Lỗi lớn do mẹ khi con sinh ra kém thông minh, tự kỷ, không lanh lợi

Thảo luận trong 'Tình Yêu - Gia Đình' bắt đầu bởi ngoctuan, 17/4/16.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Thói quen sinh hoạt, cũng như tâm lý người mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tinh thần và sức khỏe của con.
    Theo các chuyên gia tâm lý, sự gắn bó mật thiết giữa mẹ và con là không thể phủ nhận ngay trong giai đoạn mang thai. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý của mẹ trong khi bầu bí có những ảnh hưởng lớn đến tính cách và tinh thần của con sau này.
    Những mẹ bầu hạnh phúc, có tinh thần thoải mái trong thai kỳ, thì con sinh ra cũng khỏe mạnh và lanh lẹ hơn. Không phủ nhận yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành não và phát triển trí thông minh, cũng như sức khỏe thể chất của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hành vi, tình cảm của người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi.
    [​IMG]

    Tâm lý của mẹ trong khi bầu bí có những ảnh hưởng lớn đến tính cách, và tinh thần của con sau này. Ảnh minh họaMình đã có con và may mắn con mình sinh ra khỏe mạnh, bây giờ nhóc gần 2 tuổi, nói nhiều, lanh lợi, hoạt bát lại hay cười, nên đi đến đâu cũng được nhiều người yêu quý, là cục vàng của hai bên nội ngoại. Mình cảm thấy rất vui sướng, vì ngoài nuôi dạy con tốt thì mình tự hào vì trong thời gian mang thai đã làm những điều tốt nhất cho con.
    Mình ý thức rất rõ ràng giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến con như thế nào, nên mình luôn tạo một cuộc sống thoải mái, tinh thần vui vẻ khi mang thai. Những ưu tư, muộn phiền mình nhanh chóng gạt qua một bên, có những ngày việc cơ quan mệt mỏi, gặp chuyện mâu thuẫn với đồng nghiệp, hay gây nhau với chồng, mình đều không cho phép mình buồn, mình khóc, mà thường tìm cách giải quyết nhanh chóng, lấy lại tinh thần tươi vui ngay.
    Mình đã chứng kiến 2 trường hợp là người thân của mình, người mẹ trong lúc mang thai không chú ý nhiều đến sức khỏe, chuyện ăn uống cũng như tình cảm nên sinh con ra èo uột, hay bệnh và không được lanh lợi. Mình sẽ kể ra đây cho các mẹ bầu rút kinh nghiệm nhé!
    Trường hợp cô em họ của mình là minh chứng rõ nhất cho việc tâm lý của mẹ ảnh hưởng lên thai nhi như thế nào. Cô em mình đã có một bé gái đầu lòng rất xinh xắn, da trắng trẻo và lanh lợi. Đến khi em ấy có bầu đứa thứ 2 thì gây ra mâu thuẫn với nhà chồng. Mình nhớ thời gian đó mỗi khi gặp là em đều kể cho mình nghe những chuyện buồn bực của em. Do mâu thuẫn với nhà chồng nên em không được vui vẻ, lúc nào cũng u sầu, em bảo do giận nhà chồng quá nên em không thích ăn cơm cùng nên ăn uống rất thất thường, có khi còn bỏ bữa nữa. Em nhìn rất ốm và xanh xao, mặt mày lúc nào cũng ủ dột. Lúc em mang thai được vài tháng thì do không chịu được nữa, nên em bỏ về nhà mẹ đẻ ở. Tưởng đâu là em sẽ vui vẻ, nào ngờ lại xảy ra chuyện với chồng, do em bỏ về nhà mẹ đẻ ở mà chồng em lại không đồng ý nên gây gổ và tỏ ý không quan tâm đến em, nên em càng tức giận và bỏ bê bản thân và đứa bé trong bụng, và ngày càng cọc tính, khó chịu. Thời gian đó em hầu như xa lánh mọi người, không nói chuyện với ai cả. Thời gian khi em sắp sinh, đi siêu âm bác sĩ đã chuẩn đoán em bé bị suy dinh dưỡng.
    Con em sinh ra rất nhẹ cân, ngày em nằm viện sinh con, mình đến thăm nhìn đứa bé mà đau đớn, da bé nhăn nheo, đen thui nằm lọt thỏm trong tấm khăn quấn, nhìn da bé không thấy khỏe mạnh gì cả và em bé rất hay gào khóc. Mình nói thật, lúc đấy nhìn đứa bé nhỏ xíu, xấu xí như một con chuột vậy. Và cô em mình đã rất gian nan khi nuôi đứa con thứ 2 này. Những ngày tháng tiếp theo, đứa bé nằm viện nhiều hơn ở nhà, nên mãi èo uột không lớn nổi, nhìn bé rất chậm chạp, không có hoạt bát vui cười như các bé khác, nay gần 1 tuổi mà ngồi chưa vững nữa, và mình chưa thấy nhóc con ê a một tiếng nào cả.
    Trường hợp thứ 2 mà mình biết là một bà chị họ bên chồng. Khi có thai, bác sĩ chuẩn đoán chị bị rubella, do trước đó chị không đi tiêm phòng. Mà bệnh rubella ảnh hưởng rất lớn lên bào thai, lúc đấy gia đình cũng cân nhắc là có bỏ thai hay không, và chị quyết định giữ lại. Con sinh ra rất khỏe mạnh, có phần dễ nuôi nữa. Nhưng có điều nay bé hơn 3 tuổi rồi mà trông rất khờ, không có nói chuyện hoạt bát gì cả, cứ lầm lầm lì lì, bé hay nhảy tưng tưng và ném phá đồ đạc, cha mẹ nói bé hầu như không bao giờ nghe, dạy rất lâu hiểu. Nhà mình không ai nói ra, nhưng ai cũng hiểu đó là do phần nào căn bệnh chị mắc phải trong lúc mang thai.
    Vì thế, mẹ bầu có tâm lý thoải mái, hạnh phúc thì con sinh ra cũng khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn. Ngược lại nếu tâm lý mẹ bầu tiêu cực hay thay đổi thất thường thì con cũng có những biểu hiện thần kinh không tốt trong tương lai.
    Từ trước đến nay mẹ bầu chỉ mới quan tâm đến những tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy đến thai nhi mà thường bỏ qua nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những nguy cơ trẻ có thể mắc phải nếu sức khỏe tinh thần của mẹ không tốt trong thời gian mang bầu:
    1. Kém thông minh
    Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của con. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạp và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.
    2. Mẹ bầu khóc lóc, con có thể chậm phát triển
    Khi thai nhi được 7 tháng tuổi đã hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài của mẹ nên khi mẹ bầu khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Nếu người mẹ luôn suy nghĩ, buồn tủi trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển, bé sơ sinh đối mặt với nguy cơ tự kỉ cao, hay quấy khóc…
    [​IMG]
    Người mẹ hay khóc, buồn tủi trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Ảnh: Hoàng Triều (NLĐ)
    3. Nguy cơ tăng động
    Mẹ bầu bị căng thẳng liên tục thường sản sinh ra hai loại hormone là cortisol và dolpamine, hai loại hormone khiến cho hệ thần kinh trở nên bồn chồn, mất tập trung và dễ kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định. Vì thế, những mẹ bầu căng thẳng suốt thai kỳ khi sinh con ra dễ mắc chứng tăng động hơn trẻ có mẹ bình thường.
    4. Nguy cơ tự kỷ
    Trẻ thường có sự rối loạn hành vi cao gấp hai lần so với bình thường nếu mẹ có những rối loạn về tâm lý trong thai kỳ từ tuần 32 hay trong tuần 38-40. Những rối loạn tâm lý ở mẹ nếu càng xuất hiện về cuối của thai kỳ, càng khiến cho thời gian trẻ gặp vấn đề này tăng lên từ 2 đến 4 năm.
    5. Trẻ khó tính, tự ti
    Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu hay nổi giận sẽ sinh con dễ cáu gắt. Mẹ bầu bi quan sẽ sinh con có tính tự ti. Mẹ bầu lạnh nhạt, thiếu yêu thương thì con sinh ra tính tình cũng lãnh đạm…
    6. Chậm nói
    Có khoảng 15% trẻ có mẹ gặp vấn đề về tâm lý trong thai kỳ trở nên chậm nói hơn. Nhiều người tin rằng chính việc rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ khiến mẹ không quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày, và gây ra sự thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi phát triển và khiến bé chậm nói.
    [​IMG]
    Có khoảng 15% trẻ có mẹ gặp vấn đề về tâm lý trong thai kỳ trở nên chậm nói hơn. (ảnh minh họa)
    7. Trẻ không được khỏe mạnh, èo uột
    Bà mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.
    Ngay cả khi người mẹ không có bệnh rõ ràng, nhưng nếu có những thói quen không tốt, chẳng hạn như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, làm việc quá sức, ... thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.
    [​IMG]
    Nếu mẹ không khỏe mạnh, có thể gây ra những bất thường của thai nhi. Ảnh minh họa
    Tri giác của trẻ đã phát triển từ rất sớm, do đó ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tâm lý thật thoải mái, giúp ích cho một thai kỳ khỏe mạnh và con yêu được ra đời với tất cả niềm yêu thương.
    Tổng hợp
     

    Quan tâm nhiều
    Miếng bánh mì cháy
    Miếng bánh mì cháy bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:29
    Bài học về sự tự tin
    Bài học về sự tự tin bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:24
    Câu chuyện về hai hạt lúa
    Câu chuyện về hai hạt lúa bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:26
    Quạ và thiên nga
    Quạ và thiên nga bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:27
    Chiếc lược tình yêu
    Chiếc lược tình yêu bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:26
    Bài viết mới
    Miếng bánh mì cháy
    Miếng bánh mì cháy bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:29
    Quạ và thiên nga
    Quạ và thiên nga bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:27

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé