KỸ THUẬT TRỒNG NHO TRONG CHẬU HOẶC DƯỚI ĐẤT VỤ ĐẦU TIÊN

Thảo luận trong 'Trồng Rau Tại Nhà' bắt đầu bởi ngoctuan, 8/5/17.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    KỸ THUẬT TRỒNG NHO TRONG CHẬU HOẶC DƯỚI ĐẤT VỤ ĐẦU TIÊN
    Kỹ thuật trồng nho,
    Bên dưới đây là những kỹ thuật trồng nho trong chậu hoặc dưới đất vụ đầu tiên, tức là từ lúc mua gốc nho về đến khi có trái vụ đầu tiên. Bài hướng dẫn dưới đây áp dụng cho kỹ thuật trồng nho tại nhà, trên sân thượng hoặc trước sân nhà chứ không phải áp dụng với quy mô lớn nhé! Mời các bạn cùng tham khảo

    GIAI ĐOẠN ĐẦU TỪ KHI MUA GỐC VỀ:

    Đào hố sâu 50 x 50 x 50 (cm) nếu trồng dưới đất
    Làm giàn cao khoảng từ 1.8 – 2.0 m để tiện chăm sóc sau này.
    Nếu trồng trong chậu thì chậu có độ sâu từ 30 – 50 (cm) đường kính từ 60 – 100 (cm)
    Xới đất ( trộn cát nếu có ) tiến hành cấm gốc và tưới nước.
    Xắt bỏ hết các cành + búp trên thân gốc chỉ giữ lại 1 cành đẹp nhất, khỏe nhất nối theo giàn.
    3 ngày kể từ khi cấm gốc tiến hành bón phân (trộn đều 200g phân lân + 50g phân “dap“ ) rưới đều trên mặt gốc or chậu sau đó tưới nước.
    GIAI ĐOẠN KÍCH CÀNH:

    Giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên. Lặp lại những thao tác bên dưới đây cho tới khi cây nho leo đầy giàn.

    Việc cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 “cành cha” (cành còn lại sau khi thực hiện cắt bỏ cách cành khác ở giai đoạn 1) cao hơn giàn từ 15 – 20 cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (gọi là chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2 – 3 chồi con. Các chồi đó gọi là “cành con” cấp 1.
    Khi các cành con cấp 1 dài được khoảng 1.0 – 1.2 m thì ta thực hiện cắt cọn cho các cành con cấp 1 này. Tại mỗi vị trí cắt sẽ nứt ra thêm 2 – 3 cành con nữa – gọi là cành con cấp 2.
    Thực hiện cách kỹ thuật cắt cành tương tự hai bước trên cho cành còn cấp 3, 4,…cấp N. Đến khi cây leo kín giàn ta sẽ chuyển sang giai đoạn kích trái cho giàn nho.

    Lưu ý:

    Bón 70g phân NPK khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK khi.
    Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
    III. GIAI ĐOẠN KÍCH TRÁI:

    Giai đoạn này kéo dài 3-4 tháng kể từ khi nho đã leo kín giàn nho. Đây cũng là giai đoạn khó nhất. Các bạn vui lòng đọc kỹ các bước sau:

    Sau giai đoạn kích cành, giàn nho sẽ ra được nhiều cành thân gỗ, tiếp tục bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”. Vị trí trên cành non mà có lá nho mọc trên cành gọi là “mắc” cành nho. Ta sẽ tiến hành bấm (cắt) bỏ tại vị trí cách “mắc” từ 2 -3 cm trở đi, không cắt phần lá nho tại vị trí mắc. Xem hình minh họa ở bên dưới.
    20170103_105421Hình minh họa vị trí cần bấm cành để kích trái.

    Nếu bạn tiến hành bấm kích cành đúng kỹ thuật thì:

    Sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ ra hoa tại tất cả các vị trí “mắc” mà bạn đã bấm.
    20 ngày kể từ khi ra hoa, hoa sẽ chuyển sang trái non.
    20 ngày sau, trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ ( chuẩn bị chín, lúc này trái vẫn còn nhỏ).
    1 tháng 10 ngày kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn được, trong giai đoạn này trái nho mới to dần ra để có thể thu hoạch được.
    Lưu ý: trong gia đoạn này bạn cần:

    Bón 70g phân NPK màu khi bắt đầu giai đoạn kích trái, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 70g phân NPK/1 gốc
    Duy trì tưới nước 3-4 ngày 1 lần.
    Không thực hiện bấm cành kích trái cho các cành nho thân đã chuyển sang màu gỗ.
    Nho khi chín ăn được sẽ ở trên giàn được khoảng 1 tháng
    IMG_2348.JPG
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé