Hưng Gà Chọi
Thành Viên Tích Cực
Quê hương của loài cá sặc gấm (Colisa lalia Hamilton) thuộc vùng Đông Bắc Ấn độ và Bangladesh.
Sặc gấm đỏ Sặc gấm neon
Sặc gấm xanh Sặc gấm hoàng hôn
Sặc gấm là loài có cơ quan hô hấp phụ có thể lấy oxy để hô hấp từ lớp không khí trên bề mặt nước. Con đực thành thục có màu sắc sặc sỡ với những sọc đỏ và xanh, con cái ít sặc sỡ hơn nhưng cũng rất hấp dẫn bởi màu sáng bạc lấp lánh trên cơ thể. Tại Ấn Độ, cá thành thục khi được 8 – 12 tháng tuổi. Trong tự nhiên, cá thành thục và đẻ vài lần từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, tức vào những tháng mùa hè, khi nhiệt độ đạt cao nhất trong năm. Cá ăn tảo, các thực vật thủy sinh mềm và các động phiêu sinh. Loài này cũng được dùng để diệt muỗi (ăn cung quăng)
Cá được nuôi trong hệ thống ao hay bể, thành ao/bể xây gạch, tráng xi măng, đáy bùn, kích thước bể thường có chiều dài từ 12 – 40 m, chiều rộng từ 6 – 15 m và chiều sâu 0,5 – 1,4 m. Nguồn nước có pH 6,9 – 10,3, nhiệt độ 27 – 31oC.
Cho cá sinh sản: bố trí mỗi cặp bố mẹ thành thục trong một lu, hủ hay bể, để nơi râm mát, ít ánh sáng, có thả những lá cây nổi. Cá bố được chọn phải có chiều dài thân 40 mm, có màu sắc sặc sỡ với những sọc xanh, đỏ. Cá mẹ có chiều dài thân ít nhất 35 mm, bụng to. Sau khi bố trí cá bố mẹ vào bể đẻ, thường sau một ngày, cá bố sẽ tạo một tổ bọt bên dưới lá cây, quá trình đẻ trứng sẽ được thực hiện 2 – 5 ngày sau đó. Sau khi trứng đã được thụ tinh hoàn toàn, cần bắt cá mẹ ra khỏi bể đẻ, đề phòng cá mẹ ăn cá con. Cá bố được giữ lại để chăm sóc và bảo vệ cá con. Một cặp bố mẹ có thể sinh được 400 – 1.000 cá con cho mỗi lần sinh sản. Sau 1 tuần, cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và đã sẳn sàng để thả vào ao ương.
Cá bố đang xây tổ bọt và Hoạt động đẻ trứng của 1 cặp bố mẹ
Ương cá con: cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được thả vào bể ương. Bể ương thường có kích thước 6 x 12 m. Bể phải được tẩy dọn kỹ, bón phân gây màu, kích thích sự phát triển của tảo và phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá con. Bể ương được phủ lưới mịn để bảo vệ cá con không bị ăn thịt bởi các loài bên ngoài. Mỗi bể có thể thả 20.000 cá bột. Mỗi ngày, mỗi bể ương được cho ăn 4 – 5 lòng đỏ trứng luộc, chia làm 2 lần. Sau 1 tuần, hàng ngày, ngoài lòng đỏ trứng luộc, mỗi bể được cho ăn thêm 32 g Moina (bo bo, con đỏ). Sau đó, tăng dần lượng moina, giảm dần lòng đỏ trứng luộc cho đến giai đoạn cá hương, tức sau 3 tuần ương.
Nuôi thương phẩm: sau khoảng 3 tuần trong bể ương, cá hương được đưa đến bể lớn hơn để nuôi thương phẩm. Ao hay bể nuôi thương phẩm có kích thước 36 x 7,2 m. Ao được chuẩn bị, gây màu bằng phân chuồng trước đó. Cá được tiếp tục cho ăn bo bo thêm 20 ngày. Sau đó cá được cho ăn thức ăn tự trộn gồm các thành phần và tỉ lệ trộn: 5 kg bột cá + 60 kg bột mì + 35 g vitamine cho mỗi mẽ trộn. Cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Dùng tay rải đều khắp ao cho cá ăn. Sau 40 ngày nuôi, cá đạt cỡ 20 mm chiều dài, tiếp tục nuôi đến khi cá đạt cỡ 30 mm. Sau đó, sang cá ra ao lớn hơn, mật độ thả lúc này khoảng 50 con/m2, tiếp tục cho ăn cám với bột mì, bột cá và vitamine. Sau 2 – 3 tháng nuôi tiếp, cá đạt cỡ thương phẩm 40 mm chiều dài là có thể thu hoạch.
Cá sặc gấm có màu sắc sặc sỡ, cá khỏe mạnh, có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt như oxy hòa tan thấp, pH cao, NH3 cao. Do đó chúng có thể được vận chuyển dể dàng trong túi nhựa trong thời gian dài. Cũng nhờ đặc điểm này, cá được ưa chuộng và được xuất khẩu khắp thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và Úc.
(sưu tầm)
Sặc gấm đỏ Sặc gấm neon
Sặc gấm xanh Sặc gấm hoàng hôn
Sặc gấm là loài có cơ quan hô hấp phụ có thể lấy oxy để hô hấp từ lớp không khí trên bề mặt nước. Con đực thành thục có màu sắc sặc sỡ với những sọc đỏ và xanh, con cái ít sặc sỡ hơn nhưng cũng rất hấp dẫn bởi màu sáng bạc lấp lánh trên cơ thể. Tại Ấn Độ, cá thành thục khi được 8 – 12 tháng tuổi. Trong tự nhiên, cá thành thục và đẻ vài lần từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, tức vào những tháng mùa hè, khi nhiệt độ đạt cao nhất trong năm. Cá ăn tảo, các thực vật thủy sinh mềm và các động phiêu sinh. Loài này cũng được dùng để diệt muỗi (ăn cung quăng)
Cá được nuôi trong hệ thống ao hay bể, thành ao/bể xây gạch, tráng xi măng, đáy bùn, kích thước bể thường có chiều dài từ 12 – 40 m, chiều rộng từ 6 – 15 m và chiều sâu 0,5 – 1,4 m. Nguồn nước có pH 6,9 – 10,3, nhiệt độ 27 – 31oC.
Cho cá sinh sản: bố trí mỗi cặp bố mẹ thành thục trong một lu, hủ hay bể, để nơi râm mát, ít ánh sáng, có thả những lá cây nổi. Cá bố được chọn phải có chiều dài thân 40 mm, có màu sắc sặc sỡ với những sọc xanh, đỏ. Cá mẹ có chiều dài thân ít nhất 35 mm, bụng to. Sau khi bố trí cá bố mẹ vào bể đẻ, thường sau một ngày, cá bố sẽ tạo một tổ bọt bên dưới lá cây, quá trình đẻ trứng sẽ được thực hiện 2 – 5 ngày sau đó. Sau khi trứng đã được thụ tinh hoàn toàn, cần bắt cá mẹ ra khỏi bể đẻ, đề phòng cá mẹ ăn cá con. Cá bố được giữ lại để chăm sóc và bảo vệ cá con. Một cặp bố mẹ có thể sinh được 400 – 1.000 cá con cho mỗi lần sinh sản. Sau 1 tuần, cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và đã sẳn sàng để thả vào ao ương.
Cá bố đang xây tổ bọt và Hoạt động đẻ trứng của 1 cặp bố mẹ
Ương cá con: cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được thả vào bể ương. Bể ương thường có kích thước 6 x 12 m. Bể phải được tẩy dọn kỹ, bón phân gây màu, kích thích sự phát triển của tảo và phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá con. Bể ương được phủ lưới mịn để bảo vệ cá con không bị ăn thịt bởi các loài bên ngoài. Mỗi bể có thể thả 20.000 cá bột. Mỗi ngày, mỗi bể ương được cho ăn 4 – 5 lòng đỏ trứng luộc, chia làm 2 lần. Sau 1 tuần, hàng ngày, ngoài lòng đỏ trứng luộc, mỗi bể được cho ăn thêm 32 g Moina (bo bo, con đỏ). Sau đó, tăng dần lượng moina, giảm dần lòng đỏ trứng luộc cho đến giai đoạn cá hương, tức sau 3 tuần ương.
Nuôi thương phẩm: sau khoảng 3 tuần trong bể ương, cá hương được đưa đến bể lớn hơn để nuôi thương phẩm. Ao hay bể nuôi thương phẩm có kích thước 36 x 7,2 m. Ao được chuẩn bị, gây màu bằng phân chuồng trước đó. Cá được tiếp tục cho ăn bo bo thêm 20 ngày. Sau đó cá được cho ăn thức ăn tự trộn gồm các thành phần và tỉ lệ trộn: 5 kg bột cá + 60 kg bột mì + 35 g vitamine cho mỗi mẽ trộn. Cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Dùng tay rải đều khắp ao cho cá ăn. Sau 40 ngày nuôi, cá đạt cỡ 20 mm chiều dài, tiếp tục nuôi đến khi cá đạt cỡ 30 mm. Sau đó, sang cá ra ao lớn hơn, mật độ thả lúc này khoảng 50 con/m2, tiếp tục cho ăn cám với bột mì, bột cá và vitamine. Sau 2 – 3 tháng nuôi tiếp, cá đạt cỡ thương phẩm 40 mm chiều dài là có thể thu hoạch.
Cá sặc gấm có màu sắc sặc sỡ, cá khỏe mạnh, có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt như oxy hòa tan thấp, pH cao, NH3 cao. Do đó chúng có thể được vận chuyển dể dàng trong túi nhựa trong thời gian dài. Cũng nhờ đặc điểm này, cá được ưa chuộng và được xuất khẩu khắp thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và Úc.
(sưu tầm)