Điều gì đang ngăn chúng ta sống một cuộc sống mà ta thực sự muốn sống? Có một điều rất phổ biến và tiêu cực là chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Chúng ta hay suy nghĩ và biến những vấn đề rất nhỏ thành những vấn đề lớn, đáng sợ hơn. Suy nghĩ quá nhiều về thứ tích cực cũng là điều tiêu cực.Việc chúng ta phân tích quá nhiều về mọi thứ khiến việc tận hưởng niềm vui trong giây lát cũng biến mất. Suy nghĩ sâu sắc về mọi thứ là điều tốt, tuy nhiên nếu suy nghĩ quá nhiều, bạn trở thành một người tự hủy hoại những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống. Tôi biết. Tôi đã từng suy nghĩ về mọi thứ quá nhiều và nhìn lại theo cách nào đó, tôi hẳn là đã không vui vẻ gì. Nhưng trong hơn 8 năm qua, tôi đã học được cách không làm cho vấn đề nhỏ xé ra to. Và nếu vấn đề đó có xảy ra, tôi biết cách để vượt qua nó. Trong bài báo này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 9 thói quen đã giúp tôi rất nhiều trong việc trở thành một người suy nghĩ đơn giản và thông minh, để sống một cuộc sống ít sợ hãi và nhiều hạnh phúc hơn. 1.Đặt mọi thứ ở góc nhìn lớn hơn. Chúng ta rất dễ dàng bị rơi vào cái bẫy của việc suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Mỗi lúc bạn đang suy nghĩ và lo lắng về một điều gì đó, hãy tự hỏi chính mình?Liệu điều này có còn là vấn đề trong 5 năm tới hay 5 tuần tới không? Tôi đã mở rộng góc nhìn của mình bằng cách sử dụng những câu hỏi đơn giản này, nhờ đó tôi nhanh chóng thoát khỏi việc suy nghĩ quá nhiều và để tình huống đó qua đi, dành thời gian và năng lượng vào những điều khác thực sự có ý nghĩa với mình. Suy nghĩ sâu sắc là tốt, nhưng suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn khó hạnh phúc. 2.Đưa ra giới hạn thời gian cho những quyết định của mình Nếu bạn không đặt ra một giới hạn thời gian mỗi khi bạn phải ra quyết định và hành động, bạn sẽ luôn luôn suy nghĩ và để các vấn đề trong đầu một thời gian rất dài. Vì vậy hãy học cách để đưa ra quyết định và thực hiện kế hoạch tốt hơn bằng cách đặt ra giới hạn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Cho dù đó là một quyết định nhỏ hay lớn. Đây là những gì tôi đã làm: •Với những quyết định nhỏ như đi nấu một món ăn, trả lời email hoặc đi tập thể dục, tôi thường dành cho mình 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định. •Với những quyết định lớn hơn, tôi sẽ dành cho mình nhiều ngày hoặc vài tuần để suy nghĩ, thường tôi dành 30 phút hoặc sau khi kết thúc một ngày làm việc. 3.Luôn hành động Khi bạn biết khởi động bằng cách hàng động thường xuyên hàng ngày, bạn sẽ trì hoãn ít hơn. Thiết lập thời gian là một trong những điều đã giúp tôi trở thành một con người hành động. Hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ và chỉ tập trung làm những bước nhỏ vào một thời điểm là một thói quen khác mà thực sự rất tốt. Bằng cách này, bạn không bị quá tải và do đó, bạn không muốn chạy trốn bằng cách trì hoãn. Bạn có thể lo lắng, nhưng tiến lên bằng những bước nhỏ như vậy sẽ khiến bạn không còn sợ hãi nữa. 4.Không kiếm soát hết mọi thứ Cố gắng suy nghĩ về điều gì đó 50 lần có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang cố kiểm soát mọi thứ. Cố gắng để giải quyết hết mọi tình huống đem đến nguy cơ mắc sai lầm, thất bại hoặc trở thành một kẻ ngốc. Nhưng những điều này là một phần của cuộc sống, ai đó mà bạn khâm phục và khơi nguồn cảm hứng cho bạn cũng đã từng thất bại. Họ cũng đã từng mắc sai lầm. Nhưng trong hầu hết các tình huống, họ đã coi những thứ đó là một bài học giá trị. Những điều đó dù có tiêu cực nhưng đã dạy cho họ rất nhiều và trở nên vô giá, giúp họ lớn lên. Vì vậy, hãy dừng lại khi cố gắng kiểm soát mọi thứ. Cố gắng làm những điều như vậy sẽ không có hiệu quả vì không ai có thể biết trước được những gì có thể sẽ xảy ra. Nói thì luôn dễ hơn làm. Vì vậy, hãy làm từng bước nhỏ nếu bạn thích. 5.Dừng suy nghĩ một tình huống khi bạn không tỉnh táo Đôi lúc khi tôi đói hoặc khi khi tôi đang nằm trên giường và chuẩn bị ngủ thì những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xuất hiện trong đầu. Ngày hôm nay, tôi nhanh chóng quên đi mọi thứ và tự nói với bản thân mình: “Không, không, mình sẽ không nghĩ về những vấn đề đó lúc này nữa.” Mỗi khi tôi đói, hoặc buồn ngủ, tâm trí tôi có xu hướng dễ bị tổn thương vì suy nghĩ không rõ ràng và tiêu cực. Vì vậy hãy thử theo cách của tôi: tôi sẽ suy nghĩ về những tình huống hoặc vấn đề này khi tôi biết lúc nào đầu óc tỉnh táo hơn, chẳng hạn, sau bữa ăn hoặc vào bữa sáng, sau một giấc ngủ dài. Tôi đã mất thời gian để thực hành thói quen này nhưng tôi cảm thấy rất tốt khi có thể trì hoãn suy nghĩ theo cách đó.Và khi có một vấn đề thưc sự, tôi hoàn toàn đã được chuẩn bị tinh thần để giải quyết tốt và hiệu quả hơn. 6.Không bị rơi vào nỗi sợ hãi mơ hồ Một cái bẫy khác mà tôi đã bị rơi vào nhiều lần khiến tôi suy nghĩ quá nhiều là nỗi sợ hãi mơ hồ về một tình huống trong cuộc sống. Tôi đã hình dung về những bi kịch có thể xảy ra nếu tôi làm gì đó. Tôi đã tự hỏi chính mình: Thực sự điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?Và khi tôi đã hình dung được điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong thực tế thường không phải đáng sợ như nỗi sợ hãi mơ hồ mà tôi nghĩ có thể xảy ra. Chỉ mất một chút thời gian, một chút năng lượng để làm rõ ràng theo cách này và bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và vượt qua nỗi sợ hãi. 7.Tập thể dục Điều này có vẻ hơi lạ. Nhưng theo kinh nghiệm luyện tập của tôi - đặc biệt là với những máy nâng tạ - có thể giúp tôi loại bỏ căng thẳng và lo lắng. Tôi thường cảm thấy dễ quyết định hơn và trở thành một người suy nghĩ tích cực hơn. Tập thể dục có thể giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn. 8.Dành nhiều thời gian hơn cho giây phút hiện tại Hãy để tâm trí của bạn sống trong hiện tại hàng ngày chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Bạn có thể bỏ qua việc suy nghĩ quá nhiều mọi thứ bằng cách sống ở hiện tại ngay bây giờ. 3 cách tôi thường dùng để kết nối với giây phút hiện tại: •Chậm lại. Hãy chậm lại với bất cứ điều gì bạn đang làm bây giờ. Đi chậm, nói chậm hoặc đi xe đạp chậm. Khi làm như vậy, bạn sẽ nhận thức hơn được cách bạn sử dụng cơ thể và những gì đang xảy ra xung quanh bạn trong giây phút hiện tại. •Nói với bản thân: Bây giờ tôi là… Tôi thường tự nói với mình: Bây giờ tôi là X và X đi đánh răng, đi dạo ở trong công viên hoặc rửa bát. Những nhắc nhở đơn giản này sẽ giúp tôi dừng suy nghĩ và để tâm vào những gì đang xảy ra trong thời điểm đó. •Dừng lại và kết nối lại. Nếu bạn thấy bị lạc trong những suy nghĩ quá nhiều, hãy gián đoạn- trong suy nghĩ của bạn- hét lên với chính mình: DỪNG LẠI!, sau đó hãy kết nối lại với giây phút hiện tại bằng cách dành 1-2 phút để tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Hãy tập trung mọi giác quan. Cảm nhận, nghe,ngửi, nhìn và cảm nhận. 9.Tiếp xúc với những người không suy nghĩ quá nhiều Môi trường xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Không chỉ với những con người, nhóm bạn gần gũi với cuộc sống thực của bạn mà còn là những gì bạn đọc, nghe và nhìn thấy. Các trang blog, sách vở, diễn đàn, phim ảnh cả âm nhạc trong cuộc sống của bạn. Hãy dành nhiều thời gian hơn và sự quan tâm hơn với những người và những nguồn thông tin có tác động tích cực đến suy nghĩ của bạn và hạn chế thói quen suy nghĩ quá nhiều của bạn. Cẩm Nhung/ Tri Thức Trẻ Theo Afamily