CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

netchua2012

Thành Viên
Tham gia
9 Tháng năm 2012
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Bản vẽ tiêu chuẩn mô tả giống chó H'mông cộc đuôi



Nguồn gốc: Chủ yếu phân bố ở vùng Tây Bắc, Việt Nam
Công dụng : Chó săn, chó canh gác và giữ nhà.

Phân nhóm :
Chó săn có hình dạng cổ xưa
Có thể dùng làm chó nghiệp vụ.

Tóm tắt sơ lược về giống chó:
Chó H’Mông cộc đuôi là một giống chó bản địa cổ xưa của người dân tộc H’Mông ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ xưa giống chó này đã được sử dụng làm chó săn, chó canh gác và hiện tại vẫn tiếp tục đảm nhiệm khá tốt các vai trò này. Chó H’Mông cộc đuôi có khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau một cách rất mềm dẻo.


NGOẠI HÌNH CHUNG:

Chó H’Mông cộc đuôi có tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và đậm chắc, hơi dài, có khung xương rộng,đầu to và ánh mắt biểu cảm. Tổng thể một con chó H’Mông cộc đuôi có thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt, cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự khác biệt về hình thể giữa hai giới là không lớn. Chó cái có thể hình không thua kém nhiều so với chó đực, ngoại trừ kích thước hơi nhỏ hơn và các đường nét của đầu mềm mại hơn.
Mặc dù có cấu tạo vững chắc với các đường nét thô cứng, nhưng ở chó H’Mông cộc đuôi, sự phát triển quá mức của bộ xương không phải là một đặc trưng.


CÁC TỶ LỆ QUAN TRỌNG:


- Chiều dài đầu lớn hơn hoặc bằng 40% chiều cao thân trước.
- Chiều dài mõm bằng khoảng 40% chiều dài đầu.
- Chiều rộng đầu lớn hơn hoặc bằng 50% chiều dài đầu.
- Vòng cổ chân trước từ 8,5 cm đến 11 cm
- Tỷ lệ Vòng cổ chân trước / Chiều cao thân trước (chỉ số phát triển của xương) = 17% đến 20% với chó cái và 18% đến 21% với chó đực.


TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ:


Chó H’Mông cộc đuôi có điểm nổi bật trong tính cách về mức độ hoạt động thần kinh, tính nhiệt tình và khả năng làm việc rất cao. Chúng có hệ thần kinh cân bằng và linh động, với các phản xạ kìm hãm và kích động xảy ra mạnh. Giống chó này luôn chủ động và mạnh dạn trong các hành vi ứng xử, nhưng thận trọng với người lạ. Chó có bản năng bẩm sinh về việc bảo vệ lãnh thổ, bản năng này xuất hiện rất sớm, từ khi chó khoảng 2 đến 3 tháng tuổi.
Tính cách của chó H’Mông cộc đuôi được hình thành từ rất sớm. Các thói quen được hình thành và củng cố bền vững ngay từ lúc còn nhỏ. Giống chó này có một trí nhớ tốt, do đó, có khả năng tiếp thu các bài huấn luyện dễ dàng và rất nhanh ngay từ khi còn nhỏ. Chó con rất hoạt bát và thích tìm hiểu, bắt chước chó lớn. Khi trưởng thành, chúng trở nên từ tốn hơn.


PHẦN ĐẦU: Đầu to lớn, rộng. Khi nhìn từ trên xuống có hình thang.


VÙNG SỌ:
Sọ: hộp sọ lớn. Vùng trán phẳng và rộng. Khi chó tỏ ra cảnh giác, giữa hai tai và trên phía trước trán xuất hiện các vết nhăn nhỏ.
Điểm chuyển tiếp giữa trán và mõm: không đột ngột, nhưng khá rõ nét.
VÙNG MẶT:
Mõm: Hơi ngắn và rộng ngay từ phần dưới mắt, thu hẹp dần dần về phía chóp mũi. Chóp mõm có hình hơi tù. Lưỡi to, thường có các vệt màu đen hoặc tím, đôi khi toàn bộ lưỡi có màu đen hoặc tím. Chó không tiết nước bọt quá nhiều trong mọi điều kiện thời tiết.
Mũi: Chỏm mũi có kích thước trung bình và có màu đen. Chỏm mũi màu nâu được chấp nhận với những cá thể chỉ có sắc tố vàng.
Môi: Môi dày, khép chặt và không trễ xuống.
Hàm/ Răng: Hàm chắc, khoẻ và mạnh mẽ, cằm lộ rõ. Răng phát triển chắc khoẻ, có kích thước trung bình. Các răng mọc sát nhau. Chó có bộ răng đầy đủ và có miếng cắn dạng cắt kéo khít.
Mắt: Mắt không to, không lồi và khá sâu. Có hình ô van hơi xếch Mắt có màu tương đồng với màu chính của lông. Lông mày khô, ép sát, mí mắt và viền mắt có màu sẫm. Với chó chỉ có sắc tố vàng, mí mắt và viền mắt có thể có màu nâu. Chó có cái nhìn biểu cảm, sáng sủa và dũng mãnh.
Tai: Tai dựng đứng, không to quá, có dạng gần với hình tam giác đều. Tai tương đối rộng và hơi hạ thấp, hướng về phía trước.
CỔ: Cổ có độ dài trung bình, khỏe, linh hoạt. Khi chuyển động luôn giữ ở trạng thái thấp. Ở những cá thế to béo hoặc già có thể có nếp da không lớn phía dưới hầu.


THÂN MÌNH


Chỏm vai: Cơ bắp. Ở chó đực, chỏm vai nhô cao hơn so với chó cái.
Lưng: Lưng chắc khỏe, rộng và mềm dẻo. Lưng có một vệt lõm rõ nét dọc sống lưng.
Ngực: Nhìn từ phía trước, lồng ngực có độ rộng vừa phải, phần sau vai rộng và tương đối tròn. Ngực không quá sâu, thường nằm trên khuỷu chân trước khoảng 1-2 cm. Xương sườn giả ở cuối lồng ngực khá phát triển.
Eo: Hơi lồi, rất cơ bắp, rộng.
Hông: Hông rộng, có độ dài trung bình và có hệ cơ rất phát triển. Phần xương sống giữa đuôi và eo không dài, hơi dốc
Bụng: Gọn gàng, thon thả.


ĐUÔI: Chó có đuôi cộc bẩm sinh. Đuôi có độ dài từ 3 tới 10cm. Đuôi luôn vểnh cao, nhưng không dựng đứng.


CHÂN


CHÂN TRƯỚC:
Chân trước: Chó có chân trước cơ bắp, gân guốc và không mập. Khi nhìn từ phía trước, hai chân trước thẳng và song song với nhau. Cẳng chân trước không dài, rộng. Xương quay hơi nghiêng. Các khớp xương của chân trước phát triển bình thường. Chiều cao chân trước lớn hơn một chút so với ½ chiều cao thân trước.
Góc xương cánh tay (góc tạo bởi xương cánh tay và đường thẳng nằm ngang qua khớp bả vai cánh tay) khoảng 80 độ
Vai: Xương bả vai có chiều dài vừa phải, rất linh động và có hệ cơ phát triển. Góc xương bả vai (góc tạo bởi xương bả vai và đường thẳng nằm ngang qua khớp bả vai) khoảng 70 độ.
Cổ chân: Cổ chân trước thẳng, khớp cổ chân chắc khoẻ.
Bàn chân: không quá lớn, mạnh khỏe, hơi tròn. Các ngón chân xếp chặt. Đệm bàn chân rắn chắc, đàn hồi, có màu đen. Phần đệm của những ngón trụ giữa có thể phát triển ra phía sau, tạo thành hình móng ngựa.
Móng chân: Cứng, khỏe, có màu đen. Với chó chỉ có sắc tố vàng, móng chân có thể có màu hung nâu.


CHÂN SAU:


Chân sau: Hai chân sau thẳng và song song với nhau khi nhìn từ phía sau. Xương chậu nghiêng một góc 40-45 độ so với đường chân trời. Các góc gập của khuỷu chân khá thẳng. Khi chó đứng ở thế tới hạn (bàn chân nằm thẳng dưới khớp háng), góc tạo bởi xương đùi và xương cẳng chân gần như bằng góc tạo bởi xương cẳng chân và xương bàn chân. Khi chó chuyển động, các khớp co duỗi tự do, tạo sự mềm mại uyển chuyển cho bước đi và chạy.
Tổng chiều dài của chân sau (gồm xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn) phải hơn hoặc dài bằng 80% so với chiều dài chân trước (bao gồm chiều dài xương bả vai, xương cẳng tay và xương bàn).
Bắp đùi: có hệ cơ rất phát triển và chắc khoẻ.
Cẳng chân trên: có hệ cơ chắc chắn và rất phát triển.
Khớp gối và khớp cổ chân: Chắc khoẻ, có gân phát triển và lộ rõ.
Cổ chân sau: Thẳng. Nếu có móng treo (huyền đề), cần phải cắt bỏ ngay từ khi chó còn nhỏ.
Bàn chân: không quá lớn, mạnh khỏe, hơi tròn. Các ngón chân xếp chặt. Đệm bàn chân cứng chắc, đàn hồi, có màu đen. Phần đệm của những ngón trụ giữa có thể phát triển ra phía sau, tạo thành hình móng ngựa.
Móng chân: Cứng, khỏe, có màu đen. Với chó chỉ có sắc tố vàng, móng chân có thể có màu hung nâu.

CHUYỂN ĐỘNG


Đặc điểm nổi bật trong chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi là sự khéo léo, sự phối hợp tuyệt vời giữa các động tác, luôn tính toán ở mỗi cử động, giúp cho chúng có khả năng leo dốc rất nhanh và dễ dàng vượt qua tất cả các chướng ngại vật. Những ưu điểm này bộc lộ khá rõ ở chó nhỏ ngay từ độ tuổi 1 – 2 tháng.
Ở trạng thái bình thường, mọi chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi diễn ra từ tốn, tiết kiệm năng lượng. Khi chạy nước kiệu, chân trước và chân sau gần như hướng về một đường thẳng ở giữa. Rất phổ biến kiểu chạy nước kiệu ngắn (chân trước bên này và chân sau của bên kia cùng chuyển động ra phía trước hoặc phía sau), khi chó tăng tốc rất dễ chuyển thành kiểu chạy nước đại.
Khi chạy nước đại, mọi chuyển động của con chó trở nên sung mãn và mạnh mẽ. Chó H’Mông cộc đuôi có thể thay đổi hướng chuyển động dễ dàng và khéo léo, cũng như chuyển động với tốc độ cao trên những địa bàn có địa hình chia cắt phức tạp.

DA LÔNG


Da: Da căng, chắc chắn, tương đối dày, không có nếp nhăn hoặc nếp rủ, trừ vết nhăn trên trán xuất hiện khi chó ở trạng thái cảnh giác, cho phép nếp nhăn nhỏ ở cổ họng.
Lông: Lông dày, thẳng và cứng, không mượt. Chó có kiểu lông hai lớp: lớp ngoài thô cứng và lớp lông đệm bên trong mềm và mịn. Độ dài sợi lông vùng gáy lớn nhất là 4,5cm, trên toàn thân lớn nhất là 2,5cm. Lông trên đầu, tai và ở 4 chân ngắn hơn mức trung bình trên phần thân mình.
Màu lông: Chó có bộ lông một màu với các màu như sau:
- Màu lông đen, vện hoặc hung nâu không lẫn đốm màu khác. Đây là các màu điển hình và được ưa chuộng.
- Các mầu hung đỏ và màu vàng cát với các sắc độ khác nhau, màu sô cô la đi đôi với mũi nâucũng được chấp thuận nhưng không được đánh giá cao.
- Một đốm trắng nhỏ trên ngực và trên các ngón chân cũng được chấp thuận nhưng không được ưa chuộng.


KÍCH THƯỚC


Chiều cao tính đến chóp vai: từ 48 đến 54 cm.
Chiều cao tính từ hông xuống: gần bằng chiều cao tính từ vai.
Cân nặng: từ 16 kg (với chó cái) và 18kg (với chó đực) cho tới 26 kg.
LỖI : Bất cứ các điểm khác biệt so với những đặc điểm nên trên đều được coi là lỗi và mức độ nặng nhẹ được đánh giá theo từng lỗi của các bộ phận và mức độ ảnh hưởng của lỗi đó đến tổng thể con chó, cũng như các ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng của con chó.


CÁC LỖI NGHIÊM TRỌNG CẦN PHẢI LOẠI BỎ :


- Chó có tính cách quá nhút nhát hoặc hung dữ. Có hành vi không bình thường.
- Chó có các chuyển động không ổn định; các khớp to bất thường hoặc xương chân cong.
- Chó có chỏm mũi màu hồng, các móng chân, mi mắt và viền mắt có màu nhạt.
- Các khớp xương phát triển quá mức, phình to hoặc cong queo
- Hai mắt có hai màu khác nhau.
- Mắc bệnh di truyền thiếu một số răng nhất định.
- Có cấu tạo và màu sắc bộ lông không đúng theo tiêu chuẩn;
- Có cấu tạo và tỷ lệ đầu không đặc trưng;
- Có tai to;
- Có đuôi dài.
- Có các màu lông khác với màu quy định

Ghi chú với giống chó: Chó đực cần phải có 2 tinh hoàn phát triển bình thường và nằm trong bìu. Trong quá trình nhân giống chó H’Mông cộc đuôi, cần chú trọng đến các ưu điểm nổi bật của giống chó này là: có cách hành xử tốt, trí thông minh rất phát triển và thể trạng sức khỏe tuyệt vời.


VÀ đây là clip chú em mới về hôm nay sau 3 ngầy vất vả
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

Ngày còn bé cả xóm em đều sợ một con chó của ông làm công an Hà giang mang về..Nó có tên là Cộc. bất cứ ai đi qua đều phải chạy thật nhanh hoặc mang gậy qua vì nó nhìn thấy người là đuổi. Nó dữ tới mức có thể nhảy từ tầng 2 của nhà xuống đuổi người - nhưng điểm quan trọng là nó rất khôn người nhà thì không bao giờ đuổi sau này có lần nó cắn một người mang rất nhiều thương tích, ông chủ nhốt nó trên tầng 2 quên không cho ăn và nước nên chết, giờ nhắc tới chó thì cả xóm ai cũng phải nhớ tới nó. Em có lần bị nó đuổi may trèo được lên cây không thì lần đó cũng lĩnh đủ
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

ai cũng biết ở việt nam có tứ đại quốc khuyển : chó phú quốc, chó h'mông. bắc hà và dingo đông dương. tại sao chó phú quốc đứng đầu mà không được huấn luyện làm chó nghiệp vụ và người ta lại huấn luyện chó H'Mông là chó nghiệp vụ. chắc hẳn phái có lý do đúng không. mình cũng tình hiểu khá lâu về giống chó H'Mông này. và đã quyết tâm mua được 1 em xịn rồi. hihi vui quá
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

LẦN ĐẦU TỔ CHỨC VIETNAM DOG SHOW TẠI HÀ NỘI
| 07:34 | 19/09/2013
TNV - Các cuộc thi chó đẹp 2013 do Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA) tổ chức tại Trung tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam (148 Giảng Võ, Hà Nội) trong hai ngày 5, 6/ 10.

Cuộc thi lần này với sự kết hợp của Liên đoàn nuôi chó giống châu Á (AKU) và Liên đoàn nuôi chó giống thế giới (FCI) sẽ có nhiều nội dung thi khác nhau như Cuộc thi chó đẹp quốc gia VN lần 5, Cuộc thi chó đẹp quốc tế lần 3, Chó đẹp châu Á lần 3…

2-7.jpg

Chó H’Mông cộc đuôI cùng chủ nhân trong một phần thi


Trong đó, giống chó Phú Quốc xoáy lưng của Việt Nam đã được giới quý tộc, giới nuôi chó giống quốc tế và các chuyên gia châu Âu ghi nhận từ thế kỷ XIX. Trải qua nhiều thăng trầm, giống chó này ngày nay đã không còn được các tổ chức quốc tế công nhận, nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của VKA là tìm lại sự công nhận của thế giới với giống chó Phú Quốc quý hiếm này, cũng như với một số giống chó quý khác của Việt Nam.


Một giống chó quý hiếm khác có nguồn gốc từ vùng miền núi phía Bắc của nước ta, cũng tham gia tranh tài là giống chó H’Mông cộc đuôi. Đây là một giống chó đã gắn bó lâu đời với các dân tộc ở miền núi phía bắc, trong đó, đa số là người H’Mông. Giống chó này có ngoại hình chắc chắn, mạnh mẽ, có sức chịu đựng rất tốt và thích nghi với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau. Đồng thời, chúng là một giống chó rất trung thành và thân thiện với chủ nuôi và các thành viên trong gia đình, có khả năng nổi trội trong các yêu cầu về canh gác.

Trong các cuộc thi tổ chức năm nay, các giám khảo quốc tế cũng được mời tham gia đánh giá chó các giống chó khác của Việt Nam để họ có thêm cơ hội được chiêm ngưỡng và ghi nhận vẻ đẹp, nét độc đáo của các giống chó Việt Nam.

11(14).jpg

Chuẩn bị tranh tài

Từ năm 2009, VKA đã có những bước tiến nhanh chóng trong quá trình hoạt động và hội nhập. Số lượng chó nuôi đăng ký với VKA đã tăng đáng kể, từ con số 50 con trong năm đầu tiên, đã tăng lên gần 1.000 con trong 8 tháng đầu năm 2013. Số lượng các cuộc thi do VKA và các đơn vị trực thuộc tổ chức cũng tăng nhanh và ngày càng trở nên gần gũi với giới nuôi chó nói riêng, cũng như với xã hội nói chung.


Các cuộc thi do VKA tổ chức góp phần tạo dựng một sân chơi quy chuẩn cho những người nuôi chó tại Việt Nam và tạo ra những cơ hội giao lưu với những người yêu chó tại các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo tồn và phát triển các giống chó quý của Việt Nam.
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

mời các bác xem clip này
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

ai yêu chó thì xem đi còn chờ gì nữa
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

lào cai có tên tuổi rồi
việt nam lại ngang tầm với thế giới
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

đây là em h'mông của mình mới bắt về, tắm xong thấy em nó nghịch hay hay quay lai chut cho ae xem.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

chó h'mông khôn nè [YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=lBKXb63rzHM[/YOUTB]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

Quan nhất là chó phải khôn:) toàn cho đẹp...
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

mình ở lào cai.có lần đi chợ bắc hà.thấy bán chó cộc đuôi này.nhưng ko thích nuôi lên cũng ko để ý lắm
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

chó h'mông thì khôn rồi. loại chó này còn được huấn luyện làm chó nghiệp cơ mà hihih
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

Hay quá, rất chi tiết thanks các pro
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

Ngày còn bé cả xóm em đều sợ một con chó của ông làm công an Hà giang mang về..Nó có tên là Cộc. bất cứ ai đi qua đều phải chạy thật nhanh hoặc mang gậy qua vì nó nhìn thấy người là đuổi. Nó dữ tới mức có thể nhảy từ tầng 2 của nhà xuống đuổi người - nhưng điểm quan trọng là nó rất khôn người nhà thì không bao giờ đuổi sau này có lần nó cắn một người mang rất nhiều thương tích, ông chủ nhốt nó trên tầng 2 quên không cho ăn và nước nên chết, giờ nhắc tới chó thì cả xóm ai cũng phải nhớ tới nó. Em có lần bị nó đuổi may trèo được lên cây không thì lần đó cũng lĩnh đủ

Trời quên ăn gì mà dữ vậy, đến chết luôn. Chắc là do chủ nhà vì 1 lý do gì đó mà ko thể có mặt được để cho ăn chứ làm gì quên lâu vậy



--------------
Vậttư ngành gỗ | Xe NângTay | Máy NénKhí | Máy chế biếngỗ
Máychế biến gỗ đã qua sử dụng
 
Ðề: CHÓ H'Mông_ QUỐC KHUYỂN CỦA VIỆT NAM

Quan nhất là chó phải khôn:)...

Bạn nói đúng 100% luôn.
VN mình cứ hay vơ vào....
Chó Phú Quốc do người Pháp đưa đi thi từ đầu tk 19. Nguồn gốc còn phải bàn...Vì chó sinh ra để săn thú là chính và tiến hóa cùng với sự tiến hóa của người Nguyên thủy...

Khoảng 200 năm trước Chúa Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn đánh chạy lánh nạn và phải sang Xiêm La-Thái Lan ngày nay cầu viện.
-Người Thái thì bảo : Khi về nước Chúa Nguyễn mang theo giống chó này để làm cảnh khuyển trên những hòn đảo tị nạn trong đó có đảo Phú Quốc, còn người yêu chó nước Việt thì cãi rằng: Chúa Nguyễn chạy nạn k có của nhiều nên mang chó từ đảo Phú Quốc tặng cho triều Xiêm...Mà 2 loài này thì hệt nhau, chân màng, xoáy lưng. Không biết giả thuyết nào tin cậy, nhưng ở cái hòn đảo hơn 200 năm về trước kia tự dưng lại có loài chó xoáy từ thuở nào thì vô lý, vì chó gà lợn bò lừa ngựa bị thuần hóa bới con người, nếu sống hoang dã thì nó mãi mãi là chó sói hoặc chó hoang chứ k bao giờ thành chó nhà nuôi được.

- Cho nên mình cứ cho rằng chó Phú Quốc là gốc ở VN thì có ổn không, trong khi chó xoáy Thái đăng ký bản quyền từ đời nào đời nào trong hiệp hội chó Thế giới, chó xoáy Việt thì loay hoay mãi k chứng minh đc xuất tích ..vv mấy năm rồi k biết đã đc cho đăng ký chưa?

- Lại nói chó H"Mông...Người Mông xưa kia sống tít tận con sông Lưỡng hà(Irac-iran ngày nay) bị các bộ tộc xa mạc đánh đuổi chạy dài về miền Bắc Ấn, sau lại bị các bộ tộc Nam Ấn đánh đuổi cùng bộ tộc Arian(Người Đức ngày nay) chạy mãi mãi mãi, Đế chế Đức chạy về BẮC Âu, con người H"Mông thì chạy về phương Đông mặt trời khoảng 4000 năm trước định cư ở phía Tây sông Hoàng Hà (TQ), Số phận người Mông bi thảm hơn người Đức nhiều nhiều, vì khoảng hơn 2 nghìn năm trc bị các bộ tộc Hoa Hạ nhất là Triều Tần Thủy Hoàng đánh đuổi và tàn sát chạy mãi về phương Nam định cư ở tỉnh Vân Nam ngày nay...Đến khoảng hơn 200 năm thì bị các Hoàng đế Thanh Triều tiêu diệt và tàn sát lần cuối cùng chạy sang Phía Bắc và phía Tây VN sinh sống.....Cái lịch sử cận đại này có trong sử thì người H"Mông nhé...

So với người Châu Âu thì hệ ngôn ngữ người Mông là khá tương đồng, cho nên cái tụi trẻ con Mèo Ở Sapa ấy nó học tiếng chấu ÂU rất nhanh và nói như gió. Họ còn có bí kíp đúc thép cực tốt từ xa xưa mà nghe đâu mấy ông Pháp đi khai hóa lấy cái công thức ấy bán cho nước Đức sau thế chiến I, Còn trang phục ngta có từ cổ xưa mặc đến ngày nay vẫn đẹp, trong khi các cụ bản xứ thì váy đụp khố là cùng(xem ảnh tư liệu nhé, hoặc chuyên Trương Chi ấy). Đã thế Chấu Âu nó có cái khèn môi là loại nhạc cụ Âm bồi từ xưa rồi, thì chục năm gần đây có ông Nhạc sĩ người Đức đi chơi chợ tình Sapa bỗng thấy ng Mông cũng dùng loại Nhạc Cụ này, chỉ có điều nó mộc mạc âm thanh nghe mộc mạc hơn của Người ÂU nhiều vì nó chế hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên-trừ lưỡi bằng lá đồng tán mỏng...Cái nhạc cụ này tên là Kèn Môi nhá.


Quay lại chuyện chó Mông, do người Nga đi khảo sát địa chất để làm Thủy điện ở miền Tây Bắc nhiều chục năm về trước, mới phát hiện ra giống chó này và nó hơn chó Đức - Nga ở cái thích nghi khí hậu và ăn uống cực tốt nên mới huấn luyện cho nó...Tóm lại nó cũng có nhiều ưu điểm nữa và lạ ở cái đuôi cộc...

Ngày nay các bác buôn chó trên mạng cứ hay thổi phồng cái anh chó Xoáy với chó Mông để dễ kiếm lợi. Chứ hàng năm bộ CA, rồi Quân đội, An ninh mình vẫn phải nhập Becgie với giá đắt về (nuôi đẻ vẫn có nhưng k kinh tế bằng nhập vì chất lượng...vv), chứ chẳng thấy chó xoáy với chó cộc đâu cho nó tiện và rẻ nữa.......

Cũng dài dài rồi, mình cũng qứy chó lắm và cũng muốn vơ vào cho người Việt mình lắm nhưng nói chuyện với mấy nhà chuyên nghiên cứu cho nghiêm túc mình mới vỡ lẽ và tẽn tò...

Các bác k thấy rằng TQ số người Mông đông gấp 4-5 lần người Mông ở VN mềnh, chẳng lẽ ngta ăn thịt hết chó cộc à??? Chẳng qua cái anh hàng xóm mình kềnh càng ấy có thừa các loại Khuyển đỉnh rồi và họ vẫn miệt người Mông là dân man...

- Giả sử lịch sử loài chó H'Mông, Chó Xoáy ở VN mình trên dưới 200 năm thì đã được coi là bản địa chưa nhỉ???
- Nước Việt mình nông nghiệp chứ đâu có thảo nguyên bao la để những loài chó săn tiến hóa, chó kiến của mình cũng do loài sói cỏ bị thuần hóa mà ra nên tuy nó nhỏ nhưng thích nghi cực tốt, để giữ nhà sủa âu âu thôi hoặc săn chuột....

Hiện tại mình cũng đang nuôi 1con chó H"Mông đấy, chó xoáy chỗ mình thì đầy nhé....

Nhưng mình cũng cần biết thế nào là đúng và đủ k nên thổi phồng để cho người nghiên cứu về chó ngta đỡ buồn cười thôi...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Sao ko có bác nào đưa hình con H'Mong lên hết vậy. Em cũng đang tìm 1 chú cún về nuôi nhưng đang phân vân nhiều giống quá.
 
Cuộc thi chó đẹp giống chó Mông Cộc và 2 giống bản địa Phú Quốc và Bắc Hà cho các bạn mê các giống chó này cùng xem. Trong cuộc thi này giống nhiều chó nhất là giống Cộc đó.
 
Bên trên