8 bệnh cá dĩa thường gặp và cách chữa trị

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
8 bệnh cá dĩa thường gặp và cách chữa trị

Sau đây là những bệnh mà cá dĩa thường gặp. Để chăm sóc cá tốt nhất bạn nên đọc bài này để phòng tránh bệnh và trị bệnh hiệu quả nhất nhé.
1. Đục mắt :

- Triệu chứng : Mắt có màn trắng đục, có thể bị sưng mắt nếu để lâu không trị dể dẫn đến mù mắt.

- Cách trị :

+ Nếu nhẹ thì có thể thay nước + muối là sẽ hết.

+ Nếu nặng ra tiệm thuốc tây mua 1 vỷ Tetracyclin 500mg. Liều lượng 1 viên = 50l nước + muối 100g = 100l nước.

+ Cắm sưởi ở 30-32 độ.

+ Sủi oxy mạnh

+ Sau 24 giờ thay 1/2 nước, bổ sung thêm thuốc + muối.

+ Sau 24 giờ nữa thì thay 1/2 nước, cho ít muối. Nếu thấy cá đỡ hơn thì khỏi cho thêm thêm thuốc, ngược lại thì cho bổ sung thêm thuốc + muối ngâm tiếp nữa.

2. Nấm trắng

- Triệu chứng : Có màn trắng trên thân, cá đen người, hay tụ 1 góc hồ và ít hoạt động.

- Cách trị : Hiện có rất nhiều cách trị nấm, nhưng mình xin nêu 2 cách đơn giản và thông dụng nhất.

+ Cách trị bằng muối đậm đặc: . Bạn chuẩn bị 1 thau nước và 1 chén nước muối ( muối ăn nha )thật đặc . Bắt cá bệnh ra thau , sau đó bạn cầm cá trên tay và thấm nước muối tha vào chỗ nào bị đốm trắng , tha tha vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại . Chú ý là vuốt xuôi theo mình cá nha , đừng để cho nước muối vào mang cá và mắt cá nha ( chết cá đấy ) . Bạn nên mua muối hột ở tiệm cá về rải hàng tuần để tránh bệnh đốm trắng cho cá . Tốt nhất bạn nên thay hết nước của hồ cá bệnh ( thay hết luôn chứ ko phải 1/2 hay 1/3 đâu vì như thế sẽ còn mầm bệnh trong nước. Trong hồ luôn luôn sưởi 30 - 32độ C nhé.

+ Cách trị bằng thuốc fungus cure nước: 4 giọt = 10l nước + muối 100g/100l nước
, ngâm 48 tiếng sau đó thay 1/3 nước, ngày tiếp theo thay 1/2 nước rồi thay hết nước vào ngày kế tiếp. Kèm theo phải luôn luôn sưởi 30 - 32 độ.

Lưu ý : Có một cách điều trị nhanh và hiệu quả là tắm cá trong các dung dịch sát khuẩn và nấm. Do nồng độ thuốc trong dung dịch cao nên cá thường không sống lâu được trong dung dịch này, thời gian tắm khoảng từ 15 phút đến hơn 1 tiếng. Trong quá trình tắm phải theo dõi hoạt động của cá liên tục để vớt ra kịp thời, tùy theo loại dung dịch mà sau khi vớt cá ra môi trường nước mới các bào tử nấm có thể chết ngay hoặc suy yếu đần, có thể tróc ra ngay từng mảng hoặc vẫn còn bám trên mình cá nhưng teo dần và được loại thải sau vài ngày. Ưu điểm của phương pháp tắm là nhanh, ít tốn thuốc, sau khi tắm xong cá được sống trong môi trường nước mới nên có thể cho ăn, thay và quản lý chất lượng nước dễ dàng, nhưng cũng khá nguy hiểm nếu quá liều hoặc quá thời gian chịu đụng của cá. Một số dung dịch người ta thường dùng là thuốc tím, muối ăn..vv. Hiệu quả và nồng độ của mỗi loại tùy thuộc vào từng loại cá và độ tuổi. Về phần điều trị bằng phương pháp tắm rất đễ gây chết cá nên các bạn nên tham khảo kỹ hơn.

3. Bệnh ký sinh trùng:

Triệu chứng : gây ngứa , khó chịu , cá thường giật giật các vây , hay cọ sát vào các vật cứng trong bể như thành hồ những nơi có thể bề mặt nhám và nguy hiểm hơn dể dẫn đến loét, trầy thân cá.

Cách trị : Đơn giản mà hiệu quả. Bỏ muối 200g/100lít nước ( bỏ vào từ từ hay bỏ vào hộp lọc ), tăng nhiệt độ lên 30 - 32độ

4. Bệnh loét thân, đục thân :

Triệu chứng : Loét 1 mục nhỏ ngay thân và từ từ lang rộng ra cho đến chết. Bệnh này rất nguy hiểm và khó cứu nếu không chữa trị kịp thời.

Cách trị : dùng MEGYNA hoặc Mycogynax( thuốc đặt của chị em, có bán ngoài tiệm thuốc tây )

+ Thuốc : 1 viên/ 25lít và nâng nhiệt độ lên 30-32 độ C.

+ Muối : 100g/ 100lít

+ Sau 24h thay 30% nước lập lại liều như ban đầu. Kết hợp nghiền 1 viên thuốc thành bột rồi bắt cá ra bôi thuốc vào các bị lủng lỗ đấy. Rất hiệu quả. Thao tác làm phải nhanh và gọn.

( Lưu ý rằng trong những ngày này cá bỏ ăn, khoảng 1 tuần sau cá mới bắt đầu ăn lại phải trị bệnh loét chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi, nếu đánh thuốc tùm lum cá sẽ chết ngay)

5. Sình bụng :

Triệu chứng : Cá bỏ ăn, bụng to, có khi đi phân trắng

Cách trị 1: Dùng men tiêu hóa BIO FISH và làm theo hướng dẫn trên bao bì ( có bán ngoài tiệm cá ), nhiệt độ nâng lên 30 độ, khoảng 3 ngày sau cho cá ăn tý lăng quăng ( vì lăng quăng dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác).

Cách trị 2 : Dùng Metronidazol

Liều lượng : 1 viên = 15l nước . Sau 24h thay 30% nước rồi lập lại liều như ban đầu. Đánh thuốc 3 ngày liên tục rồi ko đánh thêm thuốc nữa. Vặn sưởi 30 độ cho thuốc thêm công hiệu. Theo dõi thấy cá đi phân đen trở lại là khỏi rồi cho ăn các thức ăn dễ tiêu như sâu đỏ tươi. Còn nếu chưa khỏi nghỉ 1 , 2 ngay thì tiếp tục đánh thuốc.

Trong lúc trị bệnh không nên cho cá ăn và tập ăn lại sau 3 ngày trị bệnh.

6. Bệnh đóng nấp mang :
Do hồ nước ô nhiễm, môi trường nước xấu.

Triệu chứng : Cá chỉ thở 1 bên mang, mang còn lại không hoạt động.

Cách trị : Cải thiện lại môi trường nước, thường xuyên súc rửa hồ và sục oxy mạnh. Tăng nhiệt độ lên 30 - 32 độ.

7. Bệnh vi khuẩn ăn lủng đầu và mặt :

Cách trị : dùng MEGYNA hoặc Mycogynax( thuốc đặt của chị em, có bán ngoài tiệm thuốc tây )

+ Thuốc : 1 viên/ 25lít và nâng nhiệt độ lên 30-32 độ C.

+ Muối : 100g/ 100lít

+ Sau 24h thay 30% nước lập lại liều như ban đầu. Kết hợp nghiền 1 viên thuốc thành bột rồi bắt cá ra bôi thuốc vào các bị lủng lỗ đấy. Rất hiệu quả. Thao tác làm phải nhanh và gọn.

8. Bệnh nấm mang :

Biểu hiện : Cá tụ hết lại 1 góc hồ rồi thình thoảng phi ầm ầm trong bể.

Cách trị : Dùng Cephalexin 500mg mua ở hàng thuốc tây.

+ Thuốc : 1 viên/30lít nước

+ Muối : 100g/ 100lít

+ Sau 24h thay 30% nước lập lại liều thuốc như ban đầu. Bổ xung muối bù vào lượng nước thay ra.

+ Sưởi : 30-32 độ C


Theo Arowana
 
Mình có tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá cảnh để anh em tham khảo
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên