1. Ngoại hình Đúng như tên gọi của chúng, vẹt ngực hồng có một mảng lông màu hồng khá lớn trước ngực. lông cánh và thân có màu xanh lá sẫm, mỏ cam hoặc đen. phần dưới đầu và ngang mắt có vệt đen, đôi khi lông có trộn lẫn các màu như vàng, cam, xanh dương. Phân biệt trống mái : Vẹt trống có mỏ cam, vẹt mái mỏ đen. Đối với con non, đầu tròn nhỏ là mái, đầu vuông vức to là trống ( 60-80% ). Không nên dùng tạng người để phân biệt trống mái vì độ chính xác không cao. 2. Quá trình chăm sóc *Có nên nuôi nhốt? Tính cách của vẹt ngực hồng khá năng động và phá phách, nhu cầu giao tiếp rất cao. Chính vì vậy, nếu quyết định nuôi nhốt trong lồng thì lồng phải rộng và có nhiều đồ chơi để chúng nghịch. Hoặc nếu dùng cách xích chân thì chỗ đứng phải được đặt ở vị trí cao để tránh cảm giác tù túng cho chúng. *Thế còn phương pháp cắt cánh? Thật ra đây cũng là một phương pháp nhiều người thường hay sử dụng để tránh cho vẹt bay mất. Tuy nhiên có một vài lưu ý nhỏ nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này. Trước hết, bạn phải cho vẹt tập bay rồi mới cắt, để tránh tổn thương tâm lý chúng, khiến chúng thường hay lao từ trên cao xuống dẫn đến gãy chân hoặc thậm chí là tử vong. Cần phải hiểu rõ, cánh còn là lớp bảo vệ của vẹt, khi cắt cánh có thể khiến vẹt không đủ khả năng ủ ấm cơ thể. Đối với vẹt mái thì khó có thể ấp trứng. Nên chỉ khuyến khích dùng phương pháp này khi nuôi một con. Ưu điểm của phương pháp này tất nhiên là vẹt sẽ không bay mất, chỉ biết leo trèo. Tuy nhiên khuyết điểm là có thể khiến chim vẹt mất đẹp (vì phải cắt hết phần lông dài của cánh) và vài tháng lại phải tỉa một lần vì chúng sẽ mọc ra lại như cũ. * Cách cho vẹt non ăn (vẹt baby full lông 30%) Nếu vẹt nhỏ hơn thì cho ăn ít lại _Chia thành từ 2 - 4 cữ, gồm 2 bữa chính là vào tầm 6h sáng và 18h, nên cho ăn thêm cữ lúc 10h và 22h để tránh vẹt đói. _ Thức ăn tuyệt đối phải pha bằng nước ấm, vì nước nguội sẽ không thể làm chín một số thành phần trong thức ăn. Hậu quả dẫn đến sẽ là vẹt ói, bỏ ăn. Ngâm thức ăn trong nước ấm từ 10-15p cho mềm hẳn, rồi dùng ống tiêm loại 6cc (dễ dàng mua được ngoài tiệm thuốc tây), bơm từ 2-3 ống cho 1 cữ là đủ, dù chim có đòi ăn thì đừng cho chúng ăn thêm, quá no cũng không phải là tốt, dễ làm chúng nôn hoặc sình bụng. Có thể pha thức ăn cho cả một ngày rồi chia làm nhiều cữ, khuyến khích pha theo từng cữ. Lưu ý: Không để thức ăn qua đêm trong tủ lạnh rồi hôm sau cho vẹt ăn tiếp. Chỉ nên pha thức ăn đủ ăn hết trong 1 ngày. *Khi vẹt lớn dần, bạn có thể tập cho vẹt ăn thêm các loại ngũ cốc như bắp nếp sữa (loại bắp còn non bóp ra có sữa) 3. Thức ăn cho vẹt Rất nhiều bạn hoang mang khi nuôi vẹt nên cho vẹt ăn gì để có đầy đủ chất dinh dưỡng, lại băn khoăn không biết giá thành như thế nào. Sau đây mình sẽ list một số sản phẩm thức ăn cho vẹt theo giá thành từ rẻ đến mắc cũng như chất lượng từ thấp đến cao để các bạn dễ dàng lựa chọn. (Giá thành có thể thay đổi tùy nơi bán và thời điểm) Cp Classic: 15k/ 400g +Ưu điểm: Giá thành quá rẻ, 2 bịch đủ nuôi lớn một bé vẹt +Nhược điểm: thời gian ngâm mềm lâu, đủ dinh dưỡng cho vẹt lớn nhưng thiếu dinh dưỡng cần thiết cho lông vẹt phát triển. Dẫn đến một vài trường hợp lông xơ xác, vẹt khó bay do lông ở cánh không phát triển đủ.Đặc dễ gây vón cục ở diều của vẹt, khiến vẹt ói, bỏ ăn và ra đi. ( Nếu ngâm nước ấm mềm như thì trường hợp này ít xảy ra). Mynopet : 50k/500g (Khi mua một bịch có tặng kèm khoen chân cho vẹt ) (Mình đang học chăn nuôi nên tập tành làm cám bán, ai mua góp ý mình sẽ cải thiện sản phẩm tốt hơn) + Ưu điểm: Hàng Việt Nam nên giá thành khá rẻ, được làm để chuyên cho vẹt nên thành phần dinh dưỡng tốt hơn cp Classic (dành cho chó). Mua 1 bịch đủ nuôi tới khi bé lớn và tập ăn. +Nhược điểm: Do thiếu thiết bị cần thiết nên bột nhuyễn chứ chưa được mịn, tuy nhiên vẫn có đủ các chất dinh dưỡng, tay nghề còn kém nên sẽ khắc phục thêm vào các mùa vẹt sau. Thành phần dinh dưỡng trong 100g: *Khoáng vi lượng và vitamin Protein 15g Acidllinoleic 4.4g Lysine 1g Taurine 0.04g Lutein 35mcg Sodium 150mg Potassium 550mg Calcium 470mg Phosphorus 350mg Magnesium 35mg Iron 7.7mg Iodilen 80mcg Zinc 3.2mg Vitamin A,B,C,D,E,K,PP Thành phần chính gồm: Bột bắp 30% Cám gạo 20% Tấm gạo 14% Bột cá 14.5% Bánh dầu 10% Mày đậu xanh 10% Bột xương 0.5% Bột xò 0.5% Muội bọt 0.5% RiDIELAC gạo và trái cây : 50k/hộp 200g *Ưu điểm: giá thành thấp, vẹt thích ăn, dễ chế biến *Khuyết điểm: Vẹt mau đói, nuôi một bé vẹt lớn cần đến 2,3 hộp Nutribird a21: 280k/500g Bột Katee: 400k/ 510g *Ưu điểm: Hàng nhập chất lượng không phải bàn *Khuyết điểm duy nhất: giá thành cao