Nhập thung

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Họa Mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 19/9/17.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bài dành cho ace mới chơi chim họa mi
    [​IMG]
    NHẬP THUNG

    Thưa ace!
    Thời gian này sức khỏe của mình không tốt lắm, lại bận nhiều việc nên không kịp trả lời hết các câu hỏi của ace gửi đến. Rất mong ace thông cảm!
    Rải rác trong những năm qua có nhiều ace gửi câu hỏi đến, băn khoăn về một điều là: Khi mua một con chim họa mi mới về thường bị con họa mi cũ đè nên phải nuôi rất lâu vẫn không lên lửa, xin cho biết cách khắc phục?
    Câu hỏi các bạn gửi đến phản ánh rất chính xác tình hình thực tế. Chim họa mi là loài chim sống phân vùng trong đời sống hoang dã. Mỗi một vùng rừng hoặc núi thường có một cặp chim họa mi sống riêng biệt. Vùng rừng hoặc núi đó gọi là thung của cặp chim đó. Tất nhiên trong thung đó có những loài chim khác cùng sống nhưng vì khác chủng loại thức ăn nên không xảy ra tranh chấp. Cặp chim nào đã sống ở đâu, nó sẽ bảo vệ vùng lãnh thổ của nó, chống lại những kẻ khác xâm phạm. Đặc biệt chim trống không những bảo vệ lãnh thổ mà còn bảo vệ bạn đời thân yêu của mình. Tuy nhiên trong đời sống hoang dã thường có những cá thể chim họa mi bị lẻ đôi vì một lý do nào đó (Một con bị thú dữ bắt, sa bẫy, chết bệnh...). Con chim lẻ đôi ấy tất nhiên phải kiếm bạn tình khác, trên chặng đường gian nan đi tìm hạnh phúc hoặc đi kiếm ăn nó có thể lạc vào những thung có chủ và bị coi là kẻ xâm lược, bị chủ thung dọa nạt hoặc đuổi đánh. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến của loài chim này. Nhiều trận đánh diễn ra rất tàn khốc, có thể có con chết hoặc bị thương tật nặng nề nhưng thông thường phần thắng thuộc về chủ thung. Nếu chủ thung không quyết đánh thắng thì cả giang sơn và bạn tình sẽ thuộc về kẻ xâm lược. Quy luật ấy được lặp đi lặp lại qua nhiều đời, nhiều thế hệ, nhiều triệu năm đã hình thành cho loài chim này một bản năng tự vệ. Khi về sống với người, bản năng tự vệ của chim vẫn không mất đi, nó được thể hiện rất rõ khi con chim đã thuần với người chủ, nó coi nhà chủ cũng là thung của nó. Nếu ta đưa một cá thể chim mới về nuôi chung, con cũ sẽ phản đối bằng tiếng hót mạnh mẽ và quyết liệt để đe dọa kẻ mới đến, làm cho con chim mới không dám cất tiếng hót. Ta thường gọi hiện tượng ấy là “chim bị đè giọng”.
    Muốn khắc phục tình trạng ấy để có thể nuôi hai chim trống cùng thung, ta làm như sau:
    1- Trước khi đưa chim mới về, phải chuyển chim cũ đi xa ít nhất 15 đến 20 mét, không nhìn được về nơi ở cũ, không nghe được tiếng càng tốt.
    2- Đưa chim mới về nuôi ở nơi chim cũ đã sống trước đó cho đến khi chim mới lên lửa. Trong quá trình nuôi không được để hai chim gặp nhau. Nếu con mới nuôi ở phía trước tầng 1, con cũ phải nuôi ở phía sau tầng 3 là tốt nhất.
    3- Cứ mỗi tuần cần có một ngày đổi vị trí hai chim nhưng tuyệt đối ko được để chúng thấy nhau. Phải làm như vậy để chim cũ ko bị quên thung.
    4- Khi chim mới đã quen thung và có lửa ổn định, ta chuyển chim cũ về cho ở cùng, treo cách nhau 2 mét là vừa. Bấy giờ con mới mặc nhiên coi nơi đó là thung của nó và xem con cũ như kẻ xâm lược nên lên tiếng bảo vệ, xua đuổi. Còn con cũ vẫn nhận ra đó là thung của mình nên cũng lên tiếng hăm dọa con mới. Chúng có thể cãi nhau mất vài ngày rồi mới cam chịu sống chung mà ko con nào đè được con nào. Việc đưa chim mới về sống cùng chim cũ coi như đã hoàn tất.
    Việc làm này gọi là kỹ thuật NHẬP THUNG.
    Trong quá trình chơi chim họa mi, có nhiều ace chơi lâu năm rất có thể có những cách nhập thung hay hơn, mong ace hãy mạnh dạn bớt chút thời gian chia sẻ với mọi người để chúng ta cùng chơi và phát triển thú chơi tao nhã giầu tính văn hóa này.
    1.jpg 2.jpg
    Chúc ace may mắn và thành công!
    Hà nội 12-9-2017
    Atpic Lâm Kiệt
     

    Chỉnh sửa cuối: 8/3/18

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé