng tiếc mà lại ko đáng có .
Ko biết là cao nhân nào nghiên cứu rồi viết bài này thì Nick ko biết , chỉ biết là viéttheo kiểu hiểu biết chợ trời chứ ko hề nghiên cứu xem đúng hay sai .
Vậy nên Nick xin đính chính lại như sau :
tất cả bài trích của bài viết trên là sai hết , như phần này ( - Chim mái trưởng thành, kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều. Ở dưới họng sẽ có chỏm lông màu trắng!) nó đúng là của sâu đỏ , nhưng phần này ( Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ. ) Nó lại là sâu xanh , từ tên gọi đến tập tính làm tổ cũng như tập tính sống w......v đầu là của sâu xnah, ko hiểu sao lại gán nó là sâu đầu đỏ ???
Vì vậy anh em nào mới chơi có vào đọc bài xin đọc cho kĩ , đừng qua loa để rồi lại hiểu biết trật đường rầy thì khổ. Thân
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Bạn Nick nói đúng rồi đấy,sau vườn nhà mình,sâu xanh hay làm tổ trong mấy bụi cây chuối,mít,khế...nên thấy rất rõ tập quán sinh hoạt của chúng,chỉ tội chúng hay bị chim tu hú (vịt)đẻ nhờ...nên số lượng ít hơn,lúc trước giá thành nó cao hơn sâu đầu đỏ vì nó kêu hay hơn,dai hơn,nhưng đấu đá thì không hấp dẫn bằng...
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

Trước kia hay nghe người ta gọi Chim Chích Bông, Hiền Cô Nương cứ nghĩ là chim Sâu Xanh hoặc là Sâu Đầu Đỏ, nhưng hình như tên này là để chỉ đến một loại khác nữa! Không biết anh em nhà ta đã có ai nuôi loại này chưa?
kh-anhdongvat-03.jpg

38820584.jpg

38820577.jpg

38820568.jpg

38819801.jpg

37706466.jpg

Styan%27s-Grasshopper-Warbler_NM.jpg

Em có nuôi con chim này rồi , ở chổ em gọi là đậu đũa ,nó hot như con dế gáy vậy :) , chim sâu xanh cũng thường gọi là sâu rằn
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

cảm ơn các bác,kiến thức thật bổ ích cho các anh em
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

e chưa nuôi con này bjo nhưng ơ vươn nhà e rât nhiều lắm lúc e bẫy khuyên cũng dính vào mây con e toàn thả ra.e ko biết chỗ khác thì thế nào chứ ở hải phòng e nhiều chim này lắm quê e gọi là chim lích tích.mới đây e thấy có ng goị la chim chích bông nưã
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

trong hình con chim nằm trên bãy co nơi gọi là sâu dừa , con có đuôi dài có nơi gọi là lách tách hoặc song kiếm (vì có hai cọng lông dài ) nói chung chim sâu thì nhiều loại và mỗi địa phương lại đặt tên riêng nên cũng dẽ lẫn lộn , nếu con nào mình thich thì mua thường chim bổi thì 20 hoac30k , riêng óc mít 60k huyt cô 50k, xanh tím 100k con bổi , 120k con chuyền , giá làng và mình có ưng ý hay không , lỡ mà gặp chú mắt lé , đầu xà thì có gấp mấy lần cung mua , ý riêng là thế nếu có không đúng anh em bỏ qua cho
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

mình chưa từng được thấy sâu đầu đen,mới nghe qua thôi,anh em nào có clip up lên tham khảo nhé,
3 loại chim sâu kia minh từng nuôi rồi,mới hôm qua bẫy được 1 em đầu đỏ rất hung hăng
đang tập cho ăn cám.em này ngoài đời kêu hơi bị đỉnh
anh em nào thích thì mình nhường lại cho chơi
mình ở sài gòn 0972540296
 
Ðề: cách nhận biết sâu đầu đỏ nam,bắc?

các bác cho e hỏi cách nuôi loại chim sâu hay làm tổ ở cây cỏ ngọt hay những cây điền thanh như thế nào?e nuôi mấy lần hAY die lắm.có bác nào có chú oc mít,thanh hồng tước,xanh tím nào bán e chú.e ở phú thọ.ai có pm vào inbox vs ạ.thân
 
Bên trên