Cá La Hán – đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi

anhdenday

Thương gia
Tham gia
19 Tháng chín 2010
Bài viết
80
Điểm tương tác
1
Điểm
18
Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.

ca-la-han1.jpg


Nguồn gốc
Khu vực Nam Mỹ, thuộc họ Cichlid, qua quá trình lai tạo giống giữa các họ với nhau, đã tạo ra nhiều giống đẹp và phổ biến như ngày nay.

Hình dáng
Giống như cá Hồng Két, cá La Hán là kết quả của sự biến thể của một loài cá nào đó, qua quá trình lai tạo giống đã tạo ra những giống đẹp như hiện nay. Hình dáng được ưa chuộng và có giá trị nhất hiện nay là có đầu gù càng to càng giá trị, màu sắc sặc sỡ, dấu đen trên mình sậm hơn, đuôi và vây dài và to.

Các tiêu chuẩn cơ bản
- Hình dáng: Phần này nên dày và có hình oval. Vài biến thể của nó có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
- Màu sắc: Đa phần La Hán có màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng. Tuy nhiên, chúng có thêm màu nền gần như đỏ rực.
- Vảy hạt trai: Đa phần có màu xanh, đôi khi màu đen, giúp tăng thêm vẻ đẹp kiêu hùng của cá.
- Đốm ngang màu đen: Đốm đen đậm dày nói lên sự khoẻ mạnh của cá. Tuy nhiên, không phải con nào cũng được như vậy. Đốm càng giống chữ phúc, lộc, thọ của tiếng hoa càng có giá trị.
- Đầu: Không liên quan đến hình dáng, kích cỡ và màu sắc, đầu gù là loài cá được ưa chuộng. Nhưng nó cần được cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá.
- Mắt: Nằm ở vị trí hai bên đầu. Mắt tròn và mi mắt lanh lợi, dễ nhận thấy.
- Vây và đuôi: Nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng, đuôi càng dài càng xòe to, càng tăng giá trị của cá.

Đặc điểm
- Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25 cm hoặc 30 cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh nên thường nuôi cá La Hán trong hồ trơn. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu).

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.
Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.

- Có thể chịu đựng được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, bản tính hung dữ hay tấn công những cá khác khi nuôi chung trong hồ. Thích sống nơi nước sạch và pH nước 5 – 7., nhiệt độ thích hợp 20 – 32oC tốt nhất 26 – 30oC.

Sinh sản
Cá La Hán sinh sản dễ dàng sau một năm tuổi khi cá đã trưởng thành, và được cho sinh sản nhân tạo trong hồ kính. Người nuôi cá sẽ chọn ra hai cá thể cá trống và mái. Thường thì cá trống phải to, màu sắc tươi đẹp sức khỏe tốt, tiêu chuẩn sức khỏe để chọn cá mái cũng tương tự nhưng thường cá mái chọn giao phối phải nhỏ hơn.

Hai con cá được thả vào hồ kính, sau đó được ngăn riêng ra bằng một tấm kính trong suốt, chờ cho đến khi cả hai bớt hung hăng với nhau và bắt đầu có cử chỉ mời gọi quấn quít thì người ta lấy tấm kính ra. Hai con cá sẽ quần ổ và dọn sạch giá thể (thường là những hòn sỏi hoặc viên gạch tàu đặt sẵn dưới đáy hồ) và tiến hành đẻ trứng lên đó. Bắt đầu quá trình đẻ trứng, ống sinh dục của cá mái sẽ lú ra và dán trứng lên giá thể, dán đến đâu cá trống sẽ bơi theo tưới tinh lên đó. Sau hai giờ đồng hồ thì cá đẻ xong, thường thì người ta vớt riêng hai con cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng ra hồ khác để ấp trứng vì sợ hai con cá sẽ cắn nhau để giành ổ.

Cá bột sẽ nở sau 48 giờ và được nuôi bằng thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Qua hai tuần cá có thể ăn thức ăn đặc chế và sau một tháng có thể tiến hành chọn lọc loại bỏ cá xấu không đạt tiêu chuẩn và giữ lại những cá con có hình thể đẹp tiếp tục nuôi đến trưởng thành.

Chăm sóc
- Để duy trì môi trường ổn định cần thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 -1/2 lượng nước trong hồ. Nên cho thêm San hô, Sỏi vào bể ương để duy trì độ ổn định của PH, đồng thời tạo thêm cảnh quan và nơi trú ẩn cho cá. Cần kiểm tra định kỳ các yếu tố thủy lý, hóa của môi trường. Hồ nuôi cần có sục khí hoặc giàn lọc nước, để làm dịu bớt sự biến thiên của nhiệt đồng thời giúp cho khí oxy được phát tán đều.

- Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, có thể xen lẫn thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến, cho cá ăn điều độ điều này sẽ giúp giảm sự ô nhiễm và tăng sức khỏe cho cá. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ.

- Vì là loài cá họ Cichlid vùng Nam Mỹ; do đó, cá rất hung dữ khi trưởng thành, chỉ nên nuôi 1 con trong 1 hồ hoặc cần ngăn riêng ra từng ngăn khi nuôi chung trong một hồ.
Nguồn : carongvietnam.com
 
Rất hữu ích và hay, thanks nhìu nhìu vì bài viết
 
Bên trên