Gà Chọi Tìm hiểu đặc Điểm Chung Gà Đòn

Thảo luận trong 'Gà cảnh- Gà chọi - Chim nước' bắt đầu bởi ngoctuan, 30/12/15.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    1.jpg
    Cựa của một con gà đòn 9 tháng tuổi.

    Gà không cựa
    Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.

    Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, – một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.

    Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.

    2.jpg
    Gương mặt bặm trợn
    Đầu và diện mạo
    Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí.

    3.jpg
    Da cổ nhăn dày và xếp lớp
    Cổ lớn, da dày và nhăn
    Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi.
    4.jpg
    Gà 10 tháng tuổi trụi lông tự nhiên.

    Hình bên cạnh là một con gà xám tơ 10 tháng tuổi. Đầu, cổ, và đùi còn trụi lông tự nhiên vì gà còn tơ.

    Chân và vảy
    Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.

    Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể bấm vào đây để xem thêm về chân vảy.

    5.jpg
    Mắt ếch.

    Mắt ếch
    nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:

    “Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”
     

    Quan tâm nhiều
    Sách gà tự soạn
    Sách gà tự soạn bởi admin, 21/4/23 lúc 08:43

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé