Lơ chim trong thi thố

Thảo luận trong 'Chia Sẻ Đam Mê Chơi Chim' bắt đầu bởi ngoctuan, 15/4/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    E820D613-1D95-4974-BCDD-307F7641703A.jpeg
    Có nhiều cách để dìu, hay nói cách khác là lơ” để thi thố vô sâu hơn thực tế con chim đang đánh trên giàn. Nhưng hơn nhau ở chỗ 9 thành 10 hay 4-5 thành 10.
    Một giải đấu tuỳ số lồng mà bố trí người chấm có thể một người quản tóp 40 lồng hoặc hơn; một đôi mắt trong 5-10p chắc hẳn không thể chấm chuẩn xác và quan sát hết số lượng lồng nên đôi khi có sai sót. Nhưng nhiều khi có những con chim vô lý đến lạ vẫn vô đều đều;
    1. Lơ thái độ”
    những con chim đánh lơ là, chỉ chiêm bộng dù không lỗi trực tiếp như xỉa nhưng về thái độ thi đấu kém; k ham đấu chỉ ra tông theo bản năng , hoặc chim đã hết sức nên k cầu cánh và găm chim quay ra hót vu vơ. So với chim đấu nhiệt đôi lúc bu tấp là bth, con chim dữ ham đòn mới tấp hoặc là doạ hoặc là lối đánh đè nẹt. Nhưng mà anh ta bảo là lỗi còn những con trơ trơ bộng như trên thì bảo là không lỗi.
    Nếu như vậy thì anh ta chỉ việc chấm lỗi còn hay dở kệ, vậy cũng không khác gì một người mới chơi chưa am hiểu. Và vô tình” để những chú chim kém thái độ lơ qua một bên vô đều đều. Loại chim đánh nhiệt thì sẽ mệt nhanh hơn nên có thể khát nước, đói ăn, rối lông thì bị điền chỉ ngay. Hiện nay khá phổ biến chứ k nói đùa!
    2. lơ dáng bộ
    Con chim găm chim nhảy cầu nhiều thì đạt về thái độ về bộ, tất nhiên sẽ ra tông thưa hơn con chậm bộ vững hình. Thì rõ ràng , làm sao mà vừa chạy vừa dơ tay lại vừa hát được. Anh ta lại chấm là chim thưa bộng, /bu tấp. Nếu như vậy thì phải xem lại tiêu chí ngay trong tiêu đề cuộc thi” đấu- hót” hay “ hót đấu” hay là thi “ tiếng hót” thì tự sẽ rõ ràng tiêu chí “ thanh sắc bộ” hay “ thái độ dáng bộ tông bọng “ mà so sánh lối con nào hơn.
    2.Lơ lỗi :
    thì đơn giản là con xỉa bỏ đấu , rùn mình xuống cầu ăn uống khác với con đói ăn và uống, rối lông thì xỉa 1 2 cái có khác nhau là xong nó đánh tiếp hay xong nó lơ là; anh ta bỏ qua loại thứ 1 thì bảo là không nhìn thấy, còn chiếu cố mấy con loại thứ hai thì hạ ngay; như vậy người ta chấm chim khát nước sẽ không nên uống, võ sĩ ngứa sẽ không được gãi,... nói chung lỗi này nên cân đối với thái độ, và xem là lỗi bỏ đấu hay là phản xạ tự nhiên của chú chim. Tương tự với bu tấp và lơ là, bu tấp bỏ bọng con chim bu cắn đối thủ thì ok lỗi về phương diện hình đấu mất, k ra bọng và phá chim khác bu theo, còn loại lên chụp xuống cầu ra bọng thì là đòn đánh doạ chim rất hay. Xin hỏi con khôn ngoan đấu tốt không bu chụp dc mấy con? Trăm con có một;
    4. lơ thời gian:
    Cái này quan trọng nhất. Vô cuộc chơi là công bằng. Đôi lúc thấy có hiện tượng “ chờ” chim thức dậy. Anh e có quan sát thấy trong tóp nhạy cảm vô đấu dc tgian hơn nửa của vòng , con chơi kém hơn trầm hơn nếu công bằng ng ta phân định luôn, nhưng có nhưng cuộc chơi người ta chờ con yếu bật lên rồi phân định. Mình thấy nhiều. Tóp 4 con đấy rõ ràng con hình sắc bộ tốt không chịu phân giải; đợi gần cuối hai con ham đấu nhào vô bu tấp , con yếu hơn đại khái bật lên chút thì về nhất. Vậy sao k chờ thêm tí nữa hai con kia chững lại, hoặc sao không châm lúc trong thgian chúng đấu đều và đã phân định hơn thua.
    Nhiều anh chấm mấy con lơ lơ cứ để mặc đấy, qua dòm mấy con đấu tốt mà không quen” canh me bắt lỗi, còn mấy con lơ thì cứ chờ” cho bật lên. Thật .
    5. Và lơ nhịp :
    phần này khi vô vòng nhạy cảm khi số đông đang cân bằng và sức tương đương nhau, thì những chiến binh mất đi vài ba nhịp lo đấu vẫn phải chịu về sau chim đấu đều, nếu anh lơ đi thì lại là như cái lơ tgian ở trên. Về nhịp đấu này lại đề cao công sức của chủ chim. Một con chim chăm bẵm tốt, lực đủ, niên lồng cao ; so với một con chim non mùa, đôi lúc vô đấu chim bổi non mùa lồng đánh hay nhưng chao ngừoi mất nhịp khi có va động làm nó hoảng, thì anh em vẫn phải nên xét sự công bằng và chấp nhận khi chim mất nhịp đấu. Không thể đổ lỗi cho hoảng người . Vì ng ta đầu tư con chim cứng 3-4 năm lồng nó k chao người là cả một quá trình dài và tốn kém. Chim non mùa giỏi là nhờ bản năng, con già mùa giỏi là cả bản năng lẫn sự kì công của chủ. Vô giàn đấu là công bằng.
    1371D524-32BC-4C2B-A732-ED0D7406DD29.jpeg
    Trong cuộc chơi tất nhiên chả bjo hoàn toàn trong sạch nhưng làm sao cho anh em phục mới là cái khó. Đừng vì cái gì đó mà lơ đi sự thật và để ng ta đánh giá rõ ràng trên giàn đấu thì không hay chút nào.
    Chơi chim là nghệ thuật, người chơi hãy là 1 nghệ sĩ”
    P/s: Nguồn: LongLy
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé