BỘ VẸT VIỆT NAM - HÌNH ẢNH CHIM VẸT
Một vài thông tin:
Hiện nay trên thế giới người ta phát hiện được tất cả 328 lòai vẹt, đa phần chúng sống ở các lục địa miền nam bán cầu. Kích thước các loài vẹt cũng rất khác biệt, có những loài vẹt to như Vẹt Ara có thể đạt đến 1m1 chiều dài, trong khi có những loài vẹt khác lại rất nhỏ bé, như loài vẹt mini vùng Tân tây lan chỉ dài tối đa 7,6cm (kể cả đuôi)! Phần lớn các loài vẹt tập trung ở 2 châu lục lớn: Châu Mĩ (Trung Mĩ và Nam Mĩ) và Châu Úc. Châu Âu và Bắc Mĩ hòan tòan không có vẹt. Trong khi đó, tổng số lượng các loài vẹt ở Châu Phi, Ấn độ và Đông Nam Á cộng lại chỉ có khoảng vài chục loài, chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số 328 loài vẹt trên thế giới.
Những chú vẹt đầu tiên xuât hiện tại Châu Âu vào khoảng năm 327 trước Công nguyên. Chúng được những người thủy thủ mang từ Ấn độ đến tặng hòang đế Alexander Makedonxki. Chỉ trong một thời gian ngắn, con vẹt đã trở thành một trong những biểu tượng quyền quí của đế chế Hi lạp cổ. Vào giai đoạn xuất hiện đế chế La mã, một con vẹt nhỏ có thể nhại được một vài từ đắt giá gấp đôi một nô lệ loại tốt! Còn vào thời Trung cổ người ta còn cho rằng loài vẹt, do khả năng bắt chước được tiếng người, là một đại diện động vật gần gũi của Chúa trời hơn hẳn những lòai động vật khác. Đến những năm cuối thế kỉ 14, người ta thậm chí còn săn lùng tổ vẹt chỉ vì một thông tin cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng: nhiều nhà nghiên cứu thời ấy cho rằng nơi nào có nhiều vẹt làm tổ thì nơi đó sẽ có nhiều vàng!
Bộ Vẹt Ở VN chỉ bao gồm 8 loài, tập trung ở các vùng rừng núi miền Trung và Nam bộ. Sau đây là danh sách tên của chúng (tên tiếng Anh-tên khoa học - tên Việt Nam):
Bộ Vẹt (ở VN) – PSITTACIFORMES
Parrots - PSITTACIDAE - Họ Vẹt
1. Blue-rumped Parrot – Psittinus cyanurus – Vẹt đuôi ngắn
2. Vernal Hanging Parrot – Loriculus vernalis – Vẹt lùn
3. Alexandrine Parakeet – Psittacula eupatria – Vẹt má vàng
4. Rose-ringed Parakeet – Psittacula krameri – Vẹt cổ hồng
5. Slaty-headed Parakeet - Psittacula himalayana (finschii) – Vẹt đầu xám
6. Blossom-headed Parakeet – Psittacula roseata – Vẹt đầu hồng
7. Moustached Parakeet – Psittacula alexandri – Vẹt ngực đỏ
8. Long-tail Parakeet – Psittacula longicauda – Vẹt đuôi dài
Có thể khẳng định rằng, một trong những lí do khiến nhiều người thích nuôi vẹt chính là bộ lông sặc sỡ tuyệt đẹp của chúng. Đó là cả một sự pha trộn màu sắc thật tuyệt diệu, khiến người chơi cứ phải ngắm mãi không biết chán, say mê mãi không biết ngừng. Nhưng nếu chỉ thế thôi, thì con vẹt không thể gắn bó với cuộc sống của loài người hơn hẳn các loài chim khác như bấy lâu nay. Ấy bởi là vì ngoài sắc màu sặc sỡ của bộ lông, loài vẹt còn có một thần thái, tính cách đặc biệt, rất nhân tính, rất “người”, khiến ta luôn có cảm tưởng rằng chúng biết suy nghĩ, không những vậy, biết lắng nghe và cả cảm thông. Vẹt gần gũi với loài người đến mức độ tin cậy hòan toàn, chúng sẵn sàng ăn chung, ngủ chung… với con người, trung thành tuyệt đối và hơn thế, còn là một người bạn cực tốt có khả năng chia sẻ và xoa dịu những buồn đau. Đó cũng là lí do vì sao mà loài vẹt trở thành một trong những cộng sự đắc lực của ngành y trong việc điều trị các chấn thương về tâm lí, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Khi bạn có một chú vẹt, không những là bạn có thêm một cơ hội bày tỏ tình yêu của mình với thiên nhiên, mà hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một sự an ủi mỗi khi phiền muộn. Bạn sẽ có thêm một tâm hồn đồng điệu biết sẻ chia cảm xúc, bạn sẽ biết vui, biết buồn, biết yêu, biết giận dỗi và thậm chí cả hờn ghen… Nghe có vẻ lạ mà thực ra không hề lạ, vì với loài vẹt, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu đặc biệt mà con người gần như không thể có: một tình yêu hiến dâng tuyệt đối không đòi hỏi, không so đo tính tóan thiệt hơn!
Hình ảnh các loài Vẹt Việt Nam
1. Blue-rumped Parrot – Psittinus cyanurus – Vẹt đuôi ngắn:
2. Vernal Hanging Parrot – Loriculus vernalis – Vẹt lùn:
3. Alexandrine Parakeet – Psittacula eupatria – Vẹt má vàng:
4. Rose-ringed Parakeet – Psittacula krameri – Vẹt cổ hồng:
5. Slaty-headed Parakeet - Psittacula himalayana (finschii) – Vẹt đầu xám:
6. Blossom-headed Parakeet – Psittacula roseata – Vẹt đầu hồng:
7. Moustached Parakeet – Psittacula alexandri – Vẹt ngực đỏ:
8. Long-tail Parakeet – Psittacula longicauda – Vẹt đuôi dài:
Nguồn ABV
<------ Bổ sung bài viết ------->
Thế giới của loài vẹt
Vẹt có cả thẩy 315 giống trên khắp thế giới, phần lớn ở vùng nhiệt đới và những miền ấm áp. Chúng có giống nhỏ nhất độ 7,6 cm chiều dài, cho đến loại thật lớn cỡ 91,44 cm. Tất cả đều có bộ lông thật đẹp, mầu sắc sáng tươi, lại có con điểm thêm cả bộ mào và lông đuôi dài duyên dáng. Đặc biệt là hầu hết giống vẹt đều có thể tập cho nói được tiếng người.
Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau, nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa, chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt. Chỉ có tại New Zealand có hai loại vẹt đặc biệt. Một là giống Vẹt Cú, Owl parrot, có mặt giống con cú, không biết bay, nhưng lủi rất nhanh. Hai là loại vẹt Kea, to con, mỏ sắc hay rình bắt những cừu non, mổ banh ruột để ăn lớp mỡ bao bọc thận của cừu. Miền Đông Nam Á Châu cũng có giống vẹt đặt biệt đó là giống Hanging parrot, khi ngủ chúng trúc đầu xuống như con dơi.
Chỉ trừ loại vẹt Kea ở New Zealand là ăn thịt, còn tất cả đều ăn hoa quả, trái cây, và các hột đậu để sinh sống. Vẹt thích sống hợp quần, nên có khi một bầy của chúng lên tới hơn một triệu con.
Người dân tại Úc làm việc ở men rừng thường giật mình bởi những tiếng kêu xào xạt, koét koét, rồi một bầy chim, như một đám mây xanh, mù mịt bay qua, rợp cả bóng nắng của mặt trời. Đó là bầy két uyên ương (Budgetigar) thay vùng đi kiếm ăn. Đi đâu cũng bay thành đoàn.
Chốc chốc, chúng dừng bay, xà xuống đậu trên một cây khô trụi lá. Cái cây bỗng dưng trở thành linh hoạt. Hàng ngàn con chim đậu xít nhau làm như những nụ hoa xanh mơn mởn, nhú lên từ thân cây khô cằn, lao xao như rung rinh trong gió. Những du khách may mắn thấy được cảnh này thì thấy nó đẹp vô ngần, chỉ phải nhớ giơ máy ảnh hay máy quay phim, để thu lại cái kỷ niệm khó quên này.
Giống két uyên ương này dài khoảng 17,78 cm, thân màu xanh lá cỏ, đầu điểm mầu vàng sáng, có những nét vằn mầu đen chạy suôi theo đuôi mắt và chiếc đuôi dài nhọn mầu xanh lam. Người dân bản xứ thường gọi chúng là betcherrygah có nghĩa là “Thức ăn ngon” vì họ thường bắt chúng để ăn thịt.
Giống vẹt này, người Anh đã đem về xứ họ để gây giống từ năm 1840 và đến nay đã sinh sản được khá nhiều. Mặt khác, cũng như nuôi cá vàng, chọn lựa thức ăn khác biệt cũng đưa lại kết quả là thay đổi được cả mầu sắc của giống vật muôi, vì vậy hiện nay giống vẹt Uyên Ương có những bộ lông, mầu sắc khác hẳn với giống chim rừng. Hơn nữa vì sống với người quá lâu, từ thế hệ này đến thế hệ khác, giống uyên ương này có thể tập nói tiếng người một cách dễ dàng.
Vấn đề sinh nở của giống vẹt
Sở dĩ người ta đặt cho giống vẹt Úc châu là vẹt Uyên Ương vì bao giờ chúng cũng bay cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.
Hồi đầu thí nghiệm, trong mùa sinh đẻ nguời ta để một cặp vẹt vào trong một lồng, con trống cũng đạp mái, nhưng con mái không bao giờ đẻ trứng. Người ta thất bại trong việc chăn nuôi để sản xuất.
Sau đó, nghiên cứu lại chiếc tổ của vẹt rừng, người ta thấy hai vợ chồng vẹt thường đào ngang sâu vào thân cây khoảng 15,24 cm, với bề rộng 5,08 cm. Sau đó lại đào sâu thẳng xuống lòng thân cây khoảng 30,48cm nữa. Nơi sâu đó ánh sáng chỉ lờ mờ nếu không nói là tối thui. Tại đó vẹt mái đẻ trứng và ấp.
Biết được thêm như vậy, các nhà chăn nuôi đặt chim mái vào chỗ tối cho nó đẻ, nhưng vẫn không đạt được kết quả. Sau cùng người ta tìm được yếu tố quan trong để cho vẹt mái đẻ trứng, đó là tiếng thủ thỉ trầm trầm của vẹt trống.
Quả vậy, khi con mái đẻ trứng con vẹt đực luôn luôn đứng bên cạnh tổ gù gù, như một giọng hát đặc biệt của loài vẹt. Giọng hát này khích động con mái tăng trưởng buồng trứng và làm cho sự sinh nở dễ dàng. Ngày nay với một cái hộp kín và một băng cassette thu lại tiếng gù gù nhạc điệu trầm của chim trống là người ta có thể gây được cả bầy vẹt nhỏ. Do đó nước Anh ngày nay sản xuất được khá nhiều vẹt, để bán cho mọi người nuôi làm thú vật trong nhà. Trẻ con rất thích chơi với vẹt và dậy vẹt nói.
Tuy nhiên vẹt làm nhiều người thích, thì cũng làm nhiều người buồn. Năm 1992, Tòa án Oxford nước Anh vừa xử một vụ kiện về vẹt. Nguyên ông Paddy Williams có nuôi được một con vẹt từ 4 năm qua và ông đã dậy cho nó nói được tên người. Và… trong một lúc vui vui ông còn dậy cho nó nói được cả tên ông hàng xóm là Mark Leach 43 tuổi. Hồi đó lân bang láng giềng còn thù tạc đi lại chơi với nhau vui vẻ, thì tiếng vẹt sao mà dễ thương, dễ làm cho người cười thích thú. Nhưng rồi, việc đời đâu có êm đềm mãi thế, nên có lần, vì một duyên cớ riêng tư, hai nhà cãi cọ nhau kịch liệt và đi đến độ thề không thèm nhìn lại mặt nhau. Tuy nhiên, phần con vẹt thì đâu có thế, nó vẫn thản nhiên vô tư lự, vẫn nặng tình cảm mến ông Leach, nên cả ngày cứ tên ông Leach mà gọi, có cả đến 100 lần. Tiếng gọi oen oét của con vẹt văng vẳng từ bên kia hàng rào làm hai vợ chồng ông Leach bực bội thật sự. Giờ đây, tiếng con chim này sao đáng ghét đến thế, âm thanh nó chói tai, giọng nó gọi tên xách mé, nghe như đang chửi rủa. Nên một hôm đó, cầm lòng không được, hai vợ chồng ông Leach đạp đổ hàng rào xông sang nhà ông Williams, túm lấy cổ con vẹt và quật thật mạnh vào một cây cột, làm nó chết tươi không kịp ngấp ngoải, rẫy rụa.
Chuyện này được đưa ra kiện tại Tòa và tòa án Oxford đã phạt ông Leach 1.015 Anh kim và bắt phải đền cho ông Williams 590 đồng. Ông Williams được tiền đền, lại đi mua con vẹt khác, nhưng chắc chắn ông không còn dậy nó gọi tên Leach nữa.
NGuồn: Yêu Động VẬt
<------ Bổ sung bài viết ------->
VẸt the gioi
1.VẸT XÁM CHÂU PHI(AFRICAN GREY PARROT)
VẸT XÁM: LỌAI VẸT TRUNG BÌNH XUẤT XỨ TỪ RỪNG MƯA NHIỆT ĐỜI TRUNG VÀ TÂY PHI.GỒM 2 GIỐNG LÀ CONGO VA TIMNEH.HÌNH TRÊN LÀ GIỐNG CONGO THƯỜNG ĐƯỢC NUÔI ĐỂ LÀM CẢNH.
ĐÂY LÀ LỌAI CHIM RẤT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG ĐỂ LÀM CẢNH TẠI NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI DO CHÚNG RẤT THÔNG MINH ,DỄ NÓI,DỄ NUÔI VÀ THÂN THIỆN VỚI CON NGƯỜI.CHƯƠNG TRÌNH THE MOST EXTREME CỦA KÊNH ANIMAL PLANET ĐÃ XẾP LỌAI VẸT NÀY LÀ ĐỘNG VẬT THÔNG MINH NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT TRÊN CẢ TINH TINH VÀ CÁ HEO.CON VẸT ĐƯỢC XEM LÀ THÔNG MINH NHẤT CỦA LỌAI NÀY CÓ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC NGANG VỚI 1 ĐỨA TRẺ 7 TUỔI.NÓ MỚI CHẾT HỒI NĂM NGOÁI VÀ SỰ KIỆN ĐÓ ĐƯỢC NHIỀU HÃNG TIN LỚN TRÊN THẾ GIỚI ĐƯA TIN (TRONG ĐÓ CÓ 1 SỐ BÀI BÁO Ở VIỆT NAM) GIỐNG NHƯ SỰ QUA ĐỜI CỦA CÁC NGÔI SAO HOLLYWOOD HAY CÁC NGUYÊNTHỦ QUỐC GIA VẬY!!!
GIÁ CỦA 1 VẸT XÁM CHÂU PHI CON (TỪ 1 ĐẾN 4 THÁNG TUỔI) TỪ 1000-1500USD
2.VẸT ĐUÔI DÀI NAM MỸ(MACAW PARROTS)
BLUE- GOLD MACAW.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x421.
GRREN-WING MACAW
HARLEQUIN MACAW,LÀ CON LAI F1 GIỮA BLUE-GOLD MACAW VÀ GREENWING MACAW,TOÀN BỘ PHẦN ỨC VÀ BỤNG MÀU CAM,LƯNG MÀU XANH DƯƠNG.(THƯỜNG THÌ LAI GIỮA GREENWING TRỐNG VÀ BLUEGOLD MÁI VÌ GIỐNG GREENWING HIẾM HƠN GIỐNG BLUE GOLD NÊN CON MÁI GREEN WING THƯỜNG KHÔNG ĐỂ LAI VỚI DÒNG KHÁC)
CATALINA MACAW.ĐÂY LÀ CON LAI F1 GIỮA BLUE GOLD MACAW VÀ SCARLET MACAW.THƯỜNG LÀ BLUE GOLD MÁI VÀ SCARLET TRỐNG.HARLEQUIN VÀ CATALINA THƯỜNG BỊ LẪN LỘN VỚI NHAU DO CÓ PHẦN ỨC VÀ BỤNG MÀU CAM NHƯNG CATALINA CÓ PHẦN LƯNG NGẢ QUA MÀU VÀNG NHIỀU HƠN VÀ MÀU CAM CÓ PHẦN NHẠT HƠN ĐÔI CHÚT.
HARLEQUIN VÀ BLUEGOLD MACAW CÙNG VỚI CƯỚP BIỂN CARIBE.
CAMELOT MACAW LÀ CON LAI F2 GIỮA CATALINA VÀ SCARLET MACAW.
MILITARY MACAW
SCARLET MACAW ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ VUA CỦA CÁC GIỐNG MACAW DO VẺ ĐẸP VÀ SỰ QUÍ HIẾM CỦA NÓ.
VẸT ĐUÔI DÀI NAM MĨ LÀ LÒAI VẸT ĐẸP VÀ NỔI TIẾNG NHẤT TRONG TẤT CẢ CÁC LOÀI VẸT VÀ NÓI CHÚNG NỔI TIẾNG NHẤT TRONG CÁC LOÀI CHIM CŨNG KHÔNG CÓ GÌ QUÁ ĐÁNG.XUẤT XỨ TỪ RỪNG RẬM AMAZON CỦA NAM MĨ,LOÀI VẸT NÀY KHÔNG NHỮNG ĐÃ TRỞ THÀNH 1 TRONG NHỮNG LỌAI PET ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT MÀ CHÚNG CÒN ĐƯỢC XUẤT HIỆN RẤT NHIỀU TRONG CÁC LĨNH VỰA ĐIỆN ẢNH,XIẾC...
TO LỚN ,ĐẸP LỘNG LẪY VÀ CỰC KÌ THÂN THIỆN,THÔNG MINH NÊN CHÚNG NGHIỄM NHIÊN TRỞ THÀNH PET ĐỰƠC YÊU THÍCH VÀ MƠ ƯỚC NHẤT.TUY NHIÊN,TẠI VIỆT NAM VẸT ĐUÔI DÀI NAM MĨ HẦU NHƯ CHƯA ĐƯỢC NUÔI ĐỂ LÀM CHIM CẢNH TẠI NHÀ DO KHÔNG CÓ NGUỒN CUNG CẤP.THẬM CHÍ Ở NHỮNG KHU DU LỊCH,LOẠI NÀY CŨNG RẤT HIẾM VÀ CHƯA ĐƯỢC DẠY DỖ NHIỀU.
Một vài thông tin:
Hiện nay trên thế giới người ta phát hiện được tất cả 328 lòai vẹt, đa phần chúng sống ở các lục địa miền nam bán cầu. Kích thước các loài vẹt cũng rất khác biệt, có những loài vẹt to như Vẹt Ara có thể đạt đến 1m1 chiều dài, trong khi có những loài vẹt khác lại rất nhỏ bé, như loài vẹt mini vùng Tân tây lan chỉ dài tối đa 7,6cm (kể cả đuôi)! Phần lớn các loài vẹt tập trung ở 2 châu lục lớn: Châu Mĩ (Trung Mĩ và Nam Mĩ) và Châu Úc. Châu Âu và Bắc Mĩ hòan tòan không có vẹt. Trong khi đó, tổng số lượng các loài vẹt ở Châu Phi, Ấn độ và Đông Nam Á cộng lại chỉ có khoảng vài chục loài, chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số 328 loài vẹt trên thế giới.
Những chú vẹt đầu tiên xuât hiện tại Châu Âu vào khoảng năm 327 trước Công nguyên. Chúng được những người thủy thủ mang từ Ấn độ đến tặng hòang đế Alexander Makedonxki. Chỉ trong một thời gian ngắn, con vẹt đã trở thành một trong những biểu tượng quyền quí của đế chế Hi lạp cổ. Vào giai đoạn xuất hiện đế chế La mã, một con vẹt nhỏ có thể nhại được một vài từ đắt giá gấp đôi một nô lệ loại tốt! Còn vào thời Trung cổ người ta còn cho rằng loài vẹt, do khả năng bắt chước được tiếng người, là một đại diện động vật gần gũi của Chúa trời hơn hẳn những lòai động vật khác. Đến những năm cuối thế kỉ 14, người ta thậm chí còn săn lùng tổ vẹt chỉ vì một thông tin cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng: nhiều nhà nghiên cứu thời ấy cho rằng nơi nào có nhiều vẹt làm tổ thì nơi đó sẽ có nhiều vàng!
Bộ Vẹt Ở VN chỉ bao gồm 8 loài, tập trung ở các vùng rừng núi miền Trung và Nam bộ. Sau đây là danh sách tên của chúng (tên tiếng Anh-tên khoa học - tên Việt Nam):
Bộ Vẹt (ở VN) – PSITTACIFORMES
Parrots - PSITTACIDAE - Họ Vẹt
1. Blue-rumped Parrot – Psittinus cyanurus – Vẹt đuôi ngắn
2. Vernal Hanging Parrot – Loriculus vernalis – Vẹt lùn
3. Alexandrine Parakeet – Psittacula eupatria – Vẹt má vàng
4. Rose-ringed Parakeet – Psittacula krameri – Vẹt cổ hồng
5. Slaty-headed Parakeet - Psittacula himalayana (finschii) – Vẹt đầu xám
6. Blossom-headed Parakeet – Psittacula roseata – Vẹt đầu hồng
7. Moustached Parakeet – Psittacula alexandri – Vẹt ngực đỏ
8. Long-tail Parakeet – Psittacula longicauda – Vẹt đuôi dài
Có thể khẳng định rằng, một trong những lí do khiến nhiều người thích nuôi vẹt chính là bộ lông sặc sỡ tuyệt đẹp của chúng. Đó là cả một sự pha trộn màu sắc thật tuyệt diệu, khiến người chơi cứ phải ngắm mãi không biết chán, say mê mãi không biết ngừng. Nhưng nếu chỉ thế thôi, thì con vẹt không thể gắn bó với cuộc sống của loài người hơn hẳn các loài chim khác như bấy lâu nay. Ấy bởi là vì ngoài sắc màu sặc sỡ của bộ lông, loài vẹt còn có một thần thái, tính cách đặc biệt, rất nhân tính, rất “người”, khiến ta luôn có cảm tưởng rằng chúng biết suy nghĩ, không những vậy, biết lắng nghe và cả cảm thông. Vẹt gần gũi với loài người đến mức độ tin cậy hòan toàn, chúng sẵn sàng ăn chung, ngủ chung… với con người, trung thành tuyệt đối và hơn thế, còn là một người bạn cực tốt có khả năng chia sẻ và xoa dịu những buồn đau. Đó cũng là lí do vì sao mà loài vẹt trở thành một trong những cộng sự đắc lực của ngành y trong việc điều trị các chấn thương về tâm lí, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Khi bạn có một chú vẹt, không những là bạn có thêm một cơ hội bày tỏ tình yêu của mình với thiên nhiên, mà hơn thế nữa, bạn sẽ có thêm một sự an ủi mỗi khi phiền muộn. Bạn sẽ có thêm một tâm hồn đồng điệu biết sẻ chia cảm xúc, bạn sẽ biết vui, biết buồn, biết yêu, biết giận dỗi và thậm chí cả hờn ghen… Nghe có vẻ lạ mà thực ra không hề lạ, vì với loài vẹt, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu đặc biệt mà con người gần như không thể có: một tình yêu hiến dâng tuyệt đối không đòi hỏi, không so đo tính tóan thiệt hơn!
Hình ảnh các loài Vẹt Việt Nam
1. Blue-rumped Parrot – Psittinus cyanurus – Vẹt đuôi ngắn:
2. Vernal Hanging Parrot – Loriculus vernalis – Vẹt lùn:
3. Alexandrine Parakeet – Psittacula eupatria – Vẹt má vàng:
4. Rose-ringed Parakeet – Psittacula krameri – Vẹt cổ hồng:
5. Slaty-headed Parakeet - Psittacula himalayana (finschii) – Vẹt đầu xám:
6. Blossom-headed Parakeet – Psittacula roseata – Vẹt đầu hồng:
7. Moustached Parakeet – Psittacula alexandri – Vẹt ngực đỏ:
8. Long-tail Parakeet – Psittacula longicauda – Vẹt đuôi dài:
Nguồn ABV
<------ Bổ sung bài viết ------->
Thế giới của loài vẹt
Vẹt có cả thẩy 315 giống trên khắp thế giới, phần lớn ở vùng nhiệt đới và những miền ấm áp. Chúng có giống nhỏ nhất độ 7,6 cm chiều dài, cho đến loại thật lớn cỡ 91,44 cm. Tất cả đều có bộ lông thật đẹp, mầu sắc sáng tươi, lại có con điểm thêm cả bộ mào và lông đuôi dài duyên dáng. Đặc biệt là hầu hết giống vẹt đều có thể tập cho nói được tiếng người.
Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau, nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa, chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt. Chỉ có tại New Zealand có hai loại vẹt đặc biệt. Một là giống Vẹt Cú, Owl parrot, có mặt giống con cú, không biết bay, nhưng lủi rất nhanh. Hai là loại vẹt Kea, to con, mỏ sắc hay rình bắt những cừu non, mổ banh ruột để ăn lớp mỡ bao bọc thận của cừu. Miền Đông Nam Á Châu cũng có giống vẹt đặt biệt đó là giống Hanging parrot, khi ngủ chúng trúc đầu xuống như con dơi.
Chỉ trừ loại vẹt Kea ở New Zealand là ăn thịt, còn tất cả đều ăn hoa quả, trái cây, và các hột đậu để sinh sống. Vẹt thích sống hợp quần, nên có khi một bầy của chúng lên tới hơn một triệu con.
Người dân tại Úc làm việc ở men rừng thường giật mình bởi những tiếng kêu xào xạt, koét koét, rồi một bầy chim, như một đám mây xanh, mù mịt bay qua, rợp cả bóng nắng của mặt trời. Đó là bầy két uyên ương (Budgetigar) thay vùng đi kiếm ăn. Đi đâu cũng bay thành đoàn.
Chốc chốc, chúng dừng bay, xà xuống đậu trên một cây khô trụi lá. Cái cây bỗng dưng trở thành linh hoạt. Hàng ngàn con chim đậu xít nhau làm như những nụ hoa xanh mơn mởn, nhú lên từ thân cây khô cằn, lao xao như rung rinh trong gió. Những du khách may mắn thấy được cảnh này thì thấy nó đẹp vô ngần, chỉ phải nhớ giơ máy ảnh hay máy quay phim, để thu lại cái kỷ niệm khó quên này.
Giống két uyên ương này dài khoảng 17,78 cm, thân màu xanh lá cỏ, đầu điểm mầu vàng sáng, có những nét vằn mầu đen chạy suôi theo đuôi mắt và chiếc đuôi dài nhọn mầu xanh lam. Người dân bản xứ thường gọi chúng là betcherrygah có nghĩa là “Thức ăn ngon” vì họ thường bắt chúng để ăn thịt.
Giống vẹt này, người Anh đã đem về xứ họ để gây giống từ năm 1840 và đến nay đã sinh sản được khá nhiều. Mặt khác, cũng như nuôi cá vàng, chọn lựa thức ăn khác biệt cũng đưa lại kết quả là thay đổi được cả mầu sắc của giống vật muôi, vì vậy hiện nay giống vẹt Uyên Ương có những bộ lông, mầu sắc khác hẳn với giống chim rừng. Hơn nữa vì sống với người quá lâu, từ thế hệ này đến thế hệ khác, giống uyên ương này có thể tập nói tiếng người một cách dễ dàng.
Vấn đề sinh nở của giống vẹt
Sở dĩ người ta đặt cho giống vẹt Úc châu là vẹt Uyên Ương vì bao giờ chúng cũng bay cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.
Hồi đầu thí nghiệm, trong mùa sinh đẻ nguời ta để một cặp vẹt vào trong một lồng, con trống cũng đạp mái, nhưng con mái không bao giờ đẻ trứng. Người ta thất bại trong việc chăn nuôi để sản xuất.
Sau đó, nghiên cứu lại chiếc tổ của vẹt rừng, người ta thấy hai vợ chồng vẹt thường đào ngang sâu vào thân cây khoảng 15,24 cm, với bề rộng 5,08 cm. Sau đó lại đào sâu thẳng xuống lòng thân cây khoảng 30,48cm nữa. Nơi sâu đó ánh sáng chỉ lờ mờ nếu không nói là tối thui. Tại đó vẹt mái đẻ trứng và ấp.
Biết được thêm như vậy, các nhà chăn nuôi đặt chim mái vào chỗ tối cho nó đẻ, nhưng vẫn không đạt được kết quả. Sau cùng người ta tìm được yếu tố quan trong để cho vẹt mái đẻ trứng, đó là tiếng thủ thỉ trầm trầm của vẹt trống.
Quả vậy, khi con mái đẻ trứng con vẹt đực luôn luôn đứng bên cạnh tổ gù gù, như một giọng hát đặc biệt của loài vẹt. Giọng hát này khích động con mái tăng trưởng buồng trứng và làm cho sự sinh nở dễ dàng. Ngày nay với một cái hộp kín và một băng cassette thu lại tiếng gù gù nhạc điệu trầm của chim trống là người ta có thể gây được cả bầy vẹt nhỏ. Do đó nước Anh ngày nay sản xuất được khá nhiều vẹt, để bán cho mọi người nuôi làm thú vật trong nhà. Trẻ con rất thích chơi với vẹt và dậy vẹt nói.
Tuy nhiên vẹt làm nhiều người thích, thì cũng làm nhiều người buồn. Năm 1992, Tòa án Oxford nước Anh vừa xử một vụ kiện về vẹt. Nguyên ông Paddy Williams có nuôi được một con vẹt từ 4 năm qua và ông đã dậy cho nó nói được tên người. Và… trong một lúc vui vui ông còn dậy cho nó nói được cả tên ông hàng xóm là Mark Leach 43 tuổi. Hồi đó lân bang láng giềng còn thù tạc đi lại chơi với nhau vui vẻ, thì tiếng vẹt sao mà dễ thương, dễ làm cho người cười thích thú. Nhưng rồi, việc đời đâu có êm đềm mãi thế, nên có lần, vì một duyên cớ riêng tư, hai nhà cãi cọ nhau kịch liệt và đi đến độ thề không thèm nhìn lại mặt nhau. Tuy nhiên, phần con vẹt thì đâu có thế, nó vẫn thản nhiên vô tư lự, vẫn nặng tình cảm mến ông Leach, nên cả ngày cứ tên ông Leach mà gọi, có cả đến 100 lần. Tiếng gọi oen oét của con vẹt văng vẳng từ bên kia hàng rào làm hai vợ chồng ông Leach bực bội thật sự. Giờ đây, tiếng con chim này sao đáng ghét đến thế, âm thanh nó chói tai, giọng nó gọi tên xách mé, nghe như đang chửi rủa. Nên một hôm đó, cầm lòng không được, hai vợ chồng ông Leach đạp đổ hàng rào xông sang nhà ông Williams, túm lấy cổ con vẹt và quật thật mạnh vào một cây cột, làm nó chết tươi không kịp ngấp ngoải, rẫy rụa.
Chuyện này được đưa ra kiện tại Tòa và tòa án Oxford đã phạt ông Leach 1.015 Anh kim và bắt phải đền cho ông Williams 590 đồng. Ông Williams được tiền đền, lại đi mua con vẹt khác, nhưng chắc chắn ông không còn dậy nó gọi tên Leach nữa.
NGuồn: Yêu Động VẬt
<------ Bổ sung bài viết ------->
VẸt the gioi
1.VẸT XÁM CHÂU PHI(AFRICAN GREY PARROT)
VẸT XÁM: LỌAI VẸT TRUNG BÌNH XUẤT XỨ TỪ RỪNG MƯA NHIỆT ĐỜI TRUNG VÀ TÂY PHI.GỒM 2 GIỐNG LÀ CONGO VA TIMNEH.HÌNH TRÊN LÀ GIỐNG CONGO THƯỜNG ĐƯỢC NUÔI ĐỂ LÀM CẢNH.
ĐÂY LÀ LỌAI CHIM RẤT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG ĐỂ LÀM CẢNH TẠI NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI DO CHÚNG RẤT THÔNG MINH ,DỄ NÓI,DỄ NUÔI VÀ THÂN THIỆN VỚI CON NGƯỜI.CHƯƠNG TRÌNH THE MOST EXTREME CỦA KÊNH ANIMAL PLANET ĐÃ XẾP LỌAI VẸT NÀY LÀ ĐỘNG VẬT THÔNG MINH NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT TRÊN CẢ TINH TINH VÀ CÁ HEO.CON VẸT ĐƯỢC XEM LÀ THÔNG MINH NHẤT CỦA LỌAI NÀY CÓ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC NGANG VỚI 1 ĐỨA TRẺ 7 TUỔI.NÓ MỚI CHẾT HỒI NĂM NGOÁI VÀ SỰ KIỆN ĐÓ ĐƯỢC NHIỀU HÃNG TIN LỚN TRÊN THẾ GIỚI ĐƯA TIN (TRONG ĐÓ CÓ 1 SỐ BÀI BÁO Ở VIỆT NAM) GIỐNG NHƯ SỰ QUA ĐỜI CỦA CÁC NGÔI SAO HOLLYWOOD HAY CÁC NGUYÊNTHỦ QUỐC GIA VẬY!!!
GIÁ CỦA 1 VẸT XÁM CHÂU PHI CON (TỪ 1 ĐẾN 4 THÁNG TUỔI) TỪ 1000-1500USD
2.VẸT ĐUÔI DÀI NAM MỸ(MACAW PARROTS)
BLUE- GOLD MACAW.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x421.
GRREN-WING MACAW
HARLEQUIN MACAW,LÀ CON LAI F1 GIỮA BLUE-GOLD MACAW VÀ GREENWING MACAW,TOÀN BỘ PHẦN ỨC VÀ BỤNG MÀU CAM,LƯNG MÀU XANH DƯƠNG.(THƯỜNG THÌ LAI GIỮA GREENWING TRỐNG VÀ BLUEGOLD MÁI VÌ GIỐNG GREENWING HIẾM HƠN GIỐNG BLUE GOLD NÊN CON MÁI GREEN WING THƯỜNG KHÔNG ĐỂ LAI VỚI DÒNG KHÁC)
CATALINA MACAW.ĐÂY LÀ CON LAI F1 GIỮA BLUE GOLD MACAW VÀ SCARLET MACAW.THƯỜNG LÀ BLUE GOLD MÁI VÀ SCARLET TRỐNG.HARLEQUIN VÀ CATALINA THƯỜNG BỊ LẪN LỘN VỚI NHAU DO CÓ PHẦN ỨC VÀ BỤNG MÀU CAM NHƯNG CATALINA CÓ PHẦN LƯNG NGẢ QUA MÀU VÀNG NHIỀU HƠN VÀ MÀU CAM CÓ PHẦN NHẠT HƠN ĐÔI CHÚT.
HARLEQUIN VÀ BLUEGOLD MACAW CÙNG VỚI CƯỚP BIỂN CARIBE.
CAMELOT MACAW LÀ CON LAI F2 GIỮA CATALINA VÀ SCARLET MACAW.
MILITARY MACAW
SCARLET MACAW ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ VUA CỦA CÁC GIỐNG MACAW DO VẺ ĐẸP VÀ SỰ QUÍ HIẾM CỦA NÓ.
VẸT ĐUÔI DÀI NAM MĨ LÀ LÒAI VẸT ĐẸP VÀ NỔI TIẾNG NHẤT TRONG TẤT CẢ CÁC LOÀI VẸT VÀ NÓI CHÚNG NỔI TIẾNG NHẤT TRONG CÁC LOÀI CHIM CŨNG KHÔNG CÓ GÌ QUÁ ĐÁNG.XUẤT XỨ TỪ RỪNG RẬM AMAZON CỦA NAM MĨ,LOÀI VẸT NÀY KHÔNG NHỮNG ĐÃ TRỞ THÀNH 1 TRONG NHỮNG LỌAI PET ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT MÀ CHÚNG CÒN ĐƯỢC XUẤT HIỆN RẤT NHIỀU TRONG CÁC LĨNH VỰA ĐIỆN ẢNH,XIẾC...
TO LỚN ,ĐẸP LỘNG LẪY VÀ CỰC KÌ THÂN THIỆN,THÔNG MINH NÊN CHÚNG NGHIỄM NHIÊN TRỞ THÀNH PET ĐỰƠC YÊU THÍCH VÀ MƠ ƯỚC NHẤT.TUY NHIÊN,TẠI VIỆT NAM VẸT ĐUÔI DÀI NAM MĨ HẦU NHƯ CHƯA ĐƯỢC NUÔI ĐỂ LÀM CHIM CẢNH TẠI NHÀ DO KHÔNG CÓ NGUỒN CUNG CẤP.THẬM CHÍ Ở NHỮNG KHU DU LỊCH,LOẠI NÀY CŨNG RẤT HIẾM VÀ CHƯA ĐƯỢC DẠY DỖ NHIỀU.